1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu TỤC NGỮ LƯỢC GIẢI 15 doc

3 1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 32,5 KB

Nội dung

. Phải ai tai nấy: Người ta đánh phải ai, hoặc tai nạn xẩy ra cho ai, thì tai họa riêng cho người ấy. Câu này ý nói ai gặp nạn thì người ấy thiệt thân, người ngoài không ai chịu giúp. 2. Phú quí sinh lễ nghĩa: Phú quí là giầu có, sang trọng. Lễ nghĩa là những điều ăn ở hợp với nền nếp đạo đức do thánh hiền nêu ra. Phú quí sinh lễ nghĩa là giầu sanh đẻ ra lễ nghĩa. Ý nói người ta có giầu sang, thì mới ăn ở theo đúng lễ nghĩa được. Nghèo hèn thì dù biết rõ thế nào là lễ nghĩa, cũng không thể theo, vì thiếu điều kiện. Ý nghĩa câu này cũng na ná ý nghĩa những câu: Có tiền khôn như mài mại. Không tiền dại như đòng đong. Hoặc: Cái khó bó cái khôn. Hay: Bụng tỉnh mình gầy. 3. Phúc đức tại mẫu: Tại mẫu là tự người mẹ, do người mẹ. Phúc đức tại mẫu là người con được hưởng sự phúc đức, sung sướng là do người mẹ đã làm việc phúc đức. Hay là: Người con ăn ở phúc đức, tử tế là tại người mẹ đã khéo dạy dỗ và làm gương cho con. Đại ý câu này muốn nói, con chịu ảnh hưởng của mẹ hơn là của bố. Ý nghĩa cũng gần như câu: “con nhờ đức mẹ”. Quá mù ra mưa: Mù đây là sương mù. Quá mù ra mưa nghĩa đen là sương mù xuống nhiều quá, thành ra mưa. Nghĩa bóng câu này thường được dùng để trỏ (chỉ) sự đùa mà hóa thật, và nhất là theo nghĩa này: giấu giếm mãi sau vỡ lở ra ai cũng biết, lại chả giấu giếm gì. 2. Quan tám cũng ừ, quan tư cũng gật: Quan tám là một quan và tám tiền (quan gồm 10 tiền, trung bình mỗi tiền là 60 đồng, một quan là 600 đồng). Quan tư là một quan và bốn tiền. Quan tám cũng ừ, quan tư cũng gật là người ta trả cho quan tám cũng bằng lòng, mà trả cho quan tư cũng nhận, ý nói không có chủ định (như nhà buôn không có giá nhất định). Hoặc người ta bảo nộp quan tám cũng vâng, bảo nộp quan tư cũng gật, ý nói hoàn toàn thụ động, không có chủ kiến gì. Người ta thường dùng câu này để tả người hiền lành đần độn. 3. Quan xa, bản nha gần: Quan là ông quan. Bản nha là bàn giấy ông quan hoặc nhân viên làm việc nơi bàn giấy đó. Ông quan thường ít khi trực tiếp giao thiệp với dân nên gọi là xa. Mọi việc đều do bản nha giao thiệp với dân, cho nên gần dân. Đại ý nói quan thì xa nên không sợ bằng bản nha. Hoặc người ta phải xử tử tế với nha lại hơn là đối với ông quan. Câu này nêu cái thế lực của nha lại đối với nhân dân thửa xưa. 4. Quen mui thấy bùi ăn mãi: Mui tức là mùi nói trạnh đi. Mùi đây là vị thức ăn. Bùi là ăn dòn, ngon và không béo (như ăn thịt nạc, ăn đậu phụng). Quen mui thấy bùi ăn mãi nghĩa là quen mùi rồi, thấy thức ăn ngon bùi thì cứ tì tì ăn mãi. Nghĩa bóng câu này có ý nói thấy có lợi thì đào sới mãi, thấy dễ xoay tiền thì nặn bóp không tha. 5. Quen sợ dạ, lạ sợ áo: Quen nhau, thì sợ cái bụng dạ ăn ở tốt với nhau. Không quen nhau, thì sợ nhau ở cái áo mặc sang trọng, tức là sợ nhau ở cái bề ngoài. Câu này đại ý nói đối với người quen biết thân mật, thì chỉ cốt có cái bụng dạ cư xử với nhau. Đối với người lạ thì cần phải trưng cái lá mặt hào nhoáng bên ngoài. 6. Quen việc nhà nạ, lạ việc nhà chồng: Nạ tiếng cổ nghĩa là mẹ. Quen việc nhà nạ, lạ việc nhà chồng nghĩa là con gái thường quen công việc nhà bố mẹ đẻ (vì ở với cha mẹ từ bé chí lớn), mà lạ lùng bỡ ngỡ đối với công việc nhà chồng (vì mới về làm dâu). 7. Quít làm cam chịu: Quít với cam là hai loại quả khác nhau. Nhưng mã ngoài coi có chỗ hơi giống nhau, người vô ý có khi lẫn quít ra cam. Quít làm cam chịu là quít hành động mà cam chịu trách nhiệm, có ý nói cam bị lỗi oan, vì có sự lầm lẫn. Người ta thường mượn câu này để nói việc bị vạ lây. 8. Quyền rơm, vạ đá: Quyền thì bé như sợi rơm, vạ thì nặng như hòn đá. Ý nói quyền hành thì nhỏ mà trách nhiệm thì to, như quyền hành trách nhiệm các hương chức nước ta ngày trước.

Ngày đăng: 16/01/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w