1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu KINH NGHIỆM LÀM HÀNG DỆT MAY XUẤT SANG MỸ pptx

2 418 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 86,02 KB

Nội dung

KINH NGHIỆM LÀM HÀNG DỆT MAY XUẤT SANG MỸ “Xuất hàng qua Mỹ là cả một thử thách: Kết cấu khác, mã hàng liên tục thay đổi, thông số, tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Trong quá trình thực hiện đơn hàng luôn có những phát sinh và liên tục phải điều chỉnh", ông Nguyễn Đình Trường, Tổng Giám đốc Công ty May Việt Tiến, cho biết. Trong bộ hồ sơ kèm hợp đồng xuất khẩu hàng sang Mỹ của Việt Tiến, có nhiều yêu cầu của đối tác khiến các doanh nghiệp làm ăn nhỏ phải lắc đầu. Đó là phải chứng minh được mua vải ở đâu, phải có biên bản giám định độ co rút, độ phai màu, độ độc hại Báo cáo chi tiết sản xuất của từng công nhân, từng chuyền, bảng lương, thẻ kiểm tra làm việc của từng công nhân Riêng về thông số, có mã hàng quy định tiêu chuẩn kích thước 1 inch đúng 7 mũi chỉ! Đại diện khách hàng còn yêu cầu phải có hệ thống báo cáo qua mạng tất cả các yêu cầu trên từ nhà sản xuất đến thẳng nhà nhập khẩu tại Mỹ để họ tìm hiểu và cập nhật trực tiếp. Ông Phạm Xuân Hồng, Giám đốc Công ty May Sài Gòn 3, cũng cho biết thị trường Mỹ đòi hỏi chất lượng hàng và điều kiện vật chất về nhà xưởng rất chặt chẽ (đáp ứng các tiêu chuẩn SA 8000, ISO 9000 ). Đầu năm, Hiệp hội Dệt may và Giày dép Mỹ (AAFA) đã đến thăm các nhà máy hàng đầu của Việt Nam. Đoàn để lại một bản nhận xét 34 điểm, thì chỉ có 9 điểm tốt, còn 25 điểm chưa đạt yêu cầu. Một trong những điểm chưa đạt là quy mô sản xuất. “Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam phân tán, nên không thể đáp ứng những hợp đồng số lượng lớn”. Mặt khác, khâu sản xuất nguyên phụ liệu trong nước còn rất yếu, giá thành lại cao, doanh nghiệp chủ yếu phải nhập nguyên liệu nên không chủ động được trong tổ chức sản xuất. Một số liệu khảo sát của Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương cho thấy, trong số gần 1.000 doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đang hoạt động, chỉ có khoảng 50 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 5%) có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Nguyên nhân là năng suất lao động chỉ bằng 50% - 70% của Singapore, Malaysia, Thái Lan; trình độ công nghệ thấp, mẫu mã chưa đa dạng. Hiện tại, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã và đang tập trung thực hiện 5 nhóm giải pháp. Thứ nhất, xác định chiến lược thị trường, tổ chức sản xuất đáp ứng nhanh và có chất lượng tin cậy. Thứ hai, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Thứ ba, nâng đẳng cấp DN để bán hàng với thương hiệu mạnh. Thứ tư, xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường sản xuất và trách nhiệm xã hội. Thứ năm, đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu trong nước để tăng tỉ lệ nội địa hóa trong sản phẩm xuất khẩu lên 50% - 70% trong 5 năm tới. . KINH NGHIỆM LÀM HÀNG DỆT MAY XUẤT SANG MỸ Xuất hàng qua Mỹ là cả một thử thách: Kết cấu khác, mã hàng liên tục thay đổi,. biết. Trong bộ hồ sơ kèm hợp đồng xuất khẩu hàng sang Mỹ của Việt Tiến, có nhiều yêu cầu của đối tác khiến các doanh nghiệp làm ăn nhỏ phải lắc đầu. Đó là

Ngày đăng: 18/01/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w