Phân vùng ổ cứng cho Linux
Phân vùng ổ cứng cho Linux Cùng với việc ổ đĩa cứng có dung lượng ngày càng lớn thì việc quản lý không gian đĩa một cách hiệu quả cũng góp phần làm tăng hiệu suất sử dụng của máy tính. So với trước đây vài năm, dung lượng của ổ đĩa cứng (harddisk drive, HDD) có mặt trên thị trường có kích thước ngày càng lớn hơn (như 30GB, 40GB, hay 60GB, thậm chí hơn 100GB, 200GB) và dễ mua hơn (vì giá cũng đã hạ rất nhiều). Với HDD mới toanh vừa tậu được, điều đầu tiên mà các bạn quan tâm có lẽ là phân vùng HDD mới sao cho dễ dàng quản lý và hiệu quả nhất. Bài viết này sẽ giới thiệu một số công cụ trợ giúp các bạn tiến hành phân vùng HDD dễ dàng, nhanh chóng. Trước tiên hãy để tôi giới thiệu sơ qua cho các bạn một số khái niệm cơ bản khi tiến hành phân vùng cho HDD. Một HDD được máy tính nhận biết như là một thiết bị lưu trữ (storage device). Trên một HDD, để thuận tiện cho việc quản lý dữ liệu, bạn có thể chia thành nhiều vùng khác nhau (gọi là partition)- công việc này cũng giống như chia một cái tủ lớn thành nhiều ngăn vậy á. Chuyện phân vùng không quá khó và bạn có thể tự thực hiện phân vùng HDD của mình bằng những công cụ sau đây. Disk Druid Disk Druid là bộ công cụ phân vùng cho đĩa kèm theo bộ cài đặt Linux. Trong quá trình cài đặt Linux, bạn có thể sử dụng công cụ Disk Druid để phân chia lại HDD và chỉ định phân vùng cụ thể cho Linux cài đặt lên đó. Để sử dụng Disk Druid, bạn phải chọn option thứ 2 (Manually partition with Disk Druid) khi Linux yêu cầu bạn chỉ định kiểu phân vùng mà bạn muốn lựa chọn cho việc cài đặt Linux. Sau đó bạn nhấn Next để đến màn hình kế tiếp là màn hình chính của Disk Druid. Phần Partitions (phần 1) thể hiện những thông tin về các phân vùng hiện có trên HDD của bạn. Mỗi dòng trong phần Partitions tương ứng với một phân vùng trên HDD. Các khái niệm mount point, device, requested, actual, type sẽ được trình bày rõ hơn trong các bài hướng dẫn cài đặt hệ điều hành Linux. Phần Drive Summary (phần 2) thể hiện thông tin về các HDD hiện có trên máy của bạn. Mỗi dòng trong phần này tương ứng với một HDD. - Add: được dùng để khởi tạo một phân vùng mới trên HDD của bạn. Nên nhớ, HDD của bạn cần phải còn đủ chỗ trống để tạo một phân vùng mới, bằng không, bạn phải xóa đi bớt một phân vùng hiện hữu thì mới có thể tạo mới một phân vùng khác. - Edit: chức năng được dùng để thay đổi các thông số về kích thước, định dạng, tên phân vùng. - Delete: xóa một phân vùng hiện hữu trên HDD. - Reset: khôi phục lại cấu hình phân vùng trước đó. Những thay đổi bạn thực hiện trên phân vùng chỉ thực sự có tác dụng khi bạn nhấn phím Next. Disk Druid chỉ thực sự phát huy được tác dụng của mình khi sử dụng phân vùng - Cho việc cài đặt Linux. Nếu bạn muốn phân vùng để sử dụng cho cả Windows của mình thì phần mềm PartitionMagic vẫn có lợi thế hơn cả. Ngoài ra, bạn vẫn có thể dùng PartitionMagic để phân sẵn các vùng cho việc cài đặt Linux mà không nhất thiết phải sử dụng Disk Druid. PartitionMagic PartitionMagic là công cụ phân vùng ổ cứng của PowerQuest. PartitionMagic cung cấp cho bạn đầy đủ các chức năng cần thiết trong việc phân vùng HDD như tạo, xóa, sửa đổi . Với PartitionMagic, bạn có thể sửa đổi cách phân vùng của mình mà không phải chú ý nhiều đến việc sao lưu dữ liệu hiện có vì PartitionMagic đã đảm bảo an toàn dữ liệu cho bạn khi thay đổi kích thước phân vùng mà không cần format hay xóa phân vùng đó. Một ưu điểm khác của PartitionMagic là giao diện đồ họa. Các partition được hiển thị với những màu khác nhau, các thao tác được thực hiện trực quan hơn sẽ giúp bạn dễ dàng sử dụng công cụ này. Ngoài ra, PartitionMagic hỗ trợ nhiều format như FAT, FAT32, NTFS, Linux ext2/Swap, và cả Linux Ext3 ở phiên bản 8.0. - Để thực hiện phân vùng cho đĩa, bạn có thể chọn phân vùng cần thay đổi và sử dụng các chức năng tìm thấy trong menu Partition hoặc click chuột phải lên phân vùng đó.Có một mẹo nhỏ cho bạn khi tiến hành phân vùng với PartitionMagic. Nếu bạn tạo một phân vùng mới và format phân vùng đó, PartitionMagic sẽ tự động kiểm tra giùm bạn bad sector (nếu có). Tác vụ này chiếm rất nhiều thời gian, nếu chẳng may bạn đang thao tác trên phân vùng có kích thước lớn. Vậy để tiết kiệm thời gian, bạn nên tắt chức năng kiểm tra bad sector của PartitionMagic nếu đã chắc chắn rằng ổ cứng của bạn chẳng có hư hỏng gì cả và không cần thiết phải kiểm tra. Bạn thực hiện việc này bằng cách vào menu General\Preferences ., rồi chọn Skip bad sector checks trên ổ đĩa bạn đang muốn định dạng. Khi bạn làm việc với Linux và phải thường xuyên truy xuất các phân vùng đĩa của MS Windows, như với phân vùng fat32 hoặc NTFS, hoặc cả phân vùng Linux ext3 nào khác, thì động tác đầu tiên là phải mount phân vùng đó vào một thư mục trong hệ thống. Điều này đôi khi rất mất công khi bạn phải thực hiện thường xuyên các thao tác này. Do đó, một cách thuận tiện là bạn khai báo nó cho hệ thống. Khi thực hiện công việc này, bạn login vào tài khoản root để làm việc bằng cách: từ một Terminal ảo, bạn gõ lệnh #su sau đó nhập mật khẩu cho root vào. Đầu tiên, bạn cần tạo một số thư mục dùng để mount các phân vùng cần truy xuất. Thư mục đó có thể nằm bất kỳ nơi đâu nhưng bạn nên tạo trong /mnt để cấu trúc thư mục được thống nhất rõ ràng và dễ nhớ. Chẳng hạn, /mnt/win_c dành cho ổ C, /mnt/disk_mdk cho phân vùng ext3 của mandrake: #mkdir /mnt/win_c #mkdir /mnt/disk_mdk - Mở file /etc/fstab, bạn sẽ thấy trong đó có những khai báo cho các phân vùng làm việc. Chỉ cần thêm vào các mục nhập khác, hệ thống sẽ tự động quản lý các phân vùng được khai báo mỗi khi khởi động. Cấu trúc một file fstab thường như sau: LABEL=/ / ext3 defaults 1 1 none /dev/pts devpts gid=5,mode=620 0 0 none /proc proc defaults 0 0 none /dev/shm tmpfs defaults 0 0 /dev/hda5 swap swap defaults 0 0 Bạn có thể thêm vào các khai báo cho phân vùng cần truy xuất, kể cả ổ CD-ROM: /dev/hda1 /mnt/win_c vfat defaults 0 0 /dev/hda6 /mnt/win_d vfat defaults 0 0 - /dev/hda7 /mnt/win_e vfat defaults 0 0 Trường thứ nhất dùng để khai báo tên phân vùng, như /dev/hda1 chẳng hạn, được khai báo là mount vào /mnt/win_c với kiểu là vfat. Cột thứ tư được khai báo là “defaults” có nghĩa là sẽ được mount tự động mỗi khi hệ thống khởi động. Muốn mount ngay một partition nào đó mà không khởi động lại máy, bạn chỉ cần thực hiện lệnh: #mount /mnt/win_c là ổ C sẽ được mount. Bạn không cần phải thêm các đối số khác khi dùng lệnh mount. Để công việc khai báo được thuận lợi, bạn cần phải biết thông tin về cấu trúc các phân vùng trên ổ cứng. Với các tác vụ như phân chia, xoá, nới rộng đĩa, RedHat đã xây dựng một tiện ích cho công việc này, đó là fdisk và parted, thực hiện với giao diện dòng lệnh. Tuy nhiên, bạn nên dùng các phần mềm như PQ Magic để thực hiện, an toàn, dễ dàng và trực quan hơn. Khi muốn xem thông tin về đĩa với fdisk, bạn nhập lệnh #fdisk /dev/hda với /dev/hda hoặc /dev/hdb là thiết bị bạn muốn làm việc. Sau đó, nhấn “p” để xem thông tin về các phân vùng trên ổ đĩa. nhấn help để xem các hướng dẫn lệnh và tuỳ chọn của fdisk. Với parted, bạn cũng nhập lệnh tương tự: #parted /dev/hda · nhấn help để xem thông tin về các lệnh của parted. - Nhấn print để xem bảng thông tin về các partition · Với parted, bạn cũng có thể tự mình thực hiện các thao tác với đĩa cứng như thêm, xoá, nới rộng. Tất cả đều thao tác bằng dòng lệnh và các thông tin cần thiết đều được hiển thị khi bạn gõ lệnh “help” từ dấu nhắc lệnh của parted. . chuột phải lên phân vùng đó.Có một mẹo nhỏ cho bạn khi tiến hành phân vùng với PartitionMagic. Nếu bạn tạo một phân vùng mới và format phân vùng đó, PartitionMagic. PartitionMagic để phân sẵn các vùng cho việc cài đặt Linux mà không nhất thiết phải sử dụng Disk Druid. PartitionMagic PartitionMagic là công cụ phân vùng ổ cứng của