PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thanh hao (artemisiaannua L.) Thuộc họ Cúc (asteraceae) còn có tên gọi
khác là thảo cao, ngải si, ngải đắng…Đây là cây dược liệu quý, được con người
phát hiện ra và sử dụng từ rất sớm (ngay từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên)
người Trung Quốc đã biết cách sử dụng nó để chữa được rất nhiều bệnh khác
nhau. Tác dụng nổi bật là chữa bệnh sốt rét vì trong thanhhaohoavàng có chất
Artemisinin có tác dụng diệt ký sinh trùng sốt rét thể vô tính trong hồng cầu.
Ngoài ra thanhhao còn có vị đắng tính hàn, có tác dụng trừ nhiệt, trọ đau xương,
chống nắng…Tuy nhiên việc sử dụng cây thanhhaođể chữa các bệnh trên chỉ
theo kinh nghiệm chứ chưa có một cơ sở nào chứng minh. Đến năm 1979 nó
được nghiêncứuvà đưa vào sản xuất đại trà.
Ở Việt Nam cây thanhhaohoa được trồng rộng khắp từ đồng bằng, trung
du đến các tỉnh miền núi. Do đặc điểm thích nghi rộng như vậy lại có giá trị kinh
tế cao, nhiều tỉnh, địa phương trong cả nước đã chú trọng phát triển và coi nó là
cây trồng chính để xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là các tỉnh miền núi đời sống
kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Cũng chính vì thực tế này mà nhiều nơi, người
dân đã phát triển một cách ồ ạt, không có một quy hoạch, kiểm soát của một cơ
quan tổ chức nào, làm cho thanhhao bị thoái hoá dần, đắc biệt là hàm lượng
Artemisinin bị giảm mạnh, do kỹ thuật trồng và chắm sóc không đúng cách. Hiện
nay có một thực tế là người dân bắt đầu quay lưng lại với cây thanh hao, không
coi nó là cây chủ lực như trước, diện tích thanhhao bị thu hẹp lai và chuyển sang
cây trông khác có hiểu quả hơn, với lý do là trồng nhiều quá dẫn đến cung vuợt
quá cầu, giá rẻ hiểu quả kinh tế kém. Nguyên nhân là các công ty dược chỉ thu
mua khi hàmlương Artemisinin trong cây đạt 0.6% còn thực tế trên đồng ruộng
thì hàmlượng đó nhỏ hơn rất nhiều do ký thuật trồng và chắm sóc của người dân
không đúng cách. Do đó ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Cao Bằng, Lạng
Sơn…diễn ra thực trạng “người dân khóc cùng cây thanh hao”. Trong khi nhu
cầu về thuốc chữa bệnh sốt rét không ngừng tăng. Hàng năm trên thế giới có
khoảng 500 triệu người nhiễm ký sinh trùng sốt rét, rất cần thuốc điều trị.
Trước thực trạng đó việc nghiên cửua một loại thuốc điều trị sốt rét mới là
một vấn đề cấp thiết. Các nghiêncứu gần đây đã chứng minh trong thành phần
của cây thanhhao có chứa một loại hoạt chất là Artemisinin đáp ứng được yêu
cầu đó. Tuy nhiên các dòng, giốngthanhhao hiện nay có hàmlượngvà chất
lượng artemisinin biến động rất lớn. Bên cạnh việc nghiêncứuchọntạo các dòng
giống Thanhhao thì công tác nghiêncứu đưa ra các quy trình kỹ thuật phù hợp là
một tất yếu nhằm nhanh chóng nâng cao sản lượngvàchất artemisinin phục vụ
cho nghiêncứu y học và sản xuất.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó chúng tôi tiên hành thực hiên đề tài:
“Khảo sátmộtsố dòng giốngthanhhaohoavàng(ArtemisininannuaL.) mới
chọn tạovàhàmlượngchất Artemisinin”
PHẦN II
MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
2.1. Mục đích và yêu cầu
2.1.1. Mục đích của đề tài
Đánh giá các đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm
lươong hoạt chất Artemisinin của dòngthanhhaomớichọn tạo. Trên cơ sở đó,
chọn ra mộtsốdòng có triển vọng, có năng suất cao, kiểu hình vàhàmlượng tinh
dầu cao để tiếp tục nghiên cứu, đồng thời có các biện pháp kỹ thuật chăm sóc để
các dòngthanhhao có hàmlượng Artemisinin cao nhất.
2.1.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đặc điểm hình thái, nông sinh học của các dòngthanh hao.
- Đánh giá động thái sinh trưởng, phát triển của các dòngthanh hao:
+ Chiều cao cây
+ Số cành cấp 1
+ Số cành cấp 2
+ Số lá
+ Số hoa
- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòngthanh
hao.
- Phân tích hàmlượng Artemisinin trong các dòngthanh hao.
- Phân tích mức độ biến động Artemisinin.
PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.
3.1.1. Đối tượng và vật liệunghiên cứu
- Đối tượng: Cây thanhhaohoavàng (Artemíinin annua L.).
- Vật liệu: Các dòngthanhhaohoavàng đã chọntạo từ vụ Xuân năm 2008
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm:
+ Thí nghiệm được bố trí tại cánh đồng viện nghiêncứu lúa Trâu
Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội.
+ Thí nghiệm bố trí tại cánh đồng khu thí nghiệm Việt – Trung của bộ
môn Giống cây trồng – Khoa Nông Học - Trường ĐH Nông Nghiệp HN
+ Thí nghiệm được bố trí tại - Huyện Lương Sơn – Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 7 đến tháng
11 năm 2009
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi và đánh giá các đặc điểm hình thái, nông sinh học của các dòng
thanh hao: Thân, Cành, lá, hoa, rễ.
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các dòngthanh hao: Chiều
cao cây, số cành, số lá, số hoa.
- Đánh giá năng suất cà các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng thanh
hao hoa vàng.
- Phân tích hàmlượng Artemisinin trong các dòngthanhhaonghiên cứu.
- Phân tích mức biến động của hàmlượng hoạt chất Artemisinin.
- Phân tích, xác lập mối quan hệ giữa hàmlượng Artemisinin với các đặc
điểm cá thể, nhằm chọn ra những dòng, cá thể có triển vọng.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Thí nghiệm được bố trí trên đất phù sa sông Hông không được bồi đắp
hàng năm.
- Các dòngthanhhao bố trí theo phương pháp khảo sát tập đoàn và không
nhắc lại, không sử dụng đối chứng mà trực tiếp lấy hàmlượng Artemisinin đế so
sánh.
3.3.1. Lấy mẫu
- Lấy mẫu theo dõi các chỉ tiêu động thái thì lấy mẫu thì lấy ngẫu nhiên 5
cây để theo dõi.
- Các chỉ tiêu khác lấy mẫu 1 lần vào khoảng tháng 7-8
- Phân tích hàmlượng Artemisinin lấy làm 3 đợt:
+ Đợt 1: 20/7 đến 30/7
+ Đợt 2: Từ 20/8 đến 30/8
+ Đợt 3: Từ 01/10
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi
3.3.2.1. Các chỉ tiêu quan sát
- Đắc điểm hình thái cây:
+ Lá: Quan sát ba dạng lá cơ bản, lá mọc ở thân chính, lá mọc ở
cành cấp 1, lá mọc ở cành cấp 2. Mô tả hình dạng và màu sắc lá.
+ Thân: Quan sát có hệ thống, định kỳ từ lúc cây hình thành thân,
phân cành, khi thu hoạch lá, mô tả màu sắc thân.
+ Hoa: Lần thứ nhân quan sát khi hoa đã nở hết đang hoàn thnàh
giai đoạng thụ phân thụ tinh. Tách từng hoa ra khỏi cụm dùng kính hiển vi và
kính lúp để quan sát. Phân biệt các hoa cái vàhoalưỡng tính. Lần thứ hai khi hạt
đã “chín sữa”.
+ Hạt: Khi hạt đã chín đầy đủ nhưng chưa bị rụng hoặc tách ra khỏi
cụm hoa.
- Đường kính gốc và đường kính ngọn: Đo trước khi thu hoạch 1 tuần,
đường kính gốc đo sát mặt đất, đường kính ngọn đo sát phia trên vị trí cành
cấp 1 cuối cùng.
- Chiều cao cây cuối cùng: Đo khi thu hoạch lá, đếm tất cả các cành cấp 1
từ gốc lên đến ngọn.
- Khối lượng lá tươi, khô trên cây: Xác định khi thu hoạch lá thu mỗi ô 10
cây cho vào bao tải riêng, từ khi thi đến khi cân xác định khối lượng lá các cây
đều không đưa ra khỏi bao, lá được phơi khô đến khi đạt khối lượng không đổi
Tỷ lệ lá tươi/lá khô
- Màu sắc lá: Quan sát ngoài đồng ruộng, chia làm 3 màu: Xanh nhạt,
xanh, xanh đậm.
- Màu sắc thâm: Tím, nâu hay xanh.
- Kiểu phân cành: Phân cành gọn hay xoè.
3.3.2.2. Các chỉ tiêu đo đếm
- Các chỉ tiêu theo dõi động thái:
+ Về chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến đỉnh thân, đo 5 ngày một lần.
+ Động thái ra cành cấp 1: Đếm từ gốc đến ngọn, 5 ngày một lần.
+ Kích thước lá: Lấy mẫu trên 5 cây bất kỳ trong dong theo dõi, lấy
10 lá trên thân chính và 10 lá trên cành cấp 1:
Chiều dài lá được đo từ cuống lá đến ngọn lá.
Chiều rộng lá đo tại vị trí có đường kính lớn nhất.
- Thu năng suất cá thể (g/cây) toàn bộ lá trên cây: Thu cây về phơi khô,
cân năng suất.
- Năng suất lý thuyết:
Năng suất lý thuyết (kg/ha) = ( Năng suất cá thể/1000)* mật độ
- Năng suất Artemisinin (kg/ha)
Năng suất Artemisinin (kg/ha) = Năng suất lý thuyết (kg/ha) * %
Artemisinin.
- Biến động Artemisinin: Thu 3 đợt (tháng 8,9,10) phân tích Artemisinin
theo cá thể, đánh giá động thái biến động của Artemisinin.
- Hoa: Đếm sốlượnghoa trong mộthoa tự ở 3 vị trí: gốc, giữa, ngọn trên
một cành thanh hao. Một nhóm dòng láy 3 dòngđể đếm, từ đó tính trung
bình của mỗi dòng.
- Tỷ lệ nảy mầm: Đánh giá trên đĩa petri.
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Tính các giá trị trung bình vàmộtsố thống kê cơ bản bằng chương trình
phần mềm Excel và IRRISTAR 4.0
- Giá trị trung bình:
X
TB
= 1/n*∑X
i
- Trong đó:
n: Số ngẫu nhiên quan sát.
X
TB
: Sốliệu thu được từ cá thể i.
X
i
: Sốliệu thu được từ cá thể i.
- Tính độ chênh lệch chuẩn: S = √∑n
i
.(x
i
– x
TB
)2/n-1
PHẦN IV
DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Tiến hành thực hiện thí nghiệm và phân tích hàmlượng Artemisinin, dựa
vào kết quả thu được chúng ta sẽ đánh giá các dòng, các cá thể đạt yêu cầu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
PGS.TS Nguyễn Văn Hoan Nguyễn Dũng Quân
. một số dòng giống thanh hao hoa vàng (Artemisinin annua L. ) mới
chọn tạo và hàm l ợng chất Artemisinin”
PHẦN II
MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
2.1. Mục đích và yêu. điểm và thời gian nghiên cứu.
3.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng: Cây thanh hao hoa vàng (Artemíinin annua L. ).
- Vật liệu: Các dòng thanh