Oan oan tương báo: Tương báo là cái nọ báo lẫn cái kia.
Oan oan tương báo nghĩa là cái oan này báo lại cái oan kia, cái oan kia bù đắp cái
oan khác.
Oan nghĩa là không đáng tội mà bị tội, không đáng chết mà bị người ta giết chết.
Người làm tội oan người ta, người giết oan người khác, thường bị người ta oán thù và
sau sẽ lại gặp phải những điều oan khổ như thế. Nếu người ta cho là oan oan tương
báo, lẽ đời rất công bằng.
Câu này ngụ ý khuyên người ta hành động, ăn ở phải giữ gìn dè dặt, vì làm lành
gặp lành, làm ác gặp ác, người ta không sao tránh khỏi ảnh hưởng các công việc mình
làm.
. Ôn cố tri tân: Ôn cố là ôn điều cũ. Tri tân là biết điều mới, việc mới. Ôn cố tri tân là
ôn lại việc cũ thì biết được việc mới, ý nói suy ngẫm việc đã xảy ra, có thể biết được
việc mới xảy ra. Bởi vì tuy chia ra việc cũ việc mới, song mọi việc ở đời đều liên
quan với nhau, nhân việc này mà xẩy ra việc khác. Vì việc nọ mà sinh ra việc kia,
việc trước là nguyên nhân việc sau, việc mới bắt nguồn từ việc cũ. Ôn lại việc cũ,
hiểu rõ nguyên do gốc ngọn và mối liên quan giữa việc này với việc khác, thì có thể
biết trước việc sẽ xảy ra. Cho nên cụ Khổng đã nói: “Ôn cố tri tân, khả dĩ vi sư hỉ”,
nghĩa là: Ôn lại việc cũ, biết được việc mới thì có thể làm thầy người ta được (câu Ôn
cố tri tân lấy trong sách Luận Ngữ, lời Đức Khổng Tử).
2. Ông chẳng bà chuộc: Chẳng chuộc là tiếng kêu của con chẫu chàng hay chẫu chuộc,
là một giống ếch nhỏ. Chẫu chàng đã kêu thì thường hàng chục con cùng kêu một
lúc, con nọ đua con kia, thi nhau kêu “chẳng chuộc” xôn xao hỗn độn, nghe điếc cả
tai.
Người ta ví cái cảnh gia đình, vợ nói câu này, chồng nói câu khác, mỗi người một
ý trái ngược nhau, thành ra to tiếng làm mất sự hòa thuận, giống như cảnh chẫu chuộc
kêu hỗn độn. Cho nên có câu “ông chẳng bà chuộc”, ý nói ông bà cũng kêu như chẫu
chuộc, chả ai chịu nghe ai.
3. Ông nói gà, bà nói vịt: Ông đang nói chuyện về gà, bà nghe không ra, lại đi nói
chuyện về vịt.
Người ta thường dùng câu này để nói sự nghe lầm, hiểu lầm hoặc nói câu chuyện
không ăn khớp nhau
Ơn ai một chút chớ quên,
Phiền ai một chút để bên cạnh lòng: Chịu ơn ai một chút cũng chớ nên quên ơn.
Phiền lụy nhờ vả ai một chút cũng phải nhớ để cạnh lòng.
Đại ý câu này khuyên người ta nên nhớ công ơn những người đã giúp đỡ mình,
bất cứ là việc to nhỏ.
2. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài: Ở trong quả bầu thì phải uốn mình theo hình tròn, ở
trong cái ống thì phải theo chiều dài. Ý nói ở hoàn cảnh nào, phải cư xử theo hoàn
cảnh ấy.
3. Ở chọn nơi, chơi chọn bạn: Ở nên chọn nơi mà ở. Vì có chỗ ở tiện lợi cho việc buôn
bán làm ăn, có chỗ ở gần láng giềng tốt. Có chỗ ở không tiện cho việc đi lại làm ăn,
có chỗ ở gần kẻ gian tham trộm cướp, bất lợi cho mình.
Chơi nên chọn bạn mà chơi. Vì có bạn giúp ích cho mình, có bạn làm hại mình.
Câu này khuyên người ta nên chọn láng giềng mà ở, chọn bạn mà chơi, để khỏi
nhiễm phải thói hư nết xấu và khỏi bị vạ lây.
4. Ở đâu âu đấy: Ở chỗ nào thì yêu mến chỗ ấy. Âu tức là yêu nói trạnh đi. Khi nói
chuyện trẻ thơ, người ta hay nói “Âu” tức là yêu. Trong truyện Kiều có câu: “Càng
âu duyên mới càng đào tình xưa”. Âu duyên mới tức là yêu tình duyên mới.
Ca dao có câu: “Ngày xưa anh bủng anh beo, tay cất chén thuốc tay đèo múi
chanh. Bây giờ anh đỏ anh lành, anh âu duyên mới anh tình phụ tôi”. Âu tức là yêu.
Nghĩa ấy thấy trong thành ngữ âu yếm.
5. Ở gần nhà giầu, đau răng ăn cốm: Nghèo đã khổ rồi. Ở gần nhà giầu, nhà nghèo
càng cảm thấy khó chịu, như người đau răng mà lại còn phải ăn cốm, giắt răng, khó
chịu gấp hai lần. Câu này bỏ đoạn trót. Lẽ ra phải nói đầy đủ như thế này: “Ở gần
nhà giầu, đau răng ăn cốm. Ở gần kẻ trộm, ốm lưng chịu đòn”. Gần kẻ trộm cũng
khó chịu, đau đớn, như người đã ốm, lưng lại phải đánh đòn.
6. Ở nhà nhất mẹ nhì con,
Ra đường chán vạn kẻ dòn hơn ta: Dòn tiếng cổ, nghĩa là xinh đẹp, như đen dòn là
đen mà đẹp. Ở nhà chỉ có mẹ và con, nên người ta thường cho mẹ là đẹp nhất, rồi nhì
đến con.
Đến khi ra đường, tức ra ngoài xã hội, thì mới nhận thấy không biết bao nhiêu là
người đẹp hơn mẹ con nhà mình.
Câu này đại ý riễu (chế diễu) những kẻ cậy thần cậy thế, cho mình là nhất ở một
địa phương nào đó, và cũng là lời chế riễu những kẻ mới được một vào người khen,
đã vội tự kiêu.
. mới thì có thể làm thầy người ta được (câu Ôn
cố tri tân lấy trong sách Luận Ngữ, lời Đức Khổng Tử).
2. Ông chẳng bà chuộc: Chẳng chuộc là tiếng kêu của. anh âu duyên mới anh tình phụ tôi”. Âu tức là yêu.
Nghĩa ấy thấy trong thành ngữ âu yếm.
5. Ở gần nhà giầu, đau răng ăn cốm: Nghèo đã khổ rồi. Ở gần nhà