Trong giai đoạn hiện nay chúng ta phải ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồnlực con người bởi nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng chủchốt trong quá trìn
Trang 1- -TIỂU LUẬN
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
và nông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay - thực trạng và các giải pháp
Giáo viên hướng dẫn :
Họ tên sinh viên :
- -
Trang 2MỤC LỤC
I Lời mở đầu 1
II Nội dung 2
A Một số vấn đề lý luận cơ bản về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn 2
1 Thế nào là công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn 2
2 Tại sao phải tiến hành công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn 5
3 Nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá nông nghiệp nông thônnứơc ta 7
Trang 3I LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn là quá trình vô cùngquan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, nhất lànhững nước đang phát triển như nước ta hiện nay Một đất nước bịchiến tranh tàn phá, có cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu vì vậy mục tiêuchính được Đảng và Nhà nước đề ra và thực hiện cho bằng được đó làphải công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Muốn vậy trước hết phảicông nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn bởi 80% ngườidân Việt Nam sống bằng nông nghiệp Trong giai đoạn hiện nay chúng
ta phải ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồnlực con người bởi nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng chủchốt trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nôngthôn Con người sáng tạo ra máy móc quản lý và sử dụng hợp lý máymóc hiện đại để phục vụ và làm cho cuộc sống con người thoải máihơn, thoả mãn các nhu cầu tự nhiên của con người Ngoài ra phải thúcđẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từngvùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hoá quy mô lớn với chấtlượng và hiệu quả cao Dần dần xoá bỏ mô hình sản xuất nhỏ lẻ vừa tốnkém vừa không hiệu quả thay thế vào đó là những mô hình sản xuất phùhợp hơn mang lại năng suất cao hơn Bên cạnh phát triển khoa học cũngphải chú ý bảo vệ môi trường phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiêntai từ đó phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững, đưa nền kinh tếcủa đất nước phát triển đi lên sánh vai cùng các nước trên thế giới.Từng bước đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển trongkhu vực trên thế giới
Trang 4II NỘI DUNG
A MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP, HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN
1 Thế nào là công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn
Công nghiệp hoá hiện đại hoá và nông thôn được thế giới địnhnghĩa theo nhiều cách khác nhau đó chính là một quá trình lâu dài cầnđược tiến hành theo cách tuần tự không thể nóng vội, không thể tuỳtiện Quá trình này được thực hiện không nhằm mục đích tự thân màphục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội của nông thông cũng như của cảnước Nhưng đối với một nước khoa học công nghệ, kinh tế Nhà nướcgiữ vait rò chủ đạo thì Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định: côngnghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sảnxuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức laođộng thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao độngcùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựatrên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ tạo
ra năng suất lao động xã hội cao Khái niệm công nghiệp hoá này đượcĐảng ta xác định rộng hơn những quan niệm trước đó bao hàm cả vềhoạt động sản xuất kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội,được sử dụng bằng các phương tiện và các phương pháp tiên tiến hiệnđại cùng với kỹ thuật và công nghệ cao Như vậy công nghiệp hoá mớiteo tư tưởng mới không bó hẹp trong phạm vi trình độ các lực lượngsản xuất đơn thuần kỹ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ côngthành lao động cơ khí như quan niệm trước đây
Theo tinh thần của nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứVIII và Hội nghị Trung ương lần thứ VII công nghiệp hoá nông thôn là
Trang 5quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với việc đổi mới căn bản vềcông nghệ và kỹ thuật ở nông thôn, tạo nền tảng cho việc phát triểnnhanh, bền vững theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế ở nông thôn,góp phần phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân với tốc độ cao.
Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là quá trìnhphức tạp không đơn giản, vì vậy Đảng và Nhà nước phải đưa ra nhữngchiến lược bước đi cụ thể và hiệu quả Bước đầu tiên của quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá là phải đưa phương pháp sản xuất côngnghiệp, máy móc thiết bị vào sử dụng trong nông nghiệp và sản xuất ởnông thôn để thay thế lao động thủ công Nông thôn Việt Nam luônmang nặng tính thủ công trong sản xuất nông nghiệp vì vậy để thay đổitập quán, cách làm của nông dân là bước đi vô cùng khó, phải thực hiệntheo từng bước đi từ từ chậm chạp Đưa dần phương pháp sản xuất bằngmáy móc để con người dần tiếp nhận phương pháp sản xuất này.Khôngthể đột ngột thay thế phương pháp sản xuất thủ công bằng phương phápmáy móc ngay được như thế sẽ gây ra sự lúng túng của người sử dụngcũng như người hướng dẫn sử dụng Người cần sử dụng máy móc lạikhông biết cách sử dụng hoặc lúng túng trong cách sử dụng vì vậy gâynên sự lãng phí máy móc thiết bị Sau khi đưa máy móc thiết bị vào sửdụng cũng cần phải có phương pháp quản lý hiện đại tương ứng với cácloại công nghệ và thiết bị Máy móc khoa học là những thành tựu sángtạo của con người, chúng không tự bảo quản, không chống lại sự haomòn vì vậy phải có bàn tay con người bảo quản cho nó Ngoài ra quản
lý, sử dụng máy móc sao cho hợp lý tiết kiệm tiền của, tránh lãng phícũng cần phải học, phải có phương pháp khoa học hiện đại Đó là cảmột quá trình đào tạo chính quy và có quy mô Nhưng khi có máy móchiện đại, trang thiết bị được quản lý tốt mà cơ sở vật chất nghèo không
Trang 6phù hợp thì cũng không có hiệu quả Vì vậy phải tạo ra hệ thống cơ sở
hạ tầng thích hợp với việc đưa máy móc thiết bị mới vào nông thôn
Như vậy, công nghiệp hoá nông thôn không có nghĩa là chỉ pháttriển công nghiệp ở nông thôn mà bao gồm cả việc phát triển toàn bộcác hoạt động, các lực lượng sản xuất dịch vụ và đời sống văn hoá tinhthần ở nông thôn và cả nước nói chung
Công nghiệp hoá nông nghiệp là một bộ phận của công nghiệphoá nông thôn Nội dung chủ yếu là đưa máy móc thiết bị, ứng dụng cácphương pháp sản xuất kiểu công nghiệp, các phương pháp và hình thức
tổ chức kiểu công nghiệp và các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp.Công nghiệp hoá nông thôn còn bao hàm cả việc tạo ra sự gắn bó chặtchẽ giữa sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp nhằm khai tháctriệt để lợi thế của nông nghiệp, nâng cao hàm lượng chế biến sản phẩmcủa nông nghiệp để tăng giá trị của chúng, mở rộng thị trường chochúng
Hiện đại hoá là quá trình liên tục nâng cao trình độ khoa học, kỹthuật và công nghệ vào sản xuất và đời sống ở nông thôn, cải thiện tổchức sản xuất và hoàn thiện đời sống ở nông thôn, tạo ra một nền sảnxuất trình độ ngày càng cao, cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ.Hiện đại hoá nông thôn không chỉ bao gồm công nghiệp hoá, nâng caotrình độ kỹ thuật - công nghệ và tổ chức trong các lĩnh vực khác củasản xuất vật chất ở nông thôn mà con bao gồm cả việc không ngừngnâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
xã hội hệ thống giáo dục đào tạo y tế, các dịch vụ phục vụ đời sốngkhác ở nông thôn.Về bản chất, hiện đại hoá là quá trình phát triển toàndiện có kế thừa ở nông thôn Hiện đại hoá hoàn toàn không có nghĩa làxoá bỏ toàn bộ những gì đã tạo dựng trong quá khứ cũng không có
Trang 7nghĩa là phải đưa toàn bộ công nghệ, thiết bị tiên tiến và hiện đại vàonông thôn ngay một lúc mà là tận dụng, cải tiến, hoàn thiện từng bướcnâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật - công nghệ, trình độ tổ chức vàquản lý sản xuất nông nghiệp lên ngang tầm với trình độ thế giới.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá có liên quan mật thiếtvới nhau, chúng tương tác với nhau, sự khácnhau giữa chúng chỉ mangtính tương đối, vì chúng có nội dung đan xen vào nhau, bổ sung chonhau để mục đích cuối cùng là đưa kinh tế nông thôn phát triển đi lênngang tầm với thế giới
2 Tại sao phải tiến hành công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn
Nước ta đi từ xã hội phong keíen phát triển đi thẳng lên chế độ xãhội chủ nghĩa mà không qua chế độ tư bản chủ nghĩa vì vậy cơ sở vậtchất còn nghèo nàn lạc hậu, phương thức quản lý lỏng lẻo yếu kém.Nhiệm vụ quan trọng nhất bức thiết được đặt ra là phải xây dựng cơ sởvật chất, kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa trong đó có công nghiệp và nôngnghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến Muốn thực hiệnthành công nhiệm vụ quan trọng nói trên nhất thiết phải tiến hành côngnghiệp hoá tức là chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nềnkinh tế công nghiệp
Từ thập niên 60 của thế kỷ XX, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề rađường lối công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời gianquá độ lên chủ nghĩa xã hội Công nghiệp hoá ở nước ta trước hết làquá trình thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Đó
là một quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằmcải tiến một xã hội nông nghiệp thành một xã hội công nghiệp gắn vớiviệc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện
Trang 8đầy đủ hơn bản chất ưu việt của chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa.Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội với xuất phát điểm là nền nông nghiệplạc hậu, bình quân ruộng đất thấp, 80% dân cư có mức thu nhập thấp,nghèo đói, sức mua hạn chế nếu không muốn nói là không thể mua nốihàng hoá cho tiêu dùng.Một đất nước sống dựa chủ yếu vào nôngnghiệp lạchậu, canh tác trên ruộng đất nghèo nàn, cơ sở vật chất thô sơ,
tự chế tạo là chính Đời sống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, lại bị chiếntranh và xã hội phong kiến tàn phá, Đảng và Nhà nước như bước lên từcon số không Vì vậy nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hoá để tạo
ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết, thúc đẩy chuyển dịch cơcấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực
Để không ngừng tăng năng suất lao động làm cho nền kinh tế tăngtrưởng nhanh, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân,thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trườngsinh thái
Nhân tố trung tâm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa chính làngười lao động Con người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quátrình công nghiệp hoá, hiện đại hoá con người sáng tạo ra máy móc, bảoquản máy móc, con người luôn muốn nâng cao trình độ của mình hay lànâng cao chất lượng của lực lượng sản xuất Nhưng để biến đổi về chấtlực lượng sản xuất là một điều vô cùng khó khăn mà không dễ gì thựchiẹn được, nhưng quá trình công nghiệp hoá lại tạo ra cơ sở vật chất đểlàm biến đổi căn bản lực lượng sản xuất, nâng cao vai trò của lực lượngsản xuất nhờ đó cũng làm nâng cao vai trò của người lao động
Cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công chính là khối liên minhvững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trithức Nhưng khối liên minh này cần phải được củng cố và phát triển đi
Trang 9lên chứ không thể chỉ là khối ô hợp Nền kinh tế tăng trưởng và pháttriển là nhờ thành tựu công nghiệp hoá mang lại, là cơ sở kinh tế đểcàng gia cố vững chắc thêm khối liên minh Ngoài ra quá trình côngnghiệp hoá đã góp phần tăng cường quyền lực, sức mạnh và hiệu quảcủa bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước.
Quá trình công nghiệp hoá tạo điều kiện vật chất để xây dựng nềnkinh tế độc lập, tự chủ vững mạnh trên cơ sở đó mà thực hiện tốt sựphân công và hợp tác quốc tế Sự công nghiệp hoá đất nước thúc đẩyquá trình phân công lao động xã hội phát triển, thúc đẩy quá trình quyhoạch vùng lãnh thổ hợp lý theo hướng chuyên canh tập trung làm choquan hệ kinh tế giữa các vùng các miền trở lên thống nhất cao hơn.Công nghiệp hoá không những có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăngtrưởng phát triển cao mà còn tạo tiền đề vật chất để xây dựng, pháttriển và hiện đại hoá nền quốc phòng an ninh Sự nghiệp quốc phòng và
an ninh gắn liền với sự nghiệp phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội.Thành tựu công nghiệp hoá tạo ra tiền đề kinh tế cho sự phát triển đồng
bộ về kinh tế - chính trị, văn hoá xã hội, quốc phòng và an ninh Thànhcông của sự nghiệp công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân là nhân tốquyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng vànhân dân ta đã lựa chọn Chính vì vậy mà công nghiệp hoá kinh tế đượccoi là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội
3 Nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn nước ta
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắnvới công nghiệp chế biến và thị trường, thực tiễn cơ khí hoá, điện khí
Trang 10hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trước hết
là nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệuq ủa, sức cạnhtranh của nông sản hàng hoá trên thị trường Ngoài ra công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp cũng chính là phát triển lực lượng sản xuất,
cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.Trên cơ sở thực hiện cơ khíhoá nền sản xuất xã hội và áp dụng những thành tựu khoa học côngnghệ hiện đại
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước hết là quá trình cảibiến lao động thủ công lạchậu thành lao động sử dụng máy móc tức làphải cơ khí hoá nền kinh tế quốc dân Nền nông nghiệp với kỹ thuật thủcông, lao động chân tay thì không thể gọi là nền nông nghiệp phát triểnđược, nhất là nền nông nghiệp đó lại phải gánh trên vai cả một nền kinh
tế Nông nghiệp lạc hậu làm cho đời sống của nhân dân nghèo đói bởikinh tế Việt Nam sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp, 80% dân cư làmnông nghiệp đã khiến cho đất nước càng ngày càng thụt lùi không pháttriển Bởi vậy Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra mục tiêu là phải chuyểnđổi căn bản từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệpđưa đất nước trở thành một nước công nghiệp hoá Nhưng cách mạngcông nghiệp không chỉ là chuyển đổi cơ cấu thủ công sang cơ khí màphải gắn liền với điện khí hoá và tự động hoá sản xuất từng nước vàtrong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Ngoài ra thị trường cũng là mộtyếu tố vô cùng quan trọng trong lĩnh vực tiêu thụ hàng hoá nông sảnphẩm Vì vậy phải thúc đẩy hình thành và mở rộng các loại thị trườngbao gồm thị trường sản phẩm, ngoài ra còn phải có các loại thị trườngnhư thị trường vốn, lao động, công nghệ
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trịsản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ
Trang 11trọng sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp Xây dựng kết cấu
hạ tầng kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môitrường sinh thái, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phùhợp, xây dựng nền dân chủ công bằng, văn minh, không ngừng nângcao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ở nông thôn Đất nước taphần lớn là lao động trong nông nghiệp cơ cấu khu vực I quá lớn trongkhi đó khu vực II lại quá nhỏ bé Lao động trong nông nghiệp dư thừathường không biết làm gì dẫn đến lãng phí tài nguyên con người Vìvậy mục tiêu chính quan trọng nhất là phải thu hẹp lực lượng sản xuấttrong nông nghiệp bằng cách đưa máy móc thiết bị vào thay thế một số
vị trí lao động của con người Máy móc hiện đại làm tốn ít nhân lựchơn, con người lao động cũng được giám bắt khối lượng công việc từ
đó tăng nhanh lực lượng lao động của các ngành công nghiệp và dịchvụ
Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quy hoạch phát triểnnông thôn bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức lại sản xuất và xây dựngquan hệ sản xuất phù hợp cũng là nội dung chính của công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Nếu chỉ biết đưa máy móc thiết bịhiện đại vào trong sản xuất nông nghiệp thì sẽ làm hỏng, lãng phí máymóc khi cơ sở hạ tầng không phù hợp Vì vậy song song với cải tiếnmáy móc thiết bị là xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại.Nhưngphát triển nông thôn không chỉ là sự phát triển đại trà tất cả các vùng,miền mà phải chọn ra từng khu vực trọng điểm Những khu vực trọngđiểm phải phù hợp với từng ngành như nông, lâm, thuỷ sản từ đó cónhững chiến lược phát triển những ưu điểm từng vùng để những ưuđiểm đó phát huy phát triển các ngành nghề Các ngành nghề được ưutiên phát triển nhất là các ngành nghề thủ công gia truyền nhưng vấn đềmôi trường cũng lại được đặt ra cấp thiết Một ví dụ đơn giản là làng
Trang 12gồm Bát Tràng, là một làng nghề cổ truyền lâu đời, sản phẩm hàng hoáđược bán rộng rãi nhưng vài năm trước khi chưa áp dụng phương phápnung bằng gas mà nung gốm bằng than gây nên ô nhiễm cho cả mộtvùng rộng lớn.Nếu biện pháp nung gốm bằng gas không kịp thời ra đờithì cả làng nghề sẽ bị ô nhiễm bởi khói than và bụi gây nên căn bệnh vềphổi Bởi vậy phát triển nông thôn bảo vệ làng nghề cũng phải songhành với bảo vệ môi trường sinh thái Có như thế mới vậy dụng đượcmột nền dân chủ, công bằng văn minh, không ngừng nâng cao đời sốngvật chất và văn hoá của nhân dân ở nông thôn.
và vận chuyển khó khăn giá thành cao Trong cùng một sản phẩm luôn
có sự cạnh tranh, sự tranh chấp về lợi ích giữa người sản xuất, thu gomvới người chế biến, tiêu thụ và người chịu thiệt cuối cùng lại chính làngười nông dân Đó cũng chính là sự bất cập trong nền kinh tế thịtrường hiện nay
Cho đến nay trình độ công nghiệp nông thôn còn ở trạng tháimanh nha, yếu ớt, kinh tế nông thôn còn ở trạng thái manh nha, yếu ớt,kinh tế nông thôn còn nặng tính thuần nông Những khảo sát của nhữngthập kỷ gần đây, ở nhiều vùng của đất nước cho thấy cơ cấu lao động