Liệucó "gen lãnh đạo"?
Không ít các cuộc tranh luận bàn về việc liệu một nhà lãnh đạo được trời sinh ra thế hay
phải rèn luyện mới nên. Có người tin vào khả năng lãnh đạo bẩm sinh, có người lại cương
quyết khẳng định: đó phải là kết quả của một quá trình khổ luyện.
“Trái ngược với những câu chuyện thần thoại khi cho rằng chỉ có may mắn mới giải mã được bí
ẩn của các nhà lãnh đạo, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng lãnh đạo là một quá trình có thể
quan sát và học hỏi. Nó là một quá trình mà những người bình thường mang lại những điều tốt
nhất cho chính họ và cho những người khác. Hãy giải phóng con người lãnh đạo trong mỗi
chúng ta, và chúng ta có thể làm được những điều phi thường”.
Hai tác giả James M. Kouzes và Barry Z. Posner đã viết như vậy trong cuốn “Thách thức lãnh
đạo: Làm sao để làm được những điều phi thường cho tổ chức?”.
Rất nhiều người nghĩ rằng người này hay người kia có gen lãnh đạo. Họ cho rằng có nhiều vận
động viên điền kinh, nghệ sĩ, nhạc công hoặc một số nhà lãnh đạo đạt được thành công dù họ
không thật sự cố gắng.
Nhưng thật ra, những người cótài năng bẩm sinh ít khi là những người thành công. Trong khi
đó, nhiều người bình thường với tài năng bình thường lại là những người có thể đạt được những
điều phi thường.
Ví dụ, huyền thoại bóng rổ Michael Jordan chẳng có đóng góp gì cho đội bóng rổ của trường
trung học. Nhưng ông đã cố gắng để hướng theo và quyết tâm phát triển những kỹ năng của
mình và đạt đến một đẳng cấp huyền thoại.
Mark Twain (1835-1910) - nhà văn nổi tiếng của Mỹ và thế giới với những kiệt tác như "Những
cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer" (1876), "Cuộc sống trên sông Mississippi" (1883) và "Những
cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn" (1884) cho biết: ông thường phải mất khoảng 3 tuần để
chuẩn bị một bài phát biểu.
Trên thực tế, chúng ta thường không biết những người tầm cỡ thế giới ấy phải bỏ ra hàng nghìn
giờ để học hỏi và luyện tập. Chúng ta chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng rồi nghĩ rằng họ có được
chúng một cách ngẫu nhiên. Không ít người thở dài: “Họ gặp may mà”.
Nhà sử học người Anh Edward Gibbon từng chỉ ra một điều rất thú vị về sự may mắn. Đó là
“những cơn gió và những con sóng thường luôn ở bên cạnh những thuỷ thủ giỏi nhất”.
Nhà hùng biện người Hy Lạp cổ đại Demosthenes (384–322 trước Công nguyên) là một minh
chứng đầy thuyết phục về việc chúng ta hoàn toàn có thể học được để trở thành một nhà lãnh
đạo. Để kêu gọi nhân dân đấu tranh chống lại sự đe doạ của đế chế Macedonia, ông đã trở
thành một nhà hùng biện huyền thoại – dù trước đó ông nói lắp. Ông đã học nói với những viên
đá cuội trong miệng. Ông luyện giọng bằng những bài diễn văn đã thuộc lòng trong khi chạy hoặc
trèo lên đồi. Để bắt chính mình kiên trì học và luyện tập, ông đã cạo trọc một nửa đầu.
Nhà triết học La mã, Cicelo (106-43 trước Công nguyên) đã đưa ra một lời khuyên về phát triển
lãnh đạo mà giá trị của nó vẫn còn cho tới ngày nay. Ông cho rằng phát triển trí tuệ mà không có
các thói quen đọc và nghiên cứu là một trong sáu sai lầm tồi tệ nhất của con người.
Warren Bennis, đồng tác giả của cuốn Lãnh đạo trong tương lai, người đã tìm hiểu hàng trăm
nhà lãnh đạo trong mọi lĩnh vực, viết hơn 20 cuốn sách và từng là chủ tịch sáng lập của Viện
Lãnh đạo - Trường đại học Nam California kết luận: “Đọc tiểu sử của những nhà lãnh đạo vĩ đại
như thể chúng ta đi vào một thế giới của những tài năng bẩm sinh, như thể họ đã được định đoạt
trước là sẽ làm lãnh đạo. Nhưng đừng tin điều đó. Chúng ta có thể có được năng lực lãnh đạo,
nếu chúng ta thực sự có mong muốn học được nó”.
Nguyệt Ánh
Theo Jim Clemmer
. Liệu có "gen lãnh đạo"?
Không ít các cuộc tranh luận bàn về việc liệu một nhà lãnh đạo được trời sinh ra thế hay
phải rèn luyện mới nên. Có. khi cho rằng chỉ có may mắn mới giải mã được bí
ẩn của các nhà lãnh đạo, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng lãnh đạo là một quá trình có thể
quan sát