1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH đầu tư phát triển lata

79 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 436,3 KB

Nội dung

Trong bối cảnh đó, việc giao thương,trao đổi giữa các quốc gia thông qua hoạt động xuất nhập khẩu là không thể thiếu.Tham gia vào cuộc đua thương mại trên thị trường quốc tế các doanh

Trang 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

-o0o -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT

TRIỂN LATA

Giáo viên hướng dẫnSinh viên thực hiện

Ma ̃sinh viên Khóa

Ngành Chuyên ngành

: ThS Phan Thị Thanh Huyền : Nguyễn Minh Phương

: 5083106201 : 8

: Kinh tếquốc tế

: Kinh tếđối ngoại

Hà Nội, năm 2021

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài “Nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Đầu tư Pháttriển Lata” là bài viết do chính em thực hiện dưới sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫnTh.S Phan Thị Thanh Huyền

Đề tài, nội dung khóa luận tốt nghiệp là sản phẩm mà em đã nỗ lực thực hiện, các

số liệu, kết quả trình bày trong khóa luận là hoàn toàn trung thực

Em xin cam đoan lời nói trên là đúng sự thật, em xin chịu trách nhiệm về lời camđoan này

Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2021

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Minh Phương

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Trải qua chặng đường 4 năm gắn bó tại trường Học viện Chính sách và Phát triển,

em xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới quý thầy cô đã giảng dạy cho em những kiến thức từcăn bản đến chuyên sâu, cũng như chia sẻ kinh nghiệm quý báu của mình giúp em cónhững trải nghiệm thực tế Đặc biệt, nhờ sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướngdẫn Th.S Phan Thị Thanh Huyền đã giúp em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp.Tiếp theo, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH Đầu tư Pháttriển Lata đã tạo điều kiện tốt nhất để em tìm hiểu và nắm rõ các vấn đề liên quan đếnquá trình làm khóa luận Em cũng xin cảm ơn các anh chị cùng phòng ban đã nhiệt tìnhgiúp đỡ cũng như cung cấp số liệu để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp củamình một cách tốt nhất Nhờ có sự giúp đỡ của quý công ty mà em có thể học hỏi và cóthêm kinh nghiệm cho bản thân đồng thời thu thập được khối kiến thức thực tiễn, cơhội phát triển và thử thách bản thân hơn nữa

Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, em cảm thấy rằng mình đã học tập đượcnhững kiến thức và trải nghiệm những điều vô cùng bổ ích Tuy nhiên, bài khóa luận của

em không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Em rất mong nhận được những nhận xét

và góp ý từ quý thầy cô để khóa luận tốt nghiệp của em có thể hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CÁM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 4

1.1 Khái quát chung về nhập khẩu 4

1.1.1 Khái niệm nhập khẩu 4

1.1.2 Các đặc điểm cơ bản của nhập khẩu 4

1.1.3 Vai trò của nhập khẩu 5

1.1.4 Các hình thức nhập khẩu 7

1.1.5 Quy trình nhập khẩu 9

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu 15

1.2.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 15

1.2.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 18

1.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu 20

1.3.1 Chỉ tiêu về lợi nhuận 20

1.3.2 Chỉ tiêu về doanh thu 23

Trang 5

Chương 2 THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU

TƯ PHÁT TRIỂN LATA 24

2.1 Tống quan về Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata 24

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 24

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 25

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động 26

2.1.4 Cơ cấu tổ chức 26

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2020 29

2.2 Tình hình nhập khẩu của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata 32

2.2.1 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 32

2.2.2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu 36

2.2.3 Cơ cấu hình thức nhập khẩu 39

2.2.4 Quy trình nhập khẩu 41

2.3 Đánh giá chung về nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata ……….45

2.3.1 Những thành tựu đạt được 45

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 49

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LATA 54

3.1 Cơ hội và thách thức đối với nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Đầu Tư Phát TriểnLata ……… 54

3.1.1 Cơ hội ………54

3.1.2 Thách thức 55

Trang 6

3.2 Mục tiêu và định hướng phát triển nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Đầu

tư Phát triển Lata giai đoạn 2021-2025 56

3.2.1 Mục tiêu 56

3.2.2 Định hướng phát triển 57

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata ……… 58

3.3.1 Nâng cao hiệu quả tổ chức kinh doanh 58

3.3.2 Mở rộng thị trường nhập khẩu 58

3.3.3 Mở rộng thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu 58

3.3.4 Đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử 59

3.3.5 Mua bảo hiểm cho hàng hóa 59

3.3.6 Hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa 60

3.3.7 Nâng cao năng lực của cán bộ, nhân viên 60

3.3.8 Một số giải pháp khác 61

3.4 Đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước 61

3.4.1 Đối với Nhà nước 62

3.4.2 Đối với cơ quan Hải quan 63

KẾT LUẬN 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

D/A Documents Against Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng

RCEP Regional Comprehensive Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Danh sách bảng Số Trang

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư

30Phát triển Lata giai đoạn 2017-2020

Bảng 2.2 Mặt hàng nhập khẩu Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata 33Bảng 2.3 Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng năm 2018 đến năm

342020

Bảng 2.4 Chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu của Công ty TNHH Đầu tư

46Phát triển Lata giai đoạn 2018-2020

Danh sách biểu đồ

Biểu đồ 2.1 Doanh thu và lợi nhuận Công ty TNHH Đầu tư Phát

31triển Lata

Biểu đồ 2.2 Kim ngạch nhập khẩu thiết bị phòng sạch và an toàn lao

động so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH Đầu tư 35

Phát triển LataBiểu đồ 2.3 Cơ cấu thị trường nhập khẩu 37

Danh sách sơ đồ

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata 27

Sơ đồ: 2.2 Quy trình nhập khẩu hàng hóa khái quát 41

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Nền kinh tế đang trên đà phát triển và chuyển biến không ngừng, từng bước hộinhập, hòa mình vào kinh tế khu vực và thế giới Trong bối cảnh đó, việc giao thương,trao đổi giữa các quốc gia thông qua hoạt động xuất nhập khẩu là không thể thiếu.Tham gia vào cuộc đua thương mại trên thị trường quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam

có thể mở rộng mối liên kết, hợp tác lâu dài giữa các quốc gia không chỉ thông quahoạt động xuất khẩu mà nhập khẩu hàng hóa đang đóng góp to lớn trong việc tiếp cậnnhững tiến bộ khoa học - kỹ thuật của thế giới, kích thích đổi mới công nghệ, cơ hộivới những hình thức kinh doanh mới, tạo thêm công ăn việc làm cho lực lượng trong

độ tuổi lao động giúp cho mức sống người dân được nâng cao Nhập khẩu tạo ra độnglực cho các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng vươn lên, thúc đẩy sản xuất đểcạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài, tạo ra sự phát triển xã hội và sự thanh lọc cácđơn vị sản xuất Chính vì thế nhập khẩu ngày càng thể hiện vai trò quan trọng củamình, là động lực to lớn để thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế, là tiền đề vữngchắc cho các doanh nghiệp bứt phá, vươn mình ra thế giới

Nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng, điều đó đồng nghĩa với việc các doanhnghiệp đã và đang đẩy mạnh nhập khẩu để đáp ứng tốt nhất những mong mỏi của kháchhàng trong nước cũng như trên thế giới Trước bối cảnh đó, Công ty TNHH Đầu tư Pháttriển Lata với hơn 10 năm phát triển không ngừng đã đóng góp cho nền kinh tế nước nhàkhi gặt hái được nhiều thành tựu từ thành công trong việc đàm phán giá đến việc trở thànhnhà cung cấp cho những khách hàng khó tính nhất để dần dần chiếm vị thế trên thị trường.Đến nay Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata đã cung cấp được cho hơn 100 khách hànglớn nhỏ khác nhau, trong đó phải nói đến những bạn hàng đến từ Nhật Bản với những yêucầu khắt khe về hàng hóa Nhập khẩu của Công ty không chỉ nhằm mục đích mang lại lợinhuận kinh doanh mà còn là động lực để phát triển và đẩy mạnh sản xuất trong nước.Công ty nhập khẩu trang thiết bị, máy móc, dụng cụ mà các sản phẩm trong nước chưa thểđáp ứng được yêu cầu để phục vụ sản xuất Điều đó một phần thể hiện vai trò cốt lõi vàquan trọng của nhập khẩu hàng hóa trong nền kinh tế nói chung Song hành với những kếtquả đáng tự hào là những khó khăn đến từ bên ngoài cũng như từ chính bên trong doanhnghiệp Đặc biệt vấn đề mà đa số các doanh nghiệp đều lưu tâm đó chính là tình hình vàhiệu quả của nhập khẩu từ đó có công tác quản lý và chính sách phù hợp để nhập khẩu củacông ty ngày càng phát triển Trong những năm qua công

Trang 10

ty đã tiến hành đánh giá hiệu quả nhập khẩu để có được cái nhìn khái quát về khả năngnhập khẩu của mình.

Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata em được tiếpcận với những vấn đề trong nhập khẩu Nhận thức được tầm quan trọng của nhập khẩu,sức hấp dẫn và những thuận lợi, khó khăn khi nhập khẩu hàng hóa nên trong quá trìnhđược thực tập tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata kết hợp với những kiến thứcđược học em đã quyết định chọn đề tài “Nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Đầu

tư Phát triển Lata” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm hệ thống hóa lý thuyết về nhập khẩu đồngthời tìm hiểu sâu hơn về hình thức, đặc điểm và vai trò của nhập khẩu Tìm hiểu nhậpkhẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata để đánh giá thực trạng tìnhhình nhập khẩu hàng hóa của Công ty trong thời gian qua, những thành công, vấn đềcòn tồn tại và nguyên nhân Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhậpkhẩu tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu về nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triểnLata

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu dựa trên số liệu thống kê từ năm 2018 đến năm

2020 được cung cấp bởi các phòng ban trong Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu: Các số liệu được đề cập trong bài viết đều được

thu thập từ phòng nghiệp vụ, phòng kinh doanh của công ty: sơ đồ bộ máy quản lý,bảng kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo kinh doanh,… và các văn bản liênquan trong ba năm từ 2018- 2020 Ngoài ra còn có sự nghiên cứu tham khảo nhiều

Trang 11

tài liệu liên quan từ giáo trình, tạp chí chuyên ngành, các webside trong ngành xuất nhập khẩu và kinh tế có liên quan.

- Phương pháp thống kê – tập hợp phân tích mô tả số liệu: Các số liệu thu được từviệc tập hợp tài liệu, số liệu của công ty rồi tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu để rút rakết luận về bản chất nguyên nhân của sự thay đổi Mục tiêu so sánh trong phân tích là xácđịnh xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào, tốc độ tăng hay giảm, để có hướng khắcphục hay giải pháp phù hợp

5 Kết cấu đề tài

Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài viết có kết cấu 3 chương gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nhập khẩu hàng hóa

Chương 2: Thực trạng nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triểnLata

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata

Trang 12

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

1.1 Khái quát chung về nhập khẩu

1.1.1 Khái niệm nhập khẩu

“Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của hoạt động ngoại thương, là một tronghai hoạt động cơ bản cấu thành hoạt động ngoại thương Có thể hiểu nhập khẩu là hoạtđộng mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc táixuất nhằm phục vụ mục đích thu lợi nhuận” Hay nhập khẩu là việc mua hàng hóa từ các

tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thịtrường nội địa hoặc tái xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu

dùng (trích: giáo trình kinh doanh quốc tế - Đại học kinh tế quốc dân)

Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005: “Nhập khẩu hàng hóa là việchàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằmtrên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”

1.1.2 Các đặc điểm cơ bản của nhập khẩu

Thị trường nhập khẩu rất đa dạng Hàng hóa và dịch vụ có thể được nhập khẩu từnhiều nước khác nhau Dựa trên lợi thế so sánh của một quốc gia khác nhau mà cácdoanh nghiệp có nhiều cơ hội để mở rộng, thu hẹp hay thay đổi thị trường nhập khẩucủa mình

Thị trường nhập khẩu bao gồm thị trường trong nước và thị trường quốc tế Thịtrường quốc tế đóng vai trò là thị trường đầu vào của doanh nghiệp là đầu mối cungcấp hàng hóa cho toàn bộ hoạt động kinh doanh nhập khẩu, còn thị trường trong nướcvới vai trò là thị trường đầu ra là nơi tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu Sản phẩm nhậpkhẩu phải đảm bảo yêu cầu của cả hai khu vực thị trường trên về mặt giá cả, chấtlượng, mẫu mã sản phẩm… Đầu vào (nguồn cung ứng trong đó có nguồn nhập khẩu)

và đầu ra (khách hàng) của doanh nghiệp rất đa dạng thường thay đổi theo nhu cầu củangười tiêu dùng trong nước Nguồn cung ứng hoặc đầu ra có thể ổn định, tập trunghoặc đa dạng phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh của công ty, khả năng thích nghi vàđáp ứng nhu cầu thị trường cũng như biến động của nguồn cung ứng

Phương thức thanh toán: Trong kinh doanh nhập khẩu các bên sử dụng nhiềuphương thức thanh toán, việc sử dụng phương thức thanh toán nào là do hai bên tự thỏathuận được quy định trong điều khoản của hợp đồng và trong kinh doanh nhập khẩuthường sử dụng các ngoại tệ mạnh chủ yếu là USD để thanh toán Vì vậy, thanh toántrong nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền nội tệ (VND)

và ngoại tệ

Trang 13

Chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật pháp, thủ tục: Hoạt động nhập khẩu có

sự tham gia của nhiều đối tác có quốc tịch khác nhau nên chịu sự chi phối bởi các hệthống luật pháp và các thủ tục liên quan của nhiều nước khác nhau

Về việc trao đổi thông tin với đối tác phải được tiến hành nhanh chóng thông quacác phương tiện công nghệ hiện đại Đặc biệt trong thời đại thông tin hiện nay giaodịch qua thư điện tử, qua hệ thống mạng internet hiện đại là công cụ phục vụ đắc lựccho kinh doanh

Về phương thức vận chuyển: Nhập khẩu liên quan trực tiếp đến yếu tố nướcngoài, hàng hóa được vận chuyển qua biên giới các quốc gia, có khối lượng lớn vàđược vận chuyển qua đường biển, đường hàng không, đường sắt và vận chuyển vào nội

bộ bằng các xe có trọng tải lớn Do đó nhập khẩu đòi hỏi chi phí vận chuyển lớn cóphần làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.3 Vai trò của nhập khẩu

1.1.3.1 Đối với nền kinh tế

Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế, nhậpkhẩu có tác động trực tiếp tới quá trình sản xuất và đời sống của nhân dân một quốcgia Nhập khẩu để bổ sung các hàng hóa mà trong nước không sản xuất được hoặc sảnxuất không đáp ứng đủ nhu cầu Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu vềnhững hàng hóa mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu Nhập khẩu

bổ sung và nhập khẩu thay thế nếu được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự pháttriển cân đối nền kinh tế quốc dân, trong đó, cân đối trực tiếp ba yếu tố của sản xuất:công cụ lao động, đối tượng lao động và lao động

Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp hóa đất nước và giúp bổ sung kịp thời những mặt mất cân đốicủa nền kinh tế, đảm bảo phát triển cân đối và ổn định lâu dài Nhìn nhận rõ được tìnhhình hình kinh tế của một quốc gia, điểm mạnh, điểm yếu để có những biến pháp ở tầm

vĩ mô nhằm đem lại lợi ích cho đất nước

Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân khi vừa thỏamãn nhu cầu trực tiếp về hàng tiêu dùng, vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việclàm ổn định cho người lao động Đối với người tiêu dùng, nhập khẩu mang lại cơ hộitiếp cận với hàng hóa đa dạng, hiện đại và giá thành thấp hơn so với hàng sản xuấttrong nước Đối với sản xuất, nhập khẩu là nguồn đảm bảo đầu vào cho hoạt động sảnxuất, đảm bảo về công nghệ thiết bị cho quá trình hiện đại hóa sản xuất, người lao động

có nhiều cơ hội việc làm, nâng cao đời sống

Trang 14

Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Với những trangthiết bị sản xuất hiện đại, những tư liệu sản xuất mà nhập khẩu đem lại sẽ làm tăng chấtlượng của hàng hóa, làm cho hàng xuất khẩu của ta tiến gần hơn với nhu cầu của thếgiới, tạo điều kiện thuận lợi để hàng Việt Nam có thể xuất khẩu mạnh mẽ ra thị trườngthế giới.

Nhập khẩu sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt, các chủ thể trong nền kinh tếphải luôn đổi mới, hoàn thiện mình mới có thể đứng vững trên thị trường từ đó giúpthúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của một nước diễn ra nhanh hơn Trong quá trìnhcạnh tranh, các chủ thế yếu kém sẽ nhanh chóng bị loại khỏi thị trường, khi đó nhữngchủ thể mạnh sẽ chiếm ưu thế, nâng cao chất lượng ở thị trường trong nước kéo theo sựphát triển của xã hội

Thông qua nhập khẩu, các quốc gia có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm củanhau tạo điều kiện cho quá trình hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng phát triển, tận dụngđược lợi thế so sánh của mỗi quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên trên cơ sởhợp tác cùng có lợi hướng tới hợp tác lâu dài

1.1.3.2 Đối với doanh nghiệp

Nhập khẩu là một trong những khâu quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, góp phần cung cấp và hoàn thiện yếu tố đầu vào cho sản xuất Khihoạt động nhập khẩu được đảm bảo thực hiện tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệmchi phí sản xuất Điều này rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì chi phí giảm dẫn đến

có thể giảm giá thành sản phẩm và làm tăng lợi nhuận cũng như tăng khả năng canhtranh của doanh nghiệp trên thị trường

Nhập khẩu giúp doanh nghiệp có cơ hội làm việc với nhiều bạn hàng mới, tiếpcận với công nghệ kỹ thuật hiện đại từ đó áp dụng vào sản xuất trong nước giúp nângcao hiệu quả sản xuất đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Cùng với đó tạo công ănviệc làm cho người lao động, nâng cao trình độ tay nghề và cải thiện đời sống

Nhập khẩu là hoạt động tạo động lực không chỉ cho tăng trưởng kinh tế quốc gia

mà còn cho các doanh nghiệp trong nước Để có thể đứng vững và ngày một phát triểnmạnh mẽ trên thị trường thì doanh nghiệp phải tăng sức cạnh tranh với các đối thủ khác

để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường Để đạt được điều nàycác doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện sản xuất, nhập khẩu phương tiện kỹ thuật

và công nghệ hiện đại từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, làmphong phú hơn sự lựa chọn của người tiêu dùng

Trang 15

Đặc biệt, nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải ngày một hoàn thiện và nângcao công tác quản trị tạo động lực cho mỗi cá nhân trong doanh nghiệp không ngừnghọc hỏi, nâng cao kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên môn Từ đó để khai thác hết tiềmlực của nhập khẩu và đạt được mục đích lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Phải trực tiếp làm các hoạt động từ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, lựachọn bạn hàng, lựa chọn phương thức giao dịch, đến việc đàm phán ký kết và thực hiện hợpđồng…

- Doanh nghiệp phải tự bỏ vốn để chi trả các chi phí phát sinh trong hoạt độngkinh doanh và được hưởng toàn bộ phần lãi thu được cũng như phải tự chịu trách nhiệm nếuhoạt động đó thua lỗ Doanh nghiệp phải tự bỏ vốn để kinh doanh hàng nhập khẩu, phải chịumọi chi phí giao dịch, nghiên cứu thị trường, giao nhận lưu kho bãi, nộp thuế tiêu thụ hànghóa

- Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp được tính hạn ngạch nhập khẩu và khi tiêu thụ hàng hóa trực tiếp sẽ được tính vào doanh số và phải chịu thuế giá trị gia tăng

- Trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong nước và quốc tế, các doanh nghiệptính toán chính xác chi phí, tuân thủ đúng chính sách, luật pháp quốc gia và pháp luật quốctế

- Độ rủi ro của nhập khẩu trực tiếp cao hơn các hình thức khác nhưng cũng mang

lại lợi nhuận cao hơn

1.1.4.3 Nhập khẩu ủy thác

Hoạt động ủy thác nhập khẩu được quy định trong chương 4 của Văn bản hợpnhất 09/VBHN-BCT năm 2017 hợp nhất nghị định hướng dẫn luật thương mại về hoạtđộng mua bán quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóavới nước ngoài

Nhập khẩu ủy thác là hình thức nhập khẩu thông qua trung gian thương mại Là hoạtđộng nhập khẩu dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại

tệ riêng, có nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng hóa nhưng không đủ điều kiện

Trang 16

về khả năng tài chính, về đối tác kinh doanh nên đã ủy thác cho doanh nghiệp cóchức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu hàng hóa theo yêu cầucủa mình Bên nhờ ủy thác sẽ phải trả một khoản tiền cho bên nhận ủy thác dưới hìnhthức phí ủy thác, còn bên nhận ủy thác có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung của hợpđồng ủy thác đã được kí kết giữa các bên Quan hệ giữa doanh nghiệp uỷ thác và doanhnghiệp nhận ủy thác được quy định đầy đủ trong hợp đồng ủy thác.

Nhập khẩu ủy thác có đặc điểm: trong hoạt động nhập khẩu này, doanh nghiệpnhập khẩu (nhận ủy thác) không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch (nếu có),không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ vì không phải tiêu thụ hàng nhập mà chỉđứng ra đại diện cho bên ủy thác để giao dịch với bạn hàng nước ngoài, ký hợp đồng

và làm thủ tục nhập hàng cũng như thay mặt cho bên ủy thác khiếu nại đòi bồi thườngvới nước ngoài khi có tổn thất

Khi tiến hành nhập khẩu ủy thác thì đại diện của các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu chỉ được tính kim ngạch xuất nhập khẩu chứ không được tính doanh số, khôngchịu thuế doanh thu Khi nhận ủy thác, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu này (nhận ủythác) phải lập hai hợp đồng Một hợp đồng mua bán hàng hóa với nước ngoài, một hợpđồng nhận ủy thác với bên ủy thác

Hình thức này giúp cho doanh nghiệp nhận ủy thác không mất nhiều chi phí, độrủi ro thấp nhưng lợi nhuận từ hoạt động này không cao

1.1.4.4 Buôn bán đối lưu

Nhập khẩu đối lưu là hình thức nhập khẩu đi đôi với xuất khẩu Hoạt động nàyđược thanh toán không phải bằng tiền mà chính là hàng hóa Hàng hóa nhập khẩu vàxuất khẩu có giá trị tương đương nhau Mục đích là vừa có được lợi nhuận từ việc kinhdoanh nhập khẩu vừa xuất được hàng hóa ra thị trường bên ngoài

Hình thức nhập khẩu này có những đặc điểm sau:

- Người nhập khẩu đồng thời cũng là người xuất khẩu

- Về hàng hóa nhập và xuất đều phải có giá trị tương đương, đảm bảo điều kiện cân bằng về mặt giá cả, điều kiện giao hàng và tổng giá trị hàng hóa trao đổi

- Trong quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ hai bên cần thống nhất về quy định lấy một đồng tiền làm vật ngang giá chung cho quá trình trao đổi

Hình thức này là tiến hành nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về nhưng không đểtiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận Giao dịchnày bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn

Trang 17

số vốn ban đầu đã bỏ ra Khi tiến hành tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp cần tiến hànhđồng thời hai hợp đồng riêng biệt, gồm hợp đồng mua hàng ký với thương nhân nướcxuất khẩu và hợp đồng bán hàng ký với thương nhân nước nhập khẩu.

Hàng hóa có thể được chở thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu nhưngnước tái xuất nhận tiền từ nước nhập khẩu và thanh toán tiền cho nước xuất khẩu Hìnhthức này đòi hỏi sự chính xác và chặt chẽ trong hợp đồng mua bán, đặc biệt là sự nhạybén với tình hình thị trường và giá cả

Theo điều 29, Luật Thương Mại 2005, tạm nhập tái xuất hàng hóa là việc hàng hóađược đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi

là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhậpkhẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam

Căn cứ vào mục 3 Thông tư số 04/2007/TT-BTM của Bộ Thương mại thì doanhnghiệp FDI chỉ được thực hiện tạm nhập hàng hóa phục vụ các dự án đầu tư tại ViệtNam, cụ thể đó là máy móc thiết bị phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu để thực hiệnhợp đồng gia công hoặc để phục vụ hoạt động sản xuất theo hình thức thuê, mượn;Hàng hóa để trưng bày tại các hội chợ, triển lãm, các phòng trưng bày, giới thiệu sảnphẩm hoặc để nghiên cứu sản xuất, làm mẫu cho giảng dạy, đào tạo, huấn luyện; Sảnphẩm đã xuất khẩu để bảo hành, sửa chữa hoặc thay thế sau đó tái xuất khẩu; khôngđược tham gia kinh doanh dịch vụ tạm nhập, tái xuất hàng hóa

Theo quy định tại chương 6 của Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BCT năm 2017 hợpnhất nghị định hướng dẫn luật thương mại về hoạt động mua bán quốc tế và các hoạtđộng đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài Nhập khẩu giacông là hình thức nhập khẩu theo đó bên nhập khẩu (là bên nhận gia công) tiến hànhnhập khẩu nguyên vật liệu từ phía người xuất khẩu (bên đặt gia công) về để tiến hànhgia công theo những quy định trong hợp đồng ký kết giữa hai bên

1.1.5 Quy trình nhập khẩu

Vận chuyển hàng hóa từ trong nước ra bên ngoài biên giới quốc gia và nước nhậpkhẩu nhận được hàng phải trải qua rất nhiều thủ tục phức tạp Chính vì điều đó, khithực hiện một hợp đồng nhập khẩu cần có một quy trình nhập khẩu nhất định, rõ ràng

và cụ thể nhất để giúp các doanh nghiệp tránh gặp phải những rủi ro không đáng có, rútngắn thủ tục không cần thiết và giảm các chi phí phát sinh

Quy trình nhập khẩu là một quá trình bao gồm các bước phải thực hiện để mua hànghóa từ nước ngoài vào trong nước Mỗi bước là một mắt xích quan trọng trong quy trình

Trang 18

đòi hỏi phải thực hiện đúng để đạt được hiệu quả công việc Nhờ có quy trình thốngnhất mà các doanh nghiệp có căn cứ để xây dựng một quy trình riêng phù hợp với đặcthù hàng hóa, tính chất và đặc điểm của doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường

Lập phương án kinh doanh

Giao dịch, đàm phán và kíkết hợp đồng

Tổ chức thực hiện hợp đồngnhập khẩu

hiểm

cho hàng hóa

Làm thủ tục hải

quan

Nhận hàng

Kiểm

tra hàn g

Sơ đồ 1.1 Quy trình nhập khẩu hàng hóa

Nguồn: Tổng hợp

Nghiên cứu thị trường để có một hệ thống thông tin về thị trường đầy đủ, chính xác,kịp thời Điều này sẽ làm cơ sở cho doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn, đáp ứngđược các tình thế của thị trường Đồng thời hệ thống thông tin không những làm

Trang 19

cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn được các đối tác giao dịch thích hợp mà còn làm cơ sở

cho quá trình giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện các hợp đồng sau này

có hiệu quả Ngoài việc nắm vững tình hình trong nước và đường lối chính sách, luật lệ

quốc gia có liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại, đơn vị kinh doanh ngoại thương

cần phải nhận biết hàng hóa kinh doanh, nắm vững thị trường nước ngoài và lựa chọn

đối tác

Dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước ta tiến hành lập phương án

kinh doanh hàng nhập khẩu Phương án kinh doanh là một kế hoạch hành động cụ thể của

một giao dịch mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ Muốn lập phương án giao dịch sát với thực

tế và có tác dụng chỉ đạo cụ thể cho hoạt động kinh doanh, nhà kinh doanh phải tiến hành

tốt công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường Phương án kinh doanh sẽ là cơ sở cho các cán

bộ nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ được giao, phân đoạn mục tiêu lớn thành các mục

tiêu cụ thể để lãnh đạo doanh nghiệp quản lý và điều hành doanh nghiệp được liên tục,

chặt chẽ Phương án kinh doanh được lập đầy đủ và chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp

lường trước được những rủi ro và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh

1.1.5.3 Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng

Sau giai đoạn nghiên cứu, tiếp cận thị trường, để chuẩn bị giao dịch xuất nhập

khẩu, các doanh nghiệp tiến hành tiếp xúc với khách hàng bằng biện pháp quảng cáo

Nhưng để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán với nhau, người xuất khẩu và người nhập

khẩu thường phải qua một quá trình giao dịch, thương thảo và các điều kiện giao dịch

Quá trình đó có thể bao gồm những bước sau đây:

Sơ đồ 1.2 Các bước thực hiện giao dịchĐàm phán thương mại là quá trình trao đổi ý kiến của các chủ thể trong một xung đột

nhằm đi đến thống nhất cách nhận định, thống nhất quan niệm, thống nhất cách xử lý

những vấn đề nảy sinh trong quan hệ buôn bán giữa hai hoặc nhiều bên Thông thường

người ta sử dụng ba hình thức để đàm phán Thứ nhất, đàm phán qua thư tín là việc đàm

phán qua thư từ và điện tín, là phương thức các bên gửi cho nhau những văn bản để thỏa

Trang 20

thuận những điều kiện buôn bán Đây là hình thức đàm phán chủ yếu để giao dịch giữacác nhà kinh doanh xuất nhập khẩu trong điều kiện hiện nay So với việc gặp gỡ trựctiếp thì giao dịch qua thư tín tiết kiệm được nhiều chi phí Hơn nữa, trong cùng một lúc

có thể trao đổi với nhiều khách hàng ở nhiều nước khác nhau Người viết thư có điềukiện để cân nhắc suy nghĩ, tranh thủ ý kiến nhiều người và có thể khéo léo giấu kín ýđịnh thực sự của mình Nhưng việc giao dịch qua thư tín đòi hỏi nhiều thời gian chờđợi, có thể cơ hội mua bán tốt sẽ trôi qua Còn việc sử dụng điện tín thì phần nào khắcphục được nhược điểm này Đàm phán qua điện thoại (các phương tiện truyền thông)

là hình thức giao dịch mà các bên chỉ tiếp cận được một dạng thức hình ảnh hoặc âmthanh hoặc cả hình ảnh lẫn âm thanh Đàm phán trực tiếp là hình thức đàm phán khókhăn nhất trong ba hình thức đàm phán đòi hỏi người tiến hành đàm phán phải chắcchắn về nghiệp vụ, phản ứng nhanh nhạy…để có thể tỉnh táo, bình tĩnh nhận xét, nắmđược ý đồ, sách lược đối phương, nhanh chóng có biện pháp đối phó trong nhữngtrường hợp cần thiết hoặc quyết định ngay tại chỗ khi thời cơ đã chín muồi Mỗi lầngặp gỡ nhau thường tốn kém về chi phí đi lại, đón tiếp, quà cáp Cho nên việc gặp gỡnhau mà không đi đến kết quả là điều mà cả hai bên đều không mong muốn Do vậyviệc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành đàm phán trực tiếp là việc hết sức cần thiết.Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, bên bán có nhiệm vụ giao hàng vàchuyển quyền sở hữu cho bên mua Bên mua có nhiệm vụ thanh toán toàn bộ số tiềntheo hợp đồng Hợp đồng có thể coi như đã ký kết chỉ trong trường hợp các bên ký vàohợp đồng Các bên đó phải có địa chỉ pháp lý ghi rõ trong hợp đồng Hợp đồng đượccoi như đã ký kết chỉ khi người tham gia có đủ thẩm quyền ký vào các văn bản đó, nếukhông thì hợp đồng không được công nhận là văn bản có cơ sở pháp lý

Trang 21

Thuê phương tiện vận tải: Nếu trong hợp đồng xuất nhập khẩu quy định hàngđược giao ở nước người xuất khẩu, phương tiện vận tải do người mua lo (EXW, FAS,FCA, FOB), điều kiện giao hàng thì người mua sẽ thuê phương tiện vận tải.

Thực hiện bước đầu của khâu thanh toán: Tùy theo phương thức thanh toán màhai bên đã thống nhất và được ký kết trong hợp đồng Hợp đồng thanh toán theophương thức tín dụng chứng từ (L/C), người mua phải làm thủ tục mở L/C, đúng loạiđúng thời hạn theo quy định trên hợp đồng L/C có thể được mở tại ngân hàng quy địnhhoặc được mở tại ngân hàng do người mua lựa chọn nếu hợp đồng không chỉ định Nếuthanh toán bằng T/T trả trước người mua phải yêu cầu ngân hàng chuyển cho ngườibán trước khi giao hàng Nếu thanh toán D/A, D/P người bán phải giao hàng trước khilàm các thủ tục nhờ thu tiền từ mua thông qua ngân hàng

Mua bảo hiểm cho hàng hóa: Hàng hóa chuyên chở trên biển thường gặp nhiềurủi ro, tổn thất Vì thế bảo hiểm hàng hóa đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhấttrong ngoại thương Bảo hiểm là một sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường chongười được bảo hiểm về những mất mát, hư hỏng, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm donhững rủi ro đã thỏa thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm đã mua cho đốitượng đó một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm Khi thực hiện hợp đồng ngoại thươngngười nhập khẩu phải mua bảo hiểm trong một số trường hợp như điều kiện cơ sở giaohàng là EXW, FOB, CIF, FCA, và các điều kiện DDU

Làm thủ tục hải quan: Hàng hóa đi qua biên giới quốc gia để nhập khẩu đều phảilàm thủ tục hải quan Việc làm thủ tục hải quan gồm ba nội dung chủ yếu là khai báohải quan, xuất trình hàng hóa và thực hiện các quyết định của hải quan Để khai báo hảiquan chủ hàng phải khai báo chi tiết về hàng hóa lên tờ khai hải quan một cách trungthực và chính xác Đồng thời chủ hàng phải tự xác định mã số hàng hóa, thuế suất, giátính thuế của từng mặt hàng nhập khẩu, tính số thuế phải nộp của từng loại thuế trên tờkhai hải quan Tờ khai phải được xuất trình cùng một số chứng từ khác như giấy phépnhập khẩu, hóa đơn, vận đơn, phiếu đóng gói Về xuất trình hàng hóa, hải quan đượcphép kiểm tra hàng hóa nếu thấy cần thiết Hàng hóa nhập khẩu phải được sắp xếptrình tự, thuận tiện cho việc kiểm tra Chủ hàng chịu chi phí nhân công về việc mở,đóng các kiện hàng Thực hiện các quyết định của hải quan sau khi kiểm tra các giấy tờ

và hàng hóa, hải quan đưa ra quyết định cho hàng được phép qua biên giới (thôngquan) hoặc cho hàng đi qua với một số điều kiện kèm theo hay hàng không được chấpnhận cho nhập khẩu, chủ hàng phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của hải quan

Trang 22

Nhận hàng: Để nhận hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về, đơn vị nhập khẩuphải ký kết hợp đồng ủy thác cho cơ quan vận tải về việc nhận hàng Xác nhận với cơquan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng hóa từng quý, từng năm, cơ cấu hàng hóa, lịchtàu, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển, giao nhận Theo dõi việc giao nhận, đônđốc cơ quan vận tải lập biên bản (nếu cần) về hàng hóa và giải quyết trong phạm vi củamình những vấn đề xảy ra trong việc giao nhận Thanh toán cho cơ quan vận tải cáckhoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp, bảo quản và vận chuyển hàng hóa nhập khẩu.Thông báo cho các đơn vị đặt hàng chuẩn bị tiếp nhận hàng hóa Chuyển hàng hóa vềkho của doanh nghiệp hoặc trực tiếp giao cho các đơn vị đặt hàng.

Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu: Đối với mọi hàng hóa nhập khẩu, mỗi cơ quan tùytheo chức năng của mình phải tiến hành công việc kiểm tra Cơ quan giao thông (ga,cảng) phải kiểm tra niêm phong kẹp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện Nếuhàng có thể có tổn thất hoặc xếp đặt không theo vị trí vận đơn thì cơ quan giao thôngmời công ty giám định lập biên bản giám định Nếu hàng chuyên chở đường biển màthiếu hụt, mất mát thì phải có “biên bản kết toán nhận hàng với chủ tàu”, còn nếu có đổ

vỡ phải có “biên bản hàng đổ vỡ, hư hỏng” Đơn vị kinh doanh nhập khẩu với tư cách

là một bên đứng tên trên vận đơn, phải lập thư dự kháng nếu nghi ngờ hoặc thực sựthấy hằng có tổn thất, thì phải yêu cầu lập biên bản giám định, nếu hàng ngoài thực sự

bị tổn thất, thiếu hụt, không đồng bộ, không phù hợp với hợp đồng

Thanh toán: Trong ngoại thương hợp đồng quy định phương thức thanh toán nào thìngười mua (người nhập khẩu) phải tiến hành theo phương thức đó Thanh toán là khâuquan trọng trong thương mại quốc tế Do đặc điểm buôn bán với nước ngoài rất phức tạpnên thanh toán trong thương mại quốc tế cần phải thận trọng, tránh xảy ra tổn thất Có rấtnhiều phương thức thanh toán như thư tín dụng (L/C), phương thức nhờ thu, chuyển tiền Doanh nghiệp phải tiến hành thanh toán theo đúng quy định của hợp đổng

Khiếu nại (nếu có): Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu phát hiện ra hàng cósai sót về mặt số lượng hoặc bất cứ tình trạng không bình thường phải mời ngay các cơquan hữu quan như chủ tàu, nhân viên cảng biển, cán bộ giám định (nếu có) trực tiếplàm các biên bản hàng đổ vỡ, hàng kém chất lượng để làm chứng từ khiếu kiện saunày Bộ chứng từ khiếu kiện bao gồm đơn khiếu kiện, khiếu nại, hợp đồng ngoạithương, biên bản sai phạm, các chứng từ liên quan hoặc mẫu hàng kém chất lượng Tùytheo nội dung khiếu nại mà người nhập khẩu và bên bị khiếu nại có các cách giải quyếtkhác nhau Nếu không tự giải quyết được thì làm đơn gửi trọng tài kinh tế hoặc tòa ánkinh tế theo quy định trong hợp đồng

Trang 23

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu

Trong hoạt động thương mại bất kỳ một hình thức kinh doanh nào cũng chịu ảnhhưởng sâu sắc của môi trường kinh doanh chính vì vậy khi tiến hành bất kỳ một hoạt động nhập khẩu nào người ta đều phải xem xét kỹ lượng môi trường kinh doanh sao cho chi phí mà họ bỏ ra ít nhất là thu lợi nhuận cao nhất

1.2.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

1.2.1.1 Môi trường chính trị - luật pháp trong nước và quốc tế

Chế độ chính sách luật pháp của nhà nước là những yếu tố mà các doanh nghiệpxuất nhập khẩu buộc phải nắm rõ và tuân thủ một cách vô điều kiện vì chúng thể hiện ýchí của Đảng lãnh đạo của mỗi nước, sự thống nhất chung của quốc tế Nhập khẩuđược tiến hành giữa các chủ thể các quốc gia khác nhau do đó nó không chỉ chịu sự tácđộng chế độ chính sách luật pháp trong nước mà còn phải chịu những điều kiện tương

tự ở phía các nước đối tác

Tình hình chính trị trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến nhập khẩu Với một sốđối tác mà tại đó đang có xung đột về chính trị sẽ gây cản trở đến tiến trình thực hiệnnhập khẩu Cũng như vậy, nếu tình hình chính trị trong nước bất ổn định thì nhập khẩu

có thể bị suy giảm hoặc đình trệ

Các yếu tố chính trị, luật pháp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mua bán quốc tế.Các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu đều phải tuân thủ các quy định của chính phủ liênquan, tập quán và luật pháp quốc gia, quốc tế liên quan Khi tham gia hoạt động kinh tếnói chung, kinh doanh nhập khẩu nói riêng các nhà kinh doanh cần lưu ý đến:

- Các quy định của luật pháp Việt Nam đối với hoạt động mua bán quốc tế (thuế, thủ tục quy định về mặt hàng xuất nhập khẩu, quy định về quản lý ngoại tệ)

- Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia

- Các vấn đề về pháp lý và tập quán quốc tế liên quan đến việc xuất nhập khẩu(Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng quốc tế năm 1980, luật bảo hiểm quốc tế, luậtvận tải quốc tế, các quy định về giao nhận ngoại thương, Incoterms 90, 2000 ) Thông quamục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế thì chính phủ có thể đưa ra các chính sách khuyếnkhích hay hạn chế xuất nhập khẩu Chẳng hạn chiến lược phát triển kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa - hiện đại hóa đòi hỏi phải tranh thủ nhập khẩu những công nghệ tiên tiến, thiết

bị hiện đại Cấm nhập khẩu công nghệ cũ, lạc hậu so với công nghệ trong nước đang sửdụng và dễ gây ô nhiễm môi trường đã được quy định trong luật bảo vệ môi trường

Trang 24

1.2.1.2 Các công cụ kinh tế vĩ mô đối với nhập khẩu

Thương mại quốc tế nói chung đem lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế nhưng vớinhững lý do và mục đích riêng mình nên hầu hết các quốc gia đều có chính sáchthương mại riêng để thực hiện mục tiêu của chính phủ ở nước đó Để nền kinh tế vậnhành có hiệu quả thì việc đưa ra những chính sách quyết định hợp lý là điều hết sức cầnthiết trong nhập khẩu nhà nước thường áp dụng những hình thức công cụ điều tiết nhấtđịnh nhằm hạn chế thương mại tự do như thuế quan, hạn ngạch…

Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa di chuyển qua biên giới của một quốc giahoặc lãnh thổ hải quan Đây là biện pháp quan trọng để thực hiện chính sách thươngmại Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu Nếu thuế nhập khẩu cao thìgiá của hàng hóa sẽ bị đội lên, như vậy sẽ làm hạn chế sức cạnh tranh về mặt hàng củadoanh nghiệp Ngược lại, thuế nhập khẩu thấp, chi phí cho việc nhập khẩu sẽ thấp làmtăng lợi nhuận nhập khẩu

Hạn ngạch nhập khẩu được hiểu là quy định của nhà nước về số lượng tối đa mộtmặt hàng được phép nhập khẩu từ một thị trường nhất định trong một khoảng thời gianxác định (thường là một năm) Chính sách này nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, bảo

hộ nguồn lực trong nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

Tỷ giá hối đoái là giá cả đồng tiền của một quốc gia này dưới dạng đồng tiền củamột quốc gia khác, có tác động mạnh mẽ đến nhập khẩu vì tính giá và thanh toán trongnhập khẩu phải dùng đến ngoại tệ Tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệ so với nội tệ tăngnghĩa là đồng nội tệ giảm giá, giá sản phẩm của quốc tế trên thị trường nội địa tăng(tức chi phí hàng hóa nhập khẩu bằng nội tệ sẽ tăng) làm hạn chế nhập khẩu, khuyếnkhích xuất khẩu và ngược lại

Hiện nay trên thế giới ngày càng xuất hiện nhiều các tổ chức kinh tế quốc tế nhưASEAN, APEC, WTO… việc tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế này đều đem lại lợiích thiết thực cho quốc gia Các nhà sản xuất kinh doanh mở rộng được thị trường tiêu thụ

ra nước ngoài khi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài sẽ gặp phải hàngrào thuế quan và phi thuế quan của các nước nhập khẩu Các hàng rào này nới lỏng haysiết chặt đều phụ thuộc vào quan hệ song phương giữa hai nước, giữa nước xuất khẩu vànước nhập khẩu Chính điều này đã thúc đẩy các quốc gia tích cực trong quan hệ ngoạigiao với các nước khác, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế nhằm

Trang 25

tạo được những mối quan hệ bền vững, xu hướng tích cực cho quá trình nhập khẩu,xuất khẩu hàng hóa của nước mình.

1.2.1.5 Sự phát triển của nền sản xuất trong nước và ngoài nước

Nhập khẩu chịu sự tác động trực tiếp của tình hình sản xuất trong và ngoài nước

Sự phát triển của nền sản xuất trong nước tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với hàng nhậpkhẩu và có thể làm giảm nhu cầu nhập khẩu, nhưng nếu sản xuất trong nước kém pháttriển không thể sản xuất ra những sản phẩm mang tính công nghệ cao, kỹ thuật hiện đạithì nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng lên Ngược lại, sự phát triển của nền sản xuất ở nướcngoài tạo ra những sản phẩm mới hơn, hiện đại hơn, có giá trị sử dụng cao hơn và hấpdẫn khách hàng hơn nên nó sẽ được khuyến khích nhập khẩu

1.2.1.6 Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Nhập khẩu nói chung không thể tách rời hoạt động vận chuyển và thông tin liênlạc Vì vậy với một hệ thống thông tin liên lạc nhanh nhạy rộng khắp và hệ thống giaothông thuận tiện an toàn cho phép các doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội kinhdoanh, tận dụng được thời cơ làm đơn giản hóa nhập khẩu, giảm bớt được các chi phí

và rủi ro, nâng cao tính kịp thời nhanh gọn trong quá trình nhập khẩu, tăng vòng quaycủa vốn Ví dụ, hệ thống cảng biển được trang bị hiện đại cho phép giảm bớt thời gianbốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hóa được mua bán Hệthống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng cho phép các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tếđược thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời giảm bớt được mức độ thiệt hại có thểxảy ra đối với các nhà kinh doanh trong trường hợp xảy ra rủi ro

Ngược lại, khi nhập khẩu phát huy được tính hiệu quả thì nó sẽ góp phần làm chosản xuất trong nước phát triển, tăng thu ngân sách, từ đó nhà nước có điều kiện hơn đểđầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc phục vụ nhucầu phát triển của nền kinh tế quốc dân

1.2.1.7 Hệ thống tài chính ngân hàng

Hệ thống tài chính ngân hàng có vai trò quan trọng trong quản lý cung cấp vốn vàthanh toán nên nó can thiệp tới tất cả các hoạt động của tất cả các doanh nghiệp trongnền kinh tế, dù doanh nghiệp đó lớn hay nhỏ hay ở bất cứ thành phần kinh tế nào Hệthống ngân hàng cung cấp vốn, giúp các doanh nghiệp trong nghiệp vụ thanh toán quốctế và cảnh báo cho doanh nghiệp khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu Các mối quan hệ

uy tín, nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng của ngân hàng rất thuận lợi cho các doanhnghiệp tham gia nhập khẩu, từ đó đảm bảo được lợi ích của mình

Trang 26

Nhập khẩu hàng hóa phát triển sẽ góp phần làm tăng doanh thu cho các ngânhàng Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng có thực tiễn kiểm chứngchất lượng hoạt động của mình, từ đó có các biện pháp tích cực để không ngừng nângcao chất lượng phục vụ khách hàng.

1.2.1.8 Những biến động của thị trường trong và ngoài nước

Nhập khẩu là chiếc cầu nối giữa sản xuất trong nước với thị trường quốc tế vàngược lại Nó tạo ra sự phù hợp, gắn bó và phản ánh sự tác động qua lại giữa hai thịtrường Khi có sự thay đổi trong giá cả, nhu cầu thị trường về một mặt hàng ở thịtrường trong nước thì ngay lập tức có sự thay đổi lượng hàng nhập khẩu Cũng nhưvậy, thị trường các nước ngoài quyết định sự thỏa mãn các nhu cầu trong nước, sự biếnđộng của nó về khả năng cung cấp sản phẩm mới, sự đa dạng của hàng hóa đồng thờiđịa vị cũng được phản ánh và có tác động lên thị trường nội địa

Ngoài các yếu tố kể trên, sự biến động của môi trường chính trị, văn hóa, xã hội,khoa học- kỹ thuật, tự nhiên đều tác động đến nhập khẩu

1.2.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

1.2.2.1 Tình hình tài chính, nguồn vốn của doanh nghiệp

Khả năng tài chính của công ty là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng nhập khẩu của công ty đó Tình hình tài chính của doanh nghiệp quyết định sốlượng hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp Với điều kiện kinh tế của Việt Nam hiệnnay các doanh nghiệp của ta có số vốn còn hạn chế do vậy cần có những biện pháp sửdụng vốn hiệu quả nhất

Vốn kinh doanh cũng là nhân tố quan trọng vì lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu đòihỏi một lượng tiền mặt và ngoại tệ lớn để thanh toán cho các đối tác trong nước vànước ngoài Nếu thiếu vốn thì quá trình nhập khẩu không được thực hiện và rất có thể

sẽ dẫn đến mất thị trường, mất khách hàng và cơ hội kinh doanh Ngược lại, quá trìnhnhập khẩu với sự trợ giúp của nguồn vốn đầy đủ sẽ có hiệu quả hơn, từ đó đem lại tíchlũy cho doanh nghiệp, bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanh Tất cả đều có quan hệ qualại mật thiết với nhau và nếu được kết hợp hài hòa sẽ làm cho doanh nghiệp khôngngừng phát triển

Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu là đại lượng so sánh giữa khoản thu do việc nhập khẩuđem lại với số chi phí đầu vào (tính bằng ngoại tệ) đã phải bỏ ra để mua bán hàng nhậpkhẩu

Trang 27

Tỷ giá ngoại tệ hàng nhập khẩu cũng ảnh hưởng đến việc quyết định nhập khẩuhay không một mặt hàng nào đó Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu là số lượng nội tệthu được khi dùng một đơn vị ngoại tệ để nhập khẩu Trên cơ sở so sánh tỷ suất ngoại

tệ hàng nhập khẩu với tỷ giá hối đoái doanh nghiệp sẽ xác định được mức lỗ lãi là baonhiêu khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa đó

Trình độ tổ chức quản lý trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết quản

lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì yếu tố quản lý trong doanhnghiệp không thể không được chú trọng Vì trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt nếu ngườiquản lý không sáng suốt và bản lĩnh sẽ dễ gặp những thất bại trong kinh doanh Đặc biệttrong giai đoạn hiện nay khi mà đã và đang sẽ có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnhvực xuất nhập khẩu với những nguồn lực vô cùng mạnh mẽ Điều này càng đòi hỏi đội ngũlãnh đạo quản lý phải linh hoạt nhạy bén để có thể nắm bắt thời cơ, vượt qua những nguy

cơ trong kinh doanh để đem lại thành công cho doanh nghiệp

1.2.2.4 Nguồn nhân lực

Đây là nhân tố quan trọng nhất vì con người sẽ quyết định toàn bộ quá trình sảnxuất, kinh doanh Đặc biệt, trong điều kiện doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh nhậpkhẩu nên đội ngũ cán bộ nắm chắc được chuyên môn nghiệp vụ nhập khẩu sẽ góp phầntrong sự thành công trong kinh doanh Nó giúp tiết kiệm thời gian giao dịch, tổ chứcthực hiện hợp đồng nhập khẩu, tiêu thụ nhanh hàng nhập khẩu tránh để đọng vốn…Khi mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều có tinh thần trách nhiệm cao, tác phong làmviệc nghiêm túc thì sẽ đem lại hiệu quả rất lớn Và khi hiệu quả nhập khẩu được nângcao thì nguồn nhân lực trong công ty sẽ có điều kiện tốt hơn để hoàn thiện và nâng caotrình độ của mình

Trong công tác nhập khẩu, từ khâu tìm thị trường, khách hàng đến ký kết hợpđồng nhập khẩu đòi hỏi cán bộ phải nắm vững chuyên môn kỹ thuật, giỏi nghiệp vụngoại thương và hết sức năng động Bên cạnh đó còn có rất nhiều nhân tố ảnh hưởngkhác như vốn, uy tín của doanh nghiệp Đây là những nhân tố rất quan trọng bởi lẽ hiệnnay phần lớn các doanh nghiệp trong và ngoài nước làm ăn với nhau dựa trên uy tín vànhững mối quan hệ lâu dài

Tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc nhập khẩu hàng hóa của doanhnghiệp Qua những yếu tố này, doanh nghiệp có thể nắm bắt được những vấn để tồn tạibên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp Từ đó có thể tìm ra nguyên nhân và tìmgiải pháp khắc phục những ảnh hưởng không tốt của những những yếu tố trên

Trang 28

1.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu

1.3.1 Chỉ tiêu về lợi nhuận

1.3.1.1 Lợi nhuận tuyệt đối

Khi xem xét đánh giá hiệu quả nhập khẩu của doanh nghiệp người ta thường quantâm trước hết tới lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợpphản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh Lợi nhuận để duy trì và tái sảnxuất mở rộng cho doanh nghiệp là điều kiện để nâng cao mức sống của người lao động.Khi lợi nhuận càng lớn thì doanh nghiệp làm ăn càng có lãi

Lợi nhuận có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, vừa là mục tiêu, vừa là độnglực, vừa là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Hoạt động của doanh nghiệptrong nền kinh tế thị trường tuy mỗi giai đoạn có những mục tiêu và nhiệm vụ có thể khácnhau Song cuối cùng các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể mà doanh nghiệp đề ra trong từngthời kỳ cũng chỉ phục vụ cho mục đích cuối cùng của mình đó là tạo ra lợi nhuận đạt được.Không có lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ không có vốn để tổ chức hoạt động kinh doanh nhằmmục đích thu lợi cũng như thực hiện việc tối đa hóa lợi nhuận Cũng chính vì lợi nhuận màcác doanh nghiệp không ngừng mở rộng và tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh củamình đáp ứng nhu cầu thị trường dành thắng lợi trong cạnh tranh

Khi nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp đạt hiệu quả có nghĩa là doanh nghiệp

có lợi nhuận, điều đó cho thấy không những doanh nghiệp bảo toàn được vốn kinhdoanh mà còn có một khoản lợi nhuận bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của doanhnghiệp Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt thì vốn có ý nghĩa rấtquan trọng cho phép doanh nghiệp thực hiện các dự án có quy mô lớn, thực hiện đầu tưnghiên cứu đổi mới và hoàn thiện công nghệ, nâng cao uy tín là khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp trên thị trường Như vậy lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảocho tình hình tài chính của doanh nghiệp vững chắc

Lợi nhuận là hiệu số giữa khoản doanh thu và chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất,kinh doanh, là khoản chênh lệch giữa doanh thu mà doanh nghiệp thu được với các khoảnchi phí bỏ ra để thu được các khoản doanh thu đó Khi hiệu số giữa hai chỉ tiêu kinh tế nàycàng lớn thì có nghĩa là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có lãi Điều đó phản ánh rằnghoạt động của doanh nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu tự hạch toán lấy thu nhập trừ chiphí Ngược lại chỉ tiêu lợi nhuận càng nhỏ và có khuynh hướng âm thì chứng tỏ doanhnghiệp đang trong tình trạng hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù chi, hàng hóakhông tiêu thụ hết còn ứ đọng trong kho Tình trạng này cho thấy doanh nghiệp hiện naykhông đáp ứng được nhu cầu đặt ra của người tiêu dùng về hàng hóa và dịch

Trang 29

vụ Chính vì vậy khi xem xét lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quảcủa quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệpkhi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh phải có đề ra được những biện pháp nhằm đápứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tăng doanh thu và có những biện pháp hạ thấpchi phí sản xuất kinh doanh.

Lợi nhuận nhập khẩu = Doanh thu nhập khẩu – Chi phí nhập khẩu

Hiệu quả ở đây được biểu hiện thông qua việc so sánh kết quả (doanh thu) và cácchi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh gắn với doanh thu đó Tuy nhiên, khi sử dụnglượng lợi nhuận tuyệt đối này để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của một thương

vụ, hoặc của một doanh nghiệp, cần lưu ý khối lượng lợi nhuận tuyệt đối thu đượckhông phụ thuộc vào nỗ lực chủ quan của mỗi doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vàonhiều yếu tố khách quan khác, giá cả của các đầu vào, của chính sách thuế

Tuy nhiên, bản thân chỉ tiêu lợi nhuận chưa biểu hiện đầy đủ hiệu quả nhập khẩu,bởi lẽ chưa biết đại lượng ấy được tạo ra từ nguồn lực nào, loại chi phí nào Do vậy, đểđánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu người ta thường so sánh lợi nhuận với chi phí,doanh thu, vốn phục vụ cho nhập khẩu

1.3.1.2 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tài chính cơ bản và được sử dụng rộng rãi nhất tronglĩnh vực tài chính doanh nghiệp Nó dùng để đánh giá tình hình sinh lợi (tỷ lệ phầntrăm của tổng doanh thu còn lại sau khi khấu trừ tất cả các chi phí, thuế và các chi phíkhác) của của một sản phẩm, dịch vụ, một công ty, doanh nghiệp hay của một dự ánđầu tư nào đó Tỷ suất lợi nhuận được biểu thị dưới dạng phần trăm; số càng cao, kinhdoanh càng có lãi

Trong trường hợp tỷ suất lợi nhuận là một giá trị dương chứng tỏ rằng dự án đầu

tư hay công ty, doanh nghiệp đang hoạt động có lãi Giá trị của tỷ suất lợi nhuận cànglớn thì lợi nhuận công ty thu về càng cao Ngược lại, nếu tỷ suất lợi nhuận là một giátrị âm thì doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ Vì vậy, công ty nên có kế hoạch điềuchỉnh lại chiến lược kinh doanh của mình để khắc phục tình trạng thua lỗ trên

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí phản ánh mối quan hệ giữa tổng lợi nhuận thu được

và tổng chi phí phát sinh trong kỳ Chi phí ở đây bao gồm chi phí cố định và chi phíbiến đổi

Trang 30

= Cn

Trong đó:

: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thuLn: Lợi nhuận nhập khẩu (lợi nhuận sau thuế)Cn: Chi phí nhập khẩu

Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí phản ánh rằng cứ một đồng chi phí bỏ rathì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí càng cao (giá trịdương) chứng tỏ rằng doanh nghiệp bỏ ra chi phí thấp nhưng lại thu về mức lợi nhuận cao.Ngược lại, trong trường hợp tỷ suất lợi nhuận trên chi phí thấp (giá trị âm) chứng tỏ doanhnghiệp bỏ ra chi phí cao nhưng lợi nhuận thu về lại thấp, doanh nghiệp nên có kế hoạchgiảm bớt chi phí để thu về nhiều lợi nhuận hơn

Tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh thu phản ánh mức lợi nhuận thu được từ mộtđơn vị doanh thu tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu Hay chỉ tiêu này cho biết trong mộtđồng doanh thu nhập khẩu thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận nhập khẩu

Ln

= Dn

Trong đó:

: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thuLn: Lợi nhuận nhập khẩu (lợi nhuận sau thuế)Dn: Doanh thu nhập khẩu

Thông qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu các nhà đầu tư có thể nắm bắt tươngđối chính xác tình hình phát triển của một doanh nghiệp Thông qua tỷ suất này chủdoanh nghiệp cũng biết mình thu về được bao nhiêu lợi nhuận và đã bỏ ra bao nhiêutiền vốn Từ đó sẽ có những phương án điều chỉnh hoạt động kinh doanh, sản xuất củacông ty cho phù hợp

Khi sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh thu, cần tránh quan niệmgiản đơn cho rằng tỷ suất lợi nhuận càng cao hiệu quả kinh tế càng lớn Điều quantrọng là kinh doanh phải có lãi Tỷ suất lợi nhuận chỉ là một trong những căn cứ đánhgiá hiệu quả, chứ không phải là căn cứ duy nhất để đưa ra quyết định kinh doanh

 Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận đối với hiệu quả nhập khẩu của doanh nghiệp:

22

Trang 31

Việc xác định tỷ suất lợi nhuận có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng giúpdoanh nghiệp đánh giá đúng hiệu quả nhập khẩu của mình Tỷ suất lợi nhuận được xácđịnh dựa trên lợi nhuận tạo ra trên tổng số doanh thu thu được, chi phí hoặc vốn đầu tư.Hay nói cách khác, tỷ suất lợi nhuận phản ánh một cái nhìn sâu sắc về các khía cạnhkhác nhau trong hiệu suất tài chính của doanh nghiệp:

- Lợi nhuận và sự ổn định của doanh nghiệp

- Khả năng quản lý chi phí

- Chiến lược định giá

Vì vậy, dựa vào tỷ suất lợi nhuận các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp có thể theodõi doanh nghiệp của mình đang làm ăn có lời hay trong tình trạng thua lỗ Từ đó đưa

ra những chiến lược chiến lược giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ

Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận còn là tiền đề quan trọng, khẳng định vị thế củadoanh nghiệp trong ngành và thu hút vốn đầu tư Bởi lẽ, tỷ suất lợi nhuận được đánhgiá dựa trên lợi nhuận công ty tạo ra Mà lợi nhuận của công ty ngoài chiến lược kinhdoanh hợp lý thì còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như đặc điểm lĩnh vựckinh doanh, tốc độ tăng trưởng của ngành, tốc độ phát triển của kinh tế Đó là nhữngyếu tố tác động một cách ngẫu nhiên và các doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được.Chính vì vậy, tỷ suất lợi nhuận càng lớn chứng tỏ rằng có vị thế càng cao trong ngànhcũng như chiếm được thị phần cao trong thị trường

1.3.2 Chỉ tiêu về doanh thu nhập khẩu

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu nhập khẩu là tỷ số tài chính này phản ánh tăngtrưởng nhập khẩu hàng hóa của một doanh nghiệp, tỷ lệ này càng cao càng đồng nghĩavới khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp cũng cao Việc nhìn nhận xem công ty cótiếp tục tăng trưởng hay không là một việc khó, tuy nhiên, nếu tỷ số tăng trưởng doanhthu nhập khẩu trong hơn ba năm liên tiếp, chúng ta có thể xác định mức độ tăng trưởng

ấy Con số an toàn của chỉ số này là trên 10% – 20%

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu nhập khẩu =( − −1 )

Trang 32

Chương 2 THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LATA 2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata được thành lập theo quyết định của Sở Kế

hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 03 tháng 11 năm 2011 với Trụ sở chính tại

63A/12 Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

 Tên Công ty: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata

 Văn phòng giao dịch Hà Nội: Số 7 lô 10A KĐT Trung Yên, Trung Hòa, Cầu

Giấy, Hà Nội Văn phòng giao dịch Hồ Chí Minh: 15/48A Đoàn Như Hài, Phường 12, Quận 4, Hồ Chí Minh

 Số điện thoại: (+84.24) 22.60.11.02 Email: info@lata.vn

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata đã trải qua một chặng đường dài, đi qua

những thời kỳ khủng hoảng của của nền kinh tế Từ những ngày đầu còn non trẻ, đứng

trước nhiều nguy cơ thất bại nhưng đến ngày hôm nay Lata vẫn vững mạnh và phát

triển không ngừng Trải qua thời gian hoạt động nhiều năm, trong môi trường cạnh

tranh gay gắt nhưng doanh nghiệp cũng đã khẳng định được tên tuổi, cũng như vị thế

của mình ngày càng mở rộng mạng lưới kinh doanh và dịch vụ Doanh nghiệp có lợi

thế vững chắc trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cùng với đó thiết lập được

những mối quan hệ bền vững với khách hàng lớn trong và ngoài nước

Theo nhu cầu ngày càng phát triển của nền kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế

thế giới, chính phủ có những chính sách mở cửa, khuyến khích sự chuyển đổi nền kinh tế

thị trường, thúc đẩy hoạt động giao thương giữa các nước Trong quá trình tìm hiểu thị

trường và nắm bắt thị hiếu của khách hàng Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata đã thành

lập dựa trên cơ sở kinh doanh thông qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa Là công ty

thương mại chuyên bán hàng vào các khu công nghiệp và khu chế xuất, sản phẩm chuyên

về phòng sạch và thiết bị liên quan đến công nghệ phòng sạch, thiết bị bảo hộ

Trang 33

lao động Công ty được đặt tại vị trí thuận tiện cho giao thông đi lại, đảm bảo nguồn thunhập ổn định người lao động trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và năng động.Đến nay, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata là đại lý của nhãn hàng As Oneđộc quyền tại Việt Nam, chuyên nhập khẩu các sản phẩm của công ty Nhật Bản Hoạtđộng xuất nhập khẩu hàng hóa từ đó cũng phát triển và theo quy trình nhất định đemđến sự hài lòng cho các bên đối tác và khách hàng Nhờ vào sự đầu tư đúng đắn, sự amhiểu về mô hình kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng được xây dựng và cảitiến, chiến lược kinh doanh phù hợp đã đưa Công ty ngày một phát triển và thành công.Sau gần 10 năm hoạt động, xuất phát điểm với chỉ một hai khách hàng, bằng sự

nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ nhân viên và ban Giám đốc đến nay Công tyTNHH Đầu tư Phát triển Lata đã cung cấp được cho hơn 100 khách hàng lớn nhỏ khácnhau, trong đó phải nói đến những bạn hàng đến từ Nhật Bản với những yêu cầu khắtkhe về hàng hóa như Asahi, Terumo, Fuji Xerox hay các tập đoàn sản xuất lớn nhưSamsung, Panasonic, Canon…

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

Với phương châm lấy sự hài lòng của khách hàng làm thước đo sự phát triển củadoanh nghiệp, Lata cung cấp tới khách hàng các sản phẩm chính hãng, chất lượng tốt,giá thành hợp lý và chế độ bảo hành nhanh chóng

Thực hiện thương mại xuất nhập khẩu cho các sản phẩm, các mặt hàng công cụkhoa học, dụng cụ, thiết bị dùng trong phòng sạch, phòng thí nghiệm

Phối hợp với các đơn vị vận chuyển nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài lưu trữ tạikho Công ty

Trang 34

- Tích cực bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật Nhà nước.

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động

Song song với việc mở rộng đối tượng khách hàng thì Công ty TNHH Đầu tưPhát triển Lata cũng đang không ngừng mở rộng lĩnh vực kinh doanh cũng như sảnphẩm cung cấp của mình để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, ngày càng đa dạngvới giá thành cạnh tranh nhất tới khách hàng

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata đang hoạt động với nhiều ngành nghề kinhdoanh, một số lĩnh vực tiêu biểu như:

- Quần áo phòng sạch, quần áo kháng khuẩn

- Vật tư phòng sạch (vải lau, thảm dính bụi, đồ dùng phòng sạch)

- Dụng cụ cơ khí, linh kiện điện tử

- Đo lường, đo đạc - Thiết bị đo lường, đo đạc

- Công nghiệp - Vật tư và thiết bị công nghiệp

Hiện nay, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata đang là nhà phân phối độc quyềncủa thương hiệu As One tại Việt Nam - một trong các thương hiệu nổi tiếng về lĩnh vựcnguyên phụ liệu sản xuất, thiết bị nghiên cứu khoa học trên thị trường Nhật Bản, ngoài rabằng năng lực của mình Lata cũng vinh dự nhận được sự tin tưởng và được ủy quyền phânphối của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng như: As One, Laplace (Nhật Bản), Borecy,Xiamen (Trung Quốc), Maxclean (Hồng Kông) Đồng thời cũng là nhà cung cấp chính chocác tập đoàn lớn của Nhật Bản tại Việt Nam như Canon, Panasonic, Kyocera

2.1.4 Cơ cấu tổ chức

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata với tính chất của một công ty trách nhiệmhữu hạn với quy mô tuy không lớn nhưng được chia thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phậnđảm nhiệm những chức năng và nhiệm vụ khác nhau làm việc theo một thể thống nhất

vì mục tiêu chung của công ty Các thành viên trong công ty đều có giữ một vai trò quantrọng cũng như có những thế mạnh riêng trong từng lĩnh vực và công việc khác nhau.Mỗi thành viên đều được phân công vị trí phù hợp theo nguyện vọng và năng lực thựctế của từng người để đảm bảo một hệ thống, đạt được hiệu quả cao trong mọi công việccũng như mọi hoạt động của công ty Sự phân quyền giữa ban lãnh đạo và các bộ phận,giữa trưởng bộ phận với từng nhân viên đều được thống nhất thực hiện Điều đó giúp

Trang 35

công ty hoạt động theo một trật tự và quy củ nhất định giữa lãnh đạo và các cấp qua đó

nâng cao trách nhiệm từng cá nhân để nâng cao trách nhiệm tập thể giúp công ty đạt tối

đa hiệu quả công việc một cách nhanh chóng và khoa học Sự nỗ lực, cố gắng của mỗi

thành viên chính là biểu hiện cho mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa

những đồng nghiệp với nhau Vì là Công ty TNHH hai thành viên trở lên nên cơ cấu tổ

chức của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Mỗi phòng ban trong công ty đều đảm nhiệm những công việc và giữ vai trò khác

nhau nhưng mỗi phòng ban là một nền tảng vững chắc để hình thành lên công ty và

đảm bảo quá trình hoạt động xuyên suốt kể từ khi thành lập cho đến nay

 Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên công ty, là

cơ quan quyết định cao nhất của công ty Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau

đây:

Trang 36

Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy độngthêm vốn; quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty; quyết định giải pháp phát triểnthị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tàisản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chínhtại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quyđịnh tại Điều lệ công ty; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợpđồng đối với Giám đốc, kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kếtoán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty.

Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợinhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty; quyết định cơ cấu tổ chức quản lý củacông ty; quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; sửa đổi, bổsung điều lệ công ty; quyết định tổ chức lại công ty; quyết định giải thể hoặc yêu cầuphá sản công ty; quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật và điều lệ công ty

 Giám đốc: là người đại diện, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sảnxuất, kinh doanh của công ty Hơn thế, giám đốc còn là người tìm kiếm, kết nối khách hàngcho công ty

 Phó giám đốc: là người hỗ trợ đắc lực cho giám đốc, điều hành và duy trì mọihoạt động của công ty theo sự phân công và ủy thác của giám đốc Đặc biệt là người tiếpnhận ý kiến đóng góp và phản hồi của nhân viên để có những biện pháp quản lý và lãnh đạophù hợp đưa công ty ngày càng phát triển

 Phòng kinh doanh: thực hiện toàn bộ kế hoạch và hoạt động kinh doanh, từ tìmkiếm đối tác, khách hàng đến mở rộng thị trường, tổ chức mua bán hàng hóa, trực tiếp đemlại lợi nhuận cho công ty

 Phòng xuất nhập khẩu: gồm bộ phận xuất, bộ phận nhập, bộ phận mua hàng vàchứng từ là bộ phận thực hiện hầu hết các hợp đồng kinh doanh của công ty Đồng thời, theodõi, quản lý, điều phối từng khâu trong hoạt động xuất nhập khẩu và trực tiếp làm việc vớiHải quan

Chức năng: xây dựng, điều hành quản lý kế hoạch xuất nhập khẩu của công ty.Công tác cung ứng, quản lý vật tư và sản phẩm trong kho để kịp thời cung ứng chokhách hàng Tiêu thụ sản phẩm xuất kho ra thị trường trong và ngoài nước Công tácnhập khẩu trang thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu, công nghệ phục vụ kinh doanh

Trang 37

Nhiệm vụ: dựa vào kế hoạch hàng năm của công ty và các hợp đồng đã định kỳgiao dịch của khách hàng để xây dựng kế hoạch kinh doanh Quá trình này đòi hỏi sựnhất quán và phối hợp giữa các bộ phận và đơn vị trong công ty.

 Phòng kế toán: kiểm soát quá trình thu – chi của công ty, quản lý và theo sát quátrình sử dụng nguồn vốn của công ty

Chức năng: đưa ra phương án sử dụng vốn hợp lý, đúng mục đích để đảm bảo choquá trình kinh doanh của công ty được duy trì liên tục và có hiệu quả kinh tế cao.Nhiệm vụ: ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu tình hình sử dụng nguồn vốn trong quá trình sản xuất, kinh doanh

 Bộ phận kho và giao nhận hàng hóa: Quản lý sản phẩm hàng hóa nhập kho, xuấtkho đảm bảo không sai lệch về số lượng Bộ phận giao nhận hàng chịu trách nghiệm theodõi, cập nhật và nhận lịch lấy hàng hóa nhập khẩu, giao hàng đến cho khách Đồng thời,trong quá trình vận chuyển đảm bảo nguyên trạng thái của hàng hóa tránh hư hỏng

 Phòng hành chính nhân sự: trực tiếp quản lý nhân viên trong công ty, đảm bảonguồn nhân lực cho quá trình hoạt động kinh doanh, sắp xếp nhân lực phù hợp với trình độ

và năng lực của cán bộ nhân viên qua từng thời kỳ

Chức năng: chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong công ty về các thủ tục hànhchính cũng như quy trình quản lý, đôn đốc, nhắc nhở nhân viên

Nhiệm vụ: Quản lý hồ sơ, số lượng nhân viên trong công ty; quản lý công táctuyển dụng, bổ nhiệm, đề đạt, khen thưởng, kỷ luật… Lấy ý kiến của đông đảo nhânviên trong công ty để đưa ra quyết định phù hợp

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2020

Từ những ngày đầu thành lập, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata đã đối mặt vớirất nhiều khó khăn, với số vốn còn hạn hẹp công ty tiến hành kinh doanh và từng bướcphát triển như hiện nay Trải qua nhiều giai đoạn, công ty đã rút ra được cho mình nhữngkinh nghiệm về cách tuyển dụng nhân viên cũng như cách sắp xếp, tổ chức kinh doanh saocho công ty hoạt động ổn định hướng tới mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận Dưới đây là kếtquả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2017-2020:

29

Trang 38

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata

Doanh thu

Doanh thu 37.799.232.882 43.534.494.748 54.914.252.929 59.728 613 883Doanh thu

37.570.351.707 43.452.606.149 54.692.569.767 59.651.367.444thuần

Chí phí

Chi phí tài 328.994.143 148.205.149 212.249.006 521.783.579chính

Chi phí quản lý 9.355.802.505 10.533.465.317 11.768.686.468 13.662.807.033DN

Lợi nhuận

Lợi nhuận

124.253.679 410.255.869 598.316.946 466.744.355trước thuế

Lợi nhuận sau

89.380.217 328.204.695 478.653.557 373.395.484thuế

Nguồn: Phòng kế toán

Có thể thấy mặc dù Công ty mới thành lập từ năm 2011 lại rơi đúng vào thời điểmkhủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra khi mà các doanh nghiệp lớn nhỏ đều lao đaotìm cho mình những hướng đi để duy trì doanh số thì Công ty TNHH Đầu tư Phát triểnLata lại có một sự phát triển không ngừng nghỉ Chỉ trong vòng 10 năm đầu thành lập,tổng tài sản doanh nghiệp đã tăng khá nhiều, doanh thu của công ty mỗi năm khôngngừng tăng lên, đến năm 2020 đã tăng rất nhiều lần so với thời điểm xuất phát, đem đếnlợi nhuận hằng năm không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước Lợi nhuận sau thuếnăm 2020 so với năm 2017 tăng mạnh 284.015.267 đồng Những con số trên phần nàocho thấy sự nỗ lực của ban Giám đốc cũng như đội ngũ nhân viên của công ty đang hằngngày cố gắng xây dựng một Lata vững mạnh, chuyên nghiệp, để có thể đem tới khách

Trang 39

Các chỉ số về doanh thu và lợi nhuận cho thấy tình hình tài chính và hoạt động

kinh doanh của công ty đang ngày một phát triển, góp phần vào sự phát triển của nền

kinh tế chung Doanh thu và lợi nhuận là hai yếu tố đóng góp rất nhiều vào quá trình

đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2017-2020, giai đoạn có sự

biến động trong nền kinh tế vì chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh nói chung Dưới đây là

biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận của công ty trong giai đoạn đó, từ đây thấy

được rõ hơn về tình hình kinh doanh của công ty để có cái nhìn thực tế và khách quan

Biểu đồ 2.1 Doanh thu và lợi nhuận Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata

Nguồn: Phòng kế toán

Qua các số liệu được tổng hợp trong bảng 2.1 và biểu đồ trên ta có thể thấy doanh

thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng nhanh qua các năm Cụ thể, năm 2020 tăng 9% so

với năm 2019 và tăng 37,2% so với năm 2018 Năm 2020 là năm của đại dịch toàn thế

giới, không chỉ thiệt hại, thương vong về người mà còn làm cho nền kinh tế rơi vào tình

trạng suy giảm mạnh, các doanh nghiệp lớn nhỏ đều lao đao, cũng không ít doanh nghiệp

bị phá sản Nhưng nhìn vào doanh thu thuần của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata

vẫn tăng 4.958.797.677 đồng so với năm 2019 Điều đó cho thấy rằng, đường lối sáng

suốt, sự điều hành tài giỏi của Ban lãnh đạo công ty Trong khi hàng hóa xuất nhập khẩu bị

Ngày đăng: 07/11/2021, 16:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạ Văn Lợi (2017), Giáo trình kinh doanh quốc tế, NXB Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh doanh quốc tế
Tác giả: Tạ Văn Lợi
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2017
2. Lê Tuấn Lộc – Trần Huỳnh Thúy Phượng (2014), Giáo trình kỹ thuận kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 3. Bùi Thị Thùy Nhi (2005), Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kỹ thuận kinh doanh xuất nhập khẩu", NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh3. Bùi Thị Thùy Nhi (2005), "Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Tác giả: Lê Tuấn Lộc – Trần Huỳnh Thúy Phượng (2014), Giáo trình kỹ thuận kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 3. Bùi Thị Thùy Nhi
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh3. Bùi Thị Thùy Nhi (2005)
Năm: 2005
4. Đoàn Thị Hồng Vân (2010), Quản trị xuất nhập khẩu, NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị xuất nhập khẩu
Tác giả: Đoàn Thị Hồng Vân
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2010
7. “Quy trình nhập khẩu của các doanh nghiệp”, Đại học ngoại thương cơ sở II, http://icccftu.vn/quy-trinh-nhap-khau-cua-cac-doanh-nghiep-phan-1[25/05/2021] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình nhập khẩu của các doanh nghiệp”, "Đại học ngoại thương cơ sở II
8. Chi Mai (2021), “Hiệp định RCEP hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam”, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam,https://dangcongsan.vn/kinh-te/hiep-dinh-rcep-hua-hen-mang-lai-nhieu-co-hoi-lon-cho-hang-hoa-viet-nam-577206.html[12/06/2021] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định RCEP hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam”, "Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam
Tác giả: Chi Mai
Năm: 2021
9. Trần Việt, “Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp”, Tranvietmb, https://tranvietmb.com/cac-chi-tieu-danh-gia-hieu-qua-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep/[10/06/2021] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp”, "Tranvietmb
10. Đại học kinh tế quốc dân (2015), “Những lí luận cơ bản về nhập khẩu và hoạt động kinh doanh nhập khẩu”, Thư viện số,http://thuvienso.apd.edu.vn/doc/tai- lieu-nhung-li-luan-co-ban-ve-nhap-khau-va-hoat-dong-kinh-doanh-nhap-khau-dh-kinh-te-quoc-dan-260932.html[22/05/2021] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những lí luận cơ bản về nhập khẩu và hoạt động kinh doanh nhập khẩu”, "Thư viện số
Tác giả: Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2015
11. Tài chính - ngân hàng (2021), “Doanh nghiệp XNK đang đối mặt nhiều cơ hội và thách thức, nhưng cơ hội nhiều hơn”, Cafef,https://cafef.vn/truc-tiep-viet- nam-dung-dau-trong-top-3-nuoc-duoc-cac-nha-quan-ly-chuoi-cung-ung-cho-biet-se-tim-den-de-mua-hang- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp XNK đang đối mặt nhiều cơ hội và thách thức, nhưng cơ hội nhiều hơn”, "Cafef
Tác giả: Tài chính - ngân hàng
Năm: 2021
12. “Tỷ suất lợi nhuận”, Luận văn 2S, https://luanvan2s.com/ty-suat-loi-nhuan-la-gi-bid124.html[12/06/2021] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ suất lợi nhuận”, "Luận văn 2S
13. Cơ sở dữ liệu thông tin doanh nghiệp, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata, https://www.yellowpages.vn/lgs/1187730792/cong-ty-tnhh-dau-tu- Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata giai đoạn 2017-2020 - Nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH đầu tư phát triển lata
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata giai đoạn 2017-2020 (Trang 38)
Các chỉ số về doanh thu và lợi nhuận cho thấy tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty đang ngày một phát triển, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế chung - Nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH đầu tư phát triển lata
c chỉ số về doanh thu và lợi nhuận cho thấy tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty đang ngày một phát triển, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế chung (Trang 40)
Bảng 2.2. Mặt hàng nhập khẩu Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata - Nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH đầu tư phát triển lata
Bảng 2.2. Mặt hàng nhập khẩu Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata (Trang 43)
Bảng 2.3. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng năm 2018 đến năm 2020 - Nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH đầu tư phát triển lata
Bảng 2.3. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng năm 2018 đến năm 2020 (Trang 44)
Qua đây, chúng ta có thể thấy được các hình thức nhập khẩu mà Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata đã chọn - Nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH đầu tư phát triển lata
ua đây, chúng ta có thể thấy được các hình thức nhập khẩu mà Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata đã chọn (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w