CấutrúcnộitạicủaloạihìnhChâubảntrêncứ
liệu ChâubảntriềuMinhMệnh
Nguyễn Thu Hoài
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Hán Nôm; Mã số: 60 22 40
Người hướng dẫn: TS. Phạm Văn Thắm
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Khái lược về bộ máy hành chính triều Nguyễn và một số nét cơ bản về tổ
chức chính quyền triềuMinh Mệnh. Tổng quan về châubảntriều Nguyễn và tình hình
châu bảntriềuMinh Mệnh. Cấutrúcnộitạicủaloạihìnhchâubảntrêncứliệuchâu
bản thời MinhMệnh (1820-1840).
Keywords: Tiếng Việt; Châu bản; TriềuMinh Mệnh; Hán nôm
Content
MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài.
Châubản là các bản tấu, tư, trình, sớ, bẩm do các cơ quan của chính quyền hoặc do
các quần thần dưới triều Nguyễn soạn bằng chữ Hán, chữ Nôm để trình lên nhà vua phê
duyệt. Châubản cũng gồm cả các tập chiếu, dụ, chỉ, sắc là các văn bản do nhà vua soạn thảo
hoặc giao cho Nội các hay Hàn lâm viện thay mặt nhà vua soạn thảo. Nói cách khác châubản
là các văn bản hành chính củatriều Nguyễn được hình thành trong quá trình hoạt động quản
lý điều hành của chính quyền nhà Nguyễn do đích thân nhà vua ban hành hoặc ngự phê trực
tiếp bằng bút son. Từ lâu nhiều tổ chức, cá nhân và các nhà nghiên cứu đã thấy được giá trị
quí báu củachâu bản, một số công trình biên mục châubản đã được công bố như Mục lục
Châu bảntriều Nguyễn của Uỷ ban Phiên dịch sử liệu Việt Nam - Viện đại học Huế công bố
năm 1960 và 1962 hay Mục lục Châubảntriều Nguyễn do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước
công bố năm 1998 và 2010 Đặc biệt nhiều nhà nghiên cứu đã dựa vào nguồn tư liệuchâu
bản để viết ra các công trình nghiên cứu củamình như luận án tiến sỹ của Nguyễn Minh
Tường nghiên cứu về cải cách hành chính dưới triềuMinh Mệnh, Nguyễn Công Việt nghiên
cứu về ấn chương Việt Nam trong đó có ấn chương thời Nguyễn hay gần đây có một số nhà
nghiên cứu dựa vào tư liệuchâubản để chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa
2
Tuy nhiên các công trình biên mục chủ yếu là các bản trích dịch hoặc các công trình
nghiên cứu thì phần lớn là dẫn chứng một số tư liệu từ châu bản. Từ trước tới nay, chưa có
công trình nào đi sâu nghiên cứu về khía cạnh văn bản cũng như cấutrúccủaloạihình văn
bản châubản thời Nguyễn.
Trong điều kiện thực tế đó, chúng tôi đã chọn và đề xuất đề tàiCấutrúcnộitạicủa
loại hìnhchâubảntrêncứliệuchâubản thời MinhMệnh làm đề tài nghiên cứu của luận
văn cao học. Lý do lựa chọn khảo cứu cấutrúccủaloạihìnhchâubảntriềuMinhMệnh là bởi
đây là một triều đại được coi là tiêu biểu nhất trong các triều đại phong kiến nhà Nguyễn với
những thiết chế chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước cũng như công tác quản lý công văn giấy
tờ đạt đến mức hoàn thiện nhất. Vì vậy tàiliệuchâubảncủa giai đoạn này đã thể hiện khá đầy
đủ các quy chuẩn về thể thức cấutrúccủaloạihình văn bản thời kỳ phong kiến.
2- Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các công trình đã công bố về châubảntriều Nguyễn có thể điểm qua như sau:
- Mục lục châubảntriều Nguyễn tập I do Uỷ ban Phiên dịch sử liệu Việt Nam - Viện
Đại học Huế biên dịch tóm tắt, công bố xuất bản năm 1960 gồm 4 tập châubảntriều
Gia Long (từ tập 1 đến tập 4) với 723 văn bản.
- Mục lục châubảntriều Nguyễn tập II cũng do Uỷ ban Phiên dịch sử liệu Việt Nam -
Viện Đại học Huế biên dịch tóm tắt, công bố xuất bản năm 1962 gồm 10 tập châubản
triều MinhMệnh (từ tập 1 đến tập 10) với 971 văn bản.
- Mục lục châubảntriều Nguyễn tập II do Cục lưu trữ nhà nước phối hợp với Đại học
Huế, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu văn hoá biên tập xuất bản năm
1998. Cuốn Mục lục này được lấy trên cơ sở các bản dịch trích yếu được thực hiện từ
năm 1995 đến năm 2000 do các cán bộ Hán Nôm của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và
Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện gồm 10 tập châubảntriềuMinhMệnh (từ tập
11 đến tập 20) do NXB Văn hoá ấn hành năm 1998. Cuốn mục lục này đã được dịch
sang tiếng Anh và được nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2000 với sự tài trợ của
Quỹ Toyota Foundation (Nhật Bản). Tập I của sách này hiện đang được hoàn thiện, dự
kiến sẽ xuất bản trong năm 2010 gồm 5 tập châubảntriều Gia Long (từ tập 1-5) và 10
tập châubảntriềuMinhMệnh (từ tập 1-10). Đây là bản có sửa chữa, hiệu đính, bổ
sung, biên tập lại từ 2 tập Mục lục Châubản do Viện Đại học Huế thực hiện năm 1960
và 1962.
3
- Châubảntriều Tự Đức 1848 - 1883: tuyển chọn và lược thuật do nhóm tác giả Vũ
Thanh Hằng, Trà Ngọc Anh, Tạ Quang Phát tuyển chọn, lược dịch và Giáo sư Trần
Nghĩa giới thiệu gồm 1128 văn bảnchâu bản, do NXB Văn học ấn hành năm 2003.
- Châubảntriều Nguyễn - tư liệu Phật giáo qua các triều đại nhà Nguyễn 143 năm từ
Gia Long 1802 đến Bảo Đại 1945 do Lý Kim Hoa sưu khảo, biên dịch lược thuật gồm
250 văn bảnchâubản về các vấn đề liên quan đến phật giáo triều Nguyễn, NXB Văn
hoá thông tin ấn hành năm 2002.
Qua khảo sát nhận thấy các công trình công bố về châubảntriều Nguyễn chủ yếu là
các bản dịch lược thuật hoặc trích yếu nội dung của một số văn bảnchâu bản. Ngoài ra chưa
có một công trình hay một bài viết nào chuyên khảo sâu về văn bảnchâubảntriều Nguyễn.
Chỉ có một số bài viết có viện dẫn tư liệuchâubản hoặc sử dụng thông tin từ châubản để
chứng minh một số vấn đề có liên quan đến triều Nguyễn. Vì vậy đề tàiCấutrúcnộitạicủa
loại hìnhchâubảntrêncứliệuchâubản thời MinhMệnh hy vọng sẽ góp phần cung cấp thêm
những thông tin, tư liệu đáng quý về khối tàiliệu rất có giá trị này.
3- Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là chứng minh một cách khoa học châubảntriều Nguyễn là một
hệ thống văn bản hoàn chỉnh về bố cục, cấu trúc, thể thức, loạihình và nội dung phản ánh.
Luận văn góp phần khẳng định các giá trị sử liệu gốc củachâubản đối với việc nghiên
cứu mọi mặt xã hội thời nhà Nguyễn.
Luận văn cũng nhằm chứng minhchâubản là các tàiliệu Hán Nôm gốc, thậm chí là
độc bản, duy nhất; góp thêm một tiếng nói cho công tác bảo quản mảng thư tịch Hán Nôm
quý giá này.
4- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các châubản gốc hiện đang lưu trữ tại Trung
tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục văn thư và Lưu trữ nhà nước và hệ thống các mục lục tra
cứu thông tin châu bản.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khảo cứu tổng quát khối châubảntriều Nguyễn;
khảo sát và đi sâu nghiên cứu các văn bảnchâubảntriềuMinhMệnh (1820-1840) trong đó
trọng tâm là các bản có bút tích vua phê. Tìm hiểu, tham khảo thêm các nguồn châubản khác
như các bộ microfilm, các bản sao và những thông tin liên quan đến châubảntriều Nguyễn.
4
5- Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu văn bản học để xác định giá trị đích thực
của văn bản.
- Luận văn sử dụng phương pháp thông kê, phân tích và tổng hợp để rút ra các kết luận
về hình thức cấutrúc và giá trị của văn bảnchâu bản.
6- Đóng góp của luận văn
Đây là luận văn đầu tiên đi sâu nghiên cứu hệ thống văn bảnchâubảntriều Nguyễn.
- Luận văn cung cấp những thông tin tổng quan về châubảntriều Nguyễn nói chung
và châubảntriềuMinhMệnhnói riêng.
- Luận văn cung cấp những số liệu chi tiết, cụ thể về thực trạng châubản hiện nay.
- Luận văn làm rõ cấutrúchình thức của các loạihình văn bản hành chính được sử
dụng dưới thời Nguyễn và trong triềuMinh Mệnh.
- Luận văn chứng minh giá trị gốc củachâu bản.
- Các kết quả nghiên cứu trong luận văn có thể sử dụng để tham khảo cho các công
trình nghiên cứu có liên quan.
7- Bố cục của luận văn
Phần mở đầu
1- Lý do chon đề tài.
2- Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3- Mục tiêu nghiên cứu
4- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5- Phương pháp nghiên cứu
6- Đóng góp của luận văn
Phần nội dung
Chương 1: Khái lược về bộ máy hành chính triều Nguyễn và một số nét cơ bản về
tổ chức chính quyền triềuMinhMệnh
1.1. Khái lược về bộ máy hành chính triều Nguyễn
5
1.2. Một số nét cơ bản về tổ chức chính quyền triềuMinh Mệnh.
Chương 2: Tổng quan về châubảntriều Nguyễn và tình hìnhchâubảntriều
Minh Mệnh
2.1. Khái niệm châubản
2.2. Quá trình hình thành và tàng trữ châubản dưới triều Nguyễn
2.3. Quá trình lưu truyền và quản lý châubản hiện nay
2.4. Tình hìnhchâubảntriềuMinhMệnh
Chương 3: Cấutrúcnộitạicủaloạihìnhchâubảntrêncứliệuchâubản thời
Minh Mệnh (1820-1840)
3.1. Các loạihình văn bản trong châubản
3.2. Chức năng của các loạihình văn bản trong châubản
3.3. Xuất xứ văn bản trong châubản
3.4. Hình thức bố cục của văn bản trong châubản
3.5. Các loại con dấu sử dụng trong châubản
3.6. Các dạng ngự phê trong châubản
Kết luận
Danh mục tàiliệu tham khảo
Phụ lục
References
1. Đào Duy Anh (2002), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến Thế kỷ XIX, Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội.
2. Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt (tái bản có sửa chữa), Nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
3. Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới thời các vua nhà Nguyễn, Nxb
Văn học, Hà Nội.
4. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (1998), Mục lục châubảntriều Nguyễn, tập 2, Nxb Văn
hoá, Hà Nội.
5. Phan Đại Doãn, Nguyễn Minh Tường, Hoàng Phương (1998), Một số vấn đề về quan chế
Triều Nguyễn, Nxb Thuận Hoá, Huế.
6
6. Lý Kim Hoa (2002), Châubảntriều Nguyễn - tư liệu Phật giáo qua các triều đại nhà
Nguyễn 143 năm từ Gia Long 1802 đến Bảo Đại 1945, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
7. Trần Trọng Kim (1999), Việt Nam sử lược, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
8. Trịnh Khắc Mạnh (2009), Công tác sưu tầm tư liệu Hán Nôm ở nước ngoài của Viện
Nghiên cứu Hán Nôm trong thời gian gần đây,
website: www.hannom.org.vn
9. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 1, bản dịch, Nxb
Thuận Hoá, Huế.
10. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 2, bản dịch, Nxb
Thuận Hoá, Huế.
11. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 7, bản dịch, Nxb
Thuận Hoá, Huế.
12. Quốc sử quán triều Nguyễn (2003), Đại Nam thực lục, tập 1 (tiền biên), bản dịch, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
13. Quốc sử quán triều Nguyễn (2003), Đại Nam thực lục, tập 2 (chính biên), bản dịch, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
14. Quốc sử quán triều Nguyễn (2003), Đại Nam thực lục, tập 3 (chính biên), bản dịch, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
15. Vương Đình Quyền (2002), Văn bản quản lý nhà nước và công tác công văn, giấy tờ thời
phong kiến Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Trần Đức Anh Sơn (2004), HUẾ Triều Nguyễn một cái nhìn, Nxb Thuận Hóa, Huế.
17. Ngô Đức Thọ chủ biên (1993), Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 - 1919, Nxb Văn học,
Hà Nội.
18. Nguyễn Hồng Trân (2003), Mục lục châubảntriều Nguyễn - Một tàiliệu Hán Việt quý
hiếm đáng được quan tâm và phát huy tác dụng, Kỷ yếu Hội thảo bảo tồn và Phát huy Di sản
Hán Nôm Huế.
19. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Hệ thống thông tin Châubảntriều Nguyễn (cơ sở dữ liệu -
mạng nội bộ).
20. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Mục lục Châubảntriều Nguyễn (hệ thống mục lục tra cứu).
21. Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, Mục lục thống kê microfilm Châubảntriều Nguyễn.
7
22. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châubảntriều Nguyễn, MinhMệnh tập 40.
23. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châubảntriều Nguyễn, Đồng Khánh tập 1.
24. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châubảntriều Nguyễn, Thành Thái tập 59.
25. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châubảntriều Nguyễn, Thành Thái tập 58.
26. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châubảntriều Nguyễn, Thành Thái tập 60.
27. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châubảntriều Nguyễn, Duy Tân tập 28.
28. Trung tâm Nghiên cứu quốc học (2003), Châubảntriều Tự Đức (1848 – 1883): tuyển
chọn và lược thuật, NXB Văn học, Hà Nội.
29. Từ điển Từ hải (1989), Thượng Hải từ thư xuất bản xã, Thượng Hải.
30. Từ điển Từ nguyên (1979), Thương vụ ấn thư quán xuất bản, Bắc Kinh.
31. Nguyễn Minh Tường (1996), Cải cách hành chính dưới triềuMinhMệnh (1820 - 1840),
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Uỷ ban Phiên dịch sử liệu Việt Nam - Viện Đại học Huế (1960), Mục lục Châubảntriều
Nguyễn, tập 1, Huế.
33. Uỷ ban Phiên dịch sử liệu Việt Nam - Viện Đại học Huế (1962), Mục lục Châubảntriều
Nguyễn, tập 2, Huế.
34. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Hán Việt, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
35. Nguyễn Công Việt (2005), Ấn chương Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
. Mệnh. Cấu trúc nội tại của loại hình châu bản trên cứ liệu châu
bản thời Minh Mệnh (1820-1840).
Keywords: Tiếng Việt; Châu bản; Triều Minh Mệnh; Hán. châu bản trên cứ liệu châu bản thời Minh Mệnh làm đề tài nghiên cứu của luận
văn cao học. Lý do lựa chọn khảo cứu cấu trúc của loại hình châu bản triều Minh