1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Nền móng vững chắc cho ngôi nhà kinh doanh (Phần 1) Phần 1: Giai đoạn thành lập pdf

7 381 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 269,87 KB

Nội dung

Nền móng vững chắc cho ngôi nhà kinh doanh (Phần 1) Phần 1: Giai đoạn thành lập công ty Một ngôi nhà hoàn hảo trước hết phải có nền móng vững chắc. Trong kinh doanh cũng vậy, để đạt được thành công, bạn cần phải xây dựng nền móng vững chắc ngay từ những ngày đầu khởi sự. Bạn đang có trong đầu một ý tưởng kinh doanh? Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn bắt tay vào việc biến ý tưởng đó thành một doanh nghiệp tầm cỡ. Loạt bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu hấp dẫn này. Theo thống kê từ nhiều tổ chức khác nhau, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho các công ty mới khởi sự trong năm 2006 tăng gấp đôi so với năm 2005. Và trong năm 2007, nếu giữ được chiều hướng hiện nay, rất có thể một lần nữa lại lặp lại điều đã xảy ra vào năm ngoái. Tại nhiều quốc gia, số lượng các công ty mới thành lập luôn tăng ở mức hai con số, nhiều nơi đạt tới mức tăng kỷ lục. Nói cách khác, không có thời điểm nào tốt hơn hiện nay để thành lập công ty. Các phát minh công nghệ mới đã tạo ra vô vàn cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực Internet, điện thoại di động, sản phẩm tiêu dùng và đặc biệt trong các loại hình dịch vụ thông tin. Hơn nữa, rất nhiều các công nghệ mới còn có thể giúp bạn giảm thiểu mức chi phí phát sinh tới mức tối thiểu khi thành lập công ty. Vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, một công ty mới khởi sự cần không dưới một triệu USD để chuẩn bị cơ sở vật chất và tuyển dụng đội ngũ nhân viên cần thiết cho giai đoạn từ lúc bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh cho đến khi tung ra thị trường sản phẩm đầu tiên. Ngày nay, khoản chi phí đó đã giảm khoảng từ bốn đến năm lần - thậm chí trong nhiều trường hợp còn thấp hơn nữa. Những rào cản gia nhập thị trường cũng được loại bỏ đáng kể. Tuy nhiên, trong khi việc thành lập một công ty ngày càng dễ dàng, thì con đường đi đến thành công lại khó khăn hơn. Những con số thống kê chung cho thấy chỉ có khoảng 1/3 các công ty mới khởi sự kinh doanh có lãi, 1/3 ỳ ạch trên con đường tìm kiếm, mở rộng thị trường và 1/3 còn lại phải đương đầu với thất bại. Không có một sự bảo đảm thành công 100% trong kinh doanh, nhưng luôn có một con đường đi thích hợp để tới thành công, bài viết sẽ cố gắng vẽ ra tấm bản đồ “đường đi nước bước” cho bạn. Những quyết định của bạn trong thời kỳ đầu cuộc chơi nên tập trung vào việc vạch ra một “vận mệnh” lâu dài cho dự án kinh doanh. Bước 1: Kiểm tra ý tưởng lớn của bạn Mục tiêu: Tham vấn và hoàn thiện ý tưởng kinh doanh Bạn có một ý tưởng tuyệt vời, sắc sảo và hợp thời. Bạn nghĩ về nó nhiều đến nỗi không ít đêm thức trắng. Chỉ có một điều duy nhất bạn chưa làm được là tạo ra cho ý tưởng một “đôi chân” để nó có thể chạy thẳng về đích. Cách thức duy nhất giúp bạn đạt được mục đích là giãi bày ý tưởng với càng nhiều người càng tốt. Bạn bè và người thân có thể không cung cấp được những phân tích thấu đáo mà bạn cần. Do vậy, hãy tham khảo ý kiến của một vài chuyên gia trong thị trường bạn dự định gia nhập. Bạn hãy chú ý những ý kiến chỉ trích vì nó quan trọng và hữu hơn nhiều so với những lời khen ngợi. Rất nhiều chuyên gia sẵn lòng giúp đỡ, song câu hỏi quan trọng nhất mà bạn cần xoáy vào là: “Liệu họ có trả tiền cho sản phẩm/dịch vụ của bạn nếu chúng xuất hiện trên thị trường?”. Lời khuyên thông thái: Gibu Thomas, CEO và đồng sáng lập viên của hãng truyền thông tư nhân Sharpcast cho biết: “Trong vòng hơn một năm, với bất cứ người nào mà chúng tôi chia sẻ ý tưởng, họ đều phản đối. Chúng tôi nhận thức điều này có nghĩa rằng: hoặc chúng tôi chưa giải thích được rõ ràng hay là chúng tôi đã sai. Quả vậy, càng đi sâu nghiên cứu, chúng tôi càng thấy rõ rằng mình không sai, vấn đề nằm ở chỗ mọi người chưa hiểu ý tưởng của chúng tôi. Trong trường hợp này, bạn cần phải suy nghĩ kỹ cách diễn giải của mình để mọi người hiểu rõ ý tưởng của bạn. Bạn cần truyền tải được những giá trị của ý tưởng kinh doanh tới mọi người. Chúng tôi đã thực hiện điều này bằng cách tìm kiếm một phép ẩn dụ, so sánh thích hợp để giải thích rõ những gì chúng tôi sẽ làm trong tương lai”. Bước 2: Xây dựng tập thể khởi sự kinh doanh Mục tiêu: Quy tụ sức mạnh tập thể để vượt qua những thách thức phía trước Việc thành lập công ty không chỉ là công việc chiếm hết thời gian của một người. Trong nhiều trường hợp, đó là công việc của ít nhất ba người. Một tập thể khởi sự lý tưởng nên theo khuôn mẫu “kiềng ba chân”, bao gồm một chuyên gia công nghệ, một nhà suy tính chiến lược và một nhà ngoại giao tuyệt vời để tập trung vào việc tiếp thị và bán hàng. Mặc dù, mỗi người có kinh nghiệm chuyên môn trong từng lĩnh vực đặc thù riêng, song sự gắn kết, lòng tin cậy và khả năng phán quyết thông minh là những yếu tố cấu thành quan trọng nhất. Các đồng sáng lập viên phải trình bày rõ ràng tất cả những mong muốn của mình đối với dự án và thống nhất quan điểm tài chính với nhau. “Bạn cần cảm thấy tự tin rằng những đồng sáng lập viên cũng sẽ tranh đấu hết mình trong kinh doanh không thua kém gì bạn”, Dan Gould, đồng sáng lập viên của hãng cung cấp tin tức trực tuyến Newroo, cho biết. Việc liên kết kinh doanh với bạn bè luôn là điều hấp dẫn với bạn, song không nhất thiết là con đường duy nhất dẫn tới thành công. Trên thực tế, nó có phần nguy hiểm vì dưới sức ép của việc điều hành kinh doanh, tình bạn chắc chắn sẽ được thử thách và rất dễ bị huỷ hoại. Thay vào đó, khi tìm kiếm một đối tác khởi sự kinh doanh, bạn cần quan tâm tới những ai có đầy đủ các phẩm chất cần thiết phù hợp nhất với công việc và với bạn. Năm phẩm chất cần chú ý khi tìm đồng sáng lập viên: 1. Tán thành và ủng hộ ý tưởng kinh doanh. 2. Thật thà và biết cách nhận ra những sai lầm và khiếm khuyết phát sinh. 3. Linh hoạt và có đủ kiến thức để tập trung vào không chỉ một khía cạnh kinh doanh của công ty. 4. Biết kết nối và có khả năng thu hút các nhân tài đến với công ty. 5. Năng động khi đối mặt với sự thay đổi hoàn cảnh. Bước 3: Phác thảo bản kế hoạch kinh doanh Mục tiêu: Vạch ra thị trường và phương thức chiếm lĩnh nó Bản kế hoạch kinh doanh không phải là một bảo bối, nó chỉ là một công cụ giúp bạn tập trung vào các ý tưởng kinh doanh và vào những tổng kết mang tính nhận thức để chia sẻ với các nhà đầu tư, nhà tư vấn và các nhân viên trong công ty. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bản kế hoạch kinh doanh là mô tả viễn cảnh của công ty: sự khả thi nằm ở đâu. tại sao nó hấp dẫn hơn các kế hoạch kinh doanh khác và tại sao tập thể của bạn có đầy đủ tất cả những yếu tố cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra. Bản kế hoạch kinh doanh cũng miêu tả chi tiết các nhân tố chủ chốt như: các mục tiêu kinh doanh; thị trường mục tiêu; đặc tính sản phẩm; kế hoạch lợi nhuận; lợi thế cạnh tranh và cả sơ yếu lý lịch của các sáng lập viên. Bạn nên ghé thăm trang web của Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ Mỹ - Bplans.com để tìm hiểu về cấu trúc và cách thức soạn thảo một bản kế hoạch kinh doanh thông thường, cũng như tham khảo rất nhiều mẫu các kế hoạch kinh doanh khác. Những tổng kết, miêu tả về các sáng lập viên không nên dài quá ba trang giấy. Hãy thu hút sự chú ý của người đọc bằng việc bắt đầu với một hoặc hai câu miêu tả súc tích về công ty bạn và những gì công ty sẽ làm. Sau đó, phần còn lại của kế hoạch là sự giải thích rõ ràng, chi tiết về vấn đề này. Cuối cùng, bạn đừng bao giờ đặt quá nhiều tình cảm và tâm huyết vào bản kế hoạch kinh doanh, bởi vì nó sẽ thay đổi rất nhiều trong các tháng tiếp theo cho phù hợp với thực tế kinh doanh. Bốn sai lầm thường gặp khi xây dựng các bản kế hoạch kinh doanh: 1/ Yêu cầu các nhà đầu tư tiềm năng k ý kết vào một văn bản thỏa thuận không tiết lộ thông tin. Đây là một bước đi không mấy thích hợp. Vả lại, đa phần các nhà đầu tư sẽ không ký. 2/ Dành quá nhiều trang giấy để miêu tả thị trường. Thay vào đó, bạn hãy cung cấp thật nhiều các thông tin chi tiết về chiến lược kinh doanh. Việc này nên chiếm phần lớn nội dung của bản kế hoạch. 3/ Lạc quan một cách thiếu căn cứ vào các mục tiêu giả định lợi nhuận. Điều này chỉ khiến cánh cửa dẫn tới thành công càng mau chóng đóng sập trước mặt bạn. Hãy tìm ra những cơ sở thích đáng để tính lợi nhuận. 4/ Phóng đại kinh nghiệm của bạn. Mọi người cuối cùng sẽ biết được sự thực và khi đó lòng tin về bạn chắc chắc bị xóa nhoà mãi mãi. Bước 4: Đặt tên cho công ty Mục tiêu: Tạo ra một cái tên thích hợp nhất cho công ty của bạn Trong một cái tên gọi cần có những gì? Rất nhiều. Tên gọi sẽ tạo ra ấn tượng đầu tiên, truyền tải hình ảnh nhãn hiệu và cung cấp một nền móng vững chắc cho mọi nỗ lực tiếp thị sau này n. Những chuyên gia về tên thương hiệu cho rằng các công ty mới khởi sự nên tìm kiếm một tên gọi phải đơn giản và dễ hiểu (Salesforce.com) hoặc đặc biệt và dễ nhớ (Google). Một vài cái tên bao gồm cả hai đặc tính trên (30Boxes). Trước khi quyết định chọn một tên gọi nào đó, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng tại cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia (qua trang web hay liên hệ trực tiếp) để đảm bảo rằng không có một công ty nào đang hoạt động trên thị trường sở hữu một cái tên tương tự như tên gọi dự định của bạn. Không cần đến một luật sư để giúp bạn nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn hoàn toàn có thể tự làm lấy. Song một khoản tiền dành cho những nhà chuyên gia nghiên cứu nhãn hiệu– thông qua các công ty dịch vụ nhãn hiệu có kinh nghiệm – luôn là sự đầu tư thông minh trước khi bạn đặt bút ký vào văn bản giấy tờ đăng ký bảo hộ chính thức tên gọi. Mua tên miền trên Internet Trung bình có khoảng 30 triệu tên miền dot.com mới được đăng ký mỗi tháng. Điều đó có nghĩa việc tìm kiếm một tên gọi cho công ty vẫn còn trống trên internet không dễ dàng chút nào. Bạn hãy kiểm tra điều này tại www.instantdomainsearch.com. Nếu tên miền của bạn đã có người khác sử dụng, bạn có ba lựa chọn: 1. Chỉnh sửa lại. Trong kỷ nguyên Google, sẽ vô cùng quan trọng với việc có được một tên miền thực sự thích hợp với tên công ty bạn. Bạn có thể chỉnh sửa lại đôi chút, chẳng hạn như acmewidget.com thay vì acme.com. Trang web Nameboy.com cung cấp một danh sách sự hoán vị và chỉnh sửa tên gọi cho bạn. 2. Mua lại từ một nhà môi giới. Một vài tên miền được sử hữu bởi những nhà “đầu cơ” trên Internet. Họ sẽ bán các tài sản trực truyến này thông qua những hãng dịch vụ môi giới. Mức giá từ 10 USD cho đến hàng chục nghìn USD tuỳ thuộc vào tên gọi. Những trang web môi giới phổ biến nhất đó là GoDaddy.com, 1and1.com, Networks Solutions và Register.com. 3. Đưa ra một lời mời. Nếu tên miền mong muốn của bạn hiện đang do một cá nhân hay tổ chức nào đó sử dụng, bạn hãy lịch sự đề nghị mua lại nó. Tony Conrad, đồng sáng lập hãng tìm kiếm trực tuyến Sphere, đã dành hàng tháng trời để tìm kiếm chủ sở hữu tên miền Sphere.com và sau đó đã mua lại bằng tiền mặt và cổ phần. “Cổ phần là một yếu tố rất quan trọng, bởi vì nó cho phép chủ sở hữu trước đây tiếp tục gắn bó với cái tên đã từng là của mình”, Conrad cho biết. Nếu phải trả bằng tiền mặt, bạn đừng quá vung tay: con số 25.000 USD có lẽ là mức tối đa. Bước 5: Quyết định hình mẫu công ty Mục tiêu: lựa chọn một hình mẫu hoạt động và tổ chức phù hợp nhất với kế hoạch tăng trưởng của công ty trong tương lai của bạn. Mặc dù thành công trong kinh doanh hoàn toàn tuỳ thuộc vào những suy nghĩ và chiến lược hoạt động của bạn, song bạn vẫn cần một khuôn mẫu pháp lý tổ chức công ty nhất định. Cơ cấu tổ chức chính thức sẽ quyết định vị trí pháp lý của công ty và của các đồng sáng lập viên đồng thời cung cấp cho các nhà đầu tư tiềm năng những đảm bảo rằng tiền vốn của họ được sử dụng như thế nào, theo phương thức hoạt động ra sao. Hình thức pháp lý của công ty cũng xác định nghĩa vụ về thuế cùng nhiều khuôn mẫu hoạt động khác. Bạn nên nhờ đến sự tư vấn của một luật sư có kinh nghiệm về hoạt động khởi sự kinh doanh, nhiều luật sự thậm chí còn đồng ý thanh toán chậm cho đến khi bạn thu được lợi nhuận. Nếu luật sư thích kế hoạch kinh doanh của bạn, họ có thể trở thành một nguồn thông tin tư vấn quan trọng sau này. Một vài chỉ dẫn Loại hình công ty nào thích hợp với bạn? Có hai loại hình pháp lý quan trọng và dưới đây là những hướng dẫn giúp bạn xác định loại hình thích hợp cho mình. - Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ thích hợp nếu bạn không có các kế hoạch huy động vốn mạo hiểm hay của các nhà đầu tư chiến lược bên ngoài. Những nghĩa vụ về thuế cũng khá đơn giản. Các chức năng của loại hình này khá đầy đủ như loại hình công ty cổ phần, nhưng không có các cổ đông bên ngoài. Đây là một lựa chọn tốt cho các công ty dịch vụ chuyên môn không cần các nguồn vốn đầu tư lớn. Nó cũng có thể chuyển thành dạng công ty cổ phần đại chúng sau này. - Loại hình công ty cổ phần đại chúng dành cho các công ty quy mô từ vừa đến lớn. Nó cho phép bạn huy động vốn rộng rãi từ công chúng. Các khoản thuế phải nộp thường ở mức khá cao. (Còn tiếp) . Nền móng vững chắc cho ngôi nhà kinh doanh (Phần 1) Phần 1: Giai đoạn thành lập công ty Một ngôi nhà hoàn hảo trước hết phải có nền móng vững chắc. . hết phải có nền móng vững chắc. Trong kinh doanh cũng vậy, để đạt được thành công, bạn cần phải xây dựng nền móng vững chắc ngay từ những ngày đầu khởi sự.

Ngày đăng: 22/12/2013, 12:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w