Chứa các đồ thị, hình vẽ?

Một phần của tài liệu Tài liệu Đại cương về kỹ thuật doc (Trang 25 - 29)

29.1. Nguyên tắc thiết kế slide trình diễn với nội dung chỉ gồm các chữ hoặc các ký hiệu,

phương - Slides chữ nên có càng ít chữ càng tốt, chỉ đủ truyền đạt thông tin quan trọng. Bạn

sẽ không được hoan nghênh khi dùng một slide toàn chữ: Khán giả sẽ đọc nội dung có trên màn hình thay vì họ quan sát những điều bạn trình bày

Đôi khi, ký hiệu hoặc phương trình có thể được sử dụng thay cho các từ bằng chữ. Việc chọn phương trình hoặc chữ phụ thuộc vào khán giả.

Các slide chữ có hình dạng phù hợp với hình dạng các công cụ trực quan trợ giúp. Sẽ rất thuận lợi cho người nghe nếu slide chữ có định dạng phù hợp với định dạng của phương tiện sứ dụng. Sự phù hợp này còn có nghĩa là cỡ chữ càng lớn càng tốt. Với các slide chữ, nên sử dụng cỡ phông chữ lớn. Phần mềm trình chiếu có thể trợ giúp việc đảm bảo nhất quán định dạng trình chiếu nhất quán.

Ngoài ra bạn cần chú ý đến việc viết tắt, việc viết tắt hay ký hiệu cho phép ta có thể sử dụng cỡ phông chữ lớn hơn. Các mạo từ, giới từ và từ phụ cần được loại bỏ để tránh việc người nghe thuyết trình sẽ đọc nội dung slide thay cho nghe nội dung do diến giả thuyêt trình.

29.2. Các slide chứa dữ lìệu.

Các slide chứa dữ liệu gồm các bảng hoặc số liệu. Trong các buổi thuyết trình, điểm then chốt là các bảng chỉ chứa đựng các dữ liệu cần thiết (theo nội dung của bài nói). Nhiều diễn giả đôi khi photocopy như sau: “Tôi biết các bạn không thể đọc được tất cả các con số

nghe biết tỷ số truyền tối ưu là 20:1, bạn hãy thiết kế một slide số liệu chuyên dụng cho nội dung này. Bạn có thể tạo nên các bảng chuyên dụng cho những vấn đề mà bạn muốn nhấn mạnh.

29.3. Các slide chứa đồ thị, hình vẽ.

Câu 30:Trình bầy các nội dung cơ bản của kỹ năng thuyết trình?

Các nội dung cơ bản của kỹ năng thuyết trình :

1. Phần chuẩn bị (các hoạt động trước khi thuyết trình) ; 2. Thuyết trình nhóm ;

3. Sự hồi hộp khi thuyết trình ; 4. Nói điều gì khi thuyết trình ;

5. Cuối cùng là nói như thế nào khi thuyết trình. (các bạn cần trình bày cụ thể tất cả các nội dung)

Câu 31:Nêu các lợi ích của nghề kỹ thuật? Theo bạn những lợi ích nào trong số đó là quan trọng nhất? Vì sao?

31.1. Các lợi ích của nghề kỹ thuật. 1. Nghề nghiệp phù hợp 2. Nhiều cơ hội khác nhau 3. Công việc thách thức 4. Phát triển trí óc 5. Tác động xã hội 6. An toàn tài chính 7. Thanh thế

8. Môi trường chuyên nghiệp

9. Hiểu biết nguyên tắc hoạt động của các hệ thống 10. Suy nghĩ sáng tạo.

- Các sinh viên theo học ngành kỹ thuật sẽ là những người tổng hợp được rất nhiều các thông tin và một số điều kiện của xã hội.

- Nghề kỹ thuật mang lại cho sinh viên rất nhiều cơ hội về việc làm tốt, lợi ích về một môi trường làm việc tốt.

- Nghề kỹ thuật giúp cho mọi người làm trong công việc này có tính độc lập, tính chịu trách nhiệm, mức độ khó của công việc sẽ làm cho họ cần phải tìm hiểu sâu hơn về công việc làm cho họ năng động hơn rất nhiều.

- Có thể hỏi rất nhiều người tại sao bạn lại chọn nghề kỹ thuật thì hầu hết họ trả lời là nghề kỹ thuật sẽ có được một công việc tốt sau này và có được một mức lương phù hợp, có thể cao hơn các ngành nghề khác.

Câu 32:Nêu mục đích của giờ học lý thuyết và vai trò của sinh viên trong giờ học lý thuyết?

32.1. Mục đích của giờ học lý thuyết.

Giờ học lý thuyết là thời gian thầy, cô trình bày bài giảng đã được chuẩn bị để phục vụ nắm được các chủ điểm, vấn đề quan trọng của bài:

- Tham khảo các nguồn thông tin, tài liệu khác nhau, trích dẫn các thông tin có lien quan nhất đến nội dung của môn học, nhằm trình bày các thông tin này một cách rõ rang, chính xác và dễ hiẻu có thể được.

- Cung cấp các kiến thức, kỹ năng quan trọng nhất giúp bạn giải đáp được các câu hỏi, bài tập, đồ án cũng như trong các kỳ thi của môn học.

- Giải thích các vấn đề lý thuyết khó và trình bày các ví dụ minh họa cho các phương pháp và kỹ thuật giải quyết vấn đề mới

- Đề xuất, gợi ý các tài nguyên học cần thiết cho thực hành;

- Cung cấp các thông tin lien quan trực tiếp đến nội dung đánh giá kiến thức môn học.

32.2. Vai trò của sinh viên trong giờ học lý thuyết

Nhiêm vụ quan trọng, chủ yếu của sinh viên khi tham giờ học lý thuyết là thu thập nhiều nhất có thể được các thông tin của môn học và đừng hy vọng học được gì nhiều khi đến

lớp. Lý do là thông tin được cung cấp thường rất nhiều, với tốc độ nhanh. Các bạn hãy chú trọng làm sao ghi chép cho thật hiệu quả. Để buổi học thật sự có ích cho bạn, hãy đảm bảo theo các hướng dẫn sau:

1. Đọc trước bài trước khi đến lớp. 2. Dự lớp một cách thật tích cực. 3. Hãy đặt câu hỏi khi thích hợp.

4. Tập trung nghe giảng và ghi chép theo các kỹ thuật hữu ích cho bạn.

Câu 33:Nêu cấu trúc của một bài thuyết trình kỹ thuật? Những điểm cần lưu ý đặc biệt khi thuyết trình bằng máy tính?

33.1. Cấu trúc của một bài thuyết trình kỹ thuật.

Cấu trúc chung bài thuyết trình bao gồm: - Giới thiệu/ khái quát

- Phương pháp (giải tích hay thực nghiệm…) - Kết quả và thảo luận

- Kết luận và các kiến nghị

33.2. Các điểm cần lưu ý.

- Trình diễn sử dụng máy tính nhanh chóng trở thành phổ biến nhất cho các thuyết trình. Khi thuyết trình sử dụng máy tính, bạn nên chú ý đến màu sắc, cỡ chữ, và tính linh hoạt của chúng.

Khi thiết kế bài thuyết trình bằng máy tính, bạn nên theo các bước sau :

1. Bạn chọn màu phù hợp có trong bảng phối màu. Hãy bắt đầu với màu có sẵn trong bảng. Chọn từ 2 đến 4 màu, và sủ dụng chúng cho toàn bộ file trình chiếu. Nếu bạn bị hạn chế về cảm xúc màu sắc hoặc có vấn đề về thị giác, bạn có thể nhờ một người bạn nhận xét việc chuẩn bị ban đầu của bạn.

2. Sử dụng một ít họ phông chư. Bạn có thể chọn cỡ chữ, và kiểu chữ để tạo nên một kiểu chữ của bạn, nhưng lưu ý việc sử dụng quá nhiều họ phông chữ là lãng phí, và rắc rối.

3. Lựa chọn việc hiển thị (animation) các nội dung trong cùng một slide cho hợp lý (ví dụ, sự bay các chữ và xoay các slides khi chúng xuất hiện). Cần tránh lạm dụng điều này trừ khi bạn hiểu rất rõ người nghe muốn gì.

Câu 34: Trình bày về vai trò và những quan niệm chưa đúng về giao tiếp kỹ thuật?

34.1. Vai trò của giao tiếp kỹ thuật.

34.1.1. Giao tiếp kỹ thuật như là một kỹ năng chuyên nghiệp.

Sự đam mê của chúng ta trong kỹ thuật có thể được nuôi dưỡng bởi ta luôn thấy vai trò quan trọng của các kỹ sư trong xã hội và những thách thức mà các kỹ sư gặp phải hang ngày. Giao tiếp kỹ thuật sẽ không hiệu quả nếu người nghe không hiểu được những thông điệp mà người kỹ sữ muốn truyền đạt.

34.1.2. Giao tiếp kỹ thuật và công việc.

Nếu bạn giữ thái độ hoài nghi về tầm quan trọng của giao tiếp kỹ thuật, hãy quan tâm hơn đến những nguyên nhân, lý do có thể dùng để cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn. Kỹ năng giao tiếp kỹ thuật có tác động không chỉ đến khả năng tìm việc làm mà còn đến khả năng tiến thân trong nghề nghiệp của bạn.

34.2. Những quan niệm chưa đúng về giao tiếp kỹ thuật.

- Giao tiếp kỹ thuật là một sự nhàm chán cố hữu; - Giao tiếp kỹ thuật là bị động;

- Giao tiếp kỹ thuật tốt nhất là giao cho các chuyên gia về giao tiếp, không nhất thiết là nhà kỹ thuật;

Một phần của tài liệu Tài liệu Đại cương về kỹ thuật doc (Trang 25 - 29)