1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu Lý Triện pptx

2 375 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Triện Lý Triện (Lê Triện ; ?-1427) là công thần khai quốc nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, người làng Bái Đôi, huyện Lôi Dương, Thanh Hoá, Việt Nam. Đánh giặc thời gian khổ Lê Triện là người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ ngày đầu, giúp Lê Lợi trong thời gian khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa. Năm 1420, tướng Minh là Bân và Phương chính mang quân qua Quỳ Châu vào Mường Thôi đánh quân Lam Sơn. Lê Triện cùng Lê Lý, Phạm Vấn mang quan ra chặn địch, phối hợp với quân chủ lực của Lê Lợi phục binh đánh bại quân Minh ở Bồ Mộng. Năm 1422, quân Minh huy động thêm quân nước Ai Lao (Lào) hai đường đánh tới, Lê Lợi rút về Sách Khôi. Quân địch dồn đại binh kéo tới bao vây. Lê Triện được lệnh cùng Lê Lĩnh, Phạm Vấn mang quân ra tử chiến, chém được tướng địch là Phùng Quý và hơn 1000 quân, bắt được hơn 100 ngựa, Mã Kỳ và Trần Trí thua chạy về Đông Quan (Hà Nội), quân Ai Lao cũng bỏ chạy. Năm 1423, quân Lam Sơn bị địch vây tuyệt lương mấy tháng. Lê Triện vẫn theo sát Lê Lợi tuần tra vỗ về tướng sĩ không hề trễ nải. Đại chiến với giặc mạnh Sau thời kỳ giảng hoà với quân Minh để củng cố thực lực, năm 1424, quân Lam Sơn và quân Minh khai chiến trở lại. Năm 1425, quân Lam Sơn vây đánh Nghệ An, Lê Triện làm hậu viện cho Đinh Lễ ra đánh úp Tây Đô (Thanh Hoá). Lê Triện đi đường tắt đánh bại quân Minh, địch phải rút vào cố thủ trong thành. Ông được phong làm thiếu uý. Tháng 8 năm 1426, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến. Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lê Triện ra phía Tây bắc, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị ra phía Đông bắc; Đinh Lễ, Nguyễn Xí ra đánh Đông Quan. Tiến theo đường tắt đến gần Đông Quan, cánh quân của Lê Triện gặp tham tướng quân Minh là Trần Trí. Trí thấy quân Lam Sơn ít nên mang hết quân ra đánh. Ông cùng Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả, Đỗ Bí hợp sức đánh bại được Trí ở Chương Đức, tiến lên đắp luỹ ở phía tây Ninh Giang. Trần Trí bại trận liền cầu viện Lý An, Phương Chính ở Nghệ An. An và Chính dem quân vượt biển ra bắc tiếp viện cho Đông Quan. Nghe tin viện binh nhà Minh từ Vân Nam do Vương An Lão chỉ huy sắp tiến sang theo đường Hưng Hoá. Lê Triện bèn cùng Phạm Văn Xảo chia quân làm hai cánh: Phạm Văn Xảo cùng Trịnh Khả tiến lên Tây bắc đánh chặn Vương An Lão, còn Lê Triện đóng đồn phía tây Ninh Giang (đoạn sông Đáy chảy qua Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai của tỉnh Hà Tây) uy hiếp Đông Quan. Tháng 9 năm 1426, Lê Triện đánh tan quân Minh ở cầu Nhân Mục, chém hơn 1000 quân địch, bắt được tướng Vi Lượng. Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả đánh tan viện binh Vân Nam, quân Minh thua trận bỏ chạy vào thành Tam Giang. Thấy quân chủ lực của địch bỏ Nghệ An, Lê Lợi mang đại quân tiến ra bắc đóng ở Thanh Hoá. Vua Minh điều Vương Thông mang quân sang tiếp viện. Thông hợp binh ở Đông Quan được 10 vạn người, thấy quân mình liên tiếp bại trận dưới tay Lê Triện chia ba đường cùng đánh đạo quân của ông: Thông tự cầm một cánh quân đóng ở Cổ Sở, Phương Chính và An đóng ở cầu Sa Đôi (Từ Liêm), Sơn Thọ và Mã Kỳ đóng ở cầu Thanh Oai, dinh luỹ các đạo quân nối liên vài chục dặm. Trước thế giặc mạnh, Lê Triện và Đỗ Bí quyết định chủ động đánh từng cánh quân. Ông đặt phục binh ở Cổ Lãm (thuộc huyện Thanh Oai) rồi mang quân khiêu chiến trại của Thọ và Kỳ trước rồi giả thua chạy. Thọ và Kỳ mang quân đuổi theo, đến vùng ruộng lầy, phục binh của Lê Triện đổ ra đánh, quân Minh thua to, hai tướng Minh bỏ chạy về Cổ Sở. Lê Triện thừa thế đánh sang quân Phương Chính, Chính cũng bỏ chạy về với Vương Thông. Lê Triện nhân đà thắng lợi, hôm sau tiến đánh Vương Thông ở Cổ Sở. Thông thấy quân bị thua đã phòng bị trước, quân Lê Triện bị đánh bại phải rút chạy. Ông phá huỷ trại cũ và sai người cầu cứu Đinh Lễ, Nguyễn Xí. Hai cánh quân họp nhau ở Cao Bộ. Nguyễn Xí bắt được thám tử của Vương Thông, biết Thông định chia đường đánh úp quân Lê Triện bèn tương kế tựu kế dụ Thông vào cánh đồng Tốt Động, Chúc Động đại phá quân Minh. Thông thua to bỏ chạy về Đông Quan. Bỏ mình vì nước Lê Lợi nghe tin thắng trận bèn tiến đại quân ra bắc vây hãm Đông Quan. Lê Triện cầm 2 vạn quân vây cửa bắc là cửa xung yếu nhất, có thể phải đối phó cả với quân trong thành và viện binh từ các thành phía bắc và từ Trung Quốc sang cứu Đông Quan. Tháng 2 năm 1427, tướng Minh là Phương Chính kéo ra ngoài đánh úp động Quả ở Từ Liêm. Lê Triện và Đỗ Bí cố sức đánh nhưng bị thua trận. Ông bị tử trận còn Đỗ Bí bị bắt [1] Thương Lê Triện nhiều lần phá được giặc mạnh, Lê Lợi cho cha ông là Ba Lao làm chức sát sứ, cấp 400 mẫu ruộng, con ông là Lê Lăng làm Phòng ngự sứ, tước Phục hầu. Sau Lê Lăng trở thành đại thần nhà Hậu Lê [2] Năm 1428, ông được truy tặng chức Nhập nội tư mã. Năm 1460, ông lại được truy tặng làm hữu tướng quốc. Năm 1484, Lê Thánh Tông tặng ông tước thái bảo, Kỳ quận công và sau đó là Tây Kỳ vương. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia . Lý Triện Lý Triện (Lê Triện ; ?-1427) là công thần khai quốc nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt. khổ Lê Triện là người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ ngày đầu, giúp Lê Lợi trong thời gian khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa. Năm 1420, tướng Minh là Lý Bân

Ngày đăng: 16/01/2014, 18:20

Xem thêm: Tài liệu Lý Triện pptx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w