Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
102,92 KB
Nội dung
1
Ăn gìđể“giảinhiệt”
ngày Tết
2
Ăn gìđể“giảinhiệt”ngày Tết
Trong cái rét buốt của những ngày Tết, cơ thể lại dường như muốn “phát hỏa” bởi
những chương trình tiệc tùng liên miên. Những món ăn và đồ uống đơn giản dưới đây
sẽ là cách giúp bạn “giảinhiệt” hiệu quả để đảm bảo sức khỏe ngày tết.
1. Nước ép cà chua
Chứa nhiều thành phần vitamin C, 2 loại nước ép hoa quả này giúp trung hòa các chất
béo, kích thích tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Ngoài ra, vitamin C còn giúp phái đẹp luôn sở hữu một dáng vẻ thon thả và làm da
trắng mịn ngày tết, bất chấp những mệt mỏi sau quá trình bận rộn chuẩn bị đón
tết.Vitamin C có tác dụng tốt trong việc ức chế hoạt động của các hắc tố melanin cũng
như ngăng ngừa quá trình lão hóa của các tế bào da.
2. Cháo dưa leo
Nguyên liệu gồm có 100gram gạo, dưa leo tươi 300gram, muối 2gram và gừng
10gram. Rửa sạch dưa leo, bỏ vỏ và thái lát mỏng, gạo vo sạch, gừng bỏ vỏ, đập dập.
Cho 1 lít nước vào nồi cùng gạo, đun to lửa, tới khi sôi thêm gừng, sau đó cho nhỏ lửa.
Khi cháo chín, cho dưa leo đã thái lát vào và thêm muối cho vừa miệng.
Món cháo dưa leo thanh mát, có mùi thơm đặc trưng của dưa leo và gừng giúp kích
thích tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc. Thành phần chất kháng sinh tự nhiên có trong
gừng sẽ giúp ngừa cảm mạo, giữ ấm cơ thể và luôn tỉnh táo sau khi uống nhiều rượu
bia.
3. Canh mộc nhĩ táo đỏ
Mộc nhĩ 30gram, táo đỏ 20 quả nhỏ, tất cả đem rửa sạch, táo bỏ hạt. Bỏ tất cả vào nồi
thêm lượng nước vừa phải và đun sôi trong khoảng 30 phút.
Táo đỏ có tính hòa, vị ngọt tự nhiên, giúp bổ khí, bổ máu và ngăn ngừa hiện tượng
cảm lạnh. Ngoài ra, táo đỏ còn có tác dụng an thần, giảm mệt mỏi sau những bữa tiệc
tùng ngày tết.
Mộc nhĩ có chứa một dạng keo tự nhiên có tác dụng chống lão hóa, kháng khuẩn. Theo
y học cỗ truyền, mộc nhĩ đen có vị ngọt, tính bình, không có độc, có tác dụng lương
huyết chỉ huyết, hoạt huyết nhuận táo , giải độc, ích khí dưỡng âm.
4. Nước chanh
Dùng chanh tươi để pha nước cũng là một món đồ uống bổ dưỡng trong dịp tết.
Thành phần vitamin C trong chanh tươi rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, các thành
phần khác như phốt pho, sắt và vitamin B giúp ngăn ngừa tình trạng xơ cứng động
mạch, kết quả của việc ăn uống vô độ trong dịp Tết cũng như giúp tinh thần bạn luôn
vui vẻ và sảng khoái trong những ngày đầu năm mới.
5. Nước ép cà rốt
Mỗi ngày một cốc nước éo cà rốt tươi sẽ cung cấp cho bạn một lượng vitamin A và
beta carotene cần thiết để cải thiện làn da cũng như giúp mắt luôn tinh tường.
Nguồn: Dantri
http://www.dinhduong.com.vn/node/75855
Phòng ngừa bệnh do nắng nóng như thế nào?
3
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, mùa hè năm 2009 sẽ
có hơn 10 đợt nắng nóng kéo dài, đây là đợt nắng nóng đầu tiên. Chúng ta không thể
kiểm soát được thời tiết nhưng có thể phòng ngừa và tự xây dựng cho mình kế hoạch
chăm sóc và tăng cường sức khỏe để chống đỡ tốt với khí hậu khắc nghiệt, quan trọng
nhất là duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, đều đặn. Cụ thể, với người cao tuổi tập thể
dục buổi sáng không nên ở ngoài trời nắng quá lâu, không nên về quá muộn khi ánh
nắng đã chói chang. Hằng ngày nên ăn nhiều rau, quả, uống vitamin để tăng sức đề
kháng, đặc biệt cần uống đủ lượng nước cần thiết, từ 1,2 - 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ
thể chống đỡ với nắng nóng. Nên mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi như vải
cotton; khi ra ngoài trời nên đội nón, mũ rộng vành, mang theo ô; với người đang sử
dụng thuốc điều trị bệnh thì cần uống thuốc đều đặn, chú ý theo dõi sức khỏe, nếu có
những bất thường cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Phòng ngừa bệnh ngoài da mùa
hanh khô ở người cao tuổi
Vào mùa hanh khô, độ ẩm không khí thấp, gió nhiều nên các vi khuẩn gây bệnh
sinh sôi và phát tán rất nhanh. Chính vì vậy mà số lượng người mắc bệnh khô da
cao hơn các mùa khác. Trong mùa lạnh, người cao tuổi do sức đề kháng kém nên
càng dễ mắc bệnh hơn. Vì thế, người cao tuổi cần chú ý giữ gìn sức khỏe và cần
đề phòng một số bệnh về da sau đây.
Viêm da ứ trệ
Da vùng cổ chân, phần thấp của cẳng chân ngứa, thô ráp, nhăn nheo, đỏ sần, có mụn
nước hoặc mụn mủ.Nếu chà xát hoặc gãi mạnh sẽ làm vùng da này tổn thương, nhiễm
khuẩn, lở loét khó liền. Bệnh nhân phải được khám và dùng thuốc kháng sinh, kháng
histamin theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Viêm da liên cầu
Bệnh thường biểu hiện bằng các đám da đỏ, mụn nước rải rác toàn thân, trên đầu nhiều
vảy, ngứa. Người bệnh luôn cảm thấy lạnh do mất nhiệt qua da. Những trường hợp này
bắt buộc phải dùng thuốc bôi tại chỗ kết hợp điều trị kháng sinh, kháng viêm theo đơn
bác sĩ da liễu. Cần luôn luôn giữ da thoáng mát, tránh mặc quần áo chật, nên làm việc
trong môi trường ít nóng bức. Ở người cao tuổi cần kiểm tra đường máu thường
xuyên, nếu đường máu tăng cần chữa trị và theo dõi liên tục, cần lưu ý đến những vết
thương trầy xước nhỏ. Bệnh nặng hơn phải vào viện điều trị.
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa thường tiến triển mạn tính, có thể khỏi một thời gian, sau đó lại tái
phát.Bệnh có tính chất gia đình.Thời tiết càng khô hanh thì da của người bệnh càng trở
nên dày, khô, mốc trắng và ngứa. Vùng da dễ bị khô dày và tổn thương do gãi nhiều
thường là nách, kẽ vú, bẹn, khuỷu tay, khoeo chân. Có người không chịu được ngứa đã
gãi nhiều nên vùng da này càng dày hơn trông như hằn cổ trâu.Việc điều trị không dễ
bởi các tổn thương bị nhiễm khuẩn, dùng thuốc hay có tác dụng phụ. Vì vậy, người
bệnh nên được bác sĩ da liễu chỉ định dùng thuốc và theo dõi chặt. Tuyệt đối không
4
gãi, không cạo, không chà xát.Nên rửa nhẹ nhàng bằng nước lã bình thường ngày 2
lần, không dùng xà phòng.
Vảy nến
Người bệnh thấy xuất hiện các đám mảng đỏ kích thước khác nhau, giới hạn rõ, hơi gồ
cao, nền cứng cộm.Có khi vảy trắng choáng gần hết nền đỏ, chỉ còn lại viền đỏ xung
quanh rộng hơn lớp vảy.Vảy màu trắng đục bóng như màu nến trắng.Vảy nhiều tầng,
nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như bột trắng, như phấn, như vết nến rơi lả tả.Vảy
tái tạo rất nhanh, bong lớp này thì lớp khác lại đùn lên, số lượng nhiều.Vảy nến lành
tính, bệnh nhân sống khỏe mạnh suốt đời, trừ một số thể nặng như vảy nến thể khớp,
vảy nến đỏ da toàn thân.Điều trị bệnh này chủ yếu là “làm sạch” tổn thương nhanh
chóng và kéo dài thời gian tái phát. Người bệnh tuyệt đối không được tiêm các thuốc
theo mách bảo như: depersolon, solu medrol, methyl prednisolon sẽ làm bệnh nặng
thêm.
Chàm không tiết bã nhờn
Vị trí bị tổn thương nặng nhất thường là mặt trước hai cẳng chân và mặt duỗi hai cẳng
tay. Da người bệnh căng lên, khô, nhiều đường nứt ngang dọc, có vảy trắng mỏng,
bong ở rìa, ngứa rát khó chịu. Nếu gãi nhiều sẽ gây bội nhiễm.Khi có những triệu
chứng trên, người bệnh không nên tắm nước quá nóng, không kỳ, gãi mạnh.Nên đi
khám chuyên khoa da liễuđể được dùng thuốc kháng sinh, thuốc bôi làm mềm da, giữ
ấm cho da.Ngoài ra cần uống nhiều nước trong ngày.
Để phòng các bệnh trong mùa hanh khô, mọi người chú ý mặc quần áo thoải mái,
không nóng quá, không lạnh quá, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Nếu có điều kiện,
tùy theo nhu cầu sinh lý của cơ thể, tốt nhất mỗi ngày nên ăn 0,5kg hoa quả tươi hoặc
rau xanh. Khi đi ra ngoài đường, nên đeo khẩu trang, mang kính, mũ để hạn chế bụi,
gió khiến các bệnh ngoài da sẽ tái phát và nặng hơn.
BS. TRẦN LAN ANH
Người cao tuổi chớ chủ quan với
chứng tăng mỡ máu
Tăng mỡ trong máu có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế
độ sinh hoạt của mỗi người, đặc biệt là người cao tuổi (NCT). Tăng mỡ máu là
một chứng bệnh gặp khá phổ biến ở NCT, tác hại của nó rất đáng được quan tâm
vì gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trong đó NCT gặp với tỷ lệ khá cao.
Cholesterol và triglycerit là chất gì?
Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và
được vận chuyển trong huyết tương của con người. Phần lớn cholesterol không có
nguồn gốc từ thức ăn mà được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, một phần
nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn như: trứng, sữa, não, thịt đỏ, mỡ động vật,
lòng lợn, lòng bò, tôm Đặc điểm của cholesterol kém tan trong nước, nó không thể
tan và di chuyển trong máu mà phải nhờ vào lipoprotein (lipoprotein do gan tổng hợp
ra và tan trong nước mang theo cholesterol).
5
Tăng cường tập thể dục đều đặn
hoặc chơi các môn thể thao nhẹ
nhàng.
Cholesterol rất cần cho sự hoạt động của màng các tế bào trong cơ thể, cần cho sự hoạt
động của cơ thể để sản xuất ra một nội tiết tố và cũng là thành phần rất quan trọng của
muối mật.
Còn triglycerit là gì? Chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn là khi chất acid béo loại
tự do được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng acid béo bị
dư thừa thì sẽ trở thành triglycerit. Tại gan, chất triglycerit sẽ kết hợp với chất
apoprotein (do gan sản xuất ra) và được đưa ra khỏi gan dưới dạng lipoprotein có tỷ
trọng thấp. Khi có sự mất cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan thì mỡ sẽ
tích lại trong gan gây nên gan nhiễm mỡ. Khi gan bị nhiễm mỡ thì sẽ hạn chế chức
năng sản xuất ra chất apoprotein làm cho lượng acid béo vào gan quá lớn, càng làm
cho gan nhiễm mỡ nặng hơn. Nếu tăng quá cao triglycerit máu thì sẽ có nguy cơ gây
viêm tụy cấp tính.
Khi nào được gọi là rối loạn mỡ máu
Khi có một trong các chất sau đây không nằm trong giới hạn bình thường thì được gọi
là rối loạn:
Tăng cholesterol máu (bình thường cholesterol máu < 5,2mmol/l).Cholesterol gồm các
chất HDL-C (cholesterol có tỷ trọng cao), HDL-C là loại cholesterol tốt có tác dụng
bảo vệ thành mạch máu. Còn chất LDL-C (cholesterol có tỷ trọng thấp) trong máu
người bình thường < 3,4mmol/l là loại cholesterol xấu, có khả năng làm xơ vữa thành
động mạch mà hậu quả sẽ là làm hẹp lòng động mạch gây tăng huyết áp, đột quỵ, tai
biến mạch máu não, thiểu năng mạch vành Khi triglycerit máu trên 2,26 mmol/l
được gọi là triglycerit cao. Còn khi tăng cả cholesterol và triglycerit thì được gọi là
tăng mỡ máu hỗn hợp.
Một số nguyên nhân thường gặp gây tăng mỡ máu ở NCT
Hay gặp nhất trong trong tăng cholesterol máu ở NCT là do chế độ ăn không hợp lý
như: ăn nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, trứng (nhất là lòng đỏ trứng), sữa toàn
phần, bơ, thịt đỏ, lòng động vật… trong các bữa ăn hàng ngày. Tiếp đến là người béo
phì, ngoài ra người ta cũng có thể gặp do di truyền, mắc một số bệnh về rối loạn
chuyển hóa như đái tháo đường. Còn tăng triglycerit hay gặp nhất là do uống quá
nhiều rượu, béo phì, di truyền, lười vận động hoặc rối loạn gen chuyển hóa…
Một số biện pháp nhằm ngăn chặn tăng mỡ máu
6
Để góp phần làm cho mỡ máu không tăng cao, NCT cần hạn chế ăn mỡ động vật mà
nên thay bằng dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày. Không nên ăn nhiều lòng động
vật mà nên ăn nhiều cá, mỗi tuần nên ăn từ 2 - 3 lần ăn cá thay thịt. Cần tăng cường ăn
rau, hoa quả. Không nên nghiện rượu, bia hoặc uống quá nhiều rượu, bia hàng ngày.
Không nên ăn quá nhiều tinh bột. Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn, sau mỗi một bữa
ăn nên có hoa quả đểăn như: cam, bưởi, táo, nho… Tăng cường tập thể dục đều đặn
hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, chơi cầu lông… Hạn chế tăng cân,
béo phì. NCT nên đi khám bệnh định kỳ để được chỉ định xét nghiệm máu về mỡ máu,
khi có hiện tượng tăng mỡ máu thì bác sĩ sẽ tư vấn và khi cần thiết phải dùng thuốc
bác sĩ cũng sẽ kê đơn phù hợp với bệnh của từng người.Không nên tự động mua thuốc
để điều trị khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
PGS.TS.BS. BÙI KHẮC HẬU
7
Dinh dưỡng cho người cao tuổi
Với người già, có nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ cao…
nên càng phải được quan tâm nhiều hơn về chế độ ăn. Nhất là các thực phẩm
chứa nhiều chất béo, các món ăn phải nấu đi nấu lại nhiều lần có hại cho sức
khỏe.
-Tránh các món ăn nhiều dầu mỡ
Đối với người lớn tuổi, việc ăn nhiều chất béo luôn không tốt cho sức khỏe vì đó chính
là mầm mống của những căn bệnh mà tuổi già hay mắc phải.
Với người lớn tuổi, việc ăn nhiều chất béo luôn không tốt cho sức khỏe.
Những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như thịt kho nước dừa, thịt nấu đông, các loại thịt
quay, nội tạng động vật (tim, gan, ruột) đều chứa nhiều cholesterol động vật. Nếu sử
dụng nhiều các loại thực phẩm này sẽ làm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Khi
lượng cholesterol tăng đến một mức không thể kiểm soát thì các cơn đột quỵ tim mạch
hoặc tai biến mạch máu não có thể xảy ra, rất nguy hiểm. Thực tế, hàng năm, vào
những ngày Tết, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì các cơn tai biến thường tăng cao nên các
cụ và người thân trong gia đình cần hết sức chú ý đến vấn đề này.
Ngoài việc hạn chế các món ăn trên, các cụ có thể bổ sung chất béo, đạm động vật từ
cá vì cá dễ tiêu hóa, hàm lượng Omega 3 cao. Một tuần, nên bổ sung từ hai đến ba bữa
cá và ăn kèm với các loại đậu, muối mè.
-Có nên ăn nhiều rau củ quả muối chua?
Các loại dưa cải muối chua, kim chi thường kích thích vị giác (do có vị chua), nên
tạo sự ngon miệng và thèm ăn cho các cụ. Tuy nhiên, loại thực phẩm này được làm
chủ yếu từ các loại rau củ quả đã qua quá trình lên men và mất đi lượng vitamin cần
thiết, không nên cho các cụ ăn nhiều vì không đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin cần
thiết.
Nên chọn các loại rau, trái cây tươi như: cam, bưởi , cung cấp nhiều vitamin C và
giúp tăng sức đề kháng, mau lành vết thương. Những trái cây có màu đỏ như dưa hấu,
hồng, đu đủ cũng là nguồn dồi dào vitamin A.
Kết hợp bổ sung vitamin C và A sẽ hết sức có lợi vì vitamin C giúp hấp thu vitamin A
tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh về mắt như khô mắt, mỏi mắt, hạn chế bệnh lão hóa về
mắt.
-Không dùng thức ăn nấu lại nhiều lần
Các món ăn trong mùa đông thường phải nấu đi nấu lại nhiều lần, lượng vitamin mất
dần theo mỗi lần nấu, lại đồng thời làm tăng vị mặn cho món ăn. Đối với người già, ăn
mặn là "kẻ thù" gây ra các bệnh thận, tăng huyết áp. Do vậy, không nên cho các cụ ăn
những thức ăn nấu lại nhiều lần. Thức ăn tốt, đảm bảo vitamin, khoáng chất là phải ăn
ngay sau khi nấu, lúc này hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn còn cao.
Cân bằng giữa ăn và uống
Ngoài việc ăn sao cho tốt, đúng khoa học, đảm bảo sức khỏe thì việc uống cũng không
nên xem nhẹ. Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể nên các cụ phải uống nước thường
xuyên. Nguồn nước tốt nhất vẫn là nước lọc đun sôi để nguội.
8
Ăn uống hợp lý, cân bằng là điều quan trọng để giúp các cụ tránh được nguy cơ phát
triển bệnh tật, tăng tuổi thọ
Trong không khí vui tươi, đầm ấm ngày Tết, con cháu sum họp thì tinh thần kích thích
vị giác, các cụ có thể ăn được nhiều hơn so với ngày bình thường nhưng đó chưa hẳn
là tốt. Nên ăn trong tinh thần thoải mái, giữ mức độ ăn đều đặn, vừa phải, không nên
ăn quá no và có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tạo cảm giác thích thú khi ăn.
BS. Hồng Hạnh
9
Người cao tuổi phải lượng sức khi luyện tập
Không luyện tập được coi là một yếu tố nguy cơ với động mạch vành. Hơn nữa,
luyện tập còn làm giảm tỷ lệ tử vong, giảm nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu
não) và loãng xương. Luyện tập cũng được coi là một phần trong lối sống khỏe
mạnh, qua đó tăng khả năng dự trữ (khả năng làm việc nhiều mà ít mệt mỏi),
người tập sẽ cảm thấy dễ chịu mỗi khi luyện tập đều đặn.Muốn tránh sự thoái
hóa và các bệnh tật trên cần phải vận động.Nhưng vận động thế nào cho phù hợp
với tuổi già?
Phải lượng sức mình
Cần chú ý rằng, sức khỏe của mỗi người không giống nhau, có thể chia các nhóm theo
tuổi, giới tính, tình hình luyện tập trước đó. Mức hoạt động khi luyện tập sẽ cao hơn
đối với những người tương đối trẻ và thấp hơn đối với người nhiều tuổi.Có thể chia ra
những người có trình độ luyện tập thể lực tốt, những người có trình độ luyện tập vừa
phải và những người không luyện tập. Rõ ràng những người bị bệnh mạch vành và
tăng huyết áp phải có chế độ luyện tập riêng. Ở người mắc bệnh động mạch vành, cần
phải làm điện tâm đồ gắng sức để đánh giá mức độ an toàn khi luyện tập và lúc bắt đầu
tập luyện, cần có sự theo dõi của cán bộ y tế. Người béo và người có bệnh khớp không
nên tập với các dụng cụ bê vác (tạ), nên tập bơi và đi xe đạp là thích hợp nhất.
Cần có chế độ luyện tập thích hợp
Với người khỏe mạnh, không bị bệnh tim mạch, có thể tập luyện theo chế độ sau: hãy
bắt đầu bằng các bài tập buổi sáng, bài tập dưỡng sinh tại các câu lạc bộ ngoài trời (có
thể áp dụng cho mọi đối tượng). Các cụ tự xác định
xem mình có thể tập ở mức độ nào? Để đánh giá cường độ tập của bản thân, có thể áp
dụng thử nghiệm sau: đi bộ từ dưới nhà lên tầng 4 với nhịp độ bình thường và không
nghỉ ở giữa chừng. Nếu khi lên đến tầng 4 mà vẫn thở nhẹ nhàng và không có cảm
giác khó chịu thì trình độ luyện tập thể lực là trên trung bình, nếu thấy khó thở là trung
bình, rất khó thở và cảm thấy mệt mỏi khi lên đến tầng 3 là kém. Có thể đánh giá
chính xác hơn kết quả của thử nghiệm này theo sự thay đổi nhịp tim trước khi lên cầu
thang và ngay sau khi lên tầng 4. Nếu đến tầng 4 mà mạch dưới 100 - 120 lần phút là
tốt, 120 -140 lần phút là trung bình còn trên 140 lần phút là kém. Tốt nhất là đếm trong
10 giây đầu rồi nhân 6 (vì số mạch giảm nhanh theo thời gian, đếm dài hơn sẽ không
đánh giá chính xác).
Đi bộ
Đi bộ không chỉ đơn giản là hương thức chuyển dịch trong không gian mà còn là biện
pháp tăng cường sức khỏe tốt nhất với hệ tim mạch.
Đi chậm dưới 70 bước/phút, áp dụng cho người yếu, người sau khi bị nhồi máu cơ tim
đã hồi phục.
Đi bộ trung bình từ 71 - 90 bước/phút (khoảng 3 - 4km/h) áp dụng cho người có bệnh
tim nhẹ.
Đi bộ nhanh 91 - 110 bước/phút (4,5 - 5km/h) áp dụng cho người khỏe mạnh
Chạy chậm
Nguyên tắc cơ bản của chạy chậm là luyện tập phù hợp với sức khỏe dự trữ, không
gắng sức, không bao giờ thi chạy với người khác, luôn luôn duy trì nhịp độ chạy thích
hợp của mình. Nếu thấy còn sức thì tăng khối lượng vận động bằng cách kéo dài
10
khoảng cách chứ không tăng nhịp độ chạy, không ngại và không sợ phải nghỉ một chút
nếu cần.
Những người mới bắt đầu chạy, trong khoảng 2 - 3 tháng đầu, không nên chạy quá 5 -
6 phút. Với sự tự cảm tốt và hiệu quả tập luyện bước đầu khá thì có thể tăng thời gian
chạy nhưng không quá 10 phút.
Bơi
Bơi là phương pháp rèn luyện toàn diện và thích hợp nhất.Nên bơi chậm, bơi trong
thời gian ngắn.Ngoài ích lợi sức khỏe, bơi còn giúp uốn lại cột sống đã bị hơi còng ở
người cao tuổi.
Cầu lông và quần vợt là 2 loại mang tính thể thao, đòi hỏi nhiều sức lực. Những người
có bệnh tim không thể chơi môn thể thao này. Loại thể thao này có thể làm hạ đường
huyết nên ở người bị đái tháo đường đang điều trị thuốc cần theo dõi đường huyết sau
tập và có thể giảm liều thuốc hạ đường huyết. Ở người tăng huyết áp mức độ nhẹ,
huyết áp có thể giảm sau mỗi lần luyện tập. Ở người cao tuổi, chỉ nên chơi mỗi ngày
30 phút và tần số mạch không được quá 150 sau 30 phút tập.
Những vấn đề cần chú ý
Điều quan trọng của luyện tập không phải là tập nhiều, tập hết sức mà chủ yếu là tập
thường xuyên, có hệ thống, phù hợp với bản thân và kiên trì liên tục.
Sinh hoạt điều độ, tăng cường vận động thân thể nhẹ nhàng hạn chế ngồi một chỗ,
tranh thủ các yếu tố thiên nhiên tạo cuộc sống hài hòa (chỗ ở thoáng, sạch có cây cảnh,
chim, cá nếu có điều kiện).
Thanh thản tinh thần làm chủ bản thân, giữ tâm lý ổn định trước các stress trong gia
đình và xã hội.
Hiểu đúng tình hình sức khỏe bệnh tật của bản thân để có thể chủ động khám chữa
bệnh kịp thời lúc ốm đau.Thận trọng khi phải uống thuốc.
Ăn uống hợp lý.
BS. QUỐC BẢO
Người cao tuổi thận trọng khi có huyết áp
thấp
Trong đại đa số trường hợp, người cao tuổi (NCT) thường bị tăng huyết áp. Đây
là nguy cơ lớn dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có
người lại rơi vào tình trạng huyết áp thấp. Ở người trẻ, có thể điều này ít ảnh
hưởng đến sức khỏe nhưng đối với NCT thì điều này rất cần phải chú ý.
Thói quen tốt giúp điều chỉnh huyết áp
Trong một số trường hợp bệnh lý thì người bệnh cần dùng thuốc điều trị.Tuy nhiên,
hầu hết có thể cải thiện bằng các quy tắc sống đơn giản sau.
Về tập luyện: Từ xưa người ta đã nhận thấy, những người bị huyết áp thấp không thể
đứng lâu một chỗ, họ cần thiết phải vận động. Ở họ, huyết áp thấp là do giảm trương
lực mạch máu - thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim
yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu). Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có tác
dụng nâng cao trương lực mạch máu và nâng cao khả năng đẩy máu của tim. Tập
luyện các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông đều rất tốt.Tập luyện các
bài tập thể dục trong 10 - 15 phút, 2 - 3 lần ngày cũng rất tốt.Tuy nhiên, cần tránh tập
[...]... trên sàn Về ăn uống: Người ta thấy, huyết áp thấp thường hay gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa dẫn đến giảm trương lực mạch máu, giảm hàm lượng đường máu Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu và kết quả là tụt huyết áp Vì vậy phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3 - 4 bữa /ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày) Không... vệ, có thể điều trị hiệu quả bằng các loại thuốc đặc hiệu Để ăn Tết được vui tươi, đầm ấm, không để các bệnh xảy ra, mọi người nên phân bố thời gian nghỉ ngơi, vui chơi và ăn uống một cách hợp lý, điều độ Những người đã mắc sẵn chứng bệnh nào đó nên để ý phát hiện sớm các triệu chứng đáng nghi ngờ (chẳng hạn như nhức đầu có thể là dấu hiệu tăng huyết áp) Nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc và... Vì vậy phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3 - 4 bữa /ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày) Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh Khuyến cáo một số thức ăn, đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: uống cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho NCT cần có sự tư vấn của bác sĩ khi lựa chọn những biện pháp này Ngoài ra... thích hợp để tán sỏi hay mổ lấy sỏi (mổ nội soi hay mổ phanh ) Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp mặc dù biết rõ căn nguyên nhưng giải quyết triệt để căn nguyên đó lại không hề đơn giản Ví dụ như thoái hóa cột sống, lồi đĩa đệm Nhiều nhà chuyên môn khuyên rằng, khi biết rõ nguyên nhân gây ĐL thì cần tìm mọi cách để giải quyết nguyên nhân và sau khi đã điều trị khỏi chứng ĐL thì không nên đểtái phát... bởi vì theo họ, nếu đểtái phát thì ĐL còn tăng hơn nhiều lần so với trước Ngoài việc tìm căn nguyên để điều trị, các việc làm khác hỗ trợ cũng rất cần thiết như tập thể dục nhẹ nhàng tùy theo sức và bệnh của mình Các động tác đi bộ hoặc tập thể dục cho người thoái hóa cột sống cũng rất cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, theo dõi sức khỏe cho mình Việc dùng thuốc để điều trị căn nguyên gây ĐL không... ngày sẽ bị các biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan như tim, thận, não và mắt Các biện pháp không dùng thuốc của điều trị tăng huyết áp là bỏ thuốc lá (nếu hút), giảm cân nếu quá béo, ăn giảm muối, không quá 100mmol natri mỗi ngày Hạn chế uống rượu, bia Tập thể dục ít nhất 30 - 45 phút mỗi ngày, tránh các stress Đảm bảo đủ nhu cầu các vi chất dinh dưỡng như kali, magie Sau khi thực hiện biện pháp ăn. .. ngột Để chẩn đoán bệnh hen ở NCT nếu có điều kiện cần theo dõi và đánh giá về chức năng hô hấp Đây là yếu tố rất cần thiết Phòng bệnh hen ở NCT vào mùa lạnh: Nếu biết được nguyên nhân gây bệnh hen thì tìm mọi cách để loại trừ chúng là điều lý tường nhất Mùa lạnh NCT cần mặc ấm, tắm nước nóng và không nên tắm với thời gian dài Trước khi tắm cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn, bít tất sạch và nên có khăn... nhóm khác Trường hợp của bác nên đến chuyên khoa tim mạch để khám và có chỉ định phù hợp TS Nguyễn Quang Tuấn 20 Năm mới nói chuyện chăm sóc người già Ngày Tết là dịp để con cháu quy tụ về bên ông bà, cha mẹ, thể hiện sự quan tâm chăm sóc, sự hiếu thảo với các bậc sinh thành Bên cạnh sự chăm lo về vật chất và tinh thần, đây cũng là dịp tốt để chúng ta bàn về việc chăm sóc sức khỏe cho các bậc "cao... sự quan tâm của thầy thuốc và người nhà, nhiều việc có thể làm để ngăn ngừa sự phát sinh một bệnh cũng như dự phòng sự tiến triển xấu của bệnh đó ở người già Những điểm chính cần đặc biệt chú ý để phòng bệnh ở người già gồm: - Về dinh dưỡng: cần thực hiện cách ăn uống cho hợp lý và khoa học Hạn chế tối đa thuốc lá, rượu, phấn đấu dùng ngày càng ít từ tuổi 65, tiến tới loại bỏ hoàn toàn rượu và thuốc... sớm Đối với người lớn Tăng huyết áp: do phải tiếp khách nhiều, ăn uống thất thường, được mời uống nhiều trà, rượu, hút thuốc lá Cơn cao huyết áp có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, co thắt mạch vành Khi có người bị các tai biến trên, cần đưa ngay bệnh nhân đến trung tâm cấp cứu gần nhất, không được cạo gió, cắt lễ Viêm loét dạ dày - tá tràng: hay xuất hiện trong dịp Tết do ăn uống không điều độ, . 1
Ăn gì để “giải nhiệt”
ngày Tết
2
Ăn gì để “giải nhiệt” ngày Tết
Trong cái rét buốt của những ngày Tết, cơ thể lại dường như. hàng ngày.
Không nên ăn quá nhiều tinh bột. Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn, sau mỗi một bữa
ăn nên có hoa quả để ăn như: cam, bưởi, táo, nho… Tăng