Tài liệu Bàn về xu hướng hình thành các tập đoàn tài chính ở Việt Nam pptx

5 372 0
Tài liệu Bàn về xu hướng hình thành các tập đoàn tài chính ở Việt Nam pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bàn về xu hướng hình thành các tập đoàn tài chính Việt Nam Mặc dù đã bắt đầu từ khá lâu nhưng quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước Việt Nam được đánh giá vẫn đang giai đoạn "thử nghiệm". Một số quyết định gần đây của Chính phủ về việc thành lập các tập đoàn kinh doanh, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm được đánh giá là động thái tích cực thể hiện quyết tâm đẩy mạnh quá trình này. Xu hướng hình thành các tập đoàn tài chính, do đó, cũng bắt đầu hình thành Việt Nam. Bài viết không đi sâu phân tích nên hay không nên thành lập các tập đoàn tài chính mà sẽ đề cập đến một số vấn đề cần lưu ý khi thành lập và vận hành các tập đoàn tài chính sau khi giới thiệu xu hướng phát triển các tập đoàn kinh doanh trên thế giới. 1. Xu hướng phát triển các tập đoàn kinh doanh trên thế giới Tập đoàn kinh doanh đa phần được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con, theo đó công ty mẹ (holding company) đóng vai trò là công ty đầu tư tài chínhnắm giữ một tỷ lệ cổ phần hoặc tỷ lệ đầu tư vốn nhất định tại các công ty con. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con, do đó được xác lập trên cơ sở quan hệ tài chính và được xây dựng trên một số nguyên tắc sau: (1) Tăng cường vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo quỹ đạo chung cho tất cả các đơn vị thành viên. Điều này đặc biệt đúng với các tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. (2) Phối hợp chiến lược kinh doanh trên tất cả các mặt, các chức năng và mọi phương diện. Phối hợp chiến lược khu vực hoá với toàn cầu hoá, chiến lược mũi nhọn với chiến lược đa dạng hoá. (3) Tăng cường vai trò trung tâm và sự chi phối của công ty tài chính nhằm hạn chế khả năng bị thôn tính. Nhiều tập đoàn đã mở rộng quy mô vốn cho ngân hàng hoặc công ty tài chính trực thuộc và cơ cấu lại danh mục đầu tư cho cả tập đoàn. Từ khoảng cuối Thế kỷ 19, sau thời kỳ phát triển mạnh mẽ dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, các công ty bắt đầu cần nhiều vốn hơn để mở rộng lĩnh vực và địa bàn kinh doanh, đặc biệt là mở rộng ra thị trường quốc tế. Đến cuối Thế kỷ 20 thì quá trình này bắt đầu diễn ra mạnh mẽ, hàng loạt các tập đoàn xuyên quốc gia, hoạt động đa lĩnh vực ra đời, tồn tại và phát triển cho đến tận ngày nay. Tại Hàn Quốc, các Cheabol bắt đầu phát triển mạnh từ những năm 1950-1960 theo mô hình công ty mẹ là công ty sở hữu thương hiệu (brand name) và thực hiện chức năng đầu tư tài chính. Các tập đoàn Hàn Quốc và Nhật Bản đều xuất phát điểm từ lĩnh vực sản xuất công nghiệp và mở rộng dần ra các lĩnh vực khác. Từ sản xuất điện tử, ôtô đến các sản phẩm công nghiệp nặng như khai thác mỏ, tàu biển, hoạt động thương mại, dịch vụ, các sản phẩm tiêu dùng và cuối cùng là lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm. Nghiên cứu quá trình hình thành các tập đoàn, dễ nhận thấy có hai phương thức chủ yếu để hình thành các tập đoàn kinh doanh: (1) hình thành tập đoàn do mở rộng quy mô và chia nhỏ công ty theo các lĩnh vực hoặc địa bàn hoạt động; (2) hình thành do sự liên kết, sáp nhập tự nhiên dựa trên mối quan hệ về đầu tư hoặc sản phẩm. Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã tạo ra làn sóng phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ. Một số tập đoàn có vai trò và ảnh hưởng chi phối nền kinh tế không chỉ của một quốc gia mà của toàn thế giới. Tất cả các nhà kinh tế, các chính trị gia nhận thấy những tác động tiêu cực của các tập đoàn nhưng không thể không thừa nhận sự tồn tại và vai trò của chúng. Và người ta đã có lúc dùng sự phát triển của một vài tập đoàn để đo sức mạnh kinh tế của mỗi quốc gia. Quá trình phát triển của tập đoàn ngân hàng Citigroup Citicorp là một trong những tập đoàn hàng đầu của Mỹ có trụ sở chính tại New York với công ty mẹ là Citibank. Vào năm 1812, Đại tá Samuel Osgood, Uỷ viên đầu tiên của Kho bạc Hoa Kỳ, đã sáng lập ra City Bank of New York chuyên phục vụ các thương gia thuộc các ngành nguyên liệu như bông, đường, kim loại và than đá. Trong thời gian nội chiến Mỹ, ngân hàng này đã đổi tên thành National City Bank of New York. Vào những năm đầu của thế kỷ 19, ngân hàng đã mở những chi nhánh đầu tiên nước ngoài (tại London năm 1902 và tại Buenos Aires năm 1914). Ngân hàng đã chuyển hướng mạnh sang hoạt động ngân hàng bán lẻ (phục vụ khách hàng cá nhân) và trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên cho cá nhân người tiêu dùng vay tiền. Trong suốt những năm 1920-1940, các hoạt động quốc tế của ngân hàng phát triển rất nhanh (đạt tới 100 văn phòng đại diện và chi nhánh tại nước ngoài). Năm 1955, ngân hàng sáp nhập với First National (New York) để trở thành một tổ hợp lớn với tên gọi First National City Bank. Đến năm 1961, ngân hàng đã có sáng kiến sử dụng chứng chỉ tiền gửi (CDs), trả lãi suất cao hơn cho những khoản tiền gủi có kỳ hạn. Đến năm 1968, ngân hàng cải tổ để trở thành một công ty mẹ (Holding company) và hình thành một tập đoàn ngân hàng lấy tên là First National City Corp (đến năm 1974 đổi tên thành CitiCorp) với hoạt động trọng tâm vẫn là các dịch vụ tài chính và ngân hàng bán lẻ. Cuối năm 1968, Citibank đã thế chỗ Chase Manhatta trở htành ngân hàng lớn nhất New York với tài sản trị giá 19,4 tỷ đô la. Vào những năm 1970, Citibank trở thành nhà phát hành chính thẻ tín dụng Master và VISA và đã mua được Carte Blanche vào năm 1978, Diners Club vào năm 1981. Đến năm 1977, Citibank là ngân hàng đầu tiên giới thiệu sản phẩm Máy rút tiền tự động (ATMs) với quy mô hơn 500 chiếc trong nội thành New York và cuối năm 1980 vượt qua Bank America để trở thành ngân hàng lớn nhất Mỹ. Trong những năm 80, Citibank đã mua được cả một số tổ chức tài chính San Francisco, Chicago, Miami và Washington DC và đến năm 1998, thực hiện sáp nhập với hãng Travellers Group - một công ty kinh doanh thẻ nổi tiếng để trở thành tập đoàn ngân hàng – tài chính hàng đầu thế giới. 2. Những vấn đề cần lưu ý khi thành lập các tập đoàn tài chính Việt Nam Nghiên cứu khái quát về xu hướng phát triển của các tập đoàn kinh doanh và trường hợp của Citicorp, chúng tôi nhận thấy việc hình thành các tập đoàn tài chính Việt Nam là một xu thế phù hợp với quá trình hội nhập. Tuy nhiên, cần chú ý một số điểm sau: Thứ nhất, việc xuất hiện cáchình tổ chức và vận hành doanh nghiệp là một phạm trù lịch sử, có tính độc lập khách quan. Một mệnh lệnh hành chính là không đủ để biến một ngân hàng thương mại hay một tổng công ty nào đó thành một tập đoàn tài chính. Nguyên lý này mới nghe tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khó vận dụng một cách hiệu quả trong thực tế. Việc thành lập một loạt các tổng công ty 90-91 với kỳ vọng đưa chúng trở thành những doanh nghiệp mạnh, có tầm ảnh hưởng không chỉ trong nước mà khu vực và trên thế giới tuy không để lại những hậu quả đáng tiếc nhưng cũng không đạt hiệu quả như mong đợi. Thực tế đó chứng tỏ, sự can thiệp của nhà nước chỉ là điều kiện cần, mang ý nghĩa hỗ trợ và thúc đẩy. Xuất phát từ quan điểm đó, người viết cho rằng cần đặc biệt tôn trọng quy luật khách quan, tránh việc hình thành các tập đoàn tài chính một cách nóng vội khi chưa thực sự hội đủ những điều kiện tối cấn thiết. Gắn liền với tập đoàn kinh doanh là mô hình công ty mẹ - công ty con. Tương tự như việc hình thành tập đoàn, việc một công ty nào đó trong tập đoàn giữ vị trí công ty mẹ cũng không thể hình thành bằng một quyết định hành chính. Trong các tập đoàn kinh tế lớn các nước đang phát triển, công ty mẹ có vị trí đặc biệt quan trọng. Đó phải là công ty có khả năng chi phối được hoạt động kinh doanh của các công ty con. Điều quan trọng hơn cả là việc chi phối của công ty mẹ với các công ty con hoàn toàn không thông qua các quyết định hành chính. Trước pháp luật công ty mẹ cũng là một pháp nhân độc lập, bình đẳng với các công ty con. Tuỳ theo từng tập đoàn, công ty mẹ chi phối các công ty con bằng các quan hệ kinh tế, thông qua tỷ lệ vốn góp, qua việc cho sử dụng thương hiệu hoặc qua việc hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, thị trường. Đối với một tập đoàn tài chính, nguyên tắc này lại càng phải được đảm bảo. Thứ hai, hiện đã có khá nhiều văn bản pháp qui dưới luật nhằm hướng dẫn hoạt động của các Tổng công ty tài chínhcác ngân hàng thương mại nhà nước. Tuy nhiên, đa phần các văn bản pháp quy này đều được xây dựng trên quan điểm xem doanh nghiệp nhà nước là một đơn vị trực thuộc. Với vai trò là người hỗ trợ, Chính phủ cần sớm hình thành những nền tảng pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động của tập đoàn kinh tế nói chung, tập đoàn tài chính nói riêng, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chínhcác chuẩn mực kế toán. Bên cạnh đó, kiên quyết đẩy mạnh quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo hướng hạn chế tối thiểu các doanh nghiệp cổ phần hoá mà Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối. Đối với việc cổ phần hoá Bảo Minh, Ngân hàng Ngoại thương và sắp tới là Bảo Việt, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam vv, Nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ trên 51% cổ phần. Bởi hai lý do: (1) Nhà nước vẫn có khả năng chi phối với tư cách là cổ đông lớn nhất mà không cần nắm giữ đến 51% cổ phần; và (2) việc nắm giữ trên 51% sẽ làm hạn chế quy mô vốn và khả năng mở rộng của các tổ chức tài chính này. Bên cạnh đó, cần nới nỏng tỷ lệ tham gia cổ phần của các tổ chức tài chính nước ngoài (mức hiện tại là 10%) để các ngân hàng có thể tìm được những cổ đông chiến lược phù hợp và tăng quy mô vốn điều lệ phù hợp với thông lệ khu vực và quốc tế. Tập đoàn tài chính phải là một tập hợp đa sở hữu. Nếu tập đoàn tài chính được thành lập với một công ty mẹ là một ngân hàng thương mại nhà nước và một loạt công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp nhà nước thì thực chất đó chỉ là sự đổi tên Tổng công ty hay ngân hàng thành tập đoàn. Vì vậy, đẩy mạnh quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước là việc cần làm để đảm bảo điều kiện cần cho việc thành lập các tập đoàn tài chính trong tương lai. Thứ ba, cần đảm bảo vai trò chi phối và kiếm soát của Công ty mẹ (ngân hàng) đối với các công ty con thông qua mối quan hệ tài chính. Hiện tại, vai trò của Tổng công ty đối với các công ty thành viên rất mờ nhạt, vốn của Tổng công ty chính là vốn nhà nước trên sổ kế toán của các công ty thành viên cộng lại. Mỗi công ty thành viên là một pháp nhân độc lập. Vì vậy, vai trò điều phối vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu của Tổng công ty chỉ tồn tại trên văn bản. Thực chất, tổng công ty chỉ can thiệp vào hoạt động của các công ty thành viên bằng các quyết định mang tính hành chính. Đây là một nguyên tắc tối kỵ trong việc tổ chức mô hình hoạt động của tập đoàn. Đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm, cơ chế điều chuyển vốn rõ ràng hơn những vốn điều chuyển thực chất là vốn huy động chứ không phải vốn điều lệ của công ty mẹ. Việc mở rộng hoạt động theo hướng đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực sẽ đưa các tập đoàn tài chính của Việt Nam trở thành một mô hình khép kín từ nghiên cứu, đầu tư, sản xuất đến lưu thông phân phối và xuất khẩu. Chính sự khép kín của mô hình tập đoàn là một trong những nguyên nhân khiến cảnh báo từ giới phân tích kinh tế về cơ chế kiểm soát hoạt động của mô hình này ngày càng lớn. Đòi hỏi về việc công khai, minh bạch trong quản trị điều hành của mô hình tập đoàn được đặt ra hết sức cấp thiết. Việc chuyển đổi sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005 cũng đang được chờ đợi như một điều kiện để luật hoá hoạt động của các doanh nghiệp này trên mặt bằng pháp lý chung. Trường hợp của Bảo Việt Bảo Việt là Tổng Công ty duy nhất tại Việt Nam có khả năng cung cấp cả dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Cùng với quá trình phát triển thành một tập đoàn tài chính đa ngành, Bảo Việt cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tài chính kết hợp khác gồm môi giới chứng khoán, đầu tư. Bảo Việt quan hệ đầu tư để kết hợp với các tổ chức khác cung cấp cho khách hàng các dịch vụ như ngân hàng, bất động sản, vui chơi giải trí, khách sạn, in ấn và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Kể từ tháng 10 năm 2003, hoạt động kinh doanh của Bảo Việt đã được tổ chức lại theo mô hình tập đoàn tài chính với vốn điều lệ là 3000 tỷ VNĐ (tức 200 triệu USD). Bên cạnh đó, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2004, hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được thực hiện bởi Bảo Việt Nhân Thọ, một đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Bảo Việt. Bảo Việt Nhân Thọ hoạt động với một mạng lưới toàn quốc bao gồm 61 công ty thành viên, 250 phòng phục vụ khách hàng và hơn 25.000 đại lý tất cả các tỉnh thành trong nước. Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2004, hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ cũng đã được chính thức tách ra, chuyên môn hóa và hạch toán độc lập dưới tên gọi là Bảo Việt Việt Nam. Ngày 28/11/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 310/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án cổ phần hóa Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam và thí điểm thành lập Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt. Quá trình chuyển hoá này đang đặt ra những câu hỏi cần được quan tâm giải đáp. 1- Nên kêu gọi sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài như thế nào và mức độ nào. 2- Mối quan hệ và sự liên kết giữa Công ty mẹ với các Công ty con, giữa các Công ty con trong Tập đoàn với nhau được “thiết lập” như thế nào để phát huy cao nhất sức mạnh của Tập đoàn. Làm thế nào để tránh xẩy ra tình trạng thiếu sự liên kết hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ tập đoàn. 3- Tổ chức hoạt động của Công ty mẹ và chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận giúp việc cho Bộ máy quản lý điều hành Công ty mẹ (BAOVIET Holdings) như thế nào? 4- Nên bước đầu xây dựng mô hình tập đoàn hoạt động theo chuyên ngành hẹp (bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, đầu tư tài chính), sau một thời gian ổn định hoạt động sẽ phát triển tập đoàn theo chuyên ngành rộng hay mở rộng lĩnh vực hoạt động ngay từ khi thành lập tập đoàn? 3. Thay cho lời kết Hình thành các tập đoàn tài chính là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải hội đủ các yếu tố cần thiết. Chính phủ nên đứng vai trò của người hỗ trợ nhằm thúc đẩy quá trình hình thành các yếu tố này. Quá trình thực hiện đòi hỏi phải cẩn trọng nhưng cũng cần có những quyết sách mang tính đột phá. ThS. Nguyễn Anh Tuấn Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tài liệu tham khảo 1.GS.TS. Nguyễn Văn Nam và PGS.TS. Vương Trọng Nghĩa (hiệu đính), Quản trị Ngân hàng thương mại (sách dịch). 2.PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài (chủ biên), Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ. 3.PGS.TS. Lưu Thị Hương (chủ biên), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 4.PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (chủ biên), Giáo trình Ngân hàng thương mại 5.PGS.TS. Phạm Quang Trung và các cộng sự: "Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính của các Tổng công ty 90-91 theo mô hình công ty mẹ - công ty con". Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ mã số B2003.38.53 6.PGS.TS. Lưu Thị Hươngcác cộng sự "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện nay". Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ mã số B2003.38.54 7.Vũ Đình Hiển: "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tổng công ty dầu khí Việt Nam". Luận án Tiến sỹ kinh tế, Hà Nội - 2004. . Bàn về xu hướng hình thành các tập đoàn tài chính ở Việt Nam Mặc dù đã bắt đầu từ khá lâu nhưng quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. này. Xu hướng hình thành các tập đoàn tài chính, do đó, cũng bắt đầu hình thành ở Việt Nam. Bài viết không đi sâu phân tích nên hay không nên thành lập các

Ngày đăng: 15/01/2014, 16:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan