Tài liệu Đại cương về kỹ thuật doc

29 713 2
Tài liệu Đại cương về kỹ thuật doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Toán học Khoa học tự nhiên Ý tưởng mới Công nghệ mới Sản phẩm hoặc quá trình mới Nhà khoa học thuần túy Kỹ sư thuần túy Vùng khoa học Vùng kỹ thuật Hình 1.1. Kinh nghiệm làm việc của Nhà khoa học và Nhà kỹ thuật Tai lieu DCVKT Câu 1: Kỹ thuật là gì? Hãy trình bày nội dung cơ bản của các chức năng của kỹ thuật. Trả lời: 1.1. Để trả lời ý đầu cần trình bày được một trong các gạch đầu dòng sau: – ” Kỹ thuật là sự ứng dụng của các nguyên tắc toán và khoa học khác vào thực tế để thiết kế, chế tạo và vận hành các cấu trúc, máy móc, quá trình, hệ thống một cách kinh tế và hiệu quả”. - ”Kỹ thuật là lĩnh vực ở đó kiến thức về khoa học tự nhiên và toán học – có được thông qua học tập, nghiên cứu, thí nghiệm và thực hành - được quyết định để phát triển cáccách thức khai thác một cách kinh tế các vật liệu và năng lực thiên nhiên vì lợi ích của con người”. -” Kỹ thuật la sự ứng dụng của khoa học đẻ phục vụ các nhu cầu của cuộc sống”. - ”Kỹ thuật là nghệ thuật hoặc khoa học của việc ra quyết định thực tế”. - “Kỹ thuật không phải là khoa học… Khoa học là khám phá tự nhiên. Kỹ thuật là sản phẩm nhân tạo”. 1.2. Trình bày nội dung cơ bản của các chức năng của kỹ thuật: 1.2.1. Kỹ thuật với chức năng khoa học ứng dụng: - Các nhà khoa học quan tâm đến việc khám phá các tri thức mới. - Các kỹ sư quan tâm đến việc chuyển đổi khoa học cơ bản vào công nghệ, và từ đó, từ công nghệ sang sản phẩm hữu dụng cho xã hội. Các nhà khoa học thực tiễn và các kỹ sư đèu đóng góp rất lớn vào quá trình biến những thành tựu khoa học thành thực tiễn. Vẽ biểu đồ sau: 1.2.2. Kỹ thuật với chức năng sang tạo và giải quyết vấn đề: - Thứ nhất: Các nhà kỹ thuật thường giải quyết các vấn đề của mọi lĩnh vực của cuộc sống. Họ phải có khả năng nghe và hiểu được các yêu cầu đặt ra, vạch ra các hướng giải quyết có thể. Page 1 of 29 Tai lieu DCVKT - Thứ hai: Nhà kỹ thuật vừa phải sáng tạo khi giải quyết vấn đề, vừa phải tuân thủ các chuẩn mực đặt ra trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Các sản phẩm kỹ thuật luôn là những sản phẩm chưa hề có trước đó – do vậy người làm kỹ thuật luôn phải là những người làm việc có sáng tạo. 1.2.3. Kỹ thuật với chức năng tối ưu hoá: Nhà kỹ thụât luôn phải đối diện với các ràng buộc/giới hạn khi giải quyết vấn đề. -Khi thực hiện công việc các nhà kỹ thuật phải để ý tới xác xuất xảy ra hỏng hóc. Ngoài ra các nhà kỹ thuật còn cần chú ý tới tính khả thi: Là khả năng của một đề án thỏa mãn các rang buộc xác định. Có một số khía cạnh của tính khả thi bao gồm: - Khả thi kỹ thuật: đánh giá đề án được các tiêu chuẩn kỹ thuật đã đặt ra hay không. - Kinh tế: đánh giá đề án có mang lại giá trị lớn hơn chi phí cho nó hay không. - Tài chính: đánh giá liệu đề án có thu hút được đủ nguồn vốn để triển khai thực hiện. 1.2.4. Kỹ thuật với chức năng ra quyết định. Các kỹ sư đưa ra các lời khuyên bằng cách lựa chọn những phương án khả dĩ nhất trong danh sách các lưa chọn. Dựa vào các phương pháp đã được công nhận kết hợp với khả năng sáng tạo mới của mình, họ phải lập ra một danh sách các lựa chọn khả dĩ – bao gồm khả dĩ cả về kỹ thuật, kinh tế, tài chính, xã hội, chính trị và môi trường. Việc lựa chọn phương án khả dĩ thể hiện sự khác biệt giữa kỹ sư với những chuyên gia, cán bộ chuyên nghiệp khác. 1.2.5. Kỹ thuật với chức năng giúp đỡ người khác. Các đề án kỹ thuật nào được thực thi cũng phải hoàn toàn đáp án được các yêu cầu của cộng đồng, với mục đích làm cho cuộc sống con người khoe mạnh và tiên nghi, đầy đủ hơn. 1.2.6. Kỹ thuật với chức năng nghề nghiệp. Kỹ thuật là một nghề. Các kỹ sư được trả lương cho công việc của mình. Điều đó cũng có nghĩa, để trở thành kỹ sư, bạn phải đáp ứng các đòi hỏi nhất định của người trả lương cho bạn. Câu 2:Muốn có một buổi thảo luận tập thể để tạo ra các ý tưởng mới hiệu quả cần phải làm thế nào? Trả lời : Để thảo luận tập thể tốt cần phải có kinh nghiệm. Việc huy động sức mạnh tập thể có thể tiến hành hiệu quả theo hướng dẫn sau: Về kết cấu: 1. Nhóm nhỏ: Một nhóm thảo luận tập thể nên gồm năm đến mười người để đảm bảo có nhiều ý tưởng mới. Page 2 of 29 Tai lieu DCVKT 2. Nhóm tổng hợp: nhóm này gồm các thành viên có kiến thức cơ bản khác nhau trong đó có cả những người ít kinh nghiệm về bài toán thiết kế. Về tổ chức: 1. Họp ngắn: tổ chức các cuộc họp ngắn hơn một giờ. 2. Ghi lại nội dung họp: Các ý tưởng sáng tạo phải được ghi lại để đánh giá trong cuộc họp sau. Cử ra một người chuyên làm nhiệm vụ đó. Các nội dung ghi chép được phổ biến đến tất cả thành viên của nhóm qua mạng hoặc thông báo bằng bảng. Họp tập thể: 1. Không cần nghi lễ; các thành viên trong cuộc họp phải bình đẳng nhau. 2. Không đánh giá mà chấp nhận tất cả các ý tưởng nêu ra trong cuộc họp. Tránh sử dụng các bình luận như “Ý tưởng kém quá”, “Thế mà cũng gọi là làm”, “Chẳng có ai làm như thế bao giờ” vv… 3. Số lượng hơn chất lượng: mục tiêu là thu thập được càng nhiều ý tưởng càng tốt. 4. Xây dựng ý tưởng: tạo nên các ý tưởng bằng cách kết hợp các ý tưởng đã có hoặc xây dựng ý tưởng mới từ ý tưởng đã có. Câu 3:Trình bày khái niệm về độ chính xác và độ chụm? Hãy cho biết trong các đo lường sau đây, phép đo nào liên quan nhiều hơn đến độ chính xác và độ chụm: a) Khoảng phân bố điểm kiểm tra giữa kỳ? b) Tỉ lệ phần trăm khoảng cách xa điểm gốc khi ta ném một vật tự do? c) Giá trị dung sai khe hở của các buzi xe ôtô? d) Chiều dài của một viên thuốc con nhộng? 3.1. Độ chính xác và độ chụm. 3.1.1. Độ chính xác. Mối quan hệ giữa giá trị đo và giá trị đúng được gọi là độ chính xác. Một kết quả đo được cho là chính xác nếu nó nằm gần giá trị đúng. 3.1.2. Độ chụm. Mối quan hệ giữa giá trị đo được lặp lại nhiều lần so với nhau được gọi là độ chụm. Một tập hợp kết quả đo được cho là chụm nếu các kết quả đo được tương tự nhau về số. 3.2. a. Không liên quan nhiều tới độ chính xác và độ chụm: Khoảng cách này không được chính xác do điểm kiểm tra giữa kỳ không đều nhau. b. Không liên quan tới độ chính xác và độ chụm: Vì tỷ lệ phần trăm gần nhau là rất thấp. c. Có liên quan tới độ chính xác và độ chụm: Vì giá trị dung sai khe hở này được chế tạo khá chính xác. d. Có liên quan tới độ chính xác và độ chụm: Vì tỷ lệ chiều dài của các viên thuốc con nhộng khác nhau là rất thấp Page 3 of 29 Tai lieu DCVKT Câu 4:Nêu cách viết một câu văn và một đoạn văn trong một văn bản báo cáo kỹ thuật (vd minh họa)? 4.1. Cách viết một câu văn trong một văn bản báo các kỹ thuật. Câu là một cấu trúc ngữ pháp bao gồm chủ ngữ và động từ làm vị ngữ. Mỗi câu chỉ nên thể hiên một ý tưởng. Có hai lỗi về câu trong văn bản kỹ thuật là: Câu quá dài (nhiều hơn một ý tưởng), và câu quá ngắn (thiếu chủ ngữ hoặc động từ). Cần tránh sử dụng các liên từ (ví dụ: và, nhưng, hoặc…) để nối các ý tưởng riêng rẽ thành một câu. VD: (Các thầy cô chấm cần linh hoạt ý này vì sinh viên có thể lấy các vi dụ khác nhau) Các thông số thiết kế được tính toán theo các trình tự tiêu chuẩn và tất cả các kết quả được làm tròn đến 3 chữ số có nghĩa. Đây là một câu có hai ý, nhưng nên tách chúng ra thành hai câu như sau: Thông số thiết kế được tính toán theo các trinh tự tiêu chuẩn. Tất cả các kết quả đều được làm tròn đến 3 chữ số có nghĩa. Câu có thể quá ngắn nếu chúng không bao gồm chủ ngữ và động từ. Một câu không hoàn chỉnh được gọi là câu cụt (“sentence fragment”). Câu không hoàn chỉnh trong văn viết kỹ thuật thường xuất hiện khi nhận định một hiện tượng. Ví dụ, “nhiệt độ càng cao, thời gian tôi càng giảm”. Tại sao ví dụ trên lại không phải là một câu hoàn chỉnh? Bởi vì câu này không có động từ, do đó nó không phải là một câu. Vì thế nên tránh những kiểu cấu trúc như thế trong văn viết kỹ thuật, thay vào đó nên viết là: “Thời gian tôi giảm khi nhiệt độ tăng”. 4.2. Cách viết một đoạn văn trong một văn bản kỹ thuật. Bên cạnh cách tổ chức chung của một văn bản, mỗi đoạn cũng nên được cấu trúc rõ rang. Ý của mỗi đoạn phải truyền đạt được một công việc hoàn chỉnh và được tạo nên bởi các câu. Mỗi đoạn thường bắt đầu với một câu chủ đề nêu lên được mục đích của đoạn đó. Mỗi câu sau đó trong đoạn sẽ bổ sung ý cho câu chủ đề. Kết thúc một đoạn bằng câu kết luận, câu này tổng kết ý chính của cả đoạn. Do đó, mỗi câu trong đoạn văn đều có những mục đích cụ thể. VD: Không cố định – chấm theo VD cụ thể của sinh viên. Câu 5: Hãy nêu các công việc chính của kỹ sư? Trình bầy chức năng phân tích và thiết kế của các kỹ sư? 5.1 Các công việc chính của kỹ sư. - Phân tích - Thiết kế- Kiểm tra thử nghiệm - Phát triển - Bán hàng - Nghiên cứu - Quản lý - Tư vấn - Dạy học 5.2. Chức năng phân tích và thiết kế. Page 4 of 29 Tai lieu DCVKT 5.2.1. Chức năng phân tích: Người kỹ sư chủ yếu làm việc với các vấn đề mô hình hóa. Sử dụng các nguyên tắc toán học, vật lý và khoa học kỹ thuật, khai thác các phần mềm ứng dụng kỹ thuật, người kỹ sư phân tích đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giai đoạn khởi đàu của các đề án thiết kế, cung cấp các thong tin và trả lời các câu hỏi bằng các thông tin không đòi hỏi chi phí cao. Do vậy mỗi một kỹ sư đều phải biết tìm hiểu và phân tích bất cứ một vấn đề, nó giúp cho các kỹ sư có khả năng giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả và triệt để hơn, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. 5.2.2. Chức năng thiết kế: Người kỹ sư thiết kế có nhiệm vụ chuyển đổi các khái niệm và thông tin ở bước phân tích sang kế hoạch, dự án chi tiết, các thông số quyết định việc phát triển và chế tạo sản phẩm. Khi có nhiều phương án khả thi, người kỹ sư thiết kế cần quan tâm các yếu tố: như giá thành sản phẩm, tính sẵn có của vật liệu, tính dễ chế tạo và các yêu cầu công tác… để có lựa chọn phù hợp. Khả năng sáng tạo đi đôi với tư duy phân tích, quan tâm các đặc tính chi tiết… là các yêu cầu quan trọng cảu người kỹ sư thiêt kế. Như vậy một kỹ sư muốn thực thi một đề án thì phải biết tự đặt ra các dụ kiến, dự định của mình về đề tài, dự án của mình để có thể thực hiên tốt. Câu 6:Nêu các bước để áp dụng phương pháp khoa học? Trình bầy các phương pháp để kiểm nghiệm một giả thuyết? Trả lời 6.1. Các bước sử dụng để áp dụng phưong pháp khoa học: 1. Định nghĩa vấn đề 2. Đề ra một giả thuyết 3. Kiểm nghiệm giả thuyết 4. Loại bỏ hoặc chấp nhận giả thuyết một cách có điều kiện 6.2. Trình bày các phưong pháp để kiểm nghiệm một giả thuyết: 6.2.1. Kiểm nghiệm một giảv thuyết bằng thí nghiệm. Giả thuyết được kiểm nghiệm bằng cách tiến hành thí nghiệm. Một thí nghiệm ở đây có thể là sự thăm dò, lấy mẫu thử của một hệ thống đã được thiết kế. Page 5 of 29 Tai lieu DCVKT VD: (Có thể lấy ví dụ khác) Để kiểm nghiệm xem một hệ thống kiểm tra mới có cải thiện năng suất hay không, ta có thể tách riêng một dây chuyền sản xuất và cho chạy thử hệ thống mới. Các thí nghiệm thường được thực thi trên một mô hình thu nhỏ của một hệ thống hoặc là sử dụng các mô hình toán học. 6.2.3. Kiểm nghiệm giả thuyết bằng phép phân tích: Trong một số trường hợp khác, một giả thuyết có thể được kiểm nghiệm bằng việc sử dụng kỹ thuật phân tích (giải thích) của phương pháp phân tích kỹ thuật. Phưong pháp kiểm nghiệm giả thuyết bằng phép phân tích là một phương pháp khá tối ưu, có thể cho ta biết độ chính xác của giả thuyết mà ta cần kiểm nghiệm khi đặt ra. VD có thể lấy ví dụ là bài tập 4 trang 83 SGK or lấy các ví dụ khác Câu 7:Giá trị cực (extreme values) là gì? Chúng sẽ ảnh hưởng đến những giá trị nào sau đây khi chúng xuất hiện trong tập dữ liệu cần xử lý: a.) Số trung bình cộng b) Số trung vị c .) Số trung bình nhân d) Số trung bình điều hòa e.) Số trung bình nhân 7.1. Giá trị cực là: Là giá rất lớn hoặc rất nhỏ trong một tập dữ liệu mà giá trị của nó ảnh hưởng tới kết quả của phép tính, nó tạo ra sự thay đổi lớn về xu hướng hội tụ. VD : sinh viên tự lấy nên khi chấm nên mềm dẻo 7.2. Khi giá trị cực xuất hiện trong tập dữ liệu cần xử lý nó sẽ ảnh hưởng tới giá trị số trung bình cộng, số trung bình điều hòa, số trung bình bình phương, số trung bình nhân Câu 8:Nêu các thành phần cơ bản của một văn bản báo cáo kỹ thuật và mục đích của chúng? Trả lời: * Các thành phần cơ bản của một văn bản báo cáo kỹ thuật: 1. Tóm tắt: Tổng kết toàn bộ báo cáo, bao gồm tất cả các thành phần cần thiết. 2. Giới thiệu hoặc tổng quan: Cung cấp cho độc giả chủ đề của báo cáo; có thể đưa ra lịch sử nghiên cứu tương tự, có liên quan đã công bố. 3. Phương pháp hoặc mô hình hóa: Mô tả tiếp cận nghiên cứu, phương pháp thực hiện và việc phát triển mô hình (nếu có) 4. Kết quả: Trình bày các kết quả bao gồm số liệu thực tế chỉ ra các khuynh hướng. 5. Thảo luận: Giải thích các kết quả. Page 6 of 29 Tai lieu DCVKT 6. Kết luận các hướng nghiên cứu tiếp theo: Tổng kết những điểm chính và đưa ra những gợi ý cho các nghiên cứu xa hơn, thừong viết theo kiểu liệt kê. 7. Tài liệu tham khảo: Danh sách các tài liệu tham khao được trích dẫn. Câu 9:Hãy nêu và phân tích nội dung cơ bản của chiến lược học tập thành công? 9.1. Nội dung cơ bản của chiến lược học tập thành công: - Xác định rõ mục tiêu học tập và quyết tâm hoàn thành mục tiêu đó. - Xây dưng kế hoạch thực hiện mục tiêu học tập. - Biết học và rút kinh nghiệm từ các thất bại. 9.2. Phân tích: 9.2.1. Xác định mục tiêu. (Mục 4.2.1 SGK) Kỹ thuật là một lĩnh vực học tập có rất nhiều đòi hỏi sự cố gắng của người học. Nhiều sinh viên thông minh, có năng khiếu cũng có thể và đã bị thất bại nếu không quyết tâm thực hiện mục tiêu học tập. Bạn cần tự trả lời câu hỏi: bạn quyết tâm đạt được mục tiêu chính là tốt nghiệp hay bạn mong muốn đạt được mục tiêu đó? Nếu chỉ đơn thuần mong muốn đạt mục tiêu, bạn sẽ có thể tự cho phép mình thất bại, bạn có thể cho rằng, bạn luôn có một lựa chọn khác, ví dụ như bạn sẽ theo ngành kinh tế, khoa học tự nhiên hay thậm chí, đi làm việc trực tiếp… Thông điệp gửi đến não bạn có thể sẽ là “không sao cả” nếu bạn thi trượt một môn nào đó, bạn cho rằng bạn có thể thử sức với một hướng khác. Để thành công, bạn chỉ có một lựa chọn: tự cam kết với mình, hãy phấn đấu để học tập thành công. Để duy trì quyết tâm, hãy luôn nhớ rằng: - Bạn đã chọn học kỹ thuật vì những lý do chính đáng của chính bạn; - Duy trì sự tập trung và nhắc nhở mình lý do và tính đúng đắn của sự lựa chọn đó; - Hãy tin tưởng ở khả năng của mình; bạn sẽ thành công. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc xác định mục tiêu là viết ra giấy: - Hãy chia nhỏ thành các mục tiêu cụ thể, càng chi tiết càng tốt; - Dán chúng ở nơi dễ nhìn thấy nhất; - Xây dựng kế hoạch các việc cần làm để thực hiện từng mục tiêu một. Page 7 of 29 Tai lieu DCVKT 9.2.2. Kế hoạch thực hiện (Mục 4.2.2 SGK) .Để thu được thành công cho cả một mục tiêu lớn. Hãy xây dựng kế hoạch hành động cho từng giai đoạn ngắn, từng tuần, từng học kỳ hay cả một năm học một cách cụ thể. Bạn hãy tập học cách xây dựng cho mình những kế hoạch và thực hiện những kế hoạch đó từ nhỏ tới lớn. Hãy tìm hiểu toàn bộ chương trình đào tạo của ngành bạn đang học; hãy lập kế hoạch phấn đấu cho từng kỳ. Hãy phân tích cẩn thận và lập ra kế hoạch chi tiết đẻ thực hiện từng mục tiêu nhỏ. 9.2.3. Học từ thất bại (Mục 4.2.3 SGK) Khi bạn thử làm những công việc mới, việc thử nghiệm và sai sót là không thê tránh khỏi. Vì vậy, trong quá trình phấn đấu cho mục tiêu tốt nghiệp khóa đào tạo, bạn sẽ có thể có những thất bại nhỏ, thất vọng chán nản. Thất bại là thuộc tính cố hữu, là một phần của quá trình học tập ngành kỹ thuật. Tuy nhiên, cách bạn xử sự với thất bại mới quyết định sự thành công hay không cho cả quá trình học tập. Để vượt qua vấn đề khó khăn, các nhà nghiên cứu giáo dục kỹ thuật đã tong kết và đưa ra các giai đoạn: - Giai đoạn 1: Cố gắng làm quen với vấn đề một cách chi tiết, xác định rõ mục đích, khẳng định quyết tâm là sẽ không có gì ngăn cản được bạn. - Giai đoạn 2: Thử một số giải pháp thong dụng. - Giai đoạn 3: Bạn hãy thu nhỏ phạm vi tìm kiếm lời giải và tập trung cao độ để tìm giải pháp cho vấn đề. Bạn làm như vậy thì bạn sẽ tìm thấy lời giải ở giai đoạn này. Sự kiên nhẫn là điều bạn có để hoàn thành giai đoạn 3. Tính kiên nhẫn giúp bạn: - Tính khéo léo tăng lên cùng khả năng kiên nhẫn. - Tính kiên nhẫn hết sức cần thiết duy trì tư duy của bạn để từ đó, bạn có thể đạt đến thành công. - Tính kiên nhẫn cho phép bạn đạt đến tầm tư duy hiệu quả. Page 8 of 29 Tai lieu DCVKT Câu 10:Sử dụng phép phân tích thứ nguyên để kiểm tra tính đúng đắn của một công thức sau: 2 2 F v L v L ρ ρ µ × × = × × Trong đó: ρ - khối lượng riêng; F – lực; v-vận tốc; L –chiều dài; µ -độ nhớt động lực học (kg/(m.s)) Trả lời 2 2 F v L v L ρ ρ µ × × = × × và công thức 2 2 F v L v L ρ µ ρ × × = × × Trong đó: ρ - khối lượng riêng; F – lực; v-vận tốc; L –chiều dài; µ -độ nhớt động lực học (kg/(m.s)) Công thức 1: - Biến đổi đơn vị ở cả ở 2 vế: với 2 1 m N kg s = ; ρ có đơn vị là 3 kg m ; đơn vị của chiều dài L là m 2 2 3 . . m kg m s VP kg m s m m s = = ; 2 2 2 3 .( ) . . kg m m m m s VT kg s m s = = vậy về phải bằng vế trái. Công thức 2: biến đổi tương tự Câu 11:Trình bày khái niệm về số chữ số có nghĩa của một con số? Nêu qui tắc làm tròn số và qui tắc xác định số chữ số có nghĩa ở kết quả tính toán cuối cùng? Số chính xác là gì và chúng có tuân theo các qui tắc trên không? 11.1. Khái niệm về số chứ số có nghĩa của một con số: Số có nghĩa là một thuật ngữ dùng trong việc biểu diễn gần đúng số thực bằng số thập phân. Số chữ số có nghĩa được xác định bởi độ chính xác của tập dữ liệu. 11.2. Quy tắc. 11.2.1. Quy tắc làm tròn số. Page 9 of 29 Tai lieu DCVKT 1. Nếu số bị bỏ qua nhỏ hơn 5, thì viết số cuối trước nó (số bị làm tròn) như ban đầu. 2. Nếu số bị làm tròn lớn hơn hoặc bằng 5, thì viết số cuối cùng mới bằng số cũ cộng thêm 1. 11.2.2. Quy tắc xác định số chữ số có nghĩa ở kết quả cuối cùng. 1. Khi bạn thực hiện phép tính nhân hoặc chia, bạn sẽ viết kết quả dưới dạng số với số chữ số có nghĩa bằng số chữ số có nghĩa của phần tử tham gia phép tính có số chữ số có nghĩa ít nhất. 2. Khi thực hiện phép tính cộng hoặc trừ, hãy viết kết quả với số chữ số thập phân bằng số chữ số thập phân của phần tử tham gia phép tính có số chữ số thập phân nhỏ nhất. 11.3. Số chính xác. 1. Khái niệm: Số chính xác là số mà giá trị của nó là duy nhất và không có bất kỳ một số thập phân nào biểu diễn được giá trị gần đúng của nó. 2. Số chính xác không tuân theo các quy tắc để xác định số chữ số có nghĩa và quy tắc làm tròn số. Câu 12: Nêu các cách trích dẫn thông tin (có ví dụ minh họa) trong một văn bản báo cáo kỹ thuật? Có nhiều kiểu trích dẫn : - Liệt kê tên tác giả và ngày xuất bản (thường được sử dụng trong văn bản, đặt trong ngoặc đơn) ngay sau phần trích dẫn, ví dụ “Smith (2002).” - Đánh số nhỏ bên trên tên tác giả, số này biểu diễn vị trí nguồn trích dẫn trong danh sách tài liệu tham khảo. Ví dụ Smith3 - Sử dụng dấu ngoặc vuông [ ], trong đó liệt kê số biểu diễn vị trí nguồn trích dẫn trong danh sách tài liệu tham khảo. Nếu có nhiều hơn hai tài liệu được trích dẫn trong một ngoặc vuông, có thể dùng dấu gạch ngang nối giữa số đầu và số cuối (Ví dụ [11-13] có nghĩa là [11,12,13]. Câu 13: (2.5điểm) Nêu và phân tích nội dung cơ bản của chìa khóa học tập thành công? 13.1. Các nội dung cơ bản của chìa khóa học tập thành công. - Nỗ lực;- Làm việc thông minh;- Quan điểm học tập đúng đắn; 13.2. Phân tích 13.2.1. Nỗ lực: Nhiều học sinh phổ thông đã dễ dàng có được điểm học tập khá cao mà không cần học tập vất vả. Có nhiều người được sinh ra với mức độ thông minh cao hơn một số người khác. Các bạn học sinh có trí thông minh tốt có thể không cần đầu tư nhiều thời gian và công sức Page 10 of 29 [...]... sót Câu 19:Trình bày khái niệm về phương pháp thiết kế kỹ thuật và phương pháp phân tích kỹ thuật? Hãy nêu những điểm khác biệt giữa hai phương pháp này? 19.1 Khái niệm về phương pháp phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật là việc ứng dụng các nguyên lý của toán học và khoa học để giải quyết các bài toán kỹ thuật 19.2 Khái niêm về phương pháp thiết kế kỹ thuật Thiết kế kỹ thuật là sự mô tả một thiết bị... nghe muốn gì Câu 34: Trình bày về vai trò và những quan niệm chưa đúng về giao tiếp kỹ thuật? 34.1 Vai trò của giao tiếp kỹ thuật 34.1.1 Giao tiếp kỹ thuật như là một kỹ năng chuyên nghiệp Sự đam mê của chúng ta trong kỹ thuật có thể được nuôi dưỡng bởi ta luôn thấy vai trò quan trọng của các kỹ sư trong xã hội và những thách thức mà các kỹ sư gặp phải hang ngày Giao tiếp kỹ thuật sẽ không hiệu quả nếu... còn đến khả năng tiến thân trong nghề nghiệp của bạn 34.2 Những quan niệm chưa đúng về giao tiếp kỹ thuật - Giao tiếp kỹ thuật là một sự nhàm chán cố hữu; - Giao tiếp kỹ thuật là bị động; - Giao tiếp kỹ thuật tốt nhất là giao cho các chuyên gia về giao tiếp, không nhất thiết là nhà kỹ thuật; - Giao tiếp kỹ thuật tốt là năng khiếu sinh ra, không phải do rèn luyện Page 29 of 29 ... người kỹ sữ muốn truyền đạt 34.1.2 Giao tiếp kỹ thuật và công việc Nếu bạn giữ thái độ hoài nghi về tầm quan trọng của giao tiếp kỹ thuật, hãy quan tâm hơn đến những nguyên nhân, lý do có thể dùng để cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn Kỹ năng giao tiếp kỹ thuật có tác động không chỉ đến khả năng tìm việc làm mà còn đến khả năng tiến thân trong nghề nghiệp của bạn 34.2 Những quan niệm chưa đúng về giao... dung cơ bản của kỹ thuật thiết kế đồng thời, thiết kế lại và thiết kế theo kỹ thuật ngược? 25.1 Kỹ thuật thiết kế đồng thời Kỹ thuật đồng thời là phương pháp thiết kế hệ thống mà ở đó tất cả các yếu tố của vòng đời của sản phẩm được kể đến Các yếu tố đó bao gồm sản xuất, điều khiển chất lượng, yêu cầu của người dung, hỗ trợ người dung, và vứt bỏ sau khi sử dụng Phương pháp thiết kế với kỹ thuật đồng thời... nguyên là các công cụ có thể dùng để kiểm tra các tính toán kỹ thuật 14.3 Phương pháp thiết kế kỹ thuật Xác định bài toán (tuơng tự phương pháp phân tích kỹ thuật) Thu thập thông tin (tuơng tự phương pháp phân tích kỹ thuật) Đưa ra các lời giải Sau khi xác định được bài toán và thu thập thông tin ta sẽ tiến hành đưa ra các lời giải Các kỹ thuật tạo ra các lời giải bao gồm: - Thảo luận tập thể Tạo ra... cho chế tạo và thiết kế cho môi trường VD: Thiết kế và chế tạo đồ chơi 25.2 Kỹ thuật thiết kế lại Thiết kế lại là thuật ngữ chỉ việc suy tính và thiết kế một hệ thống Thiết kế lại dùng để miêu tả những thay đổi cơ bản của phương pháp kỹ thuật, phần mềm tính toán và hệ thống kinh doanh VD: Hai ví dụ trong kỹ thuật máy tính và kỹ thuật điện có thể tìm thấy trong các cuộc “đổi mới” được đề xuất bởi Apple... Thiết kế này không thành công và nó không được dùng nữa vào năm 2001 25.3 Kỹ thuật thiết kế theo kỹ thuật ngược Kỹ thuật ngược là thuật ngữ chỉ quá trình sử dụng từng phần của một vật hay hệ thống để xác định nguyên lý làm việc của nó (hay từ một sản phẩm có sẵn có thể thiết kế ra một sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn sản phẩm có sẵn) Kỹ thuật ngược được sử dụng theo hai cách: 1 Thứ nhất, nó có thể được sử... theo học ngành kỹ thuật sẽ là những người tổng hợp được rất nhiều các thông tin và một số điều kiện của xã hội - Nghề kỹ thuật mang lại cho sinh viên rất nhiều cơ hội về việc làm tốt, lợi ích về một môi trường làm việc tốt - Nghề kỹ thuật giúp cho mọi người làm trong công việc này có tính độc lập, tính chịu trách nhiệm, mức độ khó của công việc sẽ làm cho họ cần phải tìm hiểu sâu hơn về công việc làm... một kỳ thi viết được gọi là Kỳ thi Cơ sở kỹ thuật chuyên ngành) Kỳ thi FE trải qua 8 giờ thi, bao trùm các lĩnh vực: Khoa học cơ bản, kỹ thuật cơ sở, và kiến thức kỹ thuật chuyên ngành Qua được kỳ thi này, ứng viên được cấp chứng chỉ Tiền chuyên nghiệp Ở mức độ này, ứng viên được gọi kỹ sư tập sự (EIT) Nói theo cách khác Thứ ba là kinh nghiệm công tác, các kỹ sư tập sự phải được kèm cặp nghề nghiệp . thuần túy Kỹ sư thuần túy Vùng khoa học Vùng kỹ thuật Hình 1.1. Kinh nghiệm làm việc của Nhà khoa học và Nhà kỹ thuật Tai lieu DCVKT Câu 1: Kỹ thuật là. tích kỹ thuật. Phân tích kỹ thuật là việc ứng dụng các nguyên lý của toán học và khoa học để giải quyết các bài toán kỹ thuật. 19.2. Khái niêm về phương

Ngày đăng: 19/01/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan