1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tài liệu Bình luận chính sách tiền tệ doc

5 324 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 408,33 KB

Nội dung

Ban biên tập: Trưởng ban biên tập: Nguyễn Quang Vinh - Tổng Giám đốc Phó ban biên tập: Phạm Quang Huy – Phó Tổng Giám đốc Phòng Phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt http://www.bvsc.com.vn Hà nội – Trụ sở chính 8 Lê Thái Tổ - Hoàn Kiếm Tel: (84-4) 928 8080 Fax: (84-4) 928 9888 TP. Hồ Chí Minh 11A Nguyễn Công Trứ - Q1 Tel: (84-8) 821 8564 Fax: (84-8) 914 7477 Báo cáo bất thường Bình luận chính sách tiền tệ V/v Lãi suất cơ bản giảm 1%, dự trữ bắt buộc giảm 2% theo quyết định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 20/11. Tác động vĩ mô  Hạ lãi suất cơ bản (LSCB) thêm 1% không tác động trực tiếp nhiều đến thị trường do mất tác dụng của lãi suất trần, nhưng có tác dụng định hướng, tạo tâm lý đẩy mặt bằng lãi suất xuống nhanh hơn. Dự báo LSCB tiếp tục giảm còn 10% vào cuối năm.  Hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) 2% thực sự tác động khá lớn đến cung tiền. Theo tính toán sẽ làm tổng cung tiền tăng thêm 5-7%. Ngân hàng khá chủ động về nguồn vốn. Tuy nhiên bài toán giải ngân như thế nào để bảo đảm tăng trưởng tín dụng cũng như an toàn vẫn còn là một câu hỏi khó.  Với xu hướng chính sách tiền tệ như hiện nay, về dài hạn có thể dự đoán thời yếu tố tiền tệ tạo thuận lợi cho TTCK sẽ rơi vào khoảng quý II/2009 trước khi kinh tế vĩ mô được phục hồi (dự báo kinh tế vĩ mô phục hồi từ quý IV/2009). Tác động lên Thị trường CK  Kích thích dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán, đặc biệt trong bối cảnh giá các cổ phiếu đã xuống đến mức khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư giá trị.  Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn và giảm chi phí vốn.  Tuy nhiên, mức độ hưởng lợi của các nhóm doanh nghiệp từ chính sách này là khác nhau. Những doanh nghiệp có dự án khả thi, độ rủi ro thấp, sản phẩm đầu ra tập trung phục vụ nhu cầu nội địa là nhóm được hưởng lợi nhiều nhất. Theo chúng tôi các ngành này là hàng tiêu dùng, y tế và các dự án hạ tần, dự án thủy điện… Tác động vĩ mô Ngày 20/11 vừa qua, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã có quyết định quan trọng tiếp theo liên quan đến thị trường tiền tệ, theo đó NHNN tiếp tục hạ lãi suất cơ bản 1% từ 12% xuống còn 11%, dự trữ bắt buộc (DTBB) 2% từ 10% xuống còn 8% (đối với kỳ hạn dưới 12 tháng). Trước động thái này chúng tôi có một số đánh giá nhanh như sau: • Cả 2 quyết định trên đều mang ý nghĩa tăng thanh khoản cho thị trường và tăng cung tiền. Quyết định giảm lãi suất cơ bản có ý nghĩa định hướng nhiều hơn tác động trực tiếp. Tuy nhiên, quyết định giảm dự trữ bắt buộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tác động khá lớn đến tổng phương tiện thanh toán, tiếp tục thể hiện xu thế nới lỏng tiền tệ. • Giảm lãi suất cơ bản chỉ mang tính định hướng và có tác đụng tâm lý do việc kéo trần cho vay gần như không còn tác dụng (do mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay đã giảm và gần như không chạm trần, lãi suất trần hiện nay còn 16,5% so với trước quyết định là 18%). Do vậy hạ LSCB không làm bóp méo tính thị trường, mà cho thấy lãi suất tiếp tục trên đà giảm. Các chính sách tiền tệ tỏ ra khá phù hợp và có tính đón đầu, đẩy mặt bằng lãi suất xu ống nhanh hơn. • Hạ DTBB 2% cũng có nghĩa là NHNN có động thái bơm tiền ra thị trường. Điều đó cho thấy Chính phủ có thể đã “yên tâm” hơn về lạm phát, và dự báo lạm phát có thể đã nằm trong tầm kiểm soát. Chúng tôi cho rằng lạm phát tháng 11 vẫn sẽ là số âm. • Tác động hạ DTBB làm tăng mạnh tổng phương tiện thanh toán, hay cung tiền M2 do ảnh hưởng lên số nhân tiền t ệ của Việt Nam. Số nhân tiền tệ của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm qua ở mức trung bình 3,8-4,2 lần. Theo mô hình của chúng tôi, việc hạ DTBB 2% có thể làm M2 tăng 5-7%. Tất nhiên đây là mức tăng trưởng trong dài hạn khi ngân hàng đẩy mạnh cho vay để duy trì được mức DTBB như 8% hiện nay (*). • Lãi suất huy động, cho vay sẽ tiếp tục giảm. Việc ngân hàng chủ động hơn về nguồ n vốn sẽ khiến lãi suất hạ theo áp lực thị trường. Chúng tôi vẫn giữ nguyên việc dự báo lãi suất cơ bản có thể tiếp tục giảm còn 10% vào cuối năm. • Đối với vấn đề ngân hàng giải ngân ra sao khi đã dồi dào nguồn vốn? Chúng tôi cho rằng ngân hàng sẽ nới lỏng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho vay các khoản hiệu quả, kích thích sản xuất theo đị nh hướng chung. Ngoài ra ưu tiên đẩy mạnh cho vay sản xuất nông nghiệp, thủy sản, các doanh nghiệp SMEs v.v Trong ngắn hạn, cho vay tiêu dùng cá nhân có thể cũng sẽ được các ngân hàng nới lỏng hơn và trước mắt sẽ có tăng trưởng tín dụng ngay đối với nhóm này. • Về dài hạn, suy thoái kinh tế thế giới cùng với xuất khẩu Việt Nam được dự báo nhiều khả năng kéo dài đến hết quý III/2009. Quý IV/2009 có thể là thời gian kinh tế được phục hồi. Tuy nhiên các chính sách tiền tệ thường đi trước và tăng trưởng tiền tệ có thể tăng mạnh từ trong quý II/2009 (từ tháng 3 đến tháng 6). Đây cũng là thời điểm được dự báo có khả năng tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ với xu thế chính sách và diễn biến tiền tệ như hiện nay. Thanh khoản ngân hàng có xu hướng giảm căng thẳng cùng mặt bằng lãi suất giảm Số nhân tiền tệ của Việt Nam trung bình khoảng 3,8-4,2% Nguồn: IMF, BVSC Diễn biến % của tiền mặt lưu thông so với tổng tiền gửi – tỷ lệ này vẫn cao tại Việt Nam Nguồn: IMF, BVSC (*) Số nhân tiền được ước lượng dựa trên côn g thức: M = )( )1( cr c + + với r: tỷ lệ DTBB c: tỷ lệ tiền mặt lưu thống/tổng tiền gửi Qua đó, với điều kiện Việt Nam, giảm DTBB 2% sẽ làm tăng hệ số nhân tiền 5-7% 0 5 10 15 20 25 5/2008 6/2008 7/2008 8/2008 9/2008 10/2008 11/2008 Ls tiền gửi 6 tháng Ls Trái phiếu Chính phủ 1 năm 1 2 3 4 5 2003 2004 2005 2006 2007 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 2003 2004 2005 2006 2007 Tác động thị trường Chúng tôi đánh giá việc giảm lãi suất cơ bản và dự trữ bắt buộc tại thời điểm hiện là thông tin tích cực đối với thị trường chứng khoán. Động thái này được đưa ra vào thời điểm hợp lý do nỗi lo suy thoái của nền kinh tế thế giới và giảm tổng cầu đang là một yếu tố đè nặng lên tâm lý của thị trường. Ngoài ra, chúng tôi đánh giá cao động thái này do nó th ể hiện mức độ quyết tâm và tính thị trường của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Trước động thái này chúng tôi có một số nhận định sau đây • Chi phí vốn giảm đồng nghĩa với chi phí cơ hội giảm và điều này sẽ ảnh hưởng tới xu thế sử dụng nguồn vốn ngắn hạn. Do lãi suất thay đổi mạnh trong giai đoạn trước, nhi ều cá nhân đã gửi tiết kiệm với kỳ hạn ngắn. Với bối cảnh lãi suất huy động của các ngân hàng sẽ giảm mạnh trong thời gian tới, lượng tiền này hoàn có thể sẽ quay lại với TTCK khi mặt bằng giá của thị trường này đang ở mức rất hấp dẫn để đầu tư dài hạn. • Về dài hạn hơn, việc tăng cung tiền ở thời điểm hiện tại là thông tin khá tích cực đối với khối doanh nghiệp do nhiều doanh nghiệp gần như không thể tiếp cận được với nguồn vốn trong giai đoạn vừa qua. Điều này sẽ không có tác động ngay tới lợi nhuận của doanh nghiệp, tuy nhiên trong dài hạn động thái này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục triển khai các dự án có tiềm nă ng. • Ngoài ra, do NHNN đã mạnh tay giảm lãi suất nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua, động thái này có thể hỗ trợ các doanh nghiệp bước vào chu kỳ mới (chu kỳ tăng trưởng) nhanh hơn dự kiến. Về bản chất thông tin cắt giảm lãi suất là thông tin tích cực đối với thị trường, tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, các thị trườ ng tài chính đang trong đà giảm nhanh thông tin này có thể cũng chưa có tác động tích cực ngay đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong ngắn hạn. Biểu đồ bên thể hiện mối liên hệ qua lại của các mắt xích: ngân hàng, doanh nghiệp và khối tiêu dùng. Cả hai nhóm doanh nghiệp này đều chịu tác động bởi cầu giảm, tác động đến đầu ra của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong khi cầu thế giới được dự báo là tiếp tục khó khăn thì cầu trong nước lại có thể được kích thích qua việc tăng cung tiền. Như vậy, những doanh nghiệp có những dự án khả thi, tập trung vào thị trường tiêu thụ nội địa sẽ là nhóm được hưởng lợi nhiều nhất từ đợt giảm DTBB này. Theo chúng tôi các ngành này là hàng tiêu dùng, y tế và các dự án hạ tầng, dự án thủy điện… Nhìn về một khía cạnh khác, chúng ta cũng phải nhìn nhận bài toán tăng trưởng tín dụ ng của hệ thống ngân hàng trong thời điểm hiện tại vẫn còn là bài toán nan giải. Do đó, các động thái tăng cung tiền ở thời điểm hiện tại vẫn chỉ mang tính chất định hướng và chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Nền kinh tế cũng như thị trường sẽ chỉ đi vào một giai đoạn tăng trưởng ổn định hơn khi tă ng trưởng tín dụng bắt đầu có các chuyển biến tích cực và nguồn tiền thực sự được đẩy vào nền kinh tế. Thị trường sẽ dao động mạnh trong thời gian tới xung quanh mức 350 và nhiều khả năng thị trường sẽ thử cả hai đáy (313) và đỉnh (388) ngắn hạn giai đoạn trước. DN đang khó khăn, nhu cầu cấp bách về vốn, tuy nhiên rủi ro tín dụng cao DN có dự án có độ rủi ro thấp, khả thi hơn có nhu cầu lãi suất ở mức hợp lý. N g ân hàn g Khó khăn giảm cầu Cầu trong nước Cầu thế giới Bản báo cáo Phân tích nhận định và bình luận của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt chỉ cung cấp những thông tin chung và phân tích chung về tình hình kinh tế vĩ mô cũng như diễn biến thị trường đang cập nhật. Báo cáo không được xây dựng để cung cấp theo yêu cầu của bất kỳ tổ chức hay cá nhân riêng lẻ nào. Nhà đầu tư chỉ nên sử dụng các thông tin, phân tích, bình luận của bản báo cáo như là nguồn tham kh ảo trước khi đưa ra những quyết định đầu tư cho riêng mình. Báo cáo chỉ nhằm mục tiêu cung cấp thông tin mà không hàm ý khuyến cáo người đọc mua, bán hay nắm giữ chứng khoán. Nhà đầu tư cũng nên tìm sự hỗ trợ từ các tư vấn của mình trước khi đưa ra quyết định. Tất cả những số liệu, thông tin nêu trong báo cáo này đã được xem xét cẩn trọng và khách quan. Tuy nhiên Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) không bảo đảm rằ ng các nguồn thông tin này là chính xác, và không chịu bất kỳ một trách nhiệm nào đối với tính chính xác của những thông tin được đề cập đến trong báo cáo này. Mọi quan điểm cũng như nhận định phân tích trong bản báo cáo cũng sẽ có thể được thay đổi mà không cần báo trước. Bản báo cáo này có bản quyền và là tài sản của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC). Mọi hành vi sao chép, sửa đổi, in ấn mà không có sự đồng ý của BVSC đều trái luật. Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, 2008. Ts. Phạm Thành Thái Lĩnh Chiến lược thị trường linhptt@bvsc.com.vn Ths. Tống Minh Tuấn Kinh tế Vĩ mô tuantm@bvsc.com.vn Ths. Phạm Tiến Dũng Chiến lược thị trường dungpt@bvsc.com.vn Ths. Nguyễn Xuân Bình Phân tích Đầu tư binhnx@bvsc.com.vn Cn. Hoàng Anh Tuấn Phân tích Đầu tư tuanhoang@bvsc.com.vn Trụ sở chính tại Hà Nội Số 8 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm Tel: (84-4)-928 8080 Fax: (84-4)-928 9899 Chi nhánh Hồ Chí Minh 11A Nguyễn Công Trứ, Quận I Tel: (84-8)-821 8564 Fax: (84-8)-914 7477 Khuyến cáo sử dụng Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt Bộ phận Kinh tế vĩ mô & Chiến lược thị trường Phòng Phân tích Liên hệ . (84-8) 821 8564 Fax: (84-8) 914 7477 Báo cáo bất thường Bình luận chính sách tiền tệ V/v Lãi suất cơ bản giảm 1%, dự trữ bắt buộc giảm 2% theo. là một câu hỏi khó.  Với xu hướng chính sách tiền tệ như hiện nay, về dài hạn có thể dự đoán thời yếu tố tiền tệ tạo thuận lợi cho TTCK sẽ rơi vào

Ngày đăng: 19/01/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w