Tài liệu Kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ docx

3 1.4K 0
Tài liệu Kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ CÁC KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN DU HỌC Kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ – Để được đi du học Mỹ, ngoài việc được nhà trường mà các bạn chọn học chấp nhận và cấp thư mời học (hay còn gọi là I-20) thì các bạn phải vượt qua buổi phỏng vấn với các viên chức Lãnh sự quán Mỹ để có visa. Vậy các bạn cần chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn này? Trước hết để xin visa sinh viên, các bạn phải chuẩn bị những thủ tục như điền đơn (theo qui định như I-20, DS-160, …), đăng ký hẹn phỏng vấn, mua phiếu phỏng vấn, đóng phí SEVIS, Sau đó các bạn chuẩn bị những giấy tờ liên quan như hồ sơ chứng minh tài chính và hồ sơ học tập của mình để đi phỏng vấn. Các bạn lưu ý, thời gian phỏng vấn chỉ kéo dài trong khỏang từ 3 đến 4 phút vì thế các bạn phải chuẩn bị sẵn sàng để nói một cách ngắn gọn, rõ ràng nhưng chính xác và đầy tính thuyết phục. Các bạn hãy tự tin, đừng che giấu sự thật nên trả lời trung thực theo hồ sơ của mình, trong khoảng thời gian phỏng vấn ngắn ấy các bạn cần cung cấp cho viên chức càng nhiều thông tin càng tốt, và đặc biệt không nên trả lời theo cách học thuộc lòng như những lập trình có sẵn mà phải trả lời thật tự nhiên. Các viên chức của Lãnh sự quán Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm trong công việc của họ, do đó sẽ không quá khó để họ nhận ra được là các bạn đang nói thật hay không về việc bạn xin visa đi học. Muốn có được kết quả tốt khi phỏng vấn, các bạn phải thỏa 3 điều kiện cơ bản khi xin visa du học: 1. Bạn thực sự có ý định đi học một cách nghiêm túc không? Hoặc bạn có khả năng học tốt tại Mỹ không? : Các viên chức Lãnh sự quán sẽ xem xét quá trình học tập của bạn trước đó cũng như kế họach học tập của bạn tại Mỹ. Do đó, các bạn cần mang theo những kết quả học tập mà các bạn có : như bảng điểm, học bạ, bằng cấp, giấy khen,…. Ngoài ra, bạn cũng phải nắm rõ về trường, khóa học, chuyên ngành học, …tại Mỹ cũng như những dự định nghề nghiệp của bạn sau này. 2. Bạn có đủ nguồn tài chính chi trả cho việc học của mình không? : Chính phủ Mỹ muốn biết các bạn có đủ nguồn tài chính hỗ trợ trong suốt thời gian bạn theo học tại Mỹ hay không để đảm bảo chắc chắn rằng bạn không bỏ học và đi làm bất hợp pháp. Vì vậy bạn cần chứng minh tài chính rõ ràng và cụ thể : ai sẽ là người chi trả học phí cũng như chi phí ăn ở cho bạn? • Nếu bạn được cấp học bổng thì bạn phải có những giấy tờ liên quan đến việc bạn được cấp học bổng đó. • Nếu bạn được gia đình hoặc một cá nhân nào đó tài trợ, bạn phải làm thế nào để chứng tỏ rằng người tài trợ cho bạn có khả năng trả tiền cho việc học của bạn. • Nếu là người khác (không phải cha mẹ), bạn cần giải thích với viên chức Lãnh sự quán về mối quan hệ của bạn với người này, để chứng minh cho việc tại sao người tài trợ này sẵn sàng cam kết trả hàng chục nghìn đôla cho việc học của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cung cấp cho các viên chức lãnh sự những bằng chứng về khả năng tài chính của người tài trợ cho bạn, đặc biệt là nguồn thu nhập và mức thu nhập. Điều này sẽ giúp cho viên chức lãnh sự tin rằng tiền sẽ được cung cấp đầy đủ trong suốt thời gian bạn học. 3. Bạn có ý định quay về Việt Nam sau khi hoàn tất khóa học của mình tại Mỹ hay không? • Đây là điều quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất cho tất cả các viên chức Lãnh sự quán khi xem xét. Bởi lẽ, Luật thị thực của Mỹ quy định rằng các cán bộ lãnh sự phải coi tất cả các ứng viên xin thị thực không nhập cư là những người có ý định nhập cư cho tới khi họ có thể thuyết phục cán bộ lãnh sự rằng họ không có ý định đó. Vì vậy, theo điều luật này thì các viên chức lãnh sự luôn xem các bạn như đang có ý định định cư tại Hoa Kỳ vĩnh viễn cho đến khi nào các bạn chứng minh được điều ngược lại. • Các bạn có thể đưa ra những bằng chứng dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng tất cả chúng phải đủ mạnh mẽ để giúp cho viên chức lãnh sự tin là bạn sẽ không định cư Mỹ. Do đó các bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để trình bày hoàn cảnh của mình thật rõ ràng và chính xác để đảm bảo rằng việc các bạn ở Mỹ chỉ là tạm thời. Lưu ý: • Các bạn nên sử dụng tiếng Anh cho phần phỏng vấn của mình và hạn chế sử dụng tiếng Việt vì nếu không các viên chức Lãnh sự quán sẽ cho rằng các bạn không đủ khả nặng tiếng Anh để đi du học. Khi bạn nghe không được họ nói bằng tiếng anh hãy nói “Pardon me” và nhìn người phiên dịch. Họ sẽ dịch lại cho các bạn nhưng nhất thiết các bạn phải trả lời họ lại bằng tiếng Anh. Trừ khi nào không thể nói bằng tiếng Anh, hoặc các bạn cảm thấy nói bằng tiếng Anh các bạn sẽ không thể giải thích hết ý thì hãy xin họ nói bằng tiếng Việt. • Trong lúc chờ đợi đến lượt mình phỏng vấn, các bạn tuyệt đối không gây mất trật tự, không làm những hành vi khiến họ nghi ngờ vì sẽ bất lợi cho các bạn lúc phỏng vấn. • Khi nghe gọi đến tên mình hãy thật bình tĩnh, hít một hơi thật sâu và tiến đến phòng phỏng vấn, mỉm cười và chào những người phỏng vấn” Good…, sir/madam”.Khi phỏng vấn xong được hay không các bạn cũng phải nói cám ơn và chào tạm biệt họ: “Thanks for your interview”. • Hồ sơ phỏng vấn phải được sắp xếp gọn gàng theo thứ tự để khi viên chức phỏng vấn yêu cầu xem những giấy tờ nào thì các bạn có thể đưa cho họ ngay lập tức mà không bị lúng túng. • Đặc biệt không nên xin visa không quá 120 ngày và không vào Mỹ trước 30 ngày so với ngày nhập học Nguồn: studyguide.com . Kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ CÁC KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN DU HỌC Kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ – Để được đi du học Mỹ, ngoài việc. visa đi học. Muốn có được kết quả tốt khi phỏng vấn, các bạn phải thỏa 3 điều kiện cơ bản khi xin visa du học: 1. Bạn thực sự có ý định đi học một

Ngày đăng: 21/01/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ

  • CÁC KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN DU HỌC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan