1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUYỀN tài sản TRONG QUYỀN tác GIẢ

6 307 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 104,5 KB

Nội dung

Bài thảo luận môn Quyền tác giảquyền kế cận, Lớp Cao học Dân sự 15 - Nhóm 3 BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM 3 ĐỀ TÀI: QUYỀN TÀI SẢN TRONG QUYỀN TÁC GIẢ Danh sách thành viên nhóm 3: 1. Phan Huy Hiếu 2. Phùng Văn Hiếu 3. Nguyễn Thị Thu Hồng 4. Phạm Thị Hợp 5. Nguyễn Thị Kim Huế 6. Lương Huy Hùng 7. Phan Duy Hùng 1. Văn bản pháp luật tham chiếu - Bộ luật Dân sự năm 2005 (“BLDS”); - Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 (“LSHTT”) - Nghị định số 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giảquyền liên quan (“Nghị định số 100/2006/NĐ-CP”); - Các văn bản pháp luật có liên quan khác. 2. Phân tích về quyền tài sản trong quyền tác giả Quyền tác giả là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 LSHTT “Quyền tác giảquyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Quyền của tác 1 Bài thảo luận môn Quyền tác giảquyền kế cận, Lớp Cao học Dân sự 15 - Nhóm 3 giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản (Điều 18 LSHTT). Hiện nay quyền tài sản của tác giả ngày càng được quan tâm và áp dụng phổ biến trên thực tế. * Đặc điểm chung của quyền tài sản của tác giả: - Thời hạn bảo hộ: Khác với quyền nhân thân “được bảo hộ vô thời hạn”, quyền tài sản được bảo hộ trong thời hạn do pháp luật quy định (Điều 27 LSHTT); - Chuyển giao: Quyền tài sản được chuyển giao theo Hợp đồng chuyển nhượng quyền tài sản; - Thừa kế: Quyền tài sản của tác giả được thừa kế theo quy định của pháp luật (Điều 40 LSHTT). Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây (Điều 20 LSHTT): a. Làm tác phẩm phái sinh; b. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; c. Sao chép tác phẩm; d. Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; e. Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; f. Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. a. Làm tác phẩm phái sinh Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Theo đó quyền làm tác phẩm phái sinh do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc việc dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang 2 Bài thảo luận môn Quyền tác giảquyền kế cận, Lớp Cao học Dân sự 15 - Nhóm 3 ngôn ngữ khác, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải hoặc tuyển chọn tác phẩm. Phóng tác được hiểu là sự sáng tạo dựa theo nội dung của một tác phẩm khác. Ví dụ : Vở kịch Romio và Juliet là tác phẩm phóng tác từ một tác phẩm khuyết danh được lưu truyền nhiều năm ở Italia. Cải biên là viết lại một tác phẩm đã có, ví dụ như các vở chèo cổ được cải biên thành cải lương. Chuyển thể là chuyển thể tác phẩm từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình nghệ thuật khác, ví dụ một cuốn truyện được chuyển thể thành phim truyền hình. Tuyển chọn là việc tổng hợp các tác phẩm theo một chủ đề, thể loại, nội dung nhất định, ví dụ các sách tham khảo « Tuyển chọn những bài văn hay » . b. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 LSHTT do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.Trong khoản này, biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào ngoại trừ tại gia đình (Điều 23 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP). c. Sao chép tác phẩm Quyền sao chép quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao của tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử (Điều 23 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP). 3 Bài thảo luận môn Quyền tác giảquyền kế cận, Lớp Cao học Dân sự 15 - Nhóm 3 d. Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm. Đối với tác phẩm tạo hình, tác phẩm nhiếp ảnh thì quyền phân phối còn bao gồm cả việc trưng bày, triển lãm trước công chúng (Điều 23 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP). e. Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền độc quyền thực hiện của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc cho phép người khác thực hiện để đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn (Điều 23 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP). f. Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để sử dụng có thời hạn. Không áp dụng quyền cho thuê đối với chương trình máy tính, khi bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông cũng như các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác (Điều 23 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP). * Thời hạn bảo hộ quyền tài sản của tác giả (khoản 2 Điều 27 LSHTT) 4 Bài thảo luận môn Quyền tác giảquyền kế cận, Lớp Cao học Dân sự 15 - Nhóm 3 a. Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này; b. Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 LSHTT có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết; c. Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 27 LSHTT chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả Trong trường hợp tác phẩm được sáng tạo không phải trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc thì quyền tài sản thuộc về tác giả. Trong trường hợp tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc thì quyền tài sản thuộc về cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ hoặc bên giao việc theo hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.Trong trường hợp quyền tài sản không thuộc về tác giả thì tác giảquyền nhận thù lao, nhuận bút do chủ sở hữu quyền tài sản chi trả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ (Điều 740 BLDS). Các quyền tài sản do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này (Điều 20 LSHTT). Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tác giả phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả (Điều 20 LSHTT). 5 Bài thảo luận môn Quyền tác giảquyền kế cận, Lớp Cao học Dân sự 15 - Nhóm 3 Quyền tài sản của tác giả có thể chuyển nhượng thông qua Hợp đồng. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tài sản của tác giả có ý nghĩa quan trọng đem lại lợi ích cho cả 2 chủ thể là tác giả và người mua quyền. Tác giả không phải lúc nào cũng là nhà kinh doanh, có đủ khả năng và khai thác tốt nhất quyền tài sản của mình. Do vậy với tư cách là người mua quyền, các chủ thể khác (nhà kinh doanh) sẽ giúp tác giả đưa tác phẩm của mình đến đông đảo công chúng, đồng thời tác giả cũng được nhận một khoản phí nhất định. 6 . thảo luận môn Quyền tác giả và quyền kế cận, Lớp Cao học Dân sự 15 - Nhóm 3 BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM 3 ĐỀ TÀI: QUYỀN TÀI SẢN TRONG QUYỀN TÁC GIẢ Danh sách. thoả thuận khác .Trong trường hợp quyền tài sản không thuộc về tác giả thì tác giả có quyền nhận thù lao, nhuận bút do chủ sở hữu quyền tài sản chi trả theo

Ngày đăng: 31/12/2013, 11:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w