1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tình hình nợ công tại việt nam

24 862 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 57,33 KB

Nội dung

Nợ công là một phần quan trọng và không thể thiếu trong tài chính của mỗi quốc gia. Từ những nước nghèo nhất ở châu Phi đến những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Campuchia hay những cường quốc giàu có với trình độ phát triển cao như Mĩ, Nhật, EU thì đều phải đi vay để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của chính phủ nhằm các mục đích khác nhau. Nợ công cần phải được sử dụng hợp lý, hiệu quả và quản lí tốt, nếu không thì khủng hoảng nợ công có thể xảy ra với bất cứ quốc gia nào tại bất kì thời điểm nào và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Trong bối cảnh nước ta đang tích cực thực hiện kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế quốc dân, vấn đề nợ công cần được đặt ra và giải quyết một cách sáng suốt và thỏa đáng, vì tương lai phát triển của nền kinh tế và của đất nước. Theo thống kê của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia thì tổng nợ công của Việt Nam năm 2007 là 33,8% GDP đến cuối năm 2011 thì tỷ lệ này nâng lên 54.6% GDP. Tốc đô tăng nhanh như vậy là một điều đáng báo động với một nền kinh tế nhỏ, đang phát triển, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nông sản và sản phẩm ngành công nghiệp nhẹ như nước ta. Từ thực trạng đó đặt ra nhiều câu hỏi: Tình hình nợ công và quản lí nợ công ở Việt Nam trong 5 năm trở lại đây như thế nào? Những điểm đạt được và những mặt hạn chế cần khắc phục ra sao để từ đó đưa ra các giải pháp và đề xuất nhằm quản lí có hiệu quả nợ công ở Việt Nam? Đó cũng là những nội dung chính sẽ được đề cập trong bài thuyết trình của nhóm 6:“Tình hình nợ công tại Việt Nam”.

LỜI MỞ ĐẦU Nợ công là một phần quan trọng và không thể thiếu trong tài chính của mỗi quốc gia. Từ những nước nghèo nhất ở châu Phi đến những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Campuchia hay những cường quốc giàu có với trình độ phát triển cao như Mĩ, Nhật, EU thì đều phải đi vay để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của chính phủ nhằm các mục đích khác nhau. Nợ công cần phải được sử dụng hợp lý, hiệu quả và quản lí tốt, nếu không thì khủng hoảng nợ công có thể xảy ra với bất cứ quốc gia nào tại bất kì thời điểm nào và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Trong bối cảnh nước ta đang tích cực thực hiện kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế quốc dân, vấn đề nợ công cần được đặt ra và giải quyết một cách sáng suốt và thỏa đáng, vì tương lai phát triển của nền kinh tế và của đất nước. Theo thống kê của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia thì tổng nợ công của Việt Nam năm 2007 là 33,8% GDP đến cuối năm 2011 thì tỷ lệ này nâng lên 54.6% GDP. Tốc đô tăng nhanh như vậy là một điều đáng báo động với một nền kinh tế nhỏ, đang phát triển, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nông sản và sản phẩm ngành công nghiệp nhẹ như nước ta. Từ thực trạng đó đặt ra nhiều câu hỏi: Tình hình nợ công và quản lí nợ côngViệt Nam trong 5 năm trở lại đây như thế nào? Những điểm đạt được và những mặt hạn chế cần khắc phục ra sao để từ đó đưa ra các giải pháp và đề xuất nhằm quản lí có hiệu quả nợ côngViệt Nam? Đó cũng là những nội dung chính sẽ được đề cập trong bài thuyết trình của nhóm 6:“Tình hình nợ công tại Việt Nam”. Lý thuyết tài chính công Trang 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm Trong quá khứ, khủng hoảng nợ công cũng đã được biết đến vào đầu thập kỷ 80 của Thế kỷ XX. Năm 1982, Mê-hi-cô là quốc gia đầu tiên tuyên bố không trả được nợ vay IMF. Đến tháng 10/1983, 27 quốc gia với tổng số nợ lên tới 240 tỷ USD đã tuyên bố hoặc chuẩn bị tuyên bố hoãn trả nợ. Tuy nhiên, đến nay xung quanh khái niệm và nội hàm của nợ công vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất. Theo quan điểm của ngân hàng thế giới(WB) nợ công là toàn bộ những khoản nợ của chính phủ và những khoản nợ được chính phủ bảo lãnh.Trong đó: - Nợ của chính phủ là toàn bộ các khoản nợ trong nước và nước ngoài của chính phủ và các đại lí của chính phủ;các tỉnh thành phố hoặc các tổ chức chính trị trực thuộc chính phủ và các đại lí của các tổ chức này, các doanh nghiệp nhà nước. - Nợ của Chính phủ bảo lãnh là những khoản nợ trong nước và nước ngoài của khu vực tư nhân do chính phủ bảo lãnh. Theo quan điểm của quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) nợ công bao gồm nợ của khu vực tài chính côngnợ khu vực phi tài chính công. Trong đó: - Khu vực tài chính công gồm: Tổ chức tiền tệ (nhân hàng trung ương, các tổ chức tín dụng nhà nước) và các tổ chức phi tiền tệ (các tổ chức tín dụng không cho vay mà chỉ có chức năng hỗ trợ phát triển). - Các tổ chức phi tài chính công như: Chính phủ, tỉnh thành phố, các tổ chức chính quyền địa phương, các doanh nghiệp phi tài chính nhà nước. Lý thuyết tài chính công Trang 2 Theo Luật Quản lý nợ công ban hành năm 2009 của Việt Nam quy định nợ công bao gồm: - Nợ chính phủ: Là các khoản nợ được kí kết, phát hành nhân danh nhà nước hoặc chính phủ, các khoản nợ do Bộ Tài Chính kí kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành; nhưng không bao gồm các khoản nợ do NHNNVN phát hành nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. - Nợ được chính phủ bảo lãnh: Là khoản nợ của DN, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, Chính phủ đứng ra bảo lãnh. - Nợ của chính quyền địa phương: Là các khoản nợ do UBND cấp tỉnh, TP thuộc trung ương kí kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành Như vậy, các khoản vay như vay vốn ODA, phát hành trái phiếu chính phủ (trong cũng như ngoài nước), trái phiếu công trình đô thị, hay một tập đoàn kinh tế vay nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh đều được xem là nợ công. 1.2. Phân loại nợ công Theo Luật Quản Lý nợ công 2009 ở Việt Nam quy định phân ra: - Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. - Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. - Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành. Lý thuyết tài chính công Trang 3 * Ngoài ra, còn phân loại dựa vào thời gian trả nợ như : - Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống) - Nợ trung hạn (từ 1 năm đến 10 năm) - Nợ dài hạn (trên 10 năm) 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ công Cân bằng ngân sách cơ bản: Thâm hụt nhỏ thì những khoản vay sẽ giảm đi và ngược lại. - Lãi suất thực tế: Khi lãi suất tăng lên: các khoản vay của chính phủ sẽ trở nên đắt hơn và khó khăn hơn. Nếu không có kế hoạch vay nợ rõ ràng thì sẽ không đảm bảo vay nợ đúng thời hạn để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư của Chính phủ, làm ảnh hưởng đến sự bền vững của chính sách tài khóa. - Tốc độ tăng trưởng thực tế: Nền kinh tế càng phát triển thì khoản vay của Chính phủ sẽ trở nên dễ dàng hơn khi nền kinh tế tăng trưởng chậm. Ngoài ra khi kinh tế tăng trưởng chậm, người dân cũng như Doanh Nghiệp thắt chặt chi tiêu hơn, việc tích lũy ít đi và nguồn vay của Chính Phủ sẽ giảm đáng kể. Còn có thể đi kèm với lạm phát và thất nghiệp,lúc này những khoản trả nợ vay đến hạn còn phải cấp bù lạm phát. - Lãi suất ngoại tệ: Lãi suất ngoại tệ thực tế tăng lên thì khoản vay của CP sẽ trở nên đắt hơn và ngược lại. - Tỷ giá thực tế: Ảnh hưởng đến những khoản vay và trả đối với nợ công khi có những khoản vay nợ nước ngoài. Nếu tỷ giá tăng thì khoản trả nợ vay đến hạn sẽ tăng và ngược lại. Còn khi vay nợ thì tỷ giá tăng đối với khoản vay nợ sẽ có lợi hơn khi tỷ giá giảm. 1.4. Các hình thức vay nợ: - Phát hành trái phiếu chính phủ: Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro Lý thuyết tài chính công Trang 4 tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỉ giá hối đoái. - Vay trực tiếp: Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia (Ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),Ngân Hàng Thế Giới (WB),…) Hình thức này thường được Chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao. 1.5. Các công cụ vay nợ Vay nợ là biện pháp để bù đắp thiếu hụt ngân sách ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, về cơ bản thì các nước đều có 2 hình thức vay là vay trong nước và vay nước ngoài với các công cụ vay khác nhau. Cụ thể: 1.5.1.Vay nợ trong nước: a.Tín phiếu : * Khái niệm: Tín phiếu là chứng chỉ vay nợ loại trái phiếu chính phủ có kỳ hạn dưới 1 năm (thường là 3,6,9 tháng), dùng để huy động vốn bù đắp thiếu hụt tạm thời ngân sách, được phát hành theo hình thức đấu thầu. Người sở hữu tín phiếu được hưởng lãi khi tín phiếu đáo hạn hoặc có lãi khi bán tín phiếu cao hơn giá mua. * Đặc điểm của tín phiếu: - Do kho bạc nhà nước phát hành - Mục đích phát hành: • Nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN. • Là công cụ quan trọng để NHTW điều hành chính sách tiền tệ. - Được bán thấp hơn vs mệnh giá. Thanh toán theo mệnh giá đến cuối kỳ chứ không trả lãi định kỳ. - Có mệnh giá tối thiểu là 1.000.000 đồng (một triệu đồng ); các mệnh giá cụ thể cao hơn do Liên Bộ Ngân hàng Nhà nước - Tài chính quy định và công bố trong thông báo phát hành. - Mức độ rủi ro vỡ nợ: thấp nhất trong tất các công cụ trên TTTT. Tín phiếu kho bạc thường được coi là không có rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản). Lý thuyết tài chính công Trang 5 - Tính thanh khoản(tính lỏng): là công cụ có tính thanh khoản cao nhất. - Thời hạn của tín phiếu kho bạc: thường là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng với một hay nhiều mức mệnh giá. - Hình thức phát hành: ghi sổ và chứng chỉ tín phiếu • Đối với hình thức ghi sổ: Do Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn và quản lý sổ sách. • Đối với hình thức chứng chỉ tín phiếu: Ngân hàng Nhà nước in theo mẫu do Bộ Tài chính quy định . 1.6. Quản lý nợ công Trong thời gian gần đây, công tác quản lý nợ của Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước, cụ thể là: - Thông qua hoạt động vay nợ, Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp đã huy động được nguồn vốn khá lớn cho đầu tư phát triển, đồng thời vẫn đảm bảo quản lý nợ trong các giới hạn an toàn. - Hoạt động huy động vốn trong nước của Chính phủ thông qua phát hành tín phiếu, trái phiếu Chính phủ cũng đã giúp hình thành thị trường trái phiếu Chính phủ trong nước, một thành tố khá quan trọng để hình thành thị trường tài chính hoàn chỉnh. Trái phiếu Chính phủ được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán đã góp phần làm tăng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu Chính phủ nói riêng và phát triển thị trường vốn trong nước nói chung. - Trong công tác quản lý nợ, các văn bản pháp lý ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ hơn và tiến gần đến các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, nhất là trong lĩnh vực quản lý nợ nước ngoài. Chính phủ đã thực hiện nguyên tắc thống nhất quản lý nợ Chính phủ, nợ quốc gia trên cơ sở phân công, xác định trách nhiệm rõ ràng hơn giữa các cơ quan quản lý. - Công tác trả nợ Chính phủ trong và ngoài nước luôn được thực hiện đầy đủ, đúng hạn, không để xảy ra nợ quá hạn như những năm về trước. Việc Lý thuyết tài chính công Trang 6 tích cực đàm phán xử lý các khoản nợ cũ với các chủ nợ nước ngoài (thuộc Câu lạc bộ Pa- ri, Câu lạc bộ Luân Đôn) đã giúp giảm đáng kể nghĩa vụ nợ của Việt Nam. Bên cạnh những thành công đạt được, công tác quản lý nợ côngViệt Nam trước khi có Luật Quản lý nợ công còn bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là chưa có sự nhất quán các khái niệm về nợ cũng như phạm vi quản lý nợ trong các văn bản pháp quy hiện hành như nợ Chính phủ, nợ khu vực công, nợ quốc gia. Việc phân loại, tổng hợp nợ vì vậy cũng chưa theo các chuẩn mực quốc tế, việc quản lý nợ còn chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nước, chưa có kế hoạch cụ thể để xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu về nợ công v.v. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG 2.1 Thực trạng nợ công tại Việt Nam: Nợ công của Việt Nam đã và đang được dư luận xã hội hết sức quan tâm bởi không chỉ liên quan đến lòng tin của người dân đối với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, mà còn có tác động đến cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí, đồng thời ảnh hưởng tới cuộc sống của thế hệ tương lai. Diễn biến nợ công trong giai đoạn 2007- 2011 (tính theo % GDP) - Nguồn Bộ tài chính. Theo nhiều chuyên gia, sự nhìn nhận nghiêm khắc của giới phân tích tài chính trong vấn đề nợ công Việt Nam là xuất phát từ thực tế. Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, năm 2007, nợ công là 33,8% GDP nhưng từ 2008, tỷ lệ này nâng lên 36,2%; 2009: 41,9%; 2010: 56,7%. Năm 2011, tỷ lệ này giảm xuống còn 54.6%. Lý thuyết tài chính công Trang 7 Như vậy, từ năm 2007 đến hết 2011, nợ công đã tăng khoảng 25%, đạt mức trung bình 5%/năm. Với đà tăng này, chỉ cần 8 năm nữa, nợ công Việt Nam sẽ lên tới 100% GDP. Nhìn vào các số liệu về nợ công, chi tiêu công và lạm phát từ năm 2001 đến 2011, có thể vẽ ra bức tranh sơ lược về tình hình nợ công liên quan đến chi tiêu công của Việt Nam. Từ năm 2001 đến 2007, tăng trưởng diễn ra thuận chiều với chi tiêu công. Trong giai đoạn này, chi tiêu công có tác động tích cực đến tăng trưởng. Tuy nhiên từ năm 2007 đến 2011, mối quan hệ này đã đảo chiều và chuyển sang ảnh hưởng tiêu cực. Một điều cần lưu ý, từ năm 2007, trong khi tăng trưởng giảm sút thì chi tiêu công của Việt Nam vẫn tăng lên và hầu như ngay lập tức lạm phát cũng tăng nhanh đáng kể. Nợ công chỉ suy giảm chút ít vào năm 2008 rồi lại tiếp tục tăng vọt từ năm 2009. Trong bối cảnh này, cách giải thích lôgíc là nguồn chi tiêu công được tài trợ chủ yếu bằng phát hành tiền và lạm phát phản ứng của xã hội về kỳ vọng mất giá đồng nội tệ. Mối quan hệ đó có thể được làm rõ qua số lượng phát hành tiền trong giai đoạn này. 2.1.1. Về quy mô nợ công Quy mô nợ tăng nhanh Ông Nguyễn Minh Phong nhận định, có 4 thách thức nợ công của Việt Nam: Thách thức thứ nhất là quy mô nợ tăng nhanh vượt dự báo. Ông Phong dẫn ra rằng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, tính đến 31/12/2012, tỷ lệ nợ Chính phủ là 45,7% GDP, nợ nước ngoài là 42,2%; nợ công là 57,3%. Trong kế hoạch trình Quốc hội, đến 31/12/2011, nợ công là 54,6%, đến 31/12/2012 là 58,4% Lý thuyết tài chính công Trang 8 GDP. Ngày 8/11/2011, Quốc hội đă thông qua nâng trần nợ công Việt Nam đến 2015 không quá 65% GDP, dư nợ của Chính phủ không quá 50% GDP và dư nợ quốc gia không quá 50% GDP. Thách thức thứ hai, điều kiện nợ ngày càng ngặt nghèo hơn: trong tổng nợ công của Việt Nam, cuối năm 2009 vay ODA chiếm tỷ trọng 74,67%, vay ưu đãi chiếm 5,41%, vay thương mại 19,92% Sang năm 2010, vay nợ với lãi suất thấp 1-2,99%/năm chiếm khoảng 65,5% tổng dư nợ. Đặc biệt, các khoản vay có lãi suất cao từ 6-10%/năm trong năm 2010 đã lên tới 1,89 tỷ USD, gấp hơn 2 lần năm 2009. Hiện các chủ nợ chính của Việt Nam vẫn là Nhật Bản, Pháp, ADB, WB… Theo công bố của Tạp chí Kinh tế The Economist, tỷ lệ nợ công năm 2011 của Việt Nam là 50,9% GDP, dự kiến đến năm 2012 tỷ lệ này là 49,9%. Mặc dù tỷ lệ nợ này vẫn nằm trong tầm kiểm soát (dưới 60%GDP theo cách tính chỉ tiêu tỷ lệ nợ công trên GDP của Liên hiệp quốc) nhưng quá cao so với mức phổ biến được khuyến cáo ở các nền kinh tế đang phát triển (từ 30-40%) và so với một số nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc (17,4%), Indonesia (25,6%). Tuy nhiên, nếu so mức nợ công bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2001 xấp xỉ 112 USD; thì trong vòng 10 năm, con số này đã tăng gấp 6 lần, cho thấy gánh nặng nợ tương lai đổ lên đầu người dân ngày càng tăng. Tính ra từ năm 2007 đến cuối năm 2011, nợ công của Việt Nam đã tăng khoảng 25% (trung bình 5%/năm). Với khoản nợ này, căn cứ vào thời điểm đáo hạn thì từ nay đến 2015 mỗi năm Việt Nam phải trả nợ gốc và lãi cho nước ngoài Lý thuyết tài chính công Trang 9 gần 1,5 tỉ USD và mức trả nợ cao nhất sẽ rơi vào năm 2020 với con số lên đến 2,4 tỉ USD. Ngày 3/5/2011, tại Hội thảo “Tái cấu trúc đầu tư côngtái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước”, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh khẳng định quy mô nợ công Việt Nam ngày càng lớn và tăng nhanh trong những năm gần đây. Ông Ánh dẫn số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy, tổng số nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2009 là 52,6% GDP (trong đó, nợ Chính phủ là 41,9%GDP, nợ Chính phủ bảo lãnh là 9,8%GDP, nợ của chính quyền địa phương là 0,8%GDP) nhưng đến cuối năm 2010 đã tăng vọt lên đến 56,6% GDP. Tuy nhiên, theo số liệu công bố mới nhất cũng của Bộ Tài chính thì tính đến cuối năm 2011, nợ công đã giảm nhẹ, chiếm 54,6%GDP, trong đó nợ chính phủ là 43,6% GDP, nợ nước ngoài chiếm 41,5% GDP (tương đương 50 tỷ USD). Theo số liệu được cung cấp bởi Kiểm toán Nhà nước, tính đến hết năm 2010 nợ phải trả nước ngoài dùng để cho vay lại tương đương 11,2 tỷ USD, tăng hơn so với 9,203 tỷ USD năm 2009. Trong đó, số dư mà Bộ Tài chính cho vay lại tại 11 tổ chức cho vay lại và 7 đơn vị vay lại khoảng 8,4 tỷ USD. Lũy kế đến hết năm 2011, số tiền Bộ Tài chính ứng trả nợ thay cho các đơn vị được Chính phủ bảo lãnh vay công nước ngoài gần 2.437 tỷ đồng. Các hệ số an toàn của nợ công Việt Nam tuy vẫn còn trong giới hạn nhưng đã tiệm cận ở mức cao. Dư nợ công tăng lên trong thời gian qua là do các khoản vay nợ trực tiếp trong và ngoài nước của Chính phủ để bù đắp cho bội chi ngân sách nhà nước và do sự gia tăng nghĩa vụ nợ được Chính phủ bảo lãnh của một số tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Lý thuyết tài chính công Trang 10 [...]... đương 11,6% GDP(2) Như vậy, nhìn chung nợ công của Việt Nam đang tăng nhanh trong bối cảnh thâm hụt ngân sách Về nguyên tắc, nợ công của ngày hôm nay phải được trả bằng thặng dư ngân sách của ngày mai Do đó, dường như Việt Nam đang vi phạm nguyên tắc quản lý nợ công bền vững Lý thuyết tài chính công Trang 20 CHƯƠNG 3: Giải pháp giải quyết nợ công tại Việt Nam: Để nợ công được quản lý chặt chẽ, nâng cao... năm 2010: 1USD=84,11979 Yên) Như vậy khi đến kỳ trả nợ, Việt Nam sẽ phải dành một lượng USD lớn hơn nhiều để mua đồng Yên trả nợ Và chỉ riêng biến động này này đă làm gia tăng tổng số nợ nước ngoài và nợ công của chúng ta Như vậy, mặc dù mức nợ công so với GDP của Việt Nam vẫn được đánh giá là an toàn nhưng nợ công đang ẩn chứa nhiều rủi ro Khi nợ công quá cao, bên cạnh những hậu quả về mặt kinh tế,... hiểm của nợ công không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ nợ trên GDP, mà phụ thuộc vào một số chỉ số khác như xu hướng của tỷ lệ nợ công trên GDP, hiệu quả sử dụng nợ hay rộng hơn là tình trạng sức khỏe của nền kinh tế Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng cho biết, dịch vụ nợ công Việt Nam tăng Tính đến 31/12/2012 nợ công sẽ là 58,4% GDP (trong khi cuối năm 2011 là 54,6% GDP) Và dự báo năm 2015 mức nợ sẽ lên... khoản nợ Các món vay nợ nước ngoài của Việt Nam phần lớn là vay nợ dài hạn và tính thanh khoản nợ công hiện vẫn khá tốt, các khoản vay dài hạn với lãi suất thấp chiếm tới 80% (nghĩa vụ trả nợ đến năm 2013 chiếm khoảng 10% dự trữ ngoại hối quốc gia và nợ nước ngoài chiếm 20% dự trữ ngoại hối hiện nay) Mặc dù vậy, nợ công của Việt Nam vẫn có thể xảy ra những rủi ro về tính thanh khoản, khi thời hạn trả nợ. .. 65% GDP, trong đó nợ nước ngoài và Chính phủ dưới 50% Dịch vụ nợ nước ngoài năm 2011 là 12,5% và 2012 là 13,5% tổng thu ngân sách Nhà nước 2.1.2 Về cơ cấu nợ công Trong cơ cấu nợ công Việt Nam, nợ nước ngoài có vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất Theo bản tin mới nhất của Cục quản lý nợ tài chính đối ngoại, năm 2010 tính toán trong tổng nợ công so với GDP có 42,2% GDP là nợ nước ngoài, tăng... không ít khó khăn ở nhiều nước do tình trạng trốn thuế, tệ nạn tham nhũng, hối lộ, kiểm soát không chặt và xử lý không nghiêm của các cơ quan chức năng Thông qua các chương trình đầu tư công, nợ công của Việt Nam được chuyển tải vào các dự án đấu tư nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững Tuy nhiên, tình hình sử dụng nợ công Việt Nam không đạt hiệu quả cao, thể... chi tiêu chính phủ trong các khoản lương hưu và chăm sóc sức khỏe…do vậy, quản lư nợ công thế nào cho hiệu quả là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu tại Việt Nam hiện nay 2.2 Những tác động tiềm tàng Vấn đề nợ công của Việt Nam rõ ràng đang gây ra hàng loạt các mối lo ngại từ quy mô, đến tính an toàn và khả năng tài trợ nợ công Khả năng tăng trưởng kinh tế có thể sẽ bị giảm xuống nếu các biện pháp can thiệp... đáng để Việt Nam học tập trong công tác điều hành, quản lý vĩ mô 2.3 Nguyên nhân Nợ công - truớc hết là vấn đề mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia Việc chi nhiều quá, trong khi thu không đáp ứng nổi, chính phủ phải đi vay tiền dưới nhiều hình thức khác nhau như phát hành công trái, trái phiếu, hiệp định tín dụng,… để chi, từ đó dẫn đến tình trạng nợ Thâm hụt ngân sách kéo dài làm cho nợ công. ..Ở mỗi nước thì có tỷ lệ nợ công trên GDP là khác nhau nhưng cũng là một chỉ số về quy mô của nợ công chứ không phải là một thước đo tốt về mức độ an toàn hay rủi ro của nợ công Bởi vì, nợ công khoảng 100% GDP đủ để Hy Lạp rơi vào tình trạng phá sản, trong khi nợ công lên tới 200% GDP của Nhật Bản vẫn được coi là an toàn Nếu dùng con số 50% GDP... tổng số dịch vụ nợ (trả nợ cả gốc và lãi) của Chính phủ chiếm khoảng 14-16% tổng thu ngân sách nhà nước Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, mức dịch vụ nợ an toàn là không quá 30% tổng thu ngân sách Lý thuyết tài chính công Trang 13 Thách thức thứ tư là đầu tư công chưa hiệu quả là nguồn gốc lớn nhất làm tăng nợ công Ông Phong lấy ví dụ, Việt Nam hiện có 194 khu công nghiệp, 1643 cụm công nghiệp, 15

Ngày đăng: 03/01/2014, 13:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w