PHƯƠNGPHÁPTHUYẾTGIẢNGVỚIDẠYVĂN
THEO TINH THẦN ĐỔIMỚI
PGS. TS. Phạm Quang Trung
1
Trường Đại học Đà Lạt
Xin chớ ai cho tôi là người vẽ chuyện. Thuyết trình, thuyếtgiảngđốivới giáo viên văn
thì liệu có điều gì đáng nói? Theo quan niệm thông thường, người thầy dạyvăn nói bao giờ
chẳng cần phải hấp dẫn. Vậy tôi bàn tới chuyện cũ như trái đất này để làm gì nếu không thật
cần thiết và cấp thiết. Nguyên do tại bởi từ ngày thực thi đổimới về nội dung và phươngpháp
ở các cấp học, nói tới dạyvăn (nhất là giảng văn) ta thường nghe thấy lời khẳng định đại loại
rằng phươngphápthuyếtgiảng đã cũ mèm rồi, cần loại nó ra khỏi tiến trình đổimới cách
thức giảng dạy; rằng ai mà kiên trì thực thi phươngpháp này là kẻ lỗi thời, không quán triệt
được tinh thần đổi mới, rồi họ sẽ bị đào thải, nếu không thì cũng bị tự đào thải; rằng dạyvăn
hay đâu phải ở chỗ nói làm sao cho người học cứ há hốc mồm lên mà nghe, hay là ở khả năng
biết đặt những câu hỏi có vấn đề, động vào trí não của người học, đặc biệt là những câu hỏi
mang sức khơi gợi lớn, chỉ đường cho học sinh tự đến…
Những người này quả cũng có lý lẽ riêng; không phải nhận xét của họ hoàn toàn bâng quơ.
Lối thông tin mang tính áp đặt một chiều càng ngày càng trở nên lạc lõng trong sinh hoạt tư
tưởng, học thuật của thời hiện đại. Trong khi phổ biến nơi trường học lại là phươngpháp
thuyết trình đơn điệu, không chú ý tới đối thoại, tranh biện, phản hồi, mà gốc gác sâu xa là ở
chỗ không đoái hoài tới người nghe - nhận thức, phản ứng, sự tiếp thu của họ. Thời dân chủ
rất kị lối sinh hoạt văn hóa kiểu ấy. Học đường cũng không thể đứng ngoài. Nếu có ai mặc
cảm vớiphươngphápthuyếtgiảng cũng là phải nhẽ. Ấy là chưa nói tới quan niệm sơ sài, thô
thiển về cái hay đích thực của lời dạy văn, giảng văn. Đâu phải cứ dẻo mồm, xảo ngôn là đủ.
Phải nắm vững điều mình cần nói; phải biết rõ người nghe mình là ai, họ cần gì; lại phải biết
làm chủ lời nói của mình… Nói hay, ít nhất là ở tầm cao, vì vậy đâu phải ở chỗ óng mượt,
giàu hình ảnh; đâu phải chỉ thuận tai, lên bổng xuống trầm, ngọt ngào và giàu cảm xúc…
Tuy nhiên, có một thực tế khác, những người có đôi ba năm trong nghề đều rõ, là
những giáo viên văn giỏi (nhất là ở bậc phổ thông) không ai là không nói năng lưu loát, khúc
chiết, chặt chẽ. Ngôn ngữ là công cụ trực tiếp của tư duy. Trước khi nói ra lời người ta đã
nghĩ trong đầu. Không ai nói sâu sắc mà lại nghĩ (cũng bằng ngôn ngữ) lại hời hợt cả. Không
phải vô cớ mà khi muốn hiểu người khác thì một trong những cách thức hữu hiệu là nghe
người ấy trực tiếp trình bày những suy nghĩ và cảm xúc đang diễn ra. Ngôn ngữ phản ánh bề
dày văn hóa, và rộng ra là trình độ hiểu biết, tâm thế của mỗi người. Người thường đã thế,
người dạyvăn lại càng thế. Vì dạyvăn là dạyvăn chương, dạyvăn học. Văn chương là nghệ
thuật ngôn từ. Người dạyvăn giỏi phải biết cách truyền đạt cái hay của văn chương bằng
chính phong cách văn chương. Anh ta không thể không giàu có về ngôn ngữ, không thể
không biết mê hoặc người khác bằng ngôn từ.
Vậy có chăng chỉ nên bàn về thuyết trình, thuyếtgiảng như là một phương phápgiảng
dạy, chứ không đơn thuần chỉ là cách thức trình bày ý tưởng và bộc lộ cảm xúc. Phương pháp
dạy học được hiểu là cách thức truyền đạt nội dung tri thức tới người học, bao giờ cũng bị chi
1
Nguyên giảng viên Trường Đại học Tây Bắc.
phối bởi hai yếu tố sau: Một là: đối tượng (người học); Và hai là: nội dung (chương trình
học). Có người thêm yếu tố mục tiêu giảng dạy. Tôi nghĩ, nói tới nội dung thực chất là đã nói
tới sự quán triệt mục tiêu trong nội dung rồi.
Từ đối tượng và nội dung ta điều chỉnh cách nói cho phù hợp. Nhiều giáo viên văn
không chú ý nắm bắt đối tượng nên dầu tri thức khá rộng, khả năng “uốn lưỡi” không thua
kém ai mà vẫn cứ thất bại như thường. Khi tự biết lại thêm một lần chua chát. Đúng hơn là
ngao ngán. Có lẽ không một giáo viên văn nào lại không từng nếm trải sự thất bại kiểu ấy.
Dạy văn nhất là giảngvăn khó là vì thế! Đối tượng giảngdạy muôn vẻ, lại luôn thay đổi.
Không nói gì tới các tộc người hay các vùng miền. Riêng ở một trường thôi cũng khác rồi.
Phương phápdạy học hiện đại không cho phép người dạy hình dung đối tượng một cách
chung chung. Phải quan tâm đến từng cá nhân học sinh. Mỗi người mỗi tính mỗi nết. Sự hiểu
biết từng trải cũng rất khác nhau. Không thể có một người nghe trừu tượng. Cái khó đồng thời
là cái kỳ diệu của dạyvăn là vậy. Nay mai có thể sẽ xuất hiện những người máy siêu việt, làm
được mọi chuyện, nhưng chắc chắn sẽ không thay thế người viết văn làm thơ cùng người dạy
văn dạy thơ được. Giảngdạy một cách máy móc không bao giờ thích hợp vớiđời sống học
đường và đời sống văn chương sống động, tinh tế, luôn có những đổi thay nhất định theo
dòng chảy của cuộc sống. Người thầy giỏi phải nắm bắt được sự đổi thay ấy để điều chỉnh
cách thức giảngdạy cho phù hợp.
Mà trước hết là phù hợp với nội dung cần truyền đạt. Nội dung giảng dạyvăn học là
một vấn đề rộng. Tôi chỉ bàn đến sự thống hợp của nội dung với cách thức truyền đạt. Nhưng
chớ quên cảm xúc trong quan niệm về nội dung. Xin được lưu ý, tri thức văn học không thể
không tính đến cảm xúc văn chương. Đặc thù của văn chương, của văn học là thế. Cố nhiên,
đây là sự cảm hiểu, hiểu và cảm thâm nhập, chuyển hoá rất tinh tế, chứ không phải là duy
cảm, cũng không phải là duy lý. Cảm mạnh đi liền với hiểu sâu, hiểu đủ (tôi không nói hiểu
rộng, vì tri thức văn học là không cùng). Và hiểu sâu, hiểu đủ lại nâng cảm xúc lên một mức.
Học sinh vừa được rung động lại vừa được thức tỉnh. Đúng hơn là rung động trong sự thức
tỉnh. Tri thức văn học ám ảnh người ta, thấm thía người ta bởi vì lẽ đó.
Theo sự dẫn dắt của nội dung cùng sự chi phối của đối tượng mà lời giảng cần phải
nhiều sắc màu, nhiều cung bậc. Tẻ nhạt nhất chính là sự đơn điệu. Cuộc sống đâu thế, người
nghe đâu thế, và văn chương đâu có thế! Vậy là lời giảng của người thầy có khi óng mượt có
lúc thô mộc; có khi trầm tĩnh có lúc sôi động; có khi nhanh có lúc chậm; có khi theo giọng kể
có lúc theo kiểu giảng giải; có khi nghiêm cẩn có lúc hài hước. Rất nhiều khi im lặng với ý
nghĩa là vàng. Ở đây nảy sinh ra một câu hỏi: người dạy khi cần có nên như là một diễn viên?
Tôi ủng hộ câu trả lời khẳng định. Ngôn từ văn chương nhất là ngôn từ thi ca vốn đã là thế kia
mà! Nó cho phép sự cách điệu về âm thanh, sự cường điệu về ý nghĩa, sự cảm hóa cao độ
lòng người. Nghe giảngvăn chương, văn học người ta sẽ tự nhiên mà chấp nhận. Cũng như
người xem kịch phải tự nhiên mà chấp nhận những gì diễn ra trên sân khấu vốn là ước lệ vậy.
Chỉ ai ngớ ngẩn mới tự đặt câu hỏi: liệu những gì diễn ra trong nghệ thuật có thật hay không?
Vậy là chỉ còn lại nghệ thuật diễn giảng sao cho thật sinh động, thật tự nhiên. Sự cuốn hút,
sức thuyết phục người nghe cũng tự nhiên mà có.
Cái khó khác của thuyếtgiảng như một phương phápdạy học là phải tuân thủ đôi khi
đến mức khe khắt về thời lượng. Ở phổ thông thì quá rõ. Ở đại học thoải mái hơn nhưng cũng
không thể vô hạn độ. Sự bó buộc nào cũng gây nên khó chịu. Có điều ở đời đâu có thể tuyệt
đối. Huống chi lại ở nhà trường, nơi mọi thứ, từ nội dung đến phương pháp, từ tổ chức đến
giờ giảng đều phải chịu sự chi phối nhất quán của mục tiêu đào tạo. Mà lời nói muốn hay lại
phải trôi chảy tự nhiên, không bị gò bó. Vậy là người dạyvăn cần luyện khả năng biết nhấn,
biết dừng ở trọng tâm, trọng điểm. Một cách rất tự nhiên kia! Ban đầu sự gò bó về thời gian
có thể gây nên nhiều khó chịu. Dần dà quen đi, đỡ khó chịu hơn. Người dạy lâu năm khác
giáo viên trẻ mới chập chững vào nghề trước hết ở điểm này. Anh ta không cảm thấy kỷ luật,
kỷ cương ngáng trở mình. Thành thói quen, anh ta tuân thủ chúng một cách nghiêm ngặt như
cuộc sống vốn là thế, dạyvăn cần phải thế. Với các môn học khác, người ta ít đặt ra. Với môn
văn, người ta nói tới nhiều hơn. Bởi dạyvăn rất cần cảm xúc. Sự ràng buộc dễ gây nên ức chế
về cảm xúc. Mà đã ức chế thì hay sao nổi!
Sự phân bổ về thời lượng trong một bài giảng một giờ giảng tuỳ thuộc ở mức độ quan
trọng của chúng trong việc giáo dục, giáo dưỡng và rèn luyện kỹ năng. Ví như một dòng sông,
có đoạn êm đềm, có đoạn chảy xiết, thậm chí có đoạn chẽ ra thành nhiều nhánh tạo nên những
cánh đồng giàu chất phù sa. Người dạyvăn giỏi không thể không ý thức được điều đó. Lời nói
phải mang tính hành động cao. Tính hành động ấy của lời nói lại phải quán triệt tới từng khâu
của bài giảng, từng chặng của giờ giảng. Hệ thống bài giảng mang tính hành động làm nên
chương trình giảngdạy nhất quán nhằm thực thi mục tiêu giảngdạy – một mục tiêu toàn diện
như ý của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi bàn về việc dạy văn. Mức độ thành công của
dạy văn tuỳ thuộc ở ý thức đó của người thầy. Tưởng như vô tình lại hoàn toàn cố ý. Đấy là
khoa học đồng thời là nghệ thuật – nghệ thuật truyền thụ, cao hơn là nghệ thuật giảng dạy.
Chất lượng của một giờ dạyvăn có được từ đó.
Để tạo nên sức mạnh của lời nói, nhiều người hay nhấn mạnh tới nhiệt huyết của
người giảng. Làm gì, muốn có hiệu quả cũng phải làm hết lòng. Huống chi, đây lại là văn
chương, văn học. Thử hỏi người nghe làm sao có thể quan tâm tới những lời nói không xuất
phát từ đáy lòng, không nảy ra từ những mối quan tâm lớn. Sức mạnh của lời nói tuỳ thuộc ở
chỗ lời nói ra có thật sự nghĩa lý, thật sự bổ ích hay không. Từ đó mà người thầy dạyvăn
truyền cho sinh viên lòng đam mê sống, tự giác tích luỹ tri thức, tự nguyện hiến mình cho lẽ
sống cao đẹp. Cần đặt trái tim mình vào từng lời giảng. Ở đây, tâm thế của người nói mang ý
nghĩa quyết định. Chuẩn bị một giờ dạyvăn khó nhất là sự chuẩn bị tâm thế. Có được tâm thế
tốt, sự thành công của giờ dạyvăn đã được đảm bảo tới 90%. Chuẩn bị tâm thế không dễ. Tuỳ
thuộc nhiều ở khả năng làm chủ kiến thức, làm chủ tình huống. Nói gọn lại là cần bản lĩnh của
người thầy. Bản lĩnh có được từ sự tích luỹ dần dần, trong nhiều năm, về mọi mặt, như tư
tưởng, tri thức, phươngpháp tư duy, kỹ năng sử dụng ngôn từ… Có được bản lĩnh cao cường
như thế sẽ như một cái cây đứng thẳng, vững vàng, không sợ bão táp, mưa sa. Ở bất cứ hoàn
cảnh nào, với bất kỳ bài giảng nào, người thầy cũng có thể tự tin, ung dung và điềm tĩnh. Lời
nói khi ấy mới có hiệu quả cao. Chừng như không phải gắng sức gì nhiều mà lại tìm được lời
lẽ thích hợp, đi thẳng vào tâm trí người nghe. Đây chính là ước muốn da diết, ước muốn
thường trực của hết thảy những giáo viên văn chúng ta.
. thi đổi mới về nội dung và phương pháp
ở các cấp học, nói tới dạy văn (nhất là giảng văn) ta thường nghe thấy lời khẳng định đại loại
rằng phương pháp thuyết. PHƯƠNG PHÁP THUYẾT GIẢNG VỚI DẠY VĂN
THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI
PGS. TS. Phạm Quang Trung
1
Trường Đại