1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu Lý Thái Tổ pptx

5 638 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 158 KB

Nội dung

Thái Tổ Lý Thái Tổ (tên húy là Công Uẩn; 974 – 1028) là vị vua đầu tiên (1009–1028) của triều đại nhà trong lịch sử Việt Nam. Tiểu sử Lý Công Uẩn là người ở làng Cổ Pháp, [1] nay là làng (cũng là xã) Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Mẹ là Phạm Thị. Khi lên ba tuổi, mẹ ông đem ông cho sư Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp làm con nuôi và được đặt tên là Công Uẩn. Công Uẩn đi tu từ đó. Lớn lên, với sự bảo hộ của sư Vạn Hạnh (anh trai sư Khánh Vân), ông vào kinh đô Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lê, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Các sử viết về nguồn gốc của vua như sau: • Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản ký, quyển II, trang 240 chép: "Thái tổ hoàng đế, họ Lý, tên húy là Công Uẩn, người châu Cổ Pháp Bắc Giang, mẹ họ Phạm, đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần giao hợp rồi có chửa, sinh vua ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974), niên hiệu Thái Bình năm thứ 5 thời Đinh. Lớn lên làm quan nhà Lê, thăng đến chức Điện tiền chỉ huy sứ. Khi Ngọa Triều băng, tự lập làm vua là người khoan thứ nhân từ, tinh tế hòa nhã có lượng đế vương. Song chưa làm sáng chính học, lại ưa thích dị đoan, bị lụy vì chuyện đó." • Đại Việt Sử Ký Tiền Biên , bản kỷ, quyển II, trang 192 chép: "Theo bài Tiêu Sơn tự ký thì Thái hậu cảm thụ tinh con khỉ bạch mà sinh ra vua ở chùa này, sư Vạn Hạnh đưa về nuôi. Theo ngoại truyện thì: mẹ vua năm 20 tuổi, do nghèo túng lam lũ không có chồng, nương tựa vào vị sa môn già ở chùa Ứng Thiên cho làm việc nấu bếp, đêm đêm dậy đồ xôi. Một hôm bà ngủ quên, lửa tắt, sa môn vô tình chạm phải, giật mình tỉnh dậy thấy lòng xáo trộn rồi có thai, bị sa môn đuổi đi, bà vào chùa khác, đủ tháng thì sinh ra vua Vua lúc bé thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường, khi 7 tuổi Khánh Văn gởi nhờ sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ dạy cho học". Sự nghiệp Lên ngôi Tượng Công Uẩn ở trung tâm thành phố Bắc Ninh Năm 1009, sau khi vua Lê Long Đĩnh mất, ông 35 tuổi. Lực lượng của Đào Cam Mộc cùng với sư Vạn Hạnh đã tôn ông lên làm vua. Các sử gia trong Đại Việt sử ký toàn thư chép Lê Long Đĩnh mất ở trong cung, riêng Đại Việt Sử Ký Tiền Biên trang 185 khẳng định Công Uẩn giết Lê Long Đĩnh và truy đặt thuỵ hiệu xấu (Ngoạ Triều) để đoạt ngôi: [2] "Lý Thái Tổ rất căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương, nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không được chép." Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép thái độ của Công Uẩn sau khi nghe Vạn Hạnh khuyên giành lấy ngai vàng: "Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh em đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn. Song từ đấy cũng lấy thế tự phụ, mới nảy lòng ngấp nghé ngôi vua". Nhận xét về việc lên ngôi của Thái Tổ, Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên nói: "Lý Thái Tổ dấy lên, trời mở điềm lành hiện ra ở vết cây sét đánh. Có đức tất có ngôi, bởi lòng người theo về, lại vừa sau lúc Ngọa Triều hoang dâm bạo ngược mà vua thì vốn có tiếng khoan nhân, trời thường tìm chủ cho dân, dân theo về người có đức, nếu bỏ vua thì còn biết theo ai"! Còn Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục Chính Biên Quyển thứ I thì nêu ra lời phê về sấm truyền họ sẽ làm vua: "Bờ cõi Bắc Nam tuy có khác, nhưng vận hội vẫn như nhau: nhà Lê thì có chuyện khoác áo long cổn, nhà thì lời sấm truyền ghi trên thân cây, sao mà giống chuyện với bên Tống thế! Hay là người làm sử thấy thế, gò ép gán gẩm vào với nhau để cho thần dị câu chuyện, chứ trời kia có ý làm ra như thế đâu? " Tuy vậy, Chính biên quyển thứ 2 thừa nhận: "Nhà được nước, cũng không phải chính nghĩa cho lắm, nhưng đương buổi Lê Ngoạ Triều, lòng người lìa tan, sinh dân vô củ, không về với Công Uẩn còn biết theo ai?" Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Thuận Thiên (nghĩa là "theo ý trời"). Ông phong cha là Hiển Khánh Vương, mẹ là Minh Đức Thái Hậu, chú là Vũ Đạo Vương, anh ruột là Vũ Uy Vương, em ruột là Dực Thánh Vương. Khi mất, ông được an táng tại Thọ Lăng và được đặt miếu hiệu là Thái Tổ. Dời đô về Thăng Long Hoa Lư, nơi núi non hiểm trở Lý Thái Tổ thấy đất Hoa Lư, kinh đô cũ của nhà Đinh chật hẹp không có thể mở mang ra làm chỗ đô hội được, bèn định dời đô về thành Đại La (hay La Thành), ngày nay là Hà Nội. Tháng 7, Thuận Thiên nguyên niên (1010) thì khởi sự dời đô. Khi ra đến La Thành, ông lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên trời nên đổi tên Đại La thành sang Thăng Long thành, và cải Hoa Lư làm Trường An phủ và Cổ Pháp làm Thiên Đức phủ. Quyết định rời bỏ hẳn một kinh đô từ vùng núi non hiểm trở ra vùng đồng bằng trung tâm thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn sáng suốt của một vị vua khai sáng ra một triều đại hưng thịnh trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Xem thêm: Chiếu dời đô Tôn giáo Tượng thờ Thái Tổ tại chùa Kiến Sơ, Gia Lâm, Hà Nội Nhà bấy giờ sùng đạo Phật, nhà vua trọng đãi những người đi tu, lấy tiền kho ra để xây chùa, đúc chuông. Tháng 6 năm Mậu Ngọ (1018) Thái Tổ sai quan là Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang Trung Quốc thỉnh kinh Tam Tạng đem về để vào kho Đại Hưng. Chính trị Lúc bấy giờ nhà Tống ở Trung Quốc bận nhiều việc nên không sinh sự lôi thôi gì với Việt Nam. Bởi vậy khi Thái Tổ lên ngôi, sai sứ sang cầu phong, vua nhà Tống liền phong cho làm Giao Chỉ Quận Vương, sau lại gia phong làm Nam Bình Vương. Nước Chiêm Thành và nước Chân Lạp đều sang triều cống, cho nên việc bang giao thời bấy giờ được yên trị. Ở trong nước cũng có đôi ba nơi nổi lên làm loạn, như ở Diễn Châu (thuộc Nghệ An) và ở mạn thượng du hay có sự phản nghịch, nhà vua phải thân chinh đi đánh dẹp mới yên được. Thời bấy giờ các hoàng tử đều phong tước vương và phải cầm quân đi đánh giặc, bởi vậy ai cũng giỏi nghề dùng binh. Vua Thái Tổ lưu tâm về việc sửa sang trong nước: đổi phép cũ của nhà Tiền Lê; chia nước ra làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và Ái Châu là trại. Lại định ra 6 hạng thuế là: thuế ruộng, đầm, ao; thuế đất trồng dâu và bãi phù sa; thuế sản vật ở núi; thuế mắm muối đi quan Ải quan; thuế sừng tê giác, ngà voi và hương ở trên mạn núi xuống; thuế tre gỗ hoa quả. Vua cho những bậc công chúa coi việc trưng thu các thứ thuế ấy. Lý Thái Tổ trị vì được 19 năm thì băng hà, thọ 55 tuổi. Ông được táng ở Thọ Lăng, Thiên Đức phủ, miếu hiệu là Thái Tổ, thuỵ hiệu là Thần Vũ hoàng đế. Đánh giá Tượng Thái Tổ Thái Tông ở đền Bát Đế Các sử gia phong kiến Việt Nam theo quan điểm Nho giáo có chê trách ông ở mặt quá sùng tín vào đạo Phật, chê trách cơ cấu tổ chức của triều đình ông không phù hợp với quan niệm của họ, ví dụ sử gia Lê Văn Hưu viết: "Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể. Của không phải là trời mưa xuống, sức không phải là thần làm thay, há chẳng phải là vét máu mỡ của dân ư? Vét máu mỡ của dân có thể gọi là làm việc phúc chăng? Bậc vua sáng nghiệp, tự mình cần kiệm, còn lo cho con cháu xa xỉ lười biếng, thế mà Thái Tổ để phép lại như thế, chả trách đời sau xây tháp cao ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thờ Phật, lộng lẫy hơn cung vua. Rồi người dưới bắt chước, có kẻ hủy thân thể, đổi lối mặc, bỏ sản nghiệp, trốn thân thích, dân chúng quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng chùa chiền, nguồn gốc há chẳng phải từ đấy?" Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: "Lý [Thái Tổ] dấy lên, trời mở điềm lành hiện ra ở vết cây sét đánh. Có đức tất có ngôi, bởi lòng người theo về, lại vừa sau lúc Ngọa Triều hoang dâm bạo ngược mà vua thì vốn có tiếng khoan nhân, trời thường tìm chủ cho dân, dân theo về người có đức, nếu bỏ vua thì còn biết theo ai! Xem việc vua nhận mệnh sâu sắc lặng lẽ, dời đô yên nước, lòng nhân thương dân, lòng thành cảm trời, cùng là đánh dẹp phản loạn, Nam Bắc thông hiếu, thiên hạ bình yên, truyền ngôi lâu đời, có thể thấy là có mưu lược của bậc đế vương. Duy có việc ham thích đạo Phật, đạo Lão là chỗ kém." Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục chính biên quyển thứ 2 nhận định: "Nhà được nước, cũng không phải chính nghĩa cho lắm, nhưng đương buổi Lê Ngoạ Triều, lòng người lìa tan, sinh dân vô củ, không về với Công Uẩn còn biết theo ai?" Nhưng tất cả đều thừa nhận ông là người sáng suốt. Sử gia Lê Văn Hưu viết: "Lý Thái Tổ lo tính lâu dài nên noi theo họ Lý". Sử gia Ngô Sĩ Liên viết: "Lý Thái Tổ biết nghĩ xa hơn Lê Đại Hành". Bách khoa toàn thư mở Wikipedia . Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ (tên húy là Lý Công Uẩn; 974 – 1028) là vị vua đầu tiên (1009–1028) của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Tiểu sử Lý Công. Sử gia Lê Văn Hưu viết: " ;Lý Thái Tổ lo tính lâu dài nên noi theo họ Lý& quot;. Sử gia Ngô Sĩ Liên viết: " ;Lý Thái Tổ biết nghĩ xa hơn Lê Đại Hành". Bách

Ngày đăng: 16/01/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w