1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước

117 30 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 3,87 MB

Nội dung

Trong số các kim loại chuyển tiếp, các vật liệu gốc mangan đã thu hút nhiều sự chú ý trong quy trình like-Fenton vì tính sẵn có, độc tính thấp và bản chất đa hoá trị. So với Fe3+, thế khử tiêu chuẩn của Mn3+ cao hơn nhiều, có xu hướng nhận electron nhanh hơn, do đó Mn2+ có thể được tái sinh dễ dàng hơn. Bên cạnh sự tương tác điện tử mạnh mẽ, hiệu ứng hiệp đồng giữa Fe và Mn cũng có thể làm tăng độ dẫn điện tử và thúc đẩy động học phản ứng, tạo điều kiện hoạt hóa H2O2 và tăng cường sự phân huỷ các chất ô nhiễm. Mặt khác, trong ứng dụng của các chất xúc tác có nguồn gốc từ MOF trên cơ sở like Fenton, oxit kim loại Mn, Fe được hình thành trên nền carbon xốp có hiệu suất phản ứng tạo H2O2 (từ khử oxy bởi 2 electron diễn ra trong điều kiện axit) do cacbon xốp là vị trí hấp phụ với các oxit kim loại hoạt hóa H2O2 tạo thành các loại oxy hoạt động. Do đó, việc tổng hợp oxit lưỡng kim Fe,Mn trên nền cacbon xốp trên cơ sở MIL-100(Fe,Mn)/CF bằng cách nung trong nitơ làm điện cực catot trong EF có thể đem lại khả năng xúc tác tốt cho quá trình khử oxy tạo H2O2 đồng thời làm giảm quá trình hòa tan của Fe và Mn vào dung dịch, làm giảm ô nhiễm thứ cấp. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL-100(Fe,Mn) ứng dụng làm catot cho Fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước”. 2. Mục tiêu đồ án Thực hiện đề tài này chúng tôi giải quyết các mục tiêu sau: - Tổng hợp oxit lưỡng kim Fe,Mn-Cxốp/CF từ MIL-100(Fe,Mn) bằng phương pháp thủy nhiệt kết hợp với nung trong nitơ và nghiên cứu hình thái cấu trúc của nó. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý xanh methylen (MB) trong nước. - Nghiên cứu đề xuất cơ chế phản ứng. 3. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung đặt ra của đồ án, chúng tôi xác định phương pháp nghiên cứu ở đây bao gồm: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp tổng hợp điện cực. - Phương pháp phân tích hình thái, cấu trúc, tính chất điện hóa. - Phương pháp xử lý MB bằng quá trình Fenton điện hóa sử dụng cực âm là oxit Fe,Mn-Cxốp/CF. - Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: catot oxit Fe,Mn-Cxốp/CF sử dụng trong quy trình Fenton điện hóa và nghiên cứu, khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xử lý MB trong nước. Phạm vi nghiên cứu: Đồ án được thực hiện tại phòng thí nghiệm Kỹ thuật môi trường - Bộ môn Kỹ thuật Môi trường, Khoa Hóa - Lý Kỹ thuật, Học viện Kỹ thuật Quân sự. 5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn Catot oxit Fe,Mn-Cxốp/CF sử dụng trong quy trình Fenton điện hóa có ứng dụng thực tiễn trong xử lý các loại nước thải hữu cơ: thuốc nhuộm, kháng sinh,... 6. Bố cục đồ án tốt nghiệp Đồ án được chia thành 3 phần chính bao gồm: Phần mở đầu: Nêu lên tính cấp thiết, mục tiêu, nhiệm vụ của đồ án, phương pháp nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Phần nội dung: Gồm 3 chương Chương 1: Tổng quan Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận Phần kết luận và hướng phát triển: Tổng kết lại những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện và hướng phát triển đồ án trong tương lai.

Trang 1

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

KHÓA 15

HỆ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

TỔNG HỢP VẬT LIỆU DẠNG OXIT TRÊN NỀN CACBON FELT (CF) TỪ MIL-100(Fe,Mn) ỨNG DỤNG LÀM CATOT CHO FENTON ĐIỆN HOÁ PHÂN HUỶ CHẤT Ô NHIỄM

HỮU CƠ TRONG NƯỚC

NĂM 2021

Trang 2

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

HỮU CƠ TRONG NƯỚC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Trung Dũng

NĂM 2021

Trang 3

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN

SỰ KHOA HÓA - LÝ KỸ

THUẬT

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Độ mật: Số:

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên: Lớp: CNKTHH Khóa: 15 Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Hóa học Chuyên ngành: Công nghệ Hoá học

1 Tên đề tài: Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL-100(Fe, Mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước.

2 Các số liệu ban đầu:

- Quyết định giao đồ án tốt nghiệp đại học – Học viện Kỹ thuật Quân sự

- Tài liệu tham khảo

3 Nội dung bản thuyết

minh: MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I TỔNG QUAN

CHƯƠNG II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

KẾT LUẬN

4 Số lượng, nội dung các bản vẽ (ghi rõ loại, kích thước và cách thực hiện các bản vẽ) và các sản phẩm cụ thể (nếu có): Đã tổng hợp thành công vật liệu oxit Fe,Mn-Cxốp /CF bằng phương pháp thủy nhiệt kết hợp nung N 2 ứng dụng làm catot cho quá trình Fenton điện hóa để xử lý xanh methylen trong nước.

5 Cán bộ hướng dẫn (ghi rõ họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị, hướng dẫn toàn bộ hay

từng phần :

Cán bộ hướng dẫn : Nguyễn Trung Dũng Học hàm, học vị :Tiến sỹ

Trang 4

Đơn vị : Bộ môn Kỹ thuật Môi trường – K11, Khoa Hóa – Lý kỹ thuật, Học viện

Kỹ thuật Quân sự.

Hướng dẫn toàn bộ.

Ngày giao: 19 / 01 / 2021 Ngày hoàn thành: 18 / 08 / 2021

Hà Nội, ngày 18 tháng 08 năm 2021

Chủ nhiệm bộ môn

Sinh viên thực hiện

Đã hoàn thành và nộp đồ án ngày 18 tháng 08 năm 2021

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

“Có một loại tốt đẹp mang tên Thanh Xuân

Có một loại chia ly mang tên TốtNghiệp

“Thanh Xuân của tôi nằm lại nơi đây, trên chiếc ghế đó, ở chỗ ngồi đó, tronglớp học đó…và với những con người đó” Quãng thời gian 5 năm tại Học viện Kỹthuật Quân sự tuy không hẳn là quá dài nhưng cũng không hề ngắn trong ký ứcthanh xuân của tôi Ai cũng có tuổi trẻ và những câu chuyện về tuổi trẻ của riêngmình, trong mỗi câu chuyện ấy đều có những hồi ức đẹp kèm theo cả sự nuối tiếcmãi in dấu lại nơi đáy trái tim Có những kỷ niệm sẽ bị thời gian làm phai nhạttrong trí nhớ, nhưng có những người dù chôn sâu những ký ức đó dưới tận đáylòng, dù làm cách gì đi nữa, thì trong tiềm thức vẫn luôn nhớ về không nguôi Tuổitrẻ của chúng ta có thể thành công, có thể thất bại, có thể tự tin, có thể chùn bước,nhưng tuyệt đối không được từ bỏ Thực tế cho thấy rằng thành công đến từ sự nỗlực của bản thân, chỉ có chịu khó học tập, rèn luyện và trải qua thất bại bạn mới cóđược thành công vững bền nhất, tuy nhiên trong bước đường thành công ấy khôngthể thiếu những sự hỗ trợ, giúp đỡ từ mọi người xung quanh

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tớiTS.Nguyễn Trung Dũng – Người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn và theo dõisát sao đầy tinh thần trách nhiệm đối với tôi trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu,hướng tiếp cận và giúp tôi chỉnh sửa những thiếu sót trong suốt quá trình thực hiện

và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý Thầy, Cô giáo Bộ môn Công nghệHóa Học, Bộ môn Kỹ thuật Môi trường và Bộ môn Phòng Hóa, các anh chị em vàbạn bè đang học tập tại Khoa Hóa – Lý Kỹ thuật - Học viện Kỹ thuật Quân sự đãluôn tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình thựchiện và hoàn thành luận văn Kính chúc quý thầy cô ngày càng khỏe mạnh để phấn

Trang 6

đấu đạt thành tích cao trong công tác giảng dạy Chúc Học viện Kỹ thuật Quân sự

sẽ mãi là niềm tin, nền tảng vững chắc cho nhiều thế hệ học viên với bước đườnghọc tập

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình đã luônluôn hỗ trợ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quãng thời gian vừa qua

Vì điều kiện thời gian, trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn cònhạn chế nên bài luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhậnđược ý kiến đóng góp từ phía Thầy, Cô để tôi học thêm được nhiều kinh nghiệm và

sẽ hoàn thành tốt hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 8 năm 2021

Sinh viên

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 6

1.1 Tổng quan về xanh methylen (MB) 6

1.1.1 Cấu tạo, tính chất và ứng dụng của xanh methylen 6

1.1.2 Các phương pháp xử lý xanh methylen 7

1.2 Phương pháp Fenton điện hóa (EF) 14

1.2.1 Giới thiệu về phương pháp Fenton điện hóa 14

1.2.2 Phát triển xúc tác dị thể trên bề mặt CF làm catot trong Fenton điện hóa 18 1.3 Oxit lưỡng kim Fe, Mn từ MIL-100(Fe,Mn) 25

1.3.1 Giới thiệu về MIL-100(Fe), MIL-100(Mn) 25

1.3.2 Phương pháp tổng hợp MIL-100(Fe), MIL-100(Mn) và MIL100(Fe, Mn) 27 1.3.3 Ứng dụng các vật liệu dạng oxit Fe, Mn trên cơ sở MOFs trong Fenton điện hóa 31

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1 Đối tượng nghiên cứu 37

2.2 Mục tiêu nghiên cứu 37

2.3 Nội dung nghiên cứu 37

2.4 Hóa chất, dụng cụ và thiết bị 37

2.4.1 Hóa chất 37

2.4.2 Dụng cụ và thiết bị 39

Trang 8

2.5 Phương pháp nghiên cứu 39

2.5.1 Tổng hợp vật liệu oxit lưỡng kim Fe,Mn-Cxốp/CF từ MIL-100(Fe,Mn) 39

2.5.2 Các phương pháp xác định đặc trưng của vật liệu 41

2.5.2.1 Kính hiển vi điện tử quét (SEM) 41

2.5.2.2 Phương pháp quét thế tuần hoàn (CV) 41

2.5.2.3 Phương pháp đo tổng trở (EIS) 43

2.5.2.4 Phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX) 44

2.5.2.5 Phổ nhiễu xạ tia X (XRD) 45

2.5.2.6 Phổ hồng ngoại FT-IR 46

2.5.2.7 Phép đo phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) 47

2.5.3 Phân huỷ Xanh Methylen (MB) trong hệ Fenton điện hoá 48

2.5.4 Phương pháp xử lý số liệu 49

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 50

3.1 Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc oxit Fe,Mn-Cxốp/CF 50

3.1.1 Kính hiển vi điện tử quét (SEM) 50

3.1.2 Quét thế vòng tuần hoàn (CV) 52

3.1.3 Tổng trở (EIS) 54

3.1.4 Phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX) 55

3.1.5 Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) 56

3.1.6 Phổ hồng ngoại (FT-IR) 58

3.1.7 Phổ đo phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) 59

3.2 Nghiên cứu khả năng xử lý Xanh Methylen bằng quá trình Fenton điện hóa .61 3.2.1 Ảnh hưởng của nồng độ kim loại trong oxit Fe,Mn-Cxốp/CF 61

Trang 9

3.2.2 Ảnh hưởng của các hệ xúc tác 62

3.2.3 Ảnh hưởng của mật độ dòng 64

3.2.4 Ảnh hưởng của pH 66

3.2.5 Ảnh hưởng của hàm lượng Methylen Blue ban đầu 68

3.2.6 Ảnh hưởng của anion 69

3.2.7 Nghiên cứu khả năng tái sử dụng của catot oxit Fe,Mn-Cxốp/CF 71

3.2.8 So sánh với các nghiên cứu khác 73

3.3 Nghiên cứu cơ chế phản ứng 76

3.3.1 Nhận diện gốc tự do 76

3.3.2 Đề xuất cơ chế phản ứng 78

3.4 Con đường phân hủy của MB 80

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Cấu tạo và phổ hấp thụ phân tử UV-Vis của Xanh Methylen 6

Hình 1.2 Sơ đồ mô tả quá trình xử lý MB bằng phương pháp plasma 9

Hình 1.3 Cơ chế phân hủy MB trong hỗn hợp nano MnO 10

Hình 1.4 Đề xuất cơ chế loại bỏ MB bằng Fe3O4@PDA-MnO2 10

Hình 1.5 Sơ đồ hệ thống xử lý MB bằng EF và AGS 11

Hình 1.6 Sơ đồ hệ thống xử lý MB bằng EF của Fayazi 13

Hình 1.7 Phản ứng Fenton đồng thể và Fenton dị thể 16

Hình 1.8 Cơ chế tạo gốc •OH trong quá trình Fenton điện hóa 17

Hình 1.9 Cacbon felt thương mại và hình thái bề mặt 19

Hình 1.10 Các phương pháp biến tính cacbon felts 20

Hình 1.11 Sơ đồ phân huỷ SMT trong hệ EF dị thể sử dụng catot FeIIFeIII LDH/CF 21

Hình 1.12 Chế tạo catot ZnO-CeO2 bằng phương pháp lắng đọng và quá trình phân huỷ Ciprofloxacin bằng quá trình EF 22

Hình 1.13 Sơ đồ EF phân hủy Tetracycline sử dụng catot CF900 23

Hình 1.14 Sơ đồ EF phân hủy RhB sử dụng catot CF/GO/AQS 24

Hình 1.15 Cấu tạo khung hữu cơ kim loại MOFs 25

Hình 1.16 (a) Cấu trúc xốp của 100(Fe); (b) những cái lồng trong MIL-100(Fe); (c) cửa sổ ngũ giác và lục giác trong lồng 26

Hình 1.17 Cấu trúc tinh thể MIL-100(Mn) 27

Hình 1.18 Sơ đồ chế tạo MIL100(Fe) từ Fe0 và 1,3,5-BTC 28

Hình 1.19 Quy trình tổng hợp MIL-100(Fe) từ muối Fe(III) và axit trimesic 28

Trang 11

Hình 1.20 Quy trình tổng hợp MIL-100(Fe) theo Mahsa Rezaei 29

Hình 1.21 Quy trình tổng hợp MIL-100(Fe) theo Dan Chen 29

Hình 1.22 Sơ đồ tổng hợp MIL-100(Mn) vô định hình 30

Hình 1.23 Ảnh SEM của MIL-100(Fe,Mn) 31

Hình 1.24 Sơ đồ phân hủy Sulfamethazine bằng EF sử dụng xúc tác Fe/Fe3C@PC 33

Hình 1.25 sơ đồ quy trình tổng hợp và phân hủy bisphenol A bằng xúc tác Fe2O3/N/C trong EF 34

Hình 1.26 Sơ đồ phân hủy triclosan bằng EF sử dụng catot Mn/Fe@PC-CP 35

Hình 1.27 Sơ đồ phân hủy p-nitrophenol bằng CFP@PANI@MIL-101 trong EF.36 Hình 2.1 Sơ đồ tổng hợp oxit Fe,Mn-Cxốp/CF 40

Hình 2.2 Các tín hiệu sinh ra từ bề mặt mẫu trên kính hiển vi điện tử quét SEM .41 Hình 2.3 Quan hệ giữa dòng điện - điện thế trong quét thế tuần hoàn 42

Hình 2.4 Mạch điện tương đương của một bình điện phân (a) và Phổ Nyquist (b)43 Hình 2.5 Nguyên lý phát xạ tia X dùng trong phổ 45

Hình 2.6 Sơ đồ tia tới và tia phản xạ trên cấu trúc tinh thể của vật liệu 46

Hình 2.7 Sơ đồ hệ thống thí nghiệm Fenton điện hóa 48

Hình 3.1 Ảnh SEM của CF thương mại (a); CF sau khi hoạt hóa HNO3 đặc (b); MIL- 100(Fe,Mn)/CF (c) và (d); oxit Fe,Mn-Cxốp/CF tỷ lệ [Fe:Mn]=[1:1](c) và (f); [Fe:Mn]= [2:1](g) và (h); [Fe:Mn]=[1:2](j) và (k) 51

Hình 3.2 Quét thế vòng tuần hoàn (CV) của các điện cực CF, MIL-100(Fe,Mn)/CF; oxit Fe/CF; oxit Mn/CF và oxit Fe,Mn-Cxốp/CF tỷ lệ [Fe:Mn]=[1:1]; [2:1]; [1:2] ở tốc độ quét 0,1V.s-1 trong dung dịch K3[FeCN6] 10mM + KCl 0,1M 53

Trang 12

Hình 3.3 Đồ thị Nyquist của các điện cực CF, MIL-100(Fe,Mn)/CF; oxit Fe/CF;oxit Mn/CF và oxit Fe,Mn-C

xốp/CF tỷ lệ [Fe:Mn]=[1:1]; [2:1]; [1:2] ở tốc độ quét 0,1V.s- 1 trong dung dịch Na2SO41M 55Hình 3.4 Phổ EDX của vật liệu oxit Fe,Mn-Cxốp/CF 56Hình 3.5 Phổ nhiễu xạ tia X của CF, MIL-100(Fe,Mn); Fe,Mn-Cxốp/CF và bột oxithỗn hợp Fe,Mn 57Hình 3.6 Phổ FT-IR của CF, MIL-100(Fe,Mn), oxit Fe,Mn-Cxốp/CF, oxit Fe/CF vàoxit Mn/CF 59Hình 3.7 Đường cong TGA của các vật liệu MIL-100(Fe), MIL-100(Mn) và MIL-100(Fe,Mn) 60Hình 3.8 a Ảnh hưởng của nồng độ Fe và Mn đến hiệu quả xử lý MB; b.Đường cong động học loại bỏ MB ở các nồng độ Fe và Mn khác nhau 61Hình 3.9 a Ảnh hưởng của các hệ xúc tác khác nhau đến hiệu quả xử lý MB; b.Đường cong động học loại bỏ MB ở các hệ xúc tác khác nhau 63Hình 3.10 a Ảnh hưởng của mật độ dòng đến hiệu quả xử lý MB; b.Đường congđộng học quá trình loại bỏ MB ở các mật độ dòng khác nhau 64Hình 3.11 a Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả loại bỏ MB; b Đường cong động học quá trình loại bỏ MB ở các pH khác nhau 67Hình 3.12 a Ảnh hưởng của hàm lượng MB đến hiệu quả loại bỏ; b Đường congđộng học ở các hàm lượng MB khác nhau 68Hình 3.13 a Ảnh hưởng của anion đến hiệu quả loại bỏ MB; b Đường cong độnghọc của quá trình loại bỏ MB ở các anion khác nhau 70Hình 3.14 Hiệu quả xử lý MB sau 5 chu kỳ liên tiếp tái sử dụng của vật liệu catotoxit Fe,Mn-Cxốp/CF 72

Trang 13

Hình 3.15 Ảnh hưởng của các chất dập tắt đến khả năng loại bỏ MB bởi hệ thống

EF sử dụng catot oxit Fe,Mn-Cxốp/CF 77

Hình 3.16 Sơ đồ cơ chế phân hủy MB sử dụng catot oxit Fe,Mn-Cxốp/CF 80

Hình 3.17 Phổ UV-Vis của MB theo thời gian 81

Hình 3.18 Sự biến đổi pH theo thời gian của dung dịch phản ứng 82

Hình 3.19 Khối phổ các chất trung gian của MB 20mg/L theo thời gian khi xử lý bằng quy trình EF 83

Hình 3.20 Con đường phân huỷ MB có thể xảy ra 84

Trang 14

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu 38Bảng 2.2 Các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu 39Bảng 3.1 So sánh khả năng xử lý chất ô nhiễm hữu cơ trong nước bằng Fenton điện hóa sử dụng các xúc tác từ MOFs 73

Trang 15

DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

AOP Advanced oxidation processes Quá trình oxi hóa nâng cao

CV Voltammetry Cyclic Phương pháp quét thế vòng tuần

hoànEIS Electrochemical Impedance

Spectroscopy

Phương pháp điện trở kháng

quang phổ

FT-IR Fourier-transform infrared

spectroscopy

Phổ hồng ngoại biến đổi fourier

SEM Scanning Electron Microscope Kính hiển vi điện tử quét

TOC Total organic carbon Tổng carbon hữu cơ

COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxi hóa họcBOD Biochemical Oxygen Demand Nhu cầu oxi sinh học

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết, tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hằng năm, ngành công nghiệp dệt nhuộm thải ra môi trường một lưu lượnglớn các loại thuốc nhuộm và nước thải dệt nhuộm Các chất tạo màu này tương đốibền vững, có độc tính cao, khó bị phân hủy sinh học, lan truyền và tồn lưu một thờigian dài trong môi trường Việc xả nước thải chứa thuốc nhuộm vào nguồn nướcdẫn đến thay đổi độ pH, giảm sự thâm nhập ánh sáng và khả năng hòa tan khí, cũngnhư tăng COD, BOD, TOC của các nguồn nước gây ra các tác động vô hình đối vớimọi dạng sống kể cả động vật và thực vật [1, 2]

Xanh methylen (còn được gọi là Methylen Blue, Methylthioninium Chloride,

CI 52015), là một loại thuốc và thuốc nhuộm thiazine phổ biến, có màu xanh lá câyđậm và tan tốt trong nước tạo màu xanh lam Nó được sử dụng rộng rãi trong cácngành dệt may, công nghiệp mực in, hóa học, sinh học và đặc biệt là ứng dụngtrong y học Nó gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người như nhức đầu, nônmửa, lú lẫn, khó thở và huyết áp cao, nghiêm trọng hơn còn có thể gây ra hội chứngserotonin, phá vỡ tế bào hồng cầu và phản ứng dị ứng nếu sử dụng không đúng liềulượng [3]

Đã có nhiều phương pháp được áp dụng để loại bỏ xanh methylen trong nướcnhư plasma [4], hấp phụ [5, 6], xúc tác hoạt hoá, xúc tác quang [7], Fenton cổ điển,

và Fenton điện hoá [8-16]… Việc tìm ra công nghệ mới với chi phí đầu tư thấpnhưng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của môi trường đang được quantâm hàng đầu, các nhà khoa học công nghệ đã tiến hành nhiều công trình nghiêncứu khác nhau theo nhiều hướng mới, đáng chú ý là công nghệ phân hủy khoánghóa chất ô nhiễm bằng quá trình oxy hóa nâng cao hỗ trợ các công nghệ truyềnthống Trong số đó, phản ứng Fenton là một trong những quá trình oxy hóa tiêntiến, được đề xuất là một phương pháp đầy hứa hẹn và hấp dẫn vì khả năng oxy hóamạnh, tốc độ phản ứng nhanh, khả năng áp dụng chung và điều kiện phản ứng nhẹ.Gốc hydroxyl (•OH) có

Trang 17

khả năng oxy hóa cực kỳ cao ( E0 = +2,8 V) và có thể tấn công không chọn lọc hầunhư tất cả các chất ô nhiễm hữu cơ, cuối cùng khoáng hóa chúng thành các phân tửnhỏ vô hại hoặc thậm chí CO2 và H2O Tuy nhiên, công nghệ Fenton dựa trên cácion sắt và hydrogen peroxide có một số nhược điểm cố hữu chẳng hạn như: phạm

vi pH hoạt động nghiêm ngặt (khoảng 2-4); đưa vào một lượng lớn muối Fe và yêucầu xử lý thêm bùn chứa sắt sau phản ứng, làm tăng chi phí vận hành và cản trởviệc áp dụng nó trên quy mô lớn Một trong những nỗ lực để giải quyết những vấn

đề này là phát triển quá trình Fenton dị thể dựa trên chất xúc tác rắn để thay thế chophản ứng Fenton đồng thể dựa trên muối sắt Cho đến nay có nhiều loại vật liệu rắnkhác nhau chẳng hạn như các hạt nano Fe@Fe2O3 [17-19], pyrotin [20], 𝛾-FeOOH[21, 22], oxit 𝛾-Fe2O3/Fe3O4 [23], chalcopyrit [24],… là những nguồn xúc tác sắtthú vị và vật liệu tổng hợp lưỡng kim [9, 10, 12-14, 25] đã được nghiên cứu rộngrãi như chất xúc tác cho phản ứng Fenton dị thể

Các vật liệu trên nền cacbon thường được dùng làm điện cực catot như làgraphit, vải cacbon, sợi cacbon, cacbon thuỷ tinh, bọt cacbon, ống nano cacbon[26]… Trong đó carbon felt (CF) có nhiều ưu điểm như dẫn điện tử tốt, diện tích

bề mặt cao và độ xốp có thể cung cấp các vị trí cho các phản ứng oxi hóa khử, hiệusuất điện hoá cao, ổn định cơ học và chi phí tương đối thấp nên thường được sửdụng làm điện cực catot trong Fenton điện hóa Tuy nhiên, do bản chất bề mặt kỵnước và động học kém đối với phản ứng oxy hóa khử làm cho khả năng thấm ướt

và điện hóa của CF trong dung dịch nước không được cao, làm giảm hiệu suất tạohydropeoxit và hiệu suất khử Fe3+ khi ứng dụng CF thô làm catot trong quá trình

EF Để cải thiện sự hạn chế này có rất nhiều biện pháp biến tính CF [27, 28], trong

đó việc gắn kết các kim loại lên bề mặt của CF làm tăng hoạt tính điện hóa củachúng đang là phương pháp tương đối hiệu quả

Metal Organic Framewoks (MOFs) - vật liệu khung hữu cơ kim loại là nhómvật liệu mới nhận được nhiều sự quan tâm gần đây Những vật liệu này có sự sắpxếp

Trang 18

tuần hoàn các nút kim loại và các phối tử phối trí có thể ảnh hưởng đến khả năngtiếp cận và mức độ oxy hoá của nguyên tử sắt Một trong những đặc điểm nổi bậtcủa vật liệu này là có diện tích bề mặt riêng và kích thước mao quản lớn hơn nhiều

so với các vật liệu mao quản khác MIL-100(Fe,Mn) có diện tích bề mặt và thể tích

lỗ xốp cao, cấu trúc được xác định rõ, chọn lọc xúc tác tốt và được ứng dụng vàonhiều lĩnh vực khác nhau như hấp phụ khí, loại bỏ các ion kim loại nặng và cácchất ô nhiễm hữu cơ từ nước thải, hấp phụ thuốc nhuộm, hấp phụ, lưu trữ khí, làmxúc tác trong nhiều phản ứng hóa học, ứng dụng trong y sinh, dẫn truyền thuốc,ứng dụng cho thận nhân tạo [29, 30] Hiện nay, việc sử dụng vật liệu MOF làm tiềnchất để tổng hợp các hạt vi mô, nano làm xúc tác dị thể cũng đang được nhiều nhàkhoa học quan tâm nghiên cứu do nó có nhiều đặc tính vượt trội Hương Lê vàcộng sự (2019) đã tổng hợp các hạt nano Fe-C từ MIL-53(Fe) làm chất xúc tác dịthể để khoáng hóa AO7 trong nước bằng EF, kết quả cho thấy đã loại bỏ được46,1% TOC trong vòng 8 giờ [31] Năm 2020, Xuedong và các cộng sự đã nghiêncứu tổng hợp Fe/Fe3C@PC từ MIL-101(Fe) làm chất xúc tác cho hệ thống Fentonđiện hóa để phân hủy sulfamethazine, kết quả loại bỏ được hoàn toàn SMT chỉ sau

60 phút [32] Nghiên cứu của Pei Dong và cộng sự (2020) cũng đã xử lý được gần100% p-nitrophenol sau 120 phút, tương ứng 52% TOC khi chế tạo thành côngđiện cực dựa trên dẫn xuất của MOF (CFP@PANI@MIL-101(400)) bằng phươngpháp nhiệt phân để ứng dụng trong EF [33] Xiaolan Zhou và cộng sự cũng đãnghiên cứu sự phân hủy của triclosan trong quy trình EF với catot Mn/Fe@PC trên

cơ sở MOF, kết quả TCS được phân hủy hoàn toàn trong vòng 120 phút và loại bỏ56,9 ± 2,0% TOC sau 240 phút xử lý [34] Những kết quả này cho thấy MOFs cókhả năng duy trì hiệu suất tốt trong nhiều chu kỳ EF và cung cấp lượng sắt bị rửatrôi tối thiểu vào các dung dịch Đặc biệt, các vật liệu cacbon với chất pha tạplưỡng kim và ba kim có thể thể hiện diện tích bề mặt cao hơn và sự chuyển điện

tử / điện tích giữa các kim loại đa hoá trị dẫn đến hiệu suất xúc tác tốt hơn so vớicác chất đơn kim của chúng [34] Trong số các

Trang 19

kim loại chuyển tiếp, các vật liệu gốc mangan đã thu hút nhiều sự chú ý trong quytrình like-Fenton vì tính sẵn có, độc tính thấp và bản chất đa hoá trị So với Fe3+, thếkhử tiêu chuẩn của Mn3+ cao hơn nhiều, có xu hướng nhận electron nhanh hơn, do

đó Mn2+ có thể được tái sinh dễ dàng hơn Bên cạnh sự tương tác điện tử mạnh mẽ,hiệu ứng hiệp đồng giữa Fe và Mn cũng có thể làm tăng độ dẫn điện tử và thúc đẩyđộng học phản ứng, tạo điều kiện hoạt hóa H2O2 và tăng cường sự phân huỷ cácchất ô nhiễm Mặt khác, trong ứng dụng của các chất xúc tác có nguồn gốc từ MOFtrên cơ sở like Fenton, oxit kim loại Mn, Fe được hình thành trên nền carbon xốp

có hiệu suất phản ứng tạo H2O2 (từ khử oxy bởi 2 electron diễn ra trong điều kiệnaxit) do cacbon xốp là vị trí hấp phụ với các oxit kim loại hoạt hóa H2O2 tạo thànhcác loại oxy hoạt động Do đó, việc tổng hợp oxit lưỡng kim Fe,Mn trên nềncacbon xốp trên cơ sở MIL-100(Fe,Mn)/CF bằng cách nung trong nitơ làm điệncực catot trong EF có thể đem lại khả năng xúc tác tốt cho quá trình khử oxy tạo

H2O2 đồng thời làm giảm quá trình hòa tan của Fe và Mn vào dung dịch, làm giảm

ô nhiễm thứ cấp Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL-100(Fe,Mn) ứng dụng làm catot cho Fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước”.

2 Mục tiêu đồ án

Thực hiện đề tài này chúng tôi giải quyết các mục tiêu sau:

- Tổng hợp oxit lưỡng kim Fe,Mn-Cxốp/CF từ MIL-100(Fe,Mn) bằng phươngpháp thủy nhiệt kết hợp với nung trong nitơ và nghiên cứu hình thái cấu trúc của nó

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý xanh methylen (MB)trong nước

- Nghiên cứu đề xuất cơ chế phản ứng

3 Phương pháp nghiên cứu

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung đặt ra của đồ án, chúng tôi xác định phương pháp nghiên cứu ở đây bao gồm:

Trang 20

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

- Phương pháp tổng hợp điện cực

- Phương pháp phân tích hình thái, cấu trúc, tính chất điện hóa

- Phương pháp xử lý MB bằng quá trình Fenton điện hóa sử dụng cực âm làoxit Fe,Mn-Cxốp/CF

- Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: catot oxit Fe,Mn-Cxốp/CF sử dụng trong quy trìnhFenton điện hóa và nghiên cứu, khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xử lý

MB trong nước

Phạm vi nghiên cứu: Đồ án được thực hiện tại phòng thí nghiệm Kỹ thuậtmôi trường - Bộ môn Kỹ thuật Môi trường, Khoa Hóa - Lý Kỹ thuật, Học viện Kỹthuật Quân sự

5 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn

Catot oxit Fe,Mn-Cxốp/CF sử dụng trong quy trình Fenton điện hóa có ứngdụng thực tiễn trong xử lý các loại nước thải hữu cơ: thuốc nhuộm, kháng sinh,

6 Bố cục đồ án tốt nghiệp

Đồ án được chia thành 3 phần chính bao gồm:

Phần mở đầu: Nêu lên tính cấp thiết, mục tiêu, nhiệm vụ của đồ án, phươngpháp nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Phần nội dung: Gồm 3 chương

Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả và thảo luận

Phần kết luận và hướng phát triển: Tổng kết lại những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện và hướng phát triển đồ án trong tương lai

Trang 21

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về xanh methylen (MB)

1.1.1 Cấu tạo, tính chất và ứng dụng của xanh methylen

Xanh methylen (MB) hay còn được gọi là methylen Blue,Tetramethylthionine Chlorhydrate, Methylthioninium Chloride, CI 52015, có côngthức hóa học là C16H18ClN3S (319,85 g.mol-1 ; pKa~3,8) Là một loại thuốc kiêmthuốc nhuộm thiazine phổ biến, có màu xanh lá cây đậm và tan tốt trong nước.Ngoài ra nó còn tan trong các dung môi ethanol, chloroform, axit axetic vàglyxerol; ít tan trong pyridine; không tan trong xylene và axit oleic Khi tan trongnước (43,6 mg.L-1 ở 25oC), MB tạo thành dung dịch màu xanh lam có bước sónghấp thụ cực đại tại 664 nm

Hình 1.1 Cấu tạo và phổ hấp thụ phân tử UV-Vis của Xanh Methylen

MB được sử dụng rộng rãi trong các ngành dệt may, công nghiệp mực in, hóahọc, sinh học và đặc biệt là ứng dụng trong y học Trong hóa phân tích, xanhmethylen được sử dụng như một chất chỉ thị với thế oxy hóa khử tiêu chuẩn 0,01V.Dung dịch của chất này có màu xanh lam khi ở trong môi trường oxy hóa, nhưng sẽchuyển thành không màu nếu tiếp xúc với chất khử Trong lĩnh vực sinh học, MBthường được dùng để kiểm tra RNA hoặc DNA dưới kính hiển vi hoặc trong gel.Nó

Trang 22

cũng có thể được sử dụng như một chỉ số để xác định xem các tế bào nhân thực nhưnấm men còn sống hay đã chết Xanh methylen bị khử trong các tế bào sống sótkhiến chúng không bị nhiễm màu, còn tế bào chết thì không thể khử màu xanhmethylen bị oxy hóa và chuyển thành màu xanh lam Xanh methylen có thể cản trởquá trình hô hấp của nấm men vì nó hấp thụ các ion hydro được tạo ra trong quátrình này Ngoài ra MB còn được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản trong việc điềutrị các bệnh về vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng Nó thường được sử dụng để bảo vệtrứng cá mới đẻ khỏi bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn Đặc biệt là rất hiệu quả trongviệc điều trị ngộ độc amoniac, nitrit và xyanua cũng như điều trị tại chỗ các bệnh

về nấm Saprolegnia trên các giai đoạn của cá [3]

Xanh methylen lần đầu tiên được điều chế vào năm 1876, bởi Heinrich Caro

Nó nằm trong “Danh sách Thuốc thiết yếu” của Tổ chức Y tế Thế giới Được ứngdụng nhiều trong lĩnh vực y học, dùng trong điều trị bệnh methemoglobin huyết.Ngoài ra nó cũng có tác dụng sát khuẩn nhẹ và nhuộm màu các mô Thuốc có liênkết không hồi phục với acid nuleic của virus và phá vỡ phân tử virut khi tiếp xúcvới ánh sáng nên MB còn được dùng tại chỗ để điều trị nhiễm virut ngoài da nhưherpes simplex, điều trị chốc lở, viêm da mô và làm thuốc nhuộm các mô trong một

số thao tác chuẩn đoán (nhuộm vi khuẩn…) Trước đây nó đã được sử dụng để điềutrị ngộ độc xyanua và nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng việc sử dụng này khôngcòn được khuyến khích vì nó thường được tiêm vào tĩnh mạch Các tác dụng phụthường gặp bao gồm nhức đầu, nôn mửa, lú lẫn, khó thở và huyết áp cao Nếu đượctruyền vào tĩnh mạch với liều vượt quá 5 mg/kg, có thể dẫn đến ngộ độc serotoninnghiêm trọng, phá vỡ tế bào hồng cầu và phản ứng dị ứng Sử dụng thường xuyênkhiến nước tiểu, mồ hôi và phân có màu xanh lam sang màu xanh lục [3]

1.1.2 Các phương pháp xử lý xanh methylen

Ngành dệt là ngành công nghiệp có dây chuyền công nghệ phức tạp, áp dụngnhiều loại hình công nghệ, các nguồn nguyên liệu, hoá chất khác nhau và cũng sản

Trang 23

xuất ra nhiều mặt hàng có mẫu mã, màu sắc, chủng loại khác nhau Bên cạnhnhững đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước và những đóng góptrong vấn đế đảm bảo an sinh xã hội thì hoạt động sản xuất của ngành dệt may cũngmang lại không ít nhũng tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái Lượng nướcthải mà các nhà máy dệt nhuộm tiêu thụ cho mỗi kg vải là rất lớn Nước thải côngnghiệp dệt nhuộm gồm có nhiều loại hóa chất như axit, kiềm, thuốc nhuộm, chấtcầm màu, hydro peoxit, tinh bột, chất hoạt động bề mặt, chất phân tán, kim loạinặng,… Lượng hóa chất sử dụng tùy thuộc loại vải, màu và chủ yếu đi vào nướcthải của các công đoạn sản xuất Thành phần nước thải dệt nhuộm này có độ kiềmcao, độ màu lớn, nhiều hóa chất độc hại đối với các loài thủy sinh, có khả năng gâyung thư, bền trong môi trường và khó phân hủy sinh học Khi xâm nhập vào cơ thể,các hợp chất này sẽ gây ra tổn thương cho hệ thần kinh, hệ thống tim mạch, gâyung thư và đột biến gen,….

Trong số các thuốc nhuộm, xanh methylen là thuốc nhuộm cation thuộc nhómthiazine phổ biến, có màu xanh lá cây đậm và tan tốt trong nước được sử dụng rộngrãi trong dệt may, công nghiệp mực in, hóa học, sinh học và đặc biệt là ứng dụngtrong y học Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người như nhức đầu, nôn mửa, lúlẫn, khó thở và huyết áp cao, nghiêm trọng hơn còn có thể gây ra hội chứngserotonin, phá vỡ tế bào hồng cầu và phản ứng dị ứng nếu sử dụng quá liều lượng.Hiện nay, có nhiều phương pháp để loại bỏ MB trong nước như plasma, hấp phụ,màng, xúc tác hoạt hoá, xúc tác quang, Fenton điện hoá

Maria C Garcia và cộng sự (2017) đã nghiên cứu sự phân hủy của MB trongdung dịch nước bằng cách sử dụng tia plasma phi nhiệt (2,45 GHz) ở áp suất khíquyển Kết quả cho thấy sự phân hủy MB hiệu quả hơn ở nồng độ thuốc nhuộmthấp Đối với thể tích mẫu thấp hơn bằng 50 mL thì giá trị năng lượng chuyển hóađạt 50% với độ chuyển hóa trong khoảng 0,03 đến 0,296 g/kWh Ngoài ra, sự giatăng tốc độ dòng argon tạo ra tốc độ suy thoái cao hơn và khả năng sử dụng songsong hai đầu

Trang 24

phun plasma có hiệu quả hơn một chút so với một đầu phun ngay cả khi có tổng lưulượng và tổng công suất đầu vào bằng nhau Lò phản ứng plasma có thể tạo ra cácloại hydrogen peroxide trong nước, nồng độ cuả chúng tăng lên theo tốc độ dòngargon plasma Trong trường hợp tối ưu, năng suất tạo thành H2O2 là 2,7 mg/kWh.Việc sinh ra H2O2 đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các loài hoạtđộng cuối cùng phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ [4].

Hình 1.2 Sơ đồ mô tả quá trình xử lý MB bằng phương pháp plasma

Yuelong Xu và các cộng sự (2019) đã đã nghiên cứu vật liệu nano MnO hìnhque bằng phương pháp thủy nhiệt, sử dụng làm chất hấp phụ để xử lý MB trongnước Kết quả cho thấy khi sử dụng dung dịch thuốc nhuộm có nồng độ 20 mg/Ltiếp xúc với 7 mg MnO, giữ các thông số khác không đổi (T = 298 K, 0,5 mL H2O2,

pH = 8) thì hiệu suất phân hủy MB cao nhất đạt 99,8% sau 24 giờ xử lý, tương ứngvới khả năng hấp phụ 154 mg/g Hỗn hợp nano MnO thể hiện khả năng tái sử dụngtuyệt vời với hiệu suất xử lý lên đến 87% sau 10 chu kỳ sử dụng Kết quả này chothấy MnO là vật liệu đầy hứa hẹn là vật liệu tiểm năng và hiệu quả để loại bỏ chất ônhiễm trên diện rộng [5]

Trang 25

Hình 1.3 Cơ chế phân hủy MB trong hỗn hợp nano MnO.

Năm 2019, Xihao Pan và các cộng sự đã phát triển thành công một loại xúctác từ Fe3O4@PDA-MnO2 thông qua việc phủ lớp PDA và lắng MnO2 trên bề mặt

Fe3O4 Chất xúc tác Fe3O4@PDA-MnO2 có thể kết hợp với hydro peroxit để tạothành thuốc thử giống Fenton để loại bỏ MB Kết quả cho thấy hiệu suất phân hủy

MB đạt 97,36% sau 240 phút xử lý tại điều kiện tối ưu: 5mg Fe3O4@PDA-MnO2,40mg.L-1 MB, pH = 3 và T= 298K Bên cạnh đó, chất xúc tác có thể được sử dụngtrong phạm vi pH rộng từ 2 đến 12 trong hệ thống Fenton Hơn nữa Fe3O4@PDA-MnO2 có thể duy trì khả năng tái sử dụng tuyệt vời sau năm chu kỷ sử dụng Ngoài

ra, Fe3O4@PDA-MnO2 vẫn có thể giữ hơn 75% hiệu suất loại bỏ MB trong ứngdụng xử lý nước thải công nghiệp, hứa hẹn sẽ là một loại xúc tác hiệu quả cho việc

xử lý nước thải [13]

Hình 1.4 Đề xuất cơ chế loại bỏ MB bằng Fe 3 O 4 @PDA-MnO 2

Trang 26

Yingrui Liu và cộng sự (2019) đã nghiên cứu biến tính điện cực GF bằngPEDOT : NAPSS và GO/PEDOT : NAPSS làm cực âm trong hệ thống EF, sau đóghép bùn dạng hạt hiếu khí (AGS) xử lý sinh học để xử lý nước thải nhuộm Sựtương tác giữa PEDOT và GO đã làm tăng tốc độ truyền điện tử, cải thiện độ dẫnđiện và độ ổn định của điện cực GF Các điều kiện xử lý tối ưu như sau: 0,2L MB100mg.L-1, 10g.L-1 Fe-C, Na2SO4 0.05M, I = -0.75V, tốc độ sục khí 0.6 L.min-1,điện cực làm việc GO/PEDOT : NAPSS@GF, điện cực đếm Ti/IrO2-RuO2, điệncực so sánh SCE Sau 2 giờ phản ứng, kết quả xử lý COD và TOC đạt 75,7% và86,5% tương ứng, cao hơn so với hệ thống đơn lẻ Do đó GF sửa đổi này có thểđược sử dụng như một cực âm hữu ích tiềm năng trong công nghệ EF để xử lýnước thải thực tế và có giá trị ứng dụng kỹ thuật đầy hứa hẹn trong lĩnh vực xử lýnước thải MB [11].

Hình 1.5 Sơ đồ hệ thống xử lý MB bằng EF và AGS

Các phương pháp xử lý MB trước đây hoặc tốn kém hoặc có nhu cầu nănglượng cao Năm 2019, Yuzhe Zhang và các cộng sự đã nghiên cứu kết hợp haiphương pháp xử lý ô nhiễm thông qua nhiệt phân cacbon Nhiệt phân lốp xe phếthải

Trang 27

tái chế bằng vi sóng ở nhiệt độ cao tạo ra cacbon nhiệt phân, sau đó sử dụng để hấpphụ MB Kết quả cho thấy, tại pH = 7 và 298K khả năng hấp phụ tối đa của cacbonnhiệt phân đối với MB là 71,6 mg/g, kết quả này ủng hộ cho việc sử dụng cacbonnhiệt phân làm chất hấp phụ với hiệu suất hấp phụ tương đương than hoạt tínhthương mại [6].

Tonni Agustiono Kurniawan và cộng sự (2020) đã tiến hành loại bỏ MBtrong nước bằng phương pháp xúc tác quang sử dụng vật liệu compozit GO/TiO2.Kết quả cho thấy tỷ lệ trọng lượng GO/TiO2 là 1:2 cho diện tích bề mặt lớn nhất(104,51 m2/g) Tại điều kiện phản ứng tối ưu với 0,2 g.L-1 GO/TiO2, pH = 10 vàdung dịch thuốc nhuộm có nồng độ 5 mg.L-1 thì việc loại bỏ MB gần như hoàn toànsau 4 giờ xử lý Kết quả này cao hơn 30% so với việc sử dụng xúc tác TiO2 ở cùngđiều kiện Nước thải đã qua xử lý có thể đáp ứng giới hạn tiêu chuẩn xả thảinghiêm ngặt dưới 0,2 µg.L-1 của Trung Quốc Điều này cho thấy rằng không cầnthiết phải xử lý sinh học thêm, do đó cải thiện hiệu quả chi phí của các phươngpháp xử lý nước [7]

Soto và cộng sự (2020) đã nghiên cứu tổng hợp điện cực ống nano TiO2 tựpha tạp (SD-TNT) và ứng dụng nó như một điện cực nền cảm biến để theo dõi điệnhóa thuốc nhuộm xanh methylen trong quá trình phân hủy điện Fenton của nó.Những thay đổi về cấu trúc cho phép ứng dụng SD-TNT như một cảm biến đo điệnthế của MB mà không cần bất kỳ bức xạ UV nào Điện cực SD-TNT cho phép địnhlượng MB hiệu quả với giới hạn phát hiện là 0,48 và 0,90 𝜇mol.L-1 khi được coi làđỉnh oxy hoá và khử tương ứng Sau đó, điện cực SD-TNT được áp dụng để theodõi nồng độ MB trong quá trình oxy hóa điện-Fenton Các điều kiện tối ưu như sau:anot: DSA (5,0 cm2), catot: cacbon-PTFE (3,0 cm2), MB 20mg.L-1, Na2SO4 0,1mol.L-1, Fe2+ 0,50 mmol.L-1, pH = 3, I = 16,67 mA.cm-2, tốc độ sục khí 150mL.min-

1 Xác định điện thế được tiến hành trong tế bào ba điện cực với điện cực làm việcSD-TNT, điện cực đếm Pt (0,5 × 0,5 cm) và điện cực so sánh Ag/AgCl Việc loại

bỏ MB đều tuân theo động học giả bậc một, cho thấy sự hình thành liên tục của cácgốc ●OH và loại

Trang 28

bỏ gần như hoàn toàn chất màu sau 60 phút xử lý Những kết quả này cho thấy TNT là một vật liệu linh hoạt, đơn giản và đầy hứa hẹn để xác định điện thế củathuốc nhuộm tổng hợp [15].

SD-Mới đây, Fayazi và cộng sự (2020) đã xử lý MB bằng quá trình oxy hóađiện- Fenton sử dụng tổ hợp nano sepiolit/pyrit (Sep/FeS2) làm xúc tác dị thể Chấtxúc tác thể hiện hiệu quả tốt khi xử lý được 96,6% MB sau 75 phút, với các điềukiện áp dụng tối ưu như sau: anot: Pt, catot: GF, MB 50mg.L-1, Sep/FeS2 1,0 g.L-1,

Na2SO4 0,05 mol.L-1, pH= 3, I = 150 mA, tốc độ sục khí 200mL.min-1 Gốc ●OHđược xác định là tác nhân chính quyết định sự khoáng hóa của chất màu Nhờ khảnăng xúc tác, tính ổn định hóa học cao và chi phí rẻ, tổ hợp nano Sep/FeS2 đượcđánh giá là có tiềm năng lớn hoạt động như một chất úc tác EF cho các ứng dụngcông nghiệp [16]

Hình 1.6 Sơ đồ hệ thống xử lý MB bằng EF của Fayazi

Nhìn chung có nhiều phương pháp để loại bỏ MB trong nước, tuy nhiênphương pháp Fenton điện hoá đem lại hiệu quả xúc tác cao và ổn định, thời gian xử

lý được rút ngắn và các vấn đề về chi phí được cải thiện

Trang 29

1.2 Phương pháp Fenton điện hóa (EF)

1.2.1 Giới thiệu về phương pháp Fenton điện hóa

Phương pháp Fenton cổ điển là công trình nghiên cứu của J.H.Fenton đượccông bố vào năm 1894 trong tạp chí hội hóa học Mỹ Trong phương pháp này, tổhợp H2O2 và muối sắt Fe2+ được sử dụng làm tác nhân oxi hóa rất hiệu quả chonhiều đối tượng các chất hữu cơ và được mang tên “tác nhân Fenton” Quá trìnhFenton ưu việt ở chỗ tác nhân H2O2 và muối sắt tương đối rẻ và có sẵn, đồng thờikhông độc hại và dễ vận chuyển, dễ sử dụng trong khi hiệu quả của oxi hóa nângcao hơn rất nhiều so với chỉ sử dụng H2O2 độc lập Áp dụng quá trình Fenton để xử

lý nước thải có thể dẫn đến khoáng hóa hoàn toàn các hữu cơ thành CO2, H2O vàcác ion vô cơ [35]

Thông thường quá trình oxi hóa Fenton đồng thể gồm 4 giai đoạn: i) Điềuchỉnh pH cho phù hợp; ii) Phản ứng oxi hóa: Trong giai đoạn phản ứng oxi hóa xảy

ra sự hình thành gốc tự do •OH hoạt tính và phản ứng oxi hóa chất hữu cơ Cơ chếhình thành gốc tự do •OH sẽ được xét cụ thể sau Gốc tự do •OH hình thành sẽtham gia vào phản ứng oxi hóa các hợp chất hữu cơ có trong nước cần xử lý,chuyển chất hữu cơ từ dạng cao phân tử thành các chất hữu cơ có khối lượngphân tử thấp;

iii) Trung hòa và keo tụ: Sau khi xảy ra quá trình oxi hóa cần nâng pH dung dịch lên

> 7 để thực hiện kết tủa Fe3+ mới hình thành Kết tủa Fe(OH)3 mới hình thành sẽthực hiện các cơ chế keo tụ, đông tụ, hấp thụ một phần các chất hữu cơ chủ yếu làcác chất hữu cơ cao phân tử; iv) Quá trình lắng: Các bông keo sau khi hình thành sẽlắng xuống khiến làm giảm COD, màu, mùi trong nước thải Sau quá trình lắng, cácchất hữu cơ còn lại (nếu có) trong nước thải chủ yếu là các chất hữu cơ có khốilượng phân tử thấp sẽ được xử lý bổ sung bằng phương pháp sinh học hoặc bằngphương pháp khác

Mặc dù tác nhân Fenton được biết đến hàng thế kỷ nay nhưng cơ chế phảnứng Fenton cho đến nay vẫn còn đang tranh cãi, thậm chí có ý kiến trái ngược

Trang 30

nhau Hệ tác nhân Fenton cổ điển là một hỗn hợp các ion sắt hóa trị 2 vàhydroxyl peroxit

Trang 31

H2O2, chúng tác dụng với nhau sinh ra gốc tự do •OH, còn Fe2+ bị oxi hóa thành

Fe3+ theo phản ứng sau:

Fe2+ + H2O2 → Fe3+ + •OH + OH- (1.1)Phản ứng Fenton đã tiếp tục được nghiên cứu bởi nhiều tác giả sau này, cácnghiên cứu này cho thấy, ngoài phản ứng (1.1) trên là phản ứng chính, trong quátrình Fenton còn xảy ra các phản ứng khác Tổng hợp lại bao gồm:

Fe2+ và H2O2 theo các phản ứng (1.3) và (1.4) nhưng quan trọng nhất là khả năngphản ứng với nhiều chất hữu cơ (RH) tạo thành các gốc hữu cơ có khả năng phảnứng cao, từ đó phát triển tiếp tục theo kiểu dãy chuỗi:

•OH + RH→ H2O + •R → oxi hóa tiếp các chất khác (1.8)Tuy cơ chế hình thành gốc hydroxyl vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng đại đa sốđều sử dụng cơ chế quá trình Fenton xảy ra theo các phản ứng (1.1) - (1.7) nêu trên

và thừa nhận vai trò của gốc hydroxyl tạo ra trong quá trình này [36]

Quá trình Fenton đồng thể có nhược điểm rất lớn là phải thực hiện ở pH thấp,tiếp đó phải nâng pH của nước thải sau xử lý lên > 7 bằng nước vôi trong hoặcdung dịch kiềm nhằm chuyển các ion Fe3+ vừa hình thành từ chuỗi phản ứng trênsang dạng keo Fe(OH)3 kết tủa Lượng kết tủa này được tách khỏi nước nhờ quátrình lắng hoặc lọc, kết quả là đã tạo ra một lượng bùn sắt kết tủa khá lớn Để khắcphục nhược điểm trên, đã có nhiều công trình nghiên cứu thay thế xúc tác sắtdạng dung dịch

Trang 32

(muối sắt) bằng quặng sắt goethite (α-FeOOH), cát có chứa sắt, hoặc sắt trên chấtmang Fe/SiO2, Fe/TiO2, Fe/than hoạt tính, Fe/zeolit [37] Quá trình này xảy ra cũnggiống như quá trình Fenton đã đề cập ở trên nên gọi là quá trình kiểu Fenton hệ dịthể.

Hình 1.7 Phản ứng Fenton đồng thể và Fenton dị thể

Nhìn chung quá trình Fenton cổ điển có hiệu quả cao trong khoảng pH 2-4,cao nhất ở pH khoảng 2,8 Do đó trong điều kiện xử lý nước thường gặp (pH 5-9)quá trình xảy ra không hiệu quả Ngoài ra còn phát sinh một vấn đề là cần tách ionsắt sau xử lý và yêu cầu xử lý thêm bùn chứa sắt sau phản ứng, làm tăng chi phívận hành và cản trở việc áp dụng nó trên quy mô lớn Đã có nhiều nghiên cứu vềcác dạng cải tiến của phương pháp fenton để tránh được pH thấp như quá trìnhphoto- Fenton, Fenton điện hoá,…

Fenton điện hoá (EF) là quá trình oxi hoá nâng cao (AOP) trong đó gốchydroxyl (•OH) được sinh ra từ phản ứng Fenton, nhưng các chất phản ứng củaphản ứng Fenton không cần phải đưa vào trực tiếp mà được sinh ra nhờ các phảnứng oxy hóa khử bằng dòng điện trên các điện cực, qua đó khắc phục được cácnhược điểm của phản ứng Fenton

Trang 33

Hình 1.8 Cơ chế tạo gốc •OH trong quá trình Fenton điện hóa

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Fenton điện hoá như bản chất củavật liệu điện cực catot và anot, diện tích điện cực và các thông số pH của môitrường, nồng độ xúc tác, nhiệt độ, bản chất chất xúc tác và mật độ dòng điệncũng là các thông số chính ảnh hưởng đến cơ chế và hiệu suất của hiệu ứng Fenton

điện hóa [38].Điện cực anôt thường sử dụng nhiều nhất là platin (Pt), titan phủ màng mỏngplatin (Pt/Ti), thép, ngoài ra còn có thể sử dụng các loại vật liệu khác như PbO2,SnO2, IrO2, kim cương pha tạp nguyên tố Bo (BDD)….[26] Phản ứng oxy hóanước giải phóng oxy có thể xảy ra theo phản ứng 1.8 trên điện cực anot, lượng oxynày được khuếch tán sang catôt làm tăng hiệu suất phản ứng tạo hydro peoxit ởcatôt (phản ứng 1.9) Các phản ứng này hoàn toàn được điều khiển bởi dòng điện:

2H2O - 4e → O2 + 4H+ (1.8)Điện cực catôt thường được sử dụng bẳng các vật liệu nền cacbon nhưgraphit, vải cacbon, sợi cacbon, cacbon thuỷ tinh, bọt cacbon, ống nano cacbon…[26] Phản ứng tạo H2O2 trong dung dịch chỉ được đảm bảo bởi phản ứng khử haiđiện tử của phân tử oxy trên điện cực catôt :

O2 + 2H+ + 2e- → H2O2 (1.9)

Fe2+ + H2O2 → Fe3+ + OH- + •OH (1.1)

Fe2+ + H+ + H2O2 → Fe3+ + H2O + •OH (1.10)

Trang 34

Quá trình khử oxy hoà tan diễn ra theo cơ chế nhận 2 electron tạo H2O2 hoặcnhận 4 electron tạo HO- phụ thuộc vào bản chất vật liệu làm catôt Do đó, vật liệuđiện cực có khả năng xúc tác điện hóa cho phản ứng khử oxy tạo H2O2 là một trongcác yếu tố quan trọng nhất, quyết định hiệu suất của quá trình xử lý nước thải bằngphương pháp Fenton điện hóa Bên cạnh đó, các tiêu chí cơ bản cho sự lựa chọn vậtliệu điện cực phải có quá thế hydro lớn đối với điện cực catôt và quá thế oxy lớnđối với quá trình anôt Tuy nhiên phản ứng (1.10) chỉ xảy ra trong môi trường phảnứng axit (pH = 2 - 4) Chất xúc tác ion sắt Fe2+ được tái tạo nhờ phản ứng khử điệnhóa (phản ứng 1.11) và cho phép tăng hiệu quả quá trình Fenton [39].

Fe3+ + e → Fe2+ (1.11)Gốc hydroxyl tạo thành sẽ oxi hoá các chất hữu cơ khó phân hủy sinh họcthành các sản phẩm CO2, nước và các ion vô cơ (NH4+, NO3-, SO42-, )

RH+ •OH  R• + H2O (1.12)

1.2.2 Phát triển xúc tác dị thể trên bề mặt CF làm catot trong Fenton điện hóa

Carbon felt (CF) thường được sử dụng làm điện cực catot trong phản ứng EF

do có nhiều ưu điểm như dẫn điện tử tốt, diện tích bề mặt cao và độ xốp có thểcung cấp các vị trí cho các phản ứng oxi hóa khử, hiệu suất điện hoá cao, ổn định

cơ học và chi phí tương đối thấp So với các điện cực trên cơ sở cacbon khác nhưcarbon thủy tinh, bọt carbon, sợi carbon, graphit felt hoặc giấy carbon thì CF là mộtloại điện cực có sẵn trên thị trường với giá thành tương đối thấp, bền và ổn định…

Đã có một số báo cáo về việc sử dụng carbon felt làm catot cho Electro Fenton đểphân huỷ các hợp chất hữu cơ trong nước như: thuốc nhuộm (azo,triphenylmethane…), phenol, thuốc chống vi trùng triclosan và triclocarban, thuốctrừ sâu chlorobenzen, glyphosate, tetracycline v.v…[40, 41]

Tuy nhiên, do bản chất bề mặt kỵ nước và động học kém đối với phản ứngoxy hóa khử nên khả năng thấm ướt và điện hóa của CF thô trong dung dịch nướckhông được tối ưu, làm giảm hiệu suất xử lý khi sử dụng nó làm catot trong quátrình EF

Trang 35

Để các điện cực CF hoạt động điện hoá mạnh hơn, một số phương pháp biến tính

đã được áp dụng ở các điều kiện khác nhau như lắng đọng kim loại, bổ sung cácnhóm chức bằng hóa chất và xử lý nhiệt trên bề mặt điện cực Sau quá trình biếntính bề mặt, hoạt động điện hóa của CF có thể được tăng cường đáng kể [27]

Hình 1.9 Cacbon felt thương mại và hình thái bề mặt.

Để cải thiện tính ưa nước, độ dẫn điện và tính chất điện hoá của điện cực CFthì cần sử dụng các phương pháp biến tính bề mặt điện cực Một số các phươngpháp biến tính CF thường được sử dụng như xử lý plasma, nhiệt, hoá học, nềngraphen, ống nano cacbon, zeolite…[27, 28] Với bản chất tạo ra gốc hydroxyl cótính oxy hóa mạnh, có khả năng oxy hóa không chọn lọc hầu hết các hợp chất hữu

cơ hòa tan trong nước Vì vậy, trong những năm gần đây, các phương pháp biếntính CF trong hệ Fenton điện hóa đã và đang được nhiều nhà khoa học trên thế giớiquan tâm nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực xử lý nước thải chứa các hợp chấthữu cơ gây ô nhiễm môi trường

Trang 36

Hình 1.10 Các phương pháp biến tính cacbon felts.

Năm 2018, Ganiyu và cộng sự đã tiến hành biến tính bề mặt CF bằng vật liệuxốp ba chiều phân cấp FeIIFeIII hydroxit kép (LDH) bằng phương pháp thuỷ nhiệt,ứng dụng làm catot cho Fenton điện hoá để xử lý sulfamethoxazole (SMT) Quytrình tổng hợp như sau: CF thô (chiều dài 6.0 cm × 1.0 cm chiều rộng × 1,27 cm độdày) được hoạt hóa bằng HNO3 đậm đặc rồi rửa lần lượt 15 phút trong bể siêu âmlần lượt với nước deion, aceton, ethanol và nước deion Sấy khô ở 60oC trong 12hrồi nhúng vào dung dịch đồng nhất gồm (Fe(NO3)3.9H2O (12,5mM), FeSO4.7H2O(25mM), NH4F (125mM) và Co(NH2)2 (0,5 M) hòa tan trong 75 mL nước siêu tinhkhiết Tiến hành thuỷ nhiệt tại 100oC, CF phủ LDH và các hạt LDH được loại bỏcẩn thận khỏi dung dịch, rửa kỹ bằng nước và làm khô ở 60oC Hiệu quả khoánghóa SMT về mặt loại bỏ TOC đạt 97% sau 6 giờ xử lý tại điều kiện như sau: [SMT]

= 0,2mM; pH = 3, điện cực anot là Ti4O7, mật độ dòng 7,5 mA/cm2, gốc tự doquyết định sự phân hủy của SMT được xác định là •OH Điện cực catot FeIIFeIIILDH/CF thể hiện tính ổn định xúc tác tuyệt vời với khả năng tái sử dụng tốt lên đến

10 chu kỳ sử dụng, cho thấy EF với catot FeIIFeIII LDH/CF là một kỹ thuật thú vị để

xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ [42]

Trang 37

Hình 1.11 Sơ đồ phân huỷ SMT trong hệ EF dị thể sử dụng catot Fe II Fe III

LDH/CF.

Xiaohui Liu và cộng sự (2019) đã biến tính bề mặt CF bởi ZnO-CeO2 bằngphương pháp điện di một bước, ứng dụng trong quá trình EF để xử lý Ciprofloxacin(CIP) Quá trình biến tính cacbon felt như sau: CF thô (chiều dài 3.0cm×5.0cmchiều rộng×0.5cm độ dày) cùng điện cực calomel bão hòa (SCE) và điện cực Ptđược đưa vào hệ thống gồm 100ml dung dịch hỗn hợp 0,01mol.L-1 Zn2+ và Ce3+được tạo thành từ 0,7437g Zn(NO3)2.6H2O và 0,1086g Ce(NO3)3.6H2O được sửdụng làm chất điện phân, pH = 3,5 Sau đó điện cực ZnO-CeO2/CF được rửa bằngnước khử ion, sau đó sấy khô trong 4 giờ dưới 90oC Kết quả cho thấy, sau 2 giờđiện phân đã khoáng hóa được gần 100% CIP, điện cực ZnO-CeO2/CF vẫn chothấy sự ổn định tuyệt vời ngay cả sau mười lần chạy liên tiếp tại các điều kiện nhưsau: [CIP]=50mg.L-1; [Na2SO4]=0,05mol.L-1; pH=3; sử dụng anot là điện cực Pt;tốc độ sục O2 là 100mL.phút-1 [43]

Trang 38

Hình 1.12 Chế tạo catot ZnO-CeO 2 bằng phương pháp lắng đọng và quá

trình phân huỷ Ciprofloxacin bằng quá trình EF.

Song Chen và cộng sự (2019) đã nghiên cứu biến tính CF bằng cách hoạt hóaKOH, ứng dụng làm catot cho EF để xử lý Tetracycline (TC) Quy trình biến tínhnhư sau : CF thô ( 20cm × 4cm × 0,5cm ) được siêu âm 15 phút trong axeton vànước cất hai lần Tiếp đó, ngâm điện cực trong dung dịch NaOH 1,0 mol.L-1 trong 3giờ, rửa lại với nước tinh khiết rồi ngâm trong dung dịch KOH 6,0 mol.L-1 Dungdịch được đun nóng ở 50 oC với máy khuấy cơ học Khi tinh thể được tách ra, CFtrộn với tinh thể KOH được đưa vào lò nung ống ở các nhiệt độ khác nhau (700,

800 và 900 oC) trong môi trường nito trong 1 giờ Ký hiệu lần lượt là CF700,CF800 và CF900 Sau đó, điện cực được rửa bằng nước cất hai lần cho đến pH =7.Kết quả cho thấy, CF900 thể hiện đặc tính hấp phụ TC tốt nhất để loại bỏ TC trongvòng 30 phút (nồng độ ban đầu : 80 mg.L-1) với hằng số tốc độ phản ứng là 0,0648phút-1, cao hơn gấp 5 lần so với CF thô Hiệu quả phân hủy được tăng cường có thể

là do sự hấp phụ tuyệt vời của CF biến tính Những điều này làm nổi bật ảnh hưởngtích cực khả năng hấp phụ của vải cacbon đối với quá trình EF [44]

Trang 39

Hình 1.13 Sơ đồ EF phân hủy Tetracycline sử dụng catot CF900

Hoạt tính xúc tác cao, catốt tiết kiệm năng lượng là mong muốn để nâng caohiệu quả của hệ thống Fenton điện hóa Năm 2019, Ying Gao và cộng sự đã nghiêncứu biến tính CF bằng graphene oxide (GO) và anthraquinone sulfonate (AQS) làmcực âm (CF/GO/AQS) cho hệ thống EF để xử lý Rhodamine B (RhB) Quy trìnhtổng hợp như sau : CF (2cm × 2cm) được siêu âm mỗi lần 10 phút lần lượt vớiaxeton, etanol và nước cất hai lần, sau đó sấy khô ở 60oC trong 24 giờ Hỗn hợpgồm 3mg GO, 18 mg AQS, 150 µL polytetrafluoroethylene (PTFE) được phân tánvào 5 mL nước khử ion và 5 mL etanol, siêu âm 30 phút Sau đó cho CF đã xử lývào hỗn hợp chất lỏng trên, giữ ở 60oC trong 3 giờ và 180oC trong 1 giờ nữa, sấykhô thu được catot CF/GO/AQS Kết quả cho thấy tỷ lệ khử màu RhB có thể đạt tới95% sau 1 giờ khi sử dụng catot CF/GO/AQS, cao hơn 2,3 lần so với CF thô Tỷ lệloại bỏ TOC đạt 89,9% và mức tiêu thụ năng lượng tương ứng là 4,23 kWh kg −1.Hiệu suất xúc tác của cực âm CF/GO/AQS gần như ổn định sau sáu chu kỳ sửdụng Cực âm CF/GO/AQS mới này có thể là một vật liệu đầy hứa hẹn được ápdụng trong quy trình EF để loại bỏ chất ô nhiễm hữu cơ [45]

Trang 40

Hình 1.14 Sơ đồ EF phân hủy RhB sử dụng catot CF/GO/AQS.

Fangke Yu và cộng sự (2020) đã nghiên cứu biến tính các sợi carbon hoạttính (ACFs) bằng zeolitic imidazolate framework-8 (ZIF-8) để làm catot cho hệthống EF xử lý Tetracycline Quy trình tổng hợp ZIP-8 như sau : trộn 12,33g 2-methylimidazole và 0,744g kẽm nitrat hexahydrat, khuấy liên tục ở 25oC trong 24giờ Sau đó rửa bằng metanol 3 lần, sấy ở 50oC trong 12 giờ rồi cacbon hóa ở

1000oC trong N2 trong 5 giờ Sản phẩm sau đó được rửa với axit flohydric 5% đểloại bỏ các nguyên tố lim loại còn sót lại rồi siêu âm bằng nước tinh khiết ACFđược rửa bằng axeton và nước khử ion rồi được ngâm vào hỗn hợp gồm (0,05-0,30g) ZIF-8, 0,40 mL PTFE, 0,50 mL cồn isopropyl và 10 mL nước siêu tinh khiết,siêu âm 30 phút rồi sấy khô Sau đó cacbon hóa điện cực ACF ở 360oC trong 1 giờ.Kết quả nghiên cứu cho thấy các điều kiện tối ưu là catot 0,15 g ZIF-8/CF, tốc độsục khí 0,6 L.phút- 1, pH = 7, mật độ dòng điện 32 mA.cm-2 Sau 20 phút xử lý bằng

EF có thể loại bỏ hoàn toàn 50 mg L−1 và loại bỏ TOC lên đến 82,6%, cao hơn15,5% so với ACF thô làm catot Điều này cho thấy hệ thống EF với catotZIF-8/ACF là một quá trình thay thế tốt để loại bỏ chất ô nhiễm [46]

Ngày đăng: 08/11/2021, 16:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Cấu tạo và phổ hấp thụ phân tử UV-Vis của Xanh Methylen - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 1.1. Cấu tạo và phổ hấp thụ phân tử UV-Vis của Xanh Methylen (Trang 21)
Hình 1.2. Sơ đồ mô tả quá trình xử lý MB bằng phương pháp plasma - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 1.2. Sơ đồ mô tả quá trình xử lý MB bằng phương pháp plasma (Trang 24)
Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống xử lý MB bằng EF của Fayazi - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống xử lý MB bằng EF của Fayazi (Trang 28)
Hình 1.9. Cacbon felt thương mại và hình thái bề mặt. - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 1.9. Cacbon felt thương mại và hình thái bề mặt (Trang 35)
Hình 1.11. Sơ đồ phân huỷ SMT trong hệ EF dị thể sử dụng catot FeIIFeIII - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 1.11. Sơ đồ phân huỷ SMT trong hệ EF dị thể sử dụng catot FeIIFeIII (Trang 37)
Hình 1.13. Sơ đồ EF phân hủy Tetracycline sử dụng catot CF900 - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 1.13. Sơ đồ EF phân hủy Tetracycline sử dụng catot CF900 (Trang 39)
Hình 1.15. Cấu tạo khung hữu cơ kim loại MOFs - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 1.15. Cấu tạo khung hữu cơ kim loại MOFs (Trang 41)
Hình 1.16. (a) Cấu trúc xốp của MIL-100(Fe); (b) những cái lồng trong MIL- MIL-100(Fe); (c) cửa sổ ngũ giác và lục giác trong lồng. - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 1.16. (a) Cấu trúc xốp của MIL-100(Fe); (b) những cái lồng trong MIL- MIL-100(Fe); (c) cửa sổ ngũ giác và lục giác trong lồng (Trang 42)
Hình 1.18. Sơ đồ chế tạo MIL100(Fe) từ Fe0 và 1,3,5-BTC. - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 1.18. Sơ đồ chế tạo MIL100(Fe) từ Fe0 và 1,3,5-BTC (Trang 44)
Hình 1.19. Quy trình tổng hợp MIL-100(Fe) từ muối Fe(III) và axit trimesic. - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 1.19. Quy trình tổng hợp MIL-100(Fe) từ muối Fe(III) và axit trimesic (Trang 44)
Hình 1.22. Sơ đồ tổng hợp MIL-100(Mn) vô định hình. - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 1.22. Sơ đồ tổng hợp MIL-100(Mn) vô định hình (Trang 46)
Hình 1.24. Sơ đồ phân hủy Sulfamethazine bằng EF sử dụng xúc tác Fe/Fe3C@PC. - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 1.24. Sơ đồ phân hủy Sulfamethazine bằng EF sử dụng xúc tác Fe/Fe3C@PC (Trang 49)
Hình 1.25. sơ đồ quy trình tổng hợp và phân hủy bispheno lA bằng xúc tác Fe2O3/N/C trong EF. - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 1.25. sơ đồ quy trình tổng hợp và phân hủy bispheno lA bằng xúc tác Fe2O3/N/C trong EF (Trang 50)
Hình 1.27. Sơ đồ phân hủy p-nitrophenol bằng CFP@PANI@MIL-101 trong EF. - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 1.27. Sơ đồ phân hủy p-nitrophenol bằng CFP@PANI@MIL-101 trong EF (Trang 52)
Bảng 2.1. Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Bảng 2.1. Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu (Trang 54)
Hình 2.1. Sơ đồ tổng hợp oxit Fe,Mn-Cxốp/CF. - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 2.1. Sơ đồ tổng hợp oxit Fe,Mn-Cxốp/CF (Trang 56)
Hình 2.4. Mạch điện tương đương của một bình điện phân (a) và Phổ Nyquist (b) - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 2.4. Mạch điện tương đương của một bình điện phân (a) và Phổ Nyquist (b) (Trang 59)
Hình 2.7. Sơ đồ hệ thống thí nghiệm Fenton điện hóa - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 2.7. Sơ đồ hệ thống thí nghiệm Fenton điện hóa (Trang 64)
Hình 3.2. Quét thế vòng tuần hoàn (CV) của các điện cực CF, MIL- MIL-100(Fe,Mn)/CF; oxit Fe/CF; oxit Mn/CF và oxit Fe,Mn-Cxốp /CF tỷ lệ [Fe:Mn]=[1:1]; [2:1]; [1:2] ở tốc độ quét 0,1V.s-1  trong dung dịch K 3 [FeCN 6 ] - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 3.2. Quét thế vòng tuần hoàn (CV) của các điện cực CF, MIL- MIL-100(Fe,Mn)/CF; oxit Fe/CF; oxit Mn/CF và oxit Fe,Mn-Cxốp /CF tỷ lệ [Fe:Mn]=[1:1]; [2:1]; [1:2] ở tốc độ quét 0,1V.s-1 trong dung dịch K 3 [FeCN 6 ] (Trang 69)
Hình 3.4. Phổ EDX của vật liệu oxit Fe,Mn-Cxốp/CF - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 3.4. Phổ EDX của vật liệu oxit Fe,Mn-Cxốp/CF (Trang 72)
Hình 3.6. Phổ FT-IR của CF, MIL-100(Fe,Mn), oxit Fe,Mn-Cxốp/CF, oxit Fe/CF và oxit Mn/CF. - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 3.6. Phổ FT-IR của CF, MIL-100(Fe,Mn), oxit Fe,Mn-Cxốp/CF, oxit Fe/CF và oxit Mn/CF (Trang 75)
Hình 3.7. Đường cong TGA của các vật liệu MIL-100(Fe), MIL-100(Mn) và MIL- MIL-100(Fe,Mn). - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 3.7. Đường cong TGA của các vật liệu MIL-100(Fe), MIL-100(Mn) và MIL- MIL-100(Fe,Mn) (Trang 76)
3.2.3. Ảnh hưởng cua mật độ dòng - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
3.2.3. Ảnh hưởng cua mật độ dòng (Trang 80)
Hình 3.11. a. Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả loại bỏ MB; b.Đường cong động học quá trình loại bỏ MB ở các pH khác nhau. - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 3.11. a. Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả loại bỏ MB; b.Đường cong động học quá trình loại bỏ MB ở các pH khác nhau (Trang 83)
Hình 3.12. a. Ảnh hưởng của hàm lượng MB đến hiệu quả loại bỏ; b.Đường cong động học ở các hàm lượng MB khác nhau. - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 3.12. a. Ảnh hưởng của hàm lượng MB đến hiệu quả loại bỏ; b.Đường cong động học ở các hàm lượng MB khác nhau (Trang 84)
Hình 3.14. Hiệu quả xử lý MB sau 5 chu kỳ liên tiếp tái sử dụng của vật liệu catot oxit Fe,Mn-Cxốp/CF - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 3.14. Hiệu quả xử lý MB sau 5 chu kỳ liên tiếp tái sử dụng của vật liệu catot oxit Fe,Mn-Cxốp/CF (Trang 88)
Hình 3.15. Ảnh hưởng của các chất dập tắt đến khả năng loại bỏ MB bởi hệ thống EF sử dụng catot oxit Fe,Mn-Cxốp/CF. - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 3.15. Ảnh hưởng của các chất dập tắt đến khả năng loại bỏ MB bởi hệ thống EF sử dụng catot oxit Fe,Mn-Cxốp/CF (Trang 93)
Hình 3.16. Sơ đồ cơ chế phân hủy MB sử dụng catot oxit Fe,Mn-Cxốp/CF. - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 3.16. Sơ đồ cơ chế phân hủy MB sử dụng catot oxit Fe,Mn-Cxốp/CF (Trang 96)
Hình 3.17. Phổ UV-Vis của MB theo thời gian - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 3.17. Phổ UV-Vis của MB theo thời gian (Trang 97)
Hình 3.20. Con đường phân huỷ MB có thể xảy ra - Tổng hợp vật liệu dạng oxit trên nền carbon felt (CF) từ MIL 100(fe, mn) ứng dụng làm catot cho fenton điện hóa phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Hình 3.20. Con đường phân huỷ MB có thể xảy ra (Trang 100)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w