1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Giá trị lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn docx

7 655 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 78,5 KB

Nội dung

Giá trị lãnh đạo của Thành Cát Hãn - phần 1 Từ điển bách khoa toàn thư Encarta đã viết về ông: "Sự vĩ đại của Thành Cát Hãn không chỉ thể hiện ở chỗ ông là nhà lãnh đạo quân đội tài ba mà còn ở việc tổ chức, kỉ luật và sự nỗ lực tuyệt vời của quân đội. Hơn thế nữa, nhà lãnh đạo người Mông Cổ còn là một chính trị gia đáng ngưỡng mộ; đế chế của ông được tổ chức hoàn hảo đến mức, các lữ khách có thể đi từ đầu này đến đầu kia của đế chế mà không phải lo sợ hay nguy hiểm gì đến họ". Tiểu sử Thành Cát Hãn là nhà sáng lập và nhà lãnh đạo của đế quốc Mông Cổ. Ông sinh vào khoảng năm 1165, mất vào tháng 8 năm 1227. Trong giai đoạn Thành Cát Hãn sinh ra và lớn lên, các bộ lạc Mông Cổ đang bị chia rẽ. Những người Mông Cổ có tính cách mạnh mẽ, có hệ thống các luật lệ xã hội khá chặt chẽ và rất tôn sùng các tín ngưỡng của họ. Cuộc sống du mục đã khiến những người Mông Cổ lệ thuộc vào việc trao đổi hàng-hàng hơn là dùng đến tiền. Và vì những cuộc đánh nhau liên miên giữa các bộ lạc nên họ rất nghèo. Đó là về kinh tế. Về mặt chính trị, tuy các bộ lạc Mông Cổ có mối liên hệ về chủng tộc và quan hệ máu mủ, nhưng không hề tồn tại cái gọi là "dân tộc Mông Cổ". Trong khi đó, những người Tartar ở phía đông và những người Kerait ở khu vực trung tây là những kẻ thù của người Mông Cổ. Khu vực Tây Nam là của người Uighur và ở phía nam, nhà Tống của Trung Quốc vừa thành lập rất có thế lực. Ở phía tây, bên bờ biển Đen, đế chế Hồi giáo của Sultan Muhammad vùng Khwarazm đang vô cùng phát triển. Đây là thời kì khá tàn bạo trong lịch sử, khi mà hình phạt xử tử là tương đối phổ biến. Giết chóc không thương tiếc xảy ra liên tục giữa các cuộc chiến. Những binh trong chiến tranh trở thành nô lệ. Bên cạnh đó, những người Mông Cổ lại rất trung thành, ghét thói ăn cắp và gian dối, biết chấp nhận những khác biệt trong tín ngưỡng và cách sống của bộ lạc khác, và thường rất hào phóng với những người mà họ quý mến. Bối cảnh lịch sử như vậy đã tác động và hình thành nên tính cách của Thiết Mộc Chân, Thành Cát Hãn sau này. Những cuộc chinh phạt Người đỡ đầu đầu tiên của Thiết Mộc Chân là Toghrul (bộ lạc Kerait), người mà Thiết Mộc Chân coi là cha nuôi của mình. Có lẽ Toghrul là vị thủ lĩnh có thế lực nhất trong các bộ lạc Mông Cổ vào thời điểm đó, cho dù xung quanh ông có khá nhiều kẻ thù và những mâu thuẫn tranh chấp quyền lực trong gia đình. Khi vợ của Thiết Mộc Chân là Borte bị người Merkit bắt đi, chính Toghrul và Jamuka (anh cùng cha khác mẹ và sau này trở thành kẻ thù của Thiết Mộc Chân) đã giúp cứu Borte. Nhưng không phải lúc nào mọi việc cũng suôn sẻ. Thất bại nặng nề năm 1187 đã khiến cho Thiết Mộc Chân rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn trong khoảng 10 năm, cho đến năm 1196. Năm đó ông đã chiến thắng người Tartar. Sau đó ông đã cứu được Toghrul, người đã được nhà Tần phong là "Vương Hãn", khỏi bị đi đày. Năm 1201, Jamuka tuyên bố thù địch với Thiết Mộc Chân khi ông được phong làm "Đại Hãn". Một năm sau, Thiết Mộc Chân lại thắng người Tartar và cùng năm đó Vương Hãn chấm dứt quan hệ với ông. Sau đó, việc không thể tránh khỏi đã xảy ra, Thiết Mộc Chân tuyên chiến với người Kerait. Năm 1203 Vương Hãn chết, và Thiết Mộc Chân có được tước vị làm vua của người Kerait. Jamuka phản bội lại Thiết Mộc Chân và chết năm 1205. Năm 1206 Thiết Mộc Chân được suy tôn làm Thành Cát Hãn - vua của tất cả các bộ lạc Mông Cổ. Năm 1209, người Uighur quy thuận Thành Cát Hãn, khiến ông rảnh rang đối phó với nhà Tống và từ chối cống nạp cho nhà Tống. Sau đó, sau rất nhiều trận chiến và thậm chí đã có lúc phải rút lui về Mông Cổ, Thành Cát Hãn đã đánh bại nhà Tống và chiếm được Trung Đô (Bắc Kinh sau này) – kinh đô của nhà Tống năm 1215. Nhà Tống phải rút về Nam Kinh. Năm 1219, quân lính của Sultan đã phạm một sai lầm khi giết sứ giả của Thành Cát Hãn. Chiến tranh nổ ra, và Thành Cát Hãn lại chiến thắng năm 1221. Đế chế của ông đã kéo dài từ bán đảo Triều Tiên cho tới tận Kiev, phía nam xuống tận Ấn Độ ngày nay. Đó là đế chế rộng lớn nhất từ trước tới nay. Công việc của Thành Cát Hãn lúc đó chỉ còn là thiết lập một hệ thống chính quyền hiệu quả cho đế chế, kiểm soát những lục đục bên trong nội bộ để bảo đảm cho người kế vị ông sẽ thành công. Ông chết năm 1227 và để lại đế chế cho người kế vị chính là con trai Ogodei. Các giá trị lãnh đạo của Thành Cát Hãn Trước tiên, Thành Cát Hãn xây dựng nên những giá trị bắt buộc phải tồn tại trong tập quán của đời sống du mục. Đó là dù trong chiến tranh hay trong các cuộc săn bắn, giành được chiến thắng (chiến lợi phẩm) luôn là mục tiêu hàng đầu. Chiến thắng là điều duy nhất được tính đến. Tuy nhiên, của cải và giàu có chưa bao giờ quan trọng đối với Thành Cát Hãn. Ông thường chia sẻ mọi thứ với những người lính trung thành của mình. Ông được xem là một trong những nhà lãnh đạo hào phóng nhất. Với cách cá nhân, Thành Cát Hãn mong muốn có được quyền lực. Ông là người khỏe mạnh, nhưng không phải là mẫu "anh hùng" theo nghĩa trong các trận đánh tay đôi. Ông thường khuyến khích người dưới trung thực và nói thẳng mọi điều, và thường cố gắng kiềm chế cảm xúc và giận dữ với những phản ứng được suy tính chín chắn. Thành Cát Hãn cũng là người tôn trọng sự khác biệt tín ngưỡng và tôn giáo. Ông không nhìn người dựa trên tôn giáo của họ. Điều này tỏ ra là một chiến thuật quân sự thành công, khi ông gây chiến với Sultan Muhammad, các lãnh đạo Hồi giáo khác đã không chống lại ông – thay vào đó họ coi đây là cuộc chiến giữa hai cá nhân, chứ không phải là một cuộc chiến tranh tôn giáo. Cho dù Thành Cát Hãn là một người không biết chữ, nhưng ông hiểu vai trò và sức mạnh của việc truyền tải ý tưởng thông qua chữ viết, và đã dùng nó để cai quản đế chế của mình. Ông chính là người đã phổ biến chữ Uighur như là những chữ cái Mông Cổ đầu tiên. Ông cũng không ngừng nghỉ học hỏi những điều mới lạ, tiếp thu những ý tưởng mới theo cách nhanh nhất mà ông có thể. Đối với kẻ thù, theo truyền thống văn hóa Mông Cổ thời đó, trả thù là một biện pháp hay được sử dụng, và Thành Cát Hãn ra lệnh giết người mà không phải suy nghĩ nhiều. Những thành phố và dân tộc nào dám cả gan chống lại quân Mông Cổ sẽ phải trả giá đắt, đó là một trong những nguyên tắc chiến tranh của ông. Tuy nhiên Thành Cát Hãn cũng nhận thức được về mặt chính trị giữa các bộ lạc đối đầu và ông hiểu điều gì là động cơ của con người. Ông cũng sử dụng chiến thuật tâm lý để làm suy yếu kẻ thù, dựa trên những nhận thức này. Thành Cát Hãn cũng nhận thức được giá trị của kẻ thù của mình. Ông không ngần ngại xử tử một kẻ đã phản bội lại tướng chỉ huy, cho dù đó là sự phản bội để theo quân Mông Cổ. Ngược lại, ông sẵn sàng dành sự tôn trọng và tha thứ cho những người đã trung thành chiến đấu cho tướng của họ, cho dù họ chiến đấu chống lại ông. Một trong những vị tướng mà ông tin cẩn nhất, Jebe, từng là người bắn tên trúng vào ngựa của Thành CátHãn trong một trận chiến chống lại ông. Có thể là Thành Cát Hãn không biết gì về nguyên tắc bốn chữ E, nhưng ông đã sử dụng chúng một cách vô cùng thành thạo. Giá trị lãnh đạo của Thành Cát Hãn - phần 2 Phần giới thiệu về Thành Cát Hãn của Bảo tàng Columbia của Hoàng gia Anh có đoạn: "Thành Cát Hãn chia sẻ với những người đi theo ông cả đắng cay lẫn ngọt bùi. Khi xây dựng quân đội, ông tập hợp những người lính từ những bộ lạc khác nhau, biến Mông Cổ trở thành một đội quân thống nhất hơn là những bộ lạc riêng biệt. Ông chỉ cho kẻ thù một sự lựa chọn: đầu hàng và trở thành nô lệ, hoặc là chết. Với việc liên tục tăng cường kỷ luật, lòng trung thành và duy trì chế độ ban thưởng hậu hĩnh, và xử phạt những ai chống lại ông, Thành Cát Hãn đã xây dựng nên một đế chế rộng lớn". Tầm nhìn Tầm nhìn của Thành Cát Hãn là mang lại sự thịnh vượng về mặt kinh tế cho người dân và quyền lực cho chính bản thân ông đồng thời tiêu diệt hoàn toàn mọi kẻ thù cũng như có được sự công bằng cho mọi người. Có vẻ như Thành Cát Hãn không có ý định xây dựng một đế chế rộng lớn nhất thế giới. Ông dường như có suy nghĩ rằng chiến tranh và cướp bóc dân tộc khác chính là phương tiện hữu hiệu để ngăn các bộ lạc Mông Cổ không đánh lẫn nhau. Ông cũng có nhận thức rằng bằng cách làm như vậy, những người Mông Cổ mới có thể bảo tồn được cách sống du mục của họ. Những trợ giúp Những trợ giúp cho quyền lực của Thành Cát Hãn là việc tận dụng những kỹ thuật quân sự tiên tiến thời đó, cách tổ chức quân đội độc đáo, thăng tiến được dành cho những người có công chứ không phải cho những người trong gia đình hay dòng tộc, những quy định rõ ràng trong chiến tranh và một hệ thống hành chính minh bạch cai quản những dân tộc thua trận. Thành Cát Hãn tổ chức thành những đơn vị mười nghìn người, không dựa trên thành phần của các bộ lạc. Điều này giảm thiểu khả năng xung đột nội bộ. Ông cũng có một đội cận vệ, được trang bị đặc biệt và chuyên giải quyết những nhiệm vụ khó khăn. Tất cả chỉ huy của Thành Cát Hãn đều được chỉ thị không được đánh mắng binh sĩ. Luật chiến tranh được quy định rất rõ ràng và được tuân thủ nghiêm ngặt. Nếu một người lính đào ngũ, anh ta sẽ bị tử hình. Nếu một người không kịp dừng ngựa của anh ta lại và đâm sầm vào người lính đi trước, khiến hành lý của người đó rơi xuống đất, anh ta cũng bị tử hình. Nếu hai hay nhiều thành viên của một đơn vị chiếm được vị trí thuận lợi mà không được đồng đội hỗ trợ, người đi sau cũng sẽ bị tử hình… Trong thời bình, Thành Cát Hãn cũng có cách phát triển cấu trúc tổ chức hành chính rất riêng. Ông tổ chức thành những đội cơ số mười, một trăm, một nghìn, không phụ thuộc người lính thuộc bộ lạc hay gia tộc nào. Lãnh đạo được cất nhắc dựa trên thành tích. Tuy nhiên, cũng có nhiều chỉ trích cho rằng Thành Cát Hãn quá thiên vị đội kỵ binh của mình, cũng dễ hiểu khi đó là thành phần chủ lực giành chiến thắng của ông. Tranh vẽ Thành Cát Hãn Thành Cát Hãn cũng phát triển một bộ luật viết, dựa chủ yếu vào các luật lệ của người Mông Cổ. Ví dụ, tội trộm cắp, cho dù là ăn trộm bất cứ thứ gì, cũng bị xử tử hình. Tử hình cũng là hình phạt cho cả hai người bị bắt về tội thông dâm…Luật lệ của Mông Cổ dưới thời Thành Cát Hãn luôn rất rõ ràng và không có ngoại lệ. Trao quyền Thật khó có thể tưởng tượng rằng một nhà lãnh đạo nghiêm khắc như Thành Cát Hãn lại có thể áp dụng tưởng trao quyền. Tuy nhiên, nếu như chúng ta hiểu "trao quyền" như một loại "thỏa thuận" giữa nhà lãnh đạo và những người phục tùng với sự tin tưởng lẫn nhau, thì đó chính là cách tiếp cận chủ yếu của Thành Cát Hãn. Thành tích là nguyên tắc cơ bản trong đề bạt tướng lĩnh của Thành Cát Hãn. Ông cũng cho các quý tộc làm chỉ huy, nhưng phần lớn những vị tướng tài giỏi và được ông tin cậy nhất là những người có thành tích xuất sắc nhất. Ông tin tưởng những người đó sẽ hoàn thành nhiệm vụ, mặc dù vậy trách nhiệm của họ cũng rất cao. Chỉ huy của các đơn vị quân lính được đích thân Thành Cát Hãn tuyển chọn. Đó có thể là các con trai ông, cháu họ ông hay thậm chí là những người từng là binh của ông nhưng được ông tin tưởng và tôn trọng. Các chỉ huy có trách nhiệm phải sẵn sàng trước mọi tình huống – nếu không họ sẽ bị thay thế. Về mặt lý thuyết, bất kì người lính nào nếu thể hiện tốt trên chiến trường cũng có thể trở thành chỉ huy. Đội cận vệ của ông thà chết chứ không để cho ông thất vọng. Đó chính là ví dụ tuyệt vời của sự trao quyền. Truyền cảm hứng Thành Cát Hãn chính là hiện thân cho khao khát của những người đi theo ông. Không chỉ cho họ một tầm nhìn về một đế chế thế giới, ông còn đáp ứng nhu cầu được thoát ra khỏi vòng nghèo đói của họ. Thật khó có thể đánh giá chính xác Thành Cát Hãn đã truyền cảm hứng cho tùy tùng như thế nào, vì không có một tài liệu nào được ghi chép lại, thậm chí ông còn không biết viết. Tuy nhiên, Bí Sử Nguyên Mông và một số tài liệu Ba cổ có thể cho chúng ta một số lời giải đáp. Thành Cát Hãn, trong khi tìm kiếm quyền lực cho riêng mình, cũng không quên chia sẻ gia súc, quần áo, thức ăn và những mảnh đất chiếm được cho người khác, cho dù vị trí xã hội của họ như thế nào. Ông luôn thể hiện sự tin cậy với những người được ông tin tưởng nhất, và không ngừng hào phóng khuyến khích tất cả mọi người theo mình. Luật lệ rõ ràng, phần thưởng dồi dàothành tích là nguyên tắc cơ bản trong sự cai quản của ông. Khi tham gia chiến trận, ông chỉ nghĩ tới chiến thắng. Những người theo ông hiểu rằng họ đang đi theo một người chiến thắng. Cuối cùng, ông luôn tuân thủ những nguyên tắc của mình, cho dù người trước mặt mình có là ai, trong hoàng tộc, trong chính gia đình mình hay thậm chí là các con trai của ông. Chính điều đó đã tạo ra niềm tin và động lực phấn đấu cho những người Mông Cổ. Lời kết Thành Cát Hãn có công lớn trong sự thống nhất của các bộ lạc Mông Cổ và cải thiện đời sống người dân. Dưới thời ông, thương mại được phát triển, liên lạc với các vùng đất xa xôi được tăng cường (cho tới tận châu Âu). Ông chính là người đã tạo ra đế chế trên bộ lớn nhất thế giới trong mọi thời đại, bao gồm cả việc đặt nền móng cho sự thành lập triều Nguyên ở Trung Quốc. Nhờ luật lệ rõ ràng, những tranh chấp nội bộ trong gia đình và bộ tộc đã chấm dứt, hòa bình và trật tự được thiết lập. Sau khi Thành Cát Hãn chết, việc không thể tránh khỏi là đế quốc Mông Cổ đã bị chia cắt làm bốn, do bốn người con trai của ông làm Hãn. Tuy nhiên, như một sự biết ơn và tôn kính với ông, giữa bốn vương quốc này không hề có chiến tranh. Thậm chí họ còn tiếp tục hợp tác với nhau để "cùng thống trị thế giới". Trong đó phải kể đến Khubilai, người đã sáng lập ra triều Nguyên. Vương triều này tồn tại từ năm 1279 đến năm 1368, và có ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống nhân dân Trung Quốc. Chính vì thế, rõ ràng là Thành Cát Hãn xứng đáng được gọi là một nhà Lãnh đạo với chữ "L" hoa. Hoàng Anh Theo Leader-Values . một cách vô cùng thành thạo. Giá trị lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn - phần 2 Phần giới thiệu về Thành Cát Tư Hãn của Bảo tàng Columbia của Hoàng gia Anh. Giá trị lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn - phần 1 Từ điển bách khoa toàn thư Encarta đã viết về ông: "Sự vĩ đại của Thành Cát Tư Hãn không

Ngày đăng: 15/01/2014, 16:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w