1. Há miệng chờ sung: Nằm dưới gốc cây sung, há miệng ra chờ cho quả sung nào rụng
trúng vào miệng thì ăn. Thế là há miệng chờ sung. Ý nói kẻ lười biếng chỉ chực ăn
sẵn, không chịu làm lụng gì.
2. Há miệng chờ ho: Lúc nào ho thì lúc ấy há miệng; đằng này, lại há miệng sẵn để chờ
cơn ho, như vậy là chờ đợi một việc không biết bao giờ xảy tới, chờ đợi hão huyền.
3. Há miệng mắc quai: Quai đây là quai nón; quai nón giữ lấy cằm. Muốn mở miệng ra
nói thì bị mắc quai nón, không mở được. Đó là nghĩa đen.
Nghĩa bóng câu này có ý nói: muốn nói ra để phản đối việc gì, song đã trót chịu
ơn người ta (như người đã đội nón) nên miệng như bị mắc, không nói được.
4. Hà tiện ăn cháo hoa: Câu này ý bỏ lửng ở giữa. Phải nó thế này thì mới đủ nghĩa:
Hà tiện ăn cháo hoa, đồng đúc đồng đậu hóa ra ba đồng. Tưởng rằng ăn cháo hoa
cho đỡ tốn, không dè lại phải ăn kèm theo đậu và bánh đúc (có lẽ là lối ăn cháo hoa
ngày xưa ăn kèm bánh đúc), thành ra tốn mất những ba đồng, rút cục chẳng hà tiện
được chi cả.
Câu này chê cách hà tiện không phải đường.
5. Hai thóc mới được một gạo: Hai phần thóc xẩy, giã ra chỉ được một phần gạo, tức là
còn một nửa. Người ta thường mượn câu này để nói cảnh hiếm con, sinh hai bận mới
nuôi được một bận.
6. Hai mắt dồn một: Bận vội quá, chúi mũi làm cho xong việc, hai mắt dồn cả vào một
chỗ.
7. Hai sương một nắng: Hai sương là sương buổi sáng sớm và sương buổi chiều tối.
Một nắng là trời nắng suốt ban ngày. Hai sương một nắng nói người làm ruộng
vất vả, phải dãi nắng cả ngày và chịu đầu sương hai buổi chiều, sớm. Hay có một câu
tương tự: “đi sớm về khuya”.
8. Ham cái nết không hết chi người: Ham là ham chuộng, quí trọng, ưa thích. Cái nết
là cái nết na, hiền hậu, tức là cái nết tốt, cái bụng dạ ăn ở tử tế.
Cả câu nghĩa là: chỉ ham chuộng cái nết đẹp chứ không phải là ham chuộng con
người đẹp, người đẹp thì có nhiều không bao giờ hết.
Câu này đại ý nói cái nết tốt đáng quí hơn sắc đẹp.
9. Hàng tổng đánh cướp: Cướp đến làng nào thì dân làng ấy đánh mới hăng, vì không
đánh thì cướp sẽ cướp cả mọi nhà, không trừ nhà nào. Còn như người hàng tổng đến
ứng cứu, thì vì quyền lợi, không thân thiết như đối với dân làng, nên chỉ đánh qua loa,
lấy lệ.
Câu này thường dùng để chỉ việc làm lấy lệ, cốt hình thức bề ngoài.
10. Hằng hà sa số: Hằng Hà là con sông lớn bên nước Ấn độ.
Sa số là số cát. Hằng Hà sa số là số cát ở sông Hằng Hà, có ý nói nhiều lắm,
nhiều vô kể, không ai đếm được. Câu này thường dùng trong các kinh Phật. Đạo Phật
gốc từ Ấn độ, nên kinh Phật hay nói đến sông Hằng Hà.
11. Hằng sản hằng tâm: Câu này do câu: “Hữu hằng sản, hữu hằng tâm” trong sách
Mạnh Tử. Hữu hằng sản, hữu hằng tâm hay nói tắt là hằng sản hằng tâm nghĩa là
thường có của lại thường có lòng. Có lòng tức là có lòng tốt, lòng thương người, lòng
nhân đức.
12. Hay học thì sang, hay làm thì có: Hay đây nghĩa là năng, tức là chăm chỉ,
chuyên cần. Sang là quan sang, địa vị cao. Có là giầu có. Cả câu nghĩa là: chăm học
thì làm nên quan sang, chăm làm trở nên giầu có. Câu này khuyên người ta nên chăm
chỉ.
13. Hết khôn dồn dại: Tức là nói hết truyện khôn dồn đến chuyện dại. Câu này
khuyên người ta ăn nói phải giữ gìn, không nên nói nhiều quá.
14. Hết xôi rồi việc: Trong những dịp ma, chay, cưới, giỗ, người nước ta thường hay
làm cỗ đãi bà con họ hàng và hàng xóm. Cỗ ta bao giờ cũng có đĩa xôi để ở giữa
mâm. Xôi hầu như là món ăn quí giá, chỉ trong những dịp ấy mới có mà thôi, cho nên
câu tụcngữ lấy xôi để lấy cỗ.
Hết xôi là hết cỗ bàn. Rồi việc là xong việc. Hết xôi rồi việc là hết cỗ là xong
công việc. Ý nói hễ còn cỗ bàn thì có người đến, chủ nhà còn phải tiếp đãi bận rộn.
Hết cỗ bàn thì không còn ai đến nữa, nhà chủ được rỗi việc.
Câu này người đời phần nhiều chỉ vì cỗ bàn, nghĩa là đến dự các đám ma, chay,
cưới, giỗ v.v…
15. Hí hửng như Ngô được vàng: Ngô tức là người nước Ngô hay là người nước
Tàu.
Xưa người Tàu đô hộ nước ta, các quan Tàu sợ lệnh vua Tàu, không dám đem
vàng bạc về nước, thường chôn của cải bên ta, phong thần giữ của, ghi chép lại trong
gia phả, để con cháu đời sau biết chỗ sang lấy về. Đời sau con cháu nghèo hèn sa sút,
sang nước ta tìm vàng bạc của cha ông chôn dấu. Đang nghèo khó sa sút, mà tìm
được vàng bạc để từ mấy đời trước, lẽ cố nhiên là người ta hý hửng lộ ra điệu bộ và
nét mặt, cho nên có câu hý hửng như Ngô được vàng.
Người ta thường dùng câu này để tỏ sự vui mừng lộ ra nét mặt và điệu bộ.
16. Học bất như hành: Học không bằng làm, lý thuyết không bằng thực hành, khoa
học thua kinh nghiệm. Ngày xưa, người đi học thường chỉ chúi đầu vào sách vở, mà
xao lãng mọi việc thiết thực ở đời, chú trọng vào từ chương mà khinh việc thực
nghiệp. Như vậy chỉ là nô lệ sách vở, vơ lấy biết nhiều chữ, nhớ nhiều sách, không
ích gì cho việc làm và cho đời người. Vì thế câu cách ngôn khuyên người ta chú
trọng về thực hành. Thật ra học và hành cần ngang nhau, có giá trị như nhau. Không
học thì không biết đàng nào mà hành. Không áp dụng vào hành được (việc làm) thì
chỉ là học suông, vô vị.
17. Học khôn đi lính, học tính đi buôn: Ở nơi quân ngũ có đủ các hạng người, đủ
người tứ xứ. Đó là một xã hội rất phức tạp, muốn đối xử được với cái xã hội đó cần
phải khôn ngoan lắm. Buôn bán cần phải tính toán giá cả, lời, lỗ cho sát thì mới khỏi
thua lỗ, cho nên câu tụcngữ khuyên nên: Học cho khôn để đi lính, học thạo tính trước
khi (hoặc để) đi buôn.
Nhưng câu này thường được hiểu theo nghĩa: Muốn học khôn thì hãy đi lính,
muốn học tính thì hãy đi buôn. Chúng tôi cho giảng nghĩa như thế không đúng. Vì đi
buôn rồi mới học tính thì thua lỗ mất.
18. Học thầy không tầy học bạn: Tầy là bằng.
Học thầy không tầy học bạn ý nói học bạn được nhiều điểm hơn học thầy. Câu
này đại ý nói người ta thường bắt chước bạn nhiều hơn bắt chước thầy, chịu ảnh
hưởng của bạn bè nhiều hơn chịu ảnh hưởng của thầy, vì bạn gần gũi thân mật với
bạn hơn thầy.
19. Hòn đất ném đi hòn chì ném lại: Hòn đất nhẹ, hòn chì nặng hơn. Người quăng
hòn đất đi, kẻ lại ném hòn chì lại, kẻ nói đi thì nhẹ, kẻ nói lại thì nặng, tình trạng ấy
gây nên chuyện cãi lộn, bất hòa.
20. Hùm rữ ( dữ ) chẳng nỡ ăn thịt con : Thú vật rữ (dữ) tợn nhất là loài hổ, tức cọp,
tức hùm. Song hùm không nỡ ăn con. Đại ý muốn nói cha mẹ bao giờ cũng thương
yêu con.
21. Húng mọc tía tô cũng mọc: Húng là rau húng, tía tô là cây tía tô. Cây rau húng
người ta quý, còn cho tía tô là một giống tầm thường. Vậy mà thấy húng mọc, tía tô
cũng mọc theo. Câu này chê kẻ đua đòi, thấy người giàu sang làm gì, mình cũng bắt
chước làm theo, tuy mình nghèo khó.
22. Hữu chí cánh thành: Chí là ý chí, ý muốn quả quyết làm kỳ được một việc gì.
Cánh là sau cùng, cuối cùng. Thành là thành công, nên việc. Hữu chí cánh thành là
có chí thì cuối cùng thế nào cũng làm nên việc.
Câu này khuyên người ta không nên ngã lòng, nản chí, cứ vững chí bền gan cố
gắng làm mãi, thì việc khó đến đâu cuối cùng cũng làm nên được.
23. Hơn một ngày, hay một chước: Đẻ trước một ngày là biết hơn một mưu chước.
Chước tức là mưu chước, kế hoạch, những hiểu biết, kinh nghiệm, đem cộng lại áp
dụng để làm một công việc gì. Hay là biết.
Câu này đại ý nói người hơn tuổi bao giờ cũng có kinh nghiệm, nhiều hiểu biết
hơn.
. như là món ăn quí giá, chỉ trong những dịp ấy mới có mà thôi, cho nên
câu tục ngữ lấy xôi để lấy cỗ.
Hết xôi là hết cỗ bàn. Rồi việc là xong việc. Hết. phải tính toán giá cả, lời, lỗ cho sát thì mới khỏi
thua lỗ, cho nên câu tục ngữ khuyên nên: Học cho khôn để đi lính, học thạo tính trước
khi (hoặc để)