1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Nền móng vững chắc cho ngôi nhà kinh doanh (Phần 2) pptx

4 323 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 233,31 KB

Nội dung

Nền móng vững chắc cho ngôi nhà kinh doanh (Phần 2) Phần 2: Giai đoạn thử nghiệm sản phẩm mẫu Sau khi đảm bảo các quyền sở hữu trí tuệ thích hợp, đã đến lúc bạn bước vào hoạt động sản xuất và xây dựng sản phẩm mẫu đầu tiên. Sản phẩm mẫu là hiện thân của ý tưởng kinh doanh ban đầu và là công cụ để thu hút các nguồn lực cần thiết giúp kinh doanh tăng trưởng. Đừng nhầm lẫn sản phẩm mẫu với sản phẩm thử nghiệm sau cùng – đây là một sai lầm tai hại và rất dễ mắc phải. Hình dáng đẹp đẽ bên ngoài không phải yếu tố quan trọng. Một sản phẩm mẫu tốt bao gồm đầy đủ những tính năng trong ý tưởng của người sản xuất. Bạn hãy đưa sản phẩm mẫu cho các nhà đầu tư hay khách hàng tiềm năng - những người có thể đánh giá ý tưởng của bạn, xác định các đặc tính then chốt và hướng dẫn bạn phát triển sản phẩm. Các công cụ cần thiết trong giai đoạn này: - Phần mềm Spec-document: Omni Outliner và Microsoft Visio sẽ giúp bạn đ ơn giản hoá việc định hình sản phẩm. - Máy chủ: bạn có thể thuê một máy chủ với mức giá vài trăm USD từ các công ty dịch vụ web hosting. - Các công cụ cộng tác: Basecamp là một ứng dụng webbased rất rẻ để chia sẻ văn bản tài liệu. - Dịch vụ gọi điện Voip: Skype là một ứng dụng miễn phí có thể giúp bạn gọi điện trong nước và quốc tế từ chiếc máy vi tính của bạn. Bước 1: Khoanh vòng tài sản trí tuệ Mục tiêu: tránh xâm phạm những quyền sở hữu trí tuệ của người khác và bảo vệ mình. Luật sở hữu trí tuệ luôn làm bạn đau đầu trong giai đoạn khởi sự, vì vậy, chắc hẳn bạn sẽ cần đến sự hướng dẫn pháp lý của một luật sư. Khi bắt đầu chia sẻ ý tưởng kinh doanh với những người ngoài, chắc chắn bạn sẽ quan tâm đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Bạn nên nộp hồ sơ xin bảo vệ ý tưởng tạm thời. Mỗi quốc gia có các quy định khác nhau về các loại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng có hai loại chính đó là “Văn bằng bảo hộ công nghệ” và “Văn bằng bảo hộ quy trình kinh doanh”. - Văn bằng bảo hộ công nghệ: miêu tả và bảo vệ các loại thiết bị, máy móc công nghệ, hay một chương trình phần mềm nào đó. - Văn bằng bảo hộ quy trình kinh doanh: miêu tả và bảo vệ một giải pháp kiếm lợi nhuận nào đó. Amazon.com hiện đang nắm giữ loại sáng chế phương thức mua sắm one-click trực tuyến. Bước 2: Xây dựng một ban cố vấn Mục tiêu: thiết lập mạng lưới cố vấn có thể giúp bạn hiệu quả nhất. Ban cố vấn của bạn là một nhóm từ 6 đến12 người có nhiệm vụ cung cấp các ý kiến chuyên môn trong những lĩnh vực mà bạn hy vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ để: giải quyết một khúc mắc nào đó; tạo dựng quan hệ; huy động vốn nhanh chóng hay lý tưởng nhất là cả ba. Trong giai đoạn đầu này, các thành viên ban cố vấn không chỉ là những người có thể cung cấp những nhận định, phân tích toàn diện về sản phẩm mẫu mà còn là những “cựu binh” khởi sự có thể trả lời các câu hỏi về việc điều hành một công ty còn trong trứng nước. Bên cạnh việc trao cho họ một lượng cổ phần nhất định (thường là 0,1 đến 1%), bạn nên đề nghị họ dành cho bạn ít nhất mỗi tháng khoảng 4-6 giờ. Nên tránh các cuộc gặp nhóm quy mô lớn, vì chúng se không đem lại hiệu quả. Thay vào đó, bạn nên thảo luận cụ thể với từng nhà tư vấn riêng biệt về những nhu cầu cụ thể. Lời khuyên thông thái: “Chúng tôi sẽ không thể đứng vững đến ngày nay nếu không có các nhà tư vấn chuyên môn mà chúng tôi đã nhờ cậy trong giai đoạn đầu. Mặc dù, khi khởi sự tôi đã có một đồng sáng lập viên và một CEO, họ đều là những người có khả năng giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh lúc khởi sự. Song họ không thể đương đầu với các vấn đề về thương hiệu và công nghệ. Cả ba chúng tôi đều hoàn thành phần việc của mình nhưng chưa thể gây ấn tượng với các nhà đầu tư tiềm năng. Công ty đã phải tìm đến một đội ngũ các nhà tư vấn chuyên nghiệp” – Munjal Shah, CEO và đồng sáng lập viên hãng tìm kiếm hình ảnh trực tuyến Riya, cho biết. Bước 3: Xây dựng sản phẩm mẫu Mục tiêu: đưa sản phẩm ra ngoài từ lần thử nghiệm đầu tiên Xây dựng sản phẩm mẫu là một quy trình lặp đi lặp lại. Hãy khởi động một cách đơn giản với những bản phác hoạ trên giấy hay trên Photoshop. Sau đó, bạn đưa ra cho một vài khách hàng tiềm năng xem và đón nhận ý kiến góp ý để xác định lại các thông số chi tiết cho sản phẩm mẫu. Bạn hãy thuê những hãng cung cấp dịch vụ bên ngoài nếu bạn cần đến các yếu tố chuyên môn ví như xây dựng hay mã hoá một cái gì đó, nhưng dù sao, để giảm chi phí, thì tốt nhất vẫn là “cây nhà là vườn” còn bằng không thì hãy nhờ cậy đến những nhà cung cấp ở địa phương. Bạn sẽ thu thập các dữ liệu cập nhập hàng ngày và trên cơ sở đó thường xuyên xem xét chỉnh sửa lại, vì vậy, nên tìm các nhà cung cấp dịch vụ ở càng gần càng tốt. Nên để các luật sư soạn thảo bản hợp đồng bảo mật thông tin và các điều khoản không tiết lộ, sau đó bạn đề nghị tất cả nhà cung cấp dịch vụ ký vào bản hợp đồng. Điều kiện vật chất thiết yếu: - Chỉnh sửa hình ảnh và thiết kế: GIMP là một lựa chọn tuyệt vời và hoàn toàn miễn phí so với các phần mềm khá đắt như Adobe Photoshop. - Thiết kế sản phẩm: QCad là một gói sản phẩm thiết kế mã nguồn mở, hai chiều hiệu quả. - Phần mền bổ xung: Subversion là một công cụ mã nguồn mở để theo dõi các thay đổi trong file dữ liệu hay các mã hoá. (Còn tiếp) . Nền móng vững chắc cho ngôi nhà kinh doanh (Phần 2) Phần 2: Giai đoạn thử nghiệm sản phẩm mẫu Sau. Sản phẩm mẫu là hiện thân của ý tưởng kinh doanh ban đầu và là công cụ để thu hút các nguồn lực cần thiết giúp kinh doanh tăng trưởng. Đừng nhầm lẫn sản

Ngày đăng: 19/01/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN