1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015

76 129 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015.

Trang 1

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang tiến hành “ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ” trong bối cảnhnền kinh tế thế giới đang ở trong giai đoạn hội nhập toàn cầu hóa Thế giới cónhiều sự thay đổi như: thị trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự pháttriển của công nghệ thông tin, lao động trí thức v à văn hóa công ty Vì vậy, pháttriển nguồn nhân lực trở thành một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay.

Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đ ã khẳng định “ nguồn lựccon người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bềnvững ”, “ Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triểnđất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ” Nguồn lực con ng ườilà điểm cốt yếu nhất của nội lực, do đó phả i bằng mọi cách phát huy yếu tố conngười và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Mặt khác, nhằm thu hút các nguồn lực đẩy mạnh công nghiệp hóa thôngqua việc hình thành các KCX, KCN là một vấn đề có tính qui luật chung củanhiều quốc gia đang đi lên hiện nay.

Năm 1991 ở Tp Hồ Chí Minh, Khu chế xuất Tân thuận đầu ti ên của cảnước ra đời, sau 15 năm phát triển, đến cuối 2006 trên địa bàn thành phố đã hìnhthành hệ thống 15 KCX,KCN.

Tình hình đáp ứng nguồn nhân lực cho các KCX, KCN TP.HCM, nhất l àlao động chất lượng cao có nhu cầu tăng tr ưởng rất nhanh từ năm 2000 cho tớinay Việc cung ứng nguồn nhân lực, nhất là nguồn lao động chất lượng caonhằm đáp ứng sự phát triển của KCX, KCN gặp rất nhiều khó khăn Từ đó đ ãđặt ra cho Thành phố Hồ Chí Minh cần phải xem xét tìm hiểu nguyên nhân đểcó những giải pháp chiến lược phù hợp Đó cũng chính là lý do mà chúng tôi

mạnh dạn chọn đề tài: “ Phát triển nguồn nhân lực cho các K hu công nghiệptrên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 ” để làm luận văn tốt

nghiệp cao học của mình.

Trang 2

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là phát triển nguồn nhânlực ở các Khu công nghiệp, Khu chế xuất tr ên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhđược chọn làm giới hạn phạm vi nghiên cứu Thành phố Hồ Chí Minh là trungtâm công nghiệp, giữ vai trò đầu tàu của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam v àcả nước Do đó, việc phát triển nguồn nhân lực ở các Khu công nghiệp, Khu chếxuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là cần thiết hơn và mang lại hiệu quảcao hơn so với địa bàn lãnh thổ khác.

Phát triển nguồn nhân lực liên quan và chịu nhiều tác động của rất nhiềulĩnh vực đa dạng và phức tạp vượt khỏi phạm vi của khu công nghiệp nh ư hệthống luật pháp, chính trị, kinh tế, tr ình độ công nghệ, giáo dục-đào tạo, v.v Trong đó, nhiều vấn đề nan giải và hiện đang là đề tài tranh luận của cả các nhàkhoa học lẫn những người hoạt động thực tiễn Luận văn xin đ ược chú trọng vàoviệc nghiên cứu và đề ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ Khucông nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, lấy mốc thời gian từ 1993 đếnnăm 2007, trong đó chủ yếu là các năm gần đây.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Luận văn nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1 Làm sáng tỏ cơ sở lý luận nguồn nhân lực, quản tr ị nguồn nhân lực, pháttriển nguồn nhân lực trong điều kiện của Việt nam.

2 Đánh giá hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong các KCX, KCN th ànhphố Hồ Chí Minh nhằm t ìm ra những vấn đề tồn tại và nguyên nhân sâuxa của những khiếm khuyết trong phát triển n guồn nhân lực.

3 Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện căn bản hoạt động phát triển nguồnnhân lực cho KCX, KCN thành phố Hồ Chí Minh.

4 Phương pháp nghiên c ứu

Nội dung của đề tài có liên quan đến nhiều lĩnh vực do đó những ph ươngpháp sau đây sẽ được vận dụng:

Trang 3

 Phương pháp duy vật biện chứng, trong đó vận dụng các quan điểm kháchquan, toàn diện, lịch sử khi xem xét, đánh giá từng vấn đề cụ thể.

 Phương pháp thống kê: Tập hợp số liệu theo từng lĩnh vực, địa b àn vàtrình tự thời gian Việc thu thập số liệu kết hợp giữa tài liệu và thực tếđược sử dụng bằng phần mềm SPSS 11.5 để dự báo nguồn nhân lực. Phương pháp tổng hợp: Từ các dự báo, phân tích đánh giá về thực trạng

phát triển nguồn nhân lực của các KCX, KCN thời gian qua v à đề ra cácgiải pháp cho đến năm 2015.

5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Phát triển nguồn nhân lực cho các KCX, KCN có ý nghĩa quan trọngtrong điều kiện của một đất nước vừa đang phát triển, vừa có nền kinh tế chuyểnđổi Vì vậy việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp nh à nước, doanhnghiệp và các cơ sở đào tạo hiểu rõ hơn việc đào tạo và sử dụng lao động Kếtquả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học và khách quan giúp cho nhà nư ớc, doanhnghiệp và các cơ sở đào tạo có thể tìm ra giải pháp nào cần tập trung nhất nhằmphát triển nguồn nhân lực cho các KCX, KCN.

6 Kết cấu của luận văn

Nội dung kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận có bachương nội dung chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực v à pháttriển nguồn nhân lực.

Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của các KCX, KCN t rong thờigian qua.

Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho cá c KCX, KCN Tp.Hồ ChíMinh đến năm 2015.

Phần kết luận

Trang 4

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.1 Khái niệm nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực v à phát triểnnguồn nhân lực

1.1.1 Nguồn nhân lực (HC)

Tiếp cận nguồn nhân lực ở cấp độ vi mô

+ Theo Human Capital White Paper, nguồn nhân lực là tài sản vô hình của mộttổ chức Cơ bản nó là toàn bộ năng lực và sự tâm huyết của mọi người trongmột tổ chức, nghĩa là toàn bộ những kỹ năng, kinh nghiệm, tiềm năng và nănglực của họ.Tài sản nguồn nhân lực buộc tất cả nhân vi ên định hướng năng lực

cao là cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp.

+ Theo quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, nhân lực được hiểu là toàn bộ cáckhả năng về thể lực và trí lực của con người được vận dụng ra trong quá tr ình

lao động sản xuất Nó cũng đ ược xem là sức lao động của con người – một

nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố của sản xuất của các do anh nghiệp.

Nhân lực của doanh nghiệp bao gồm tất cả những ng ười lao động làm việc trongdoanh nghiệp.(Nguyễn Tấn Thịnh,2005)

Tiếp cận nguồn nhân lực ở c ấp độ vĩ mô

Nguồn nhân lực là nguồn lực cơ bản của mỗi quốc gia, l à tổng thể tiềmnăng lao động của con người Theo Begg, Fircher v à Dornbusch, khác vớinguồn lực vật chất khác, nguồn nhân lực đ ược hiểu là toàn bộ trình độ chuyênmôn mà con người tích lũy được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thunhập trong tương lai Giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là kết quảđầu tư trong quá khứ với mục đích tạo ra thu nhập trong t ương lai Tuy nhiên,khác với các nguồn lực vật chất khác, nguồn nhân lực l à con người lao động cónhân cách ( có trí thức, kỹ năng nghề nghiệp v à hoạt động xã hội, có các phẩmchất tâm lý như động cơ, thái độ ứng xử với các tình huống trong cuộc sống ),có khả năng tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp v à vốn sống.

Trang 5

Quan niệm trước đây cho rằng lợi thế cạnh tranh chủ yếu của một công tyhay một quốc gia là do khả năng tài chính mạnh, kỹ thuật công nghệ phát triểncao đã trở nên lỗi thời Ngày nay, xã hội và các nhà quản lý đã nhận thức đượclà nhân tố quyết định tất cả, tính năng động v à sáng tạo của con người và bảnthân con người mới là nguồn lực không gì thay thế được.

Xét về tổng thể, nguồn nhân lực l à tiềm năng lao động của con người trêncác mặt số lượng, cơ cấu ( ngành nghề và trình độ đào tạo, cơ cấu theo vùngmiền, cơ cấu theo ngành kinh tế ) và chất lượng, bao gồm phẩm chất v à nănglực ( trí lực, tâm lực, thể lực, kỹ năng nghề nghiệp ) đáp ứng nhu cầu phát triểnkinh tế, xã hội trong phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương hay ngành, và

năng lực cạnh tranh trong phạm vi quốc gia v à thị trường lao động quốc tế.

(Phan Văn Kha, 2007)

1.1.2 Quản trị nguồn nhân lực (HRM)

Đối với Việt Nam, là một nước có nền kinh tế đang chuyển đổi có trìnhđộ công nghệ, kỹ thuật còn ở mức thấp, kinh tế chưa ổn định và Nhà nước chủtrương “ quá trình phát triển phải thực hiện bằng con ng ười và vì con người ’’,

thì quản trị nguồn nhân lực l à hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt độngchức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì con người của một tổ chứcnhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.

Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực

Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực

Nhóm chức năng này chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số l ượng nhân viênvới các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp Để có thể tuyểnđược đúng người cho đúng việc, trước hết doanh nghiệp phải căn cứ v ào kếhoạch sản xuất, kinh doanh v à thực trạng sử dụng nhân vi ên trong doanh nghiệpnhằm xác định được những công việc nào cần tuyển thêm người.

Thực hiện phân tích công việc sẽ cho biết doanh nghiệp cần tuyển th êmbao nhiêu nhân viên và yêu c ầu tiêu chuẩn đặt đối với các ứng vi ên là như thếnào Việc áp dụng những kỹ năng tuyển dụng nh ư trắc nghiệm và phỏng vấn sẽgiúp doanh nghiệp chọn được ứng cử viên tốt nhất cho công việc Do đó, nhóm

Trang 6

chức năng tuyển dụng thường có các hoạt động: dự báo v à hoạch định nguồnnhân lực, phân tích công việc, phỏng vấn, trắc nghiệm, thu thập, l ưu giữ và xử lýcác thông tin về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Nhóm chức năng đào tạo – phát triển

Nhóm chức năng này chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân vi ên,đảm bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng, trình độ lành nghềcần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân vi ênđược phát triển tối đa các năng lực cá nhân Nhóm chức năng đ ào tạo, phát triểnthường thực hiện các hoạt động nh ư: hướng nghiệp, huấn luyện, đ ào tạo kỹ năngthực hành cho công nhân; bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhậtkiến thức quản lý, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ quản lý v à cán bộ chuyên mônnghiệp vụ.

Nhóm chức năng duy trì nguồn lực

Nhóm chức năng này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quảnguồn nhân lực trong doanh nghiệp Nhóm chức năng n ày gồm hai chức năngnhỏ hơn là kích thích, động viên nhân viên và duy trì, phát tri ển các mối quan hệlao động tốt đẹp trong doanh nghiệp.

Chức năng kích thích, động vi ên liên quan đến các chính sách và các hoạtđộng nhằm khuyến khích, động vi ên nhân viên trong các doanh nghi ệp làm việchăng say, tận tình, có ý thức trách nhiệm và hoàn thành công việc với chấtlượng cao Do đó, xây dựng v à quản lý hệ thống thang bảng l ương, thiết lập vàáp dụng các chính sách lương bổng, thăng tiến, kỷ luật, tiền th ưởng, phúc lợi,phụ cấp, đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân vi ên là những hoạtđộng quan trọng nhất của chức năng kích thích, động vi ên.

Chức năng quan hệ lao động li ên quan đến các hoạt động nhằm hoàn thiệnmôi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc nh ư: ký kết hợp đồnglao động, giải quyết khiếu tố, tranh chấp lao động, giao tế nhân vi ên, cải thiệnmôi trường làm việc, y tế, bảo hiểm và an toàn lao động Giải quyết tốt chứcnăng quan hệ lao động sẽ vừa giúp các doanh nghiệp tạo ra bầu không khí tập

Trang 7

thể và các giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa l àm cho nhân viên được thỏa mãn vớicông việc và doanh nghiệp.(Trần Kim Dung, 2006)

1.1.3 Phát triển nguồn nhân lực (HRD)

Các khái niệm liên quan đến phát triển nguồn nhân lực

Nghề là một dạng của hoạt động lao động trong hệ thống phân công lao

động xã hội Nó là tổng hợp của sự hiểu biết v à thói quen trong lao động mà conngười tiếp thu được do kết quả đào tạo chuyên môn và tích lũy trong quá trìnhlàm việc Ở mỗi một nghề đòi hỏi phải một kiến thức lý thuyết v à một kỹ năngthực hành nhất định để hoàn thành một công việc xác định trong x ã hội (nghề cơkhí, nghề xây dựng, nghề giáo vi ên )

Chuyên môn là hình thức phân công lao động sâu hơn của một nghề Nó

đòi hỏi một kiến thức lý thuyết chuy ên sâu hơn và kỹ năng thực hành cụ thể hơntrong một phạm vi hẹp hơn Chẳng hạn nghề cơ khí có các chuyên môn như :đúc, tiện, nguội, phay, bào

Trình độ tay nghề của người lao động được thể hiện ở mặt chất lượng sức

lao động của người đó, thể hiện qua mức độ nắm vững lý thuyết kỹ thuật cũngnhư kỹ năng thực hành để hoàn thành những công việc có mức độ phức tạp nhấtđịnh thuộc một nghề hay một chuy ên môn nào đó.

Giáo dục theo nghĩa rộng, được hiểu là các hoạt động đào tạo hình thành

nên những con người mới Nó bao gồm bốn mặt : trí dục, đức dục, giáo dục thểchất và giáo dục thẩm mỹ.

Đào tạo nói chung là tổng hợp những hoạt động nhằm nâng cao tr ình độ

học vấn, trình độ nghề nghiệp và chuyên môn cho người lao động.

+ Đào tạo nghề là tổng hợp những hoạt động cần thiết cho phép ng ười lao động

có được những kiến thức lý thuyết v à kỹ năng thực hành nhất định để tiến hànhmột nghề cụ thể trong doanh nghiệp v à xã hội.

+ Đào tạo lại là một dạng là một dạng đào tạo nghề cho những người lao động

làm cho họ thay đổi nghề nghiệp hay chuy ên môn do phát sinh khách quan c ủanhững phát triển kinh tế xã hội; những tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng nh ưnhững thay đổi về tâm sinh lý của ng ười lao động vốn đã ổn định.

Trang 8

Phát triển là các hoạt động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghề

nghiệp, trình độ quản lý cho người lao động khi xã hội có sự tiến hóa, khoa họckỹ thuật và công nghệ đã có sự tiến bộ.

Nâng cao trình độ lành nghề là hoàn thiện những hiểu biết lý thu yết vànhững kỹ năng thực hiện đã có sẵn của người lao động làm cho họ có những khảnăng cao hơn, làm việc có hiệu suất và chất lượng hơn để thích ứng với côngviệc trong tương lai.(Nguyễn Tấn Thịnh, 2005)

Phát triển nguồn nhân lực (HRD)

Theo UNESCO (United Nations Educational Scientific and CulturalOrganization – Tổ chức giáo dục, Khoa học v à Văn hóa Liên Hợp Quốc), phát

triển nguồn nhân lực là toàn bộ sự lành nghề của dân cư trong mối quan hệ vớisự phát triển của đất nước.

Theo ILO (International Labour Organization–Tổ chức Lao động quốc tế)

cho rằng, phải hiểu phát triển nguồn nhân lực theo ngĩa rộng hơn, không chỉ làsự ngành nghề của dân cư hoặc bao gồm cả vấn đề đào tạo nói chung mà còn làphát triển năng lực đó của con ng ười để tiến tới có được việc làm hiệu quả,cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân Quan điểm này dựa trên

cơ sở nhận thức rằng con người có nhu cầu sử dụng năng lực của m ình để tiếntới có được việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn về nghề nghiệp và cuộc sốngtừng cá nhân.

Theo UNIDO (The United Nations Industrial Development Organization– Tổ chức Phát triển Công nghiệp Li ên Hợp Quốc ), phát triển con ng ười mộtcách hệ thống vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của một quốc gia, nóbao gồm mọi khía cạnh về kinh tế, x ã hội như nâng cao khả năng cá nhân, tăngnăng lực sản xuất và khả năng sáng tạo, bồi dưỡng chức năng chỉ đạo thông quagiáo dục – đào tạo nghiên cứu và từ hoạt động thực tiễn.

Một số khái niệm khác về “ Phát triển nguồn nhân lực ” d ưới các góc nhìnkhác nhau như:

Theo Leonard Nadler, là một chuỗi những hoạt động đ ược tổ chức thựchiện trong một thời gian xác định nhằm thay đổi h ành vi Phát triển nguồn nhân

Trang 9

lực là liên quan đến vấn đề thực hiện chức năng của con người trong hệ thốngsản xuất.

Theo Swanson,1997; Swanson and Holton III, 2001 “ Phát triển nguồnnhân lực là một quá trình phát triển và thúc đẩy sự tinh thông của con ng ườiqua việc phát triển tổ chức, đào tạo, và phát triển nhân sự nhằm cải thiện năngsuất”.

Theo McLean&McLean, 2000 “ Phát triển nguồn nhân lực là bất cứ quátrình hay hoạt động nào nhằm phát triển những kiến thức làm việc cơ bản, sựtinh thông, năng suất, và sự hài lòng mà cần cho một đội, nhóm, cá nhân hoặcnhằm mang lại lợi ích cho một tổ chức, cộng đồng, quốc gia hay tóm lại là cầncho toàn nhân loại”.

Chiến lược phát triển giáo dục 2001 -2010 là “ Phát triển giáo dục phảigắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học – công nghệ, củngcố quốc phòng, an ninh, đảm bảo hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề,cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả;kết hợp giữa đào tạo và sử dụng ”.

Phát triển nguồn nhân lực là tạo ra tiềm năng của con ng ười thông qua

đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và đào tạo lại, chăm sóc sức khỏe về thể lực

và tinh thần, khai thác tối đa tiềm năng trong đó các hoạt động lao động thôngqua việc tuyển, sử dụng, tạo điều kiện về môi tr ường làm việc (phương tiện lao

động có hiệu quả và các chính sách hợp lý, v.v…), môi trường văn hóa, xã hộikích thích động cơ, thái độ làm việc của con người, để họ mang hết sức mình

hoàn thành các nhiệm vụ được giao ( Hình 1 ).

Trang 10

Hình 1 Mô hình phát triển nguồn nhân lực

( Nguồn Phan Văn Kha, Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong nền kinh tếthị trường ở Việt Nam, 2007 )

Như vậy, phát triển nguồn nhân lực bao gồm các th ành tố: Đào tạo, bồi

dưỡng và đào tạo lại nhân lực theo phương châm học suốt đời để phát triển quy

mô, điều chỉnh cơ cấu nhân lực cho phù hợp với nhu cầu của xã hội; hình thànhvà phát triển những kiến thức, kỹ năng v à thái độ nghề nghiệp, kỹ năng sống của

người lao động; Tuyển và sử dụng nhân lực vào làm việc tại vị trí lao động ph ù

hợp với trình độ và ngành, nghề được đào tạo của người lao động, theo nhu cầu

tổ chức công việc tại các đ ơn vị; Chăm sóc sức khỏe và tạo môi trường tốt để

người lao động phát triển năng lực, thể lực v à phẩm chất đạo đức nghề nghiệptrong quá trình hành nghề Đồng thời, tạo điều kiện cho ng ười lao động có đủnăng lực và điều kiện để di chuyển nghề nghiệp, chuyển đổi nghề v à vị trí làmviệc, tìm việc làm mới và tự tạo việc làm trong điều kiện môi trường kinh tế - xãhội luôn biến động do ảnh h ưởng của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật v àcông nghệ.

1.2 Vai trò KCX, KCN đối với sự phát triển kinh tế-xã hội

Khu công nghiệp ( Industrial Zone, Industrial Estate)

Ở Việt Nam, Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyênsản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp,có ranh giới địa lý xác định, không có dân c ư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ

Đào tạo NLTuyển, Sử dụng NLBồi dưỡng NLTự bồi dưỡng

Tự tạo VLĐào tạo lại- Môi trường:

+ Môi trường vật lý (phương

Trang 11

tướng Chính phủ quyết định th ành lập Trong KCN có thể có thể có doanhnghiệp chế xuất KCN thường được xây dựng trên các vùng có nhiều đất trống,các nhà máy xây dựng trong khu được tập trung theo chiều dọc Do đó chi phíđầu vào và đầu ra của doanh nghiệp sẽ hạ thấp v ì các nhà máy thường xây dựngsát cạnh nhau, đầu ra của nhà máy này cũng là đầu vào của nhà máy kia Ngoàira, khi đầu tư vào KCN các doanh nghi ệp sẽ giảm được nhiều chi phí như: chiphí mua đất, xây dựng đường dây tải điện, đường vận tải vào nhà máy,…

Khu chế xuất: (Export Processing zone – EPZ)

Tại Việt Nam, KCX là nơi tập trung các doanh nghiệp chuy ên sản xuấtchế biến hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất h àng xuất khẩu vàhoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân c ư sinh sống, dochính phủ hoặc thủ tướng Chính phủ quyết định th ành lập KCX được coi nhưtách khỏi Việt nam về mặt thuế quan H àng hóa, hành lý và ngoại hối từ nướcngoài nhập khẩu vào KCX, hoặc doanh nghiệp chế xuất v à từ KCX, hoặc doanhnghiệp chế xuất xuất khẩu ra n ước ngoài được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp nội địa với các doanhnghiệp chế xuất được coi là quan hệ xuất, nhập khẩu Hàng từ Việt nam vàoKCX được xem như hàng xuất khẩu ra nước ngoài và hàng từ KCX đưa vào nộiđịa được xem như hàng nhập khẩu từ nước ngoài.

1.2.1 Là công cụ thu hút vốn đầu tư

Loại hình các KCX, KCN là nơi mà các nhà đầu tư trong và ngoài nướccùng đầu tư sản xuất kinh doanh trên một vùng không gian lãnh thổ Đây là sựkết hợp sức mạnh của các nguồn lực trong n ước khi có tác động từ các nguồnvốn ở bên ngoài, là nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế – xã hội Sự kếthợp này được thể hiện bằng liên kết kinh tế giữa các KCX, KCN với sản xuấtnội địa, giữa thị trường trong nước và quốc tế Việc thực hiện tốt các điều kiệntrên sẽ tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu t ư vào các KCX, KCN.

Khi môi trường đầu tư trong nước hấp dẫn sẽ thúc đẩy thu hút vốn đầu tưnước ngoài Qua đó cũng kích thích, huy động các nguồn vốn đầu t ư của cácthành phần kinh tế trong nước tham gia xây dựng phát triển hạ tầng các KCN,

Trang 12

các chính sách ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất trong các KCX, KCNcũng tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài Vì vậy, việc khuyếnkhích các thành phần kinh tế đầu tư vào các KCN bằng nhiều hình thức, đa dạngsẽ khai thác được một nguồn vốn to lớn của x ã hội tham gia đầu tư vào cácKCN Điều này sẽ tạo ra môi trường đầu tư tốt hơn và qua đó cũng tạo niềm tinvà sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài Đây là sự tác động tương hỗ biệnchứng để phát triển các KCN Do đó, mục ti êu hàng đầu để xây dựng phát triểncác KCX, KCN là để thu hút các nguồn vốn đầu t ư trong và ngoài nước đáp ứngcho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n ước.

1.2.2 Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa v à chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang là một tất yếu, đặc biệt đối với nhữngnước đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải chấp nhận một cuộc c ạnh tranhgay gắt, mà trước hết là ngay trên thị trường trong nước với các công ty nướcngoài, chứ chưa nói đến thị trường khu vực và thế giới.Trước tình hình đó KCX,KCN được xem như là một phương thức chiến lược thực hiện công nghiệp hóa,một phương thức có tính quy luật và nhiều quốc gia đã thực hiện Cốt lõi lànhằm phát triển khu vực công nghiệp tập trung với kỹ thuật công nghệ ti ên tiếnhiện đại và có cơ cấu hợp lý, hướng về xuất khẩu, tạo tích luỹ để hiện đại hóanền kinh tế.

Với vị trí là sản xuất tập trung, các KCX, KCN sẽ có nhiều điều kiệnthuận lợi để triển khai sản xuất với tr ình độ hiện đại Đó là động lực cơ bản đểthay đổi các thiết bị kỹ thuật cũ kỹ lạc hậu Điều n ày phù hợp với nước ta, cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ là phổ biến Một mặt khác, các KCX, KCN cũng l à nơiđể các doanh nghiệp mới th ành lập, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiếtbị để tiến hành sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp tập trung.

Định hướng phát triển công nghiệp n ước ta trong thời gian tới là: “Vừaphát triển nhanh các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh v ào một sốngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao, nhất l à công nghệ thôngtin, viễn thông, điện tử, tự động hóa ” (NQ Đại hội IX) Như vậy các KCX, KCN

Trang 13

còn góp phần phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động b ên cạnh cácngành nghề sản xuất sản phẩm có h àm lượng chất xám cao để xuất khẩu v à tiêudùng trong nước Đây là một tiến trình tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đạihóa Bởi vì ở nước ta nguồn lao động có nhu cầu việc làm còn nhiều, chưa thểmột sớm một chiều chúng ta có ngay một đội ngũ lao động có tr ình độ cao phùhợp với nền sản xuất tiên tiến hiện đại.

Sự gia tăng giá trị sản l ượng hàng hóa dịch vụ từ các KCX, KCN đều l àmtăng tổng thu nhập của địa phương, nhờ đó đã đóng góp vào mức tăng trưởng vàphát triển nền công nghiệp tại chỗ, dẫn đến việc h ình thành những ngành côngnghiệp mới làm thay đổi cơ cấu sản phẩm công nghiệp, góp phần chuyển dịchcơ cấu kinh tế của địa phương và vùng lãnh thổ.

1.2.3 Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ

Các doanh nghiệp hoạt động trong các KCX sản xuất ra sản phẩm chủ yếulà để xuất khẩu, bởi dựa vào lợi thế so sánh về tài nguyên, giá nhân công r ẻ đểsản xuất và xuất khẩu với giá rẻ hơn đến các nước khác.

Bên cạnh đó còn có hình thức liên kết nội địa, các doanh nghiệp ngo àiKCX bán sản phẩm, nguyên liệu vào KCX, gia công cho các doanh nghi ệp trongKCX để xuất khẩu Đây thực chất l à xuất khẩu tại chỗ và góp phần vào quá trìnhnội địa hóa cơ cấu giá trị sản phẩm của quốc gia, một trong những ti êu chuẩn đểsản phẩm nội địa tham gia v ào thị trường quốc tế.

KCX, KCN là nơi tập trung nhiều xí nghiệp tr ên một vị trí địa lý, nêntrong quá trình sản xuất, lượng xuất của xí nghiệp này đồng thời cũng là lượngnhập của xí nghiệp kia, nhờ đó mà giá thành của sản phẩm giảm đáng kể do tiếtkiệm được chi phí vận chuyển, l ưu kho bãi,…từ đó đã nâng cao năng lực cạnhtranh trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu V ì vậy các KCX, KCN cóvai trò to lớn trong việc sản xuất sản ph ẩm hướng về xuất khẩu làm tăng kimngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ cho quốc gia, góp phần tích lũy vốn cho côngnghiệp hóa, hiện đại hóa

1.2.4 Là đầu mối tạo việc làm và đào tạo nguồn nhân lực

Trang 14

Các doanh nghiệp hoạt động trong các KCX, KCN hầu hết l à các doanhnghiệp mới thành lập, nên đã thu hút được một lực lượng lao động lớn vào làmviệc Thông thường việc giải quyết việc l àm tại các KCX, KCN được thông quacác giai đoạn: Lúc mới hình thành các KCX, KCN thu hút lao động từ các ngànhxây dựng để đáp ứng việc san lấp mặt bằng, xây dựng c ơ sở hạ tầng, xây dựngnhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị Giai đoạn tiếp theo l à thu hút đáng kể lựclượng lao động theo tính chất ng ành nghề thuộc lĩnh vực đầu tư Ngoài ra, cácKCX, KCN còn tham gia vào vi ệc huấn luyện, đào tạo một đội ngũ các nhà quảnlý giỏi, có kỹ năng nghề nghiệp b ài bản để tiếp thu tốt nhất tr ình độ công nghệsản xuất và công nghệ quản trị trên tiến, với tác phong công nghiệp Nh ư vậychính KCX, KCN là nơi đào t ạo và tổ chức đội ngũ những người lao động côngnghiệp có trình độ cao Đội ngũ này là lực lượng tiên phong trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất n ước.

1.2.5 Góp phần phân công lại lao động ở tr ình độ cao hơn

Là nơi sản xuất tập trung, các KCX, KCN đ ã góp phần qui hoạch lại sảnxuất công nghiệp trong nước Các doanh nghiệp ở đây có nhiều thuận lợi để mởrộng qui mô, đầu tư mới, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nhờ đó đ ã làm giá trị sảnlượng công nghiệp gia tăng đáng kể B ên cạnh đó, thông qua việc cung cấpnguyên liệu, sản phẩm từ bên ngoài vào các KCX, KCN c ũng đã đưa đến sựhình thành các vùng sản xuất nguyên liệu, các ngành sản xuất mới Từ đó gópphần qui hoạch lại ngành nghề sản xuất của vùng, của địa phương, một trongnhững tác động tích cực nhất của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước Từquá trình thu hút vốn đầu tư, còn cần cả quá trình xây dựng các chính sách đểkhuyến khích các doanh nghiệp đầu t ư vào những ngành sản xuất theo địnhhướng Đây vừa là quá trình phát triển sản xuất, đồng thời cũng l à quá trình tổchức, phân công lại lao động ở một tr ình độ cao hơn.

1.3 Đặc trưng phát triển nguồn nhân lực trong các KCN T p.Hồ Chí Minh1.3.1 Vai trò nguồn nhân lực trong các KCN Tp Hồ Chí Minh

Trong các khu công nghiệp, nguồn nhân lực có vai tr ò đặc biệt quan trọng vì:

Trang 15

- Nguồn nhân lực là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hộithành phố Hồ Chí Minh.

- Nguồn nhân lực có tác dụng giữ chân tốt những doanh nghiệp đ ã vào và là mộttiêu chí quan trọng thu hút đầu tư nước ngoài.

- Nguồn nhân lực đã đáp ứng được nhu cầu ngành nghề đa dạng và sự phát triểncủa doanh nghiệp trong các KCN Tp Hồ Chí Minh

- Nguồn nhân lực – nhất là nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao năng lựccạnh tranh của mỗi doanh nghiệp trong các KCN v à của cả nền kinh tế thànhphố Hồ Chí Minh.

1.3.2 Đặc trưng nguồn nhân lực trong các KCN T p.Hồ Chí Minh

Theo tài liệu tổng kết 10 năm hoạt động của các KCX, KCN Tp.Hồ ChíMinh cho thấy qui mô có hiệu quả của các KCX, KCN là từ 300 ha đến 500 haBảng 1.1 Khu chế xuất, khu công nghiệp Tp.HCM

Trang 16

Với quy mô diện tích này, đối tượng đầu tư vào các khu phổ biến là cácdoanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, là lực lượng đang thất thế trong cạnh tranhdo nhược điểm về thâm dụng lao động với tr ình độ thua kém về công nghệ Điềunày cho thấy là nhu cầu về lao động cho các KCX, KCN TP.HCM có những đặctrưng sau:

- Số lượng lao động phổ thông lớn chiếm 60-70% khi tuyển dụng.

- Lực lượng đã qua đào tạo được các doanh nghiệp tuyển dụng phần lớnthuộc kỹ năng văn phòng, quản trị chiếm tỉ lệ khoảng 15% t ùy doanhnghiệp, trong đó tay nghề kỹ thuật chỉ độ 5-7% mà phần lớn phải đượcđào tạo lại trên dây chuyền sản xuất.

- Xét về trình độ công nghệ, lực lượng lao động của các KCX, KCN vẫncòn nặng về công nghệ thấp và trung bình.

- Lực lượng lao động đa số trong tuổi thanh ni ên, tỷ lệ nữ khá cao.- Đa số trên 60% là lao động từ các tỉnh, thành phố khác đến làm việc.Để giải quyết tốt bài toán cân đối lao động phù hợp cho KCX, KCN, yêu cầukhách quan là cần có một phương hướng tạo nguồn vừa khoa học, vừa thực tế v àhiệu quả phù hợp với các đặc trưng sản xuất của các khu Giải pháp tối ưu chovấn đề này vừa có tác dụng giữ chân tốt những doanh nghiệp đ ã vào, đồng thờigởi một thông điệp đầy sức hấp dẫn đến các nh à đầu tư triển vọng.

1.3.3 Phát triển nguồn nhân lực trong c ác KCN Tp Hồ Chí Minh

Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt l à nguồn nhân lực có hàm lượng chấtxám cao là một vấn đề phải quan tâm đặc biệt để phục vụ cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế Trong chiến l ược xâydựng và phát triển kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, việc quyhoạch phát triển nhân lực cung cấp cho nền kinh tế nói chung v à cho các dự ánphát triển KCX, KCN nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng Đây là một chủtrương lớn nhằm xây dựng nền kinh tế công nghiệp tự chủ, phát triển bền vữngvà an toàn.

Trang 17

Như vậy, phát triển nguồn nhân lực trong các KCX, KCN bao gồm:

- Cơ cấu nhân lực, bao gồm tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong tổng nguồn

lao của đội ngũ nhân lực, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ đào tạo của độingũ nhân lực, cơ cấu nhân lực đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa của TP.HCM nói chung v à nhu cầu nhân lực củaKCX, KCN nói riêng.

- Tuyển dụng lao động, nhân lực vào làm việc tại vị trí lao động phù hợp

với trình độ và ngành, nghề được đào tạo của người lao động, theo nhu cầu tổchức công việc tại các doanh nghiệp , thường có các hoạt động dự báo v à kếhoạch nguồn nhân lực, thu thập, l ưu giữ và xử lý thông tin về nguồn nhân lựccủa các KCX, KCN.

- Đào tạo nguồn nhân lực, theo phương châm học suốt đời để phát triển

quy mô, điều chỉnh cơ cấu nhân lực cho phù hợp với nhu cầu của các KCX,KCN; hình thành và phát tri ển những kiến thức, kỹ năng v à thái độ nghề nghiệp,kỹ năng sống của người lao động.

- Chế độ chính sách duy trì cho nguồn nhân lực để người lao động phát

triển năng lực, thể lực và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong quá tr ình hànhnghề thông qua các chính sách an sinh x ã hội, phúc lợi xã hội, dịch vụ nhà ở, vàcác dịch vụ phúc lợi công cộng ( n ước, điện, văn hóa, thông tin, giải trí )

1.4 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho KCX, KCN của một sốnước

1.4.1 Kinh nghiệm Hàn Quốc

Vấn đề thiếu lao động của Hàn Quốc xảy ra từ đầu những năm 1990 donhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, nhất là thiếu lao động có trình độchuyên môn kỹ thuật và tay nghề, thiếu lao động ở các ngành nghề mới, HànQuốc đã áp dụng nhiều biện pháp để đáp ứng nhu cầu lao động và khắc phục sựthiều hụt về lao động, cụ thể là các biện pháp sau:

Một là, tổ chức thu thập, phân tích và dự báo thông tin thị trường lao

động, nhằm xác định rõ nhu cầu lao động của doanh nghiệp, tổ chức; xác định rõ

Trang 18

các thông tin về người tìm việc để công bố rộng rãi trên các phương tiệnthông tin đại chúng để người lao động và người sử dụng lao động biết, tự chắpnối và dự kiến cho tương lai.

Hai là, tổ chức xây dựng và thực hiện chương trình hướng nghiệp trong

tất cả các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học nhằm cung cấp và tạođiều kiện cho tất cả học sinh đều được tiếp cận, tư vấn và hướng nghiệp sớm.

Ba là, nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo của các trường đại học,

trường cao đẳng nghề; Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các trường công lậpvà ngay cả các trường dân lập cũng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để tổ chứcđào tạo.

Bốn là, xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các trường đào tạo

nhằm gắn kết trực tiếp ngay từ đầu giữa đào tạo và sử dụng lao động, đáp ứngyêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời tận dụng được thế mạnh của mỗi bên trongquá trình đào tạo, tất cả đều hướng tới tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động.

Năm là, đẩy mạnh các hoạt động của các trung tâm đảm bảo việc làm

thông qua việc nâng cao năng lực hoạt động, nhất là nâng cao năng lực cán bộvà đầu tư cơ sở vật chất của trung tâm; đồng thời kiên quyết xử lý những tổchức, cá nhân hoạt động bất hợp pháp trong lĩnh vực giới thiệu việc làm.

Sáu là, thực hiện sử dụng lao động hợp lý và thường xuyên nâng cao trình

độ của người lao động đang làm việc nhằm ổn định việc làm, thăng tiến trongcông việc, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Các doanh nghiệp đều xác địnhtừng vị trí công việc và yêu cầu đối với người lao lao động để đáp ứng đượctừng vị trí công việc nhằm sử dụng lao động có hiệu quả; các trường đều tổ chứctheo dõi về việc làm và sự đáp ứng công việc của học sinh sau khi ra trường đểcó kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; các trường thường tổ chức các cuộc hội thảo,trao đổi với người sử dụng lao động để biết được nhu cầu cần đào tạo đối vớingười lao động trong hiện tại và tương lai.

1.4.2 Kinh nghiệm Malaysia

Trang 19

Các giải pháp để cung ứng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp ởMalaysia:

- Malaysia đã thành lập Bộ nguồn nhân lực để phát triển nguồn nhân lực Bộnguồn nhân lực có vai trò: Cập nhật và triển khai các chính sách về lao động,phát triển nguồn nhân lực, an toàn lao động và sức khỏe của người lao động;Quản lý và giải quyết tranh chấp lao động; Quản lý các quan hệ quốc tế tronglao động; Hoạch định các chính sách phát triển nguồn nhân lực; Phân tích chínhsách thị trường lao động; Tạo cơ hội việc làm cho người lao động; Cập nhật vàtriển khai chính sách đào tạo nghề trong nước, phát triển các tiêu chuẩn kỹ năngnghề quốc gia; Cập nhật và triển khai chính sách về an sinh x ã hội.

- Quá trình đào tạo kỹ năng nghề của Malaysia: Phân tích nhu cầu dựa tr ênthông tin của thị trường lao động → Phân tích công việc → Phân tích thực hiệncông việc → Phân tích cấu trúc công việc → Xây dựng ti êu chuẩn đào tạo →Cục phát triển kỹ năng chứng nhận lao động đ ã qua đào tạo sau đó chuyển tớinhà tuyển dụng.

Thời gian đào tạo nghề tại Malaysia th ường là 2 năm phụ thuộc vào cáccấp độ nghề khác nhau trong đ ó thời gian thực hành là 70-80% và học lý thuyếtlà 20-30%, thời gian học tập thường là từ 3-4 ngày tại doanh nghiệp và 1-2 ngàytại trường hoặc từ 3-4 tháng tại doanh nghiệp và 1-2 tháng tại trường Phươngthức đánh giá thông qua kiểm tra, h àng tháng học viên được nhận tiền trợ cấpthêm từ chính phủ.

- Phát triển hệ thống cung ứng lao động, nâng cao vai tr ò các hoạt động của hệthống các đơn vị giới thiệu việc làm của Nhà nước và của tư nhân để thực hiệnviệc tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp đểđáp ứng nhu cầu lao động.

- Sử dụng lao động đảm bảo thiết thực v à hiệu quả, qua trao đổi với các doanhnghiệp, các doanh nghiệp rất quan tâm đến vấn đề tuyển dụng v à sử dụng laođộng, có kế hoạch sử dụng lao động, nhằm sử dụng la o động có hiệu quả doanhnghiệp xác định cụ thể số l ượng lao động cho từng vị trí công việc v à đòi hỏi

Trang 20

trình độ chuyên môn, tay nghề, nhiệm vụ và công việc phải làm; việc công khai,minh bạch các tiêu chuẩn cụ thể, quyền và nghĩa vụ của người lao động, ngườisử dụng lao động được thực hiện ngay từ khâu tuyển dụng lao động v à trong quátrình làm việc; nhiều doanh nghiệp có chính sách khuyến khích ng ười lao độnglàm việc có hiệu quả và có sáng kiến; các doanh nghiệp quan tâm nhiều đếncông tác đào tạo nghề tại doanh nghiệp, các phúc lợi cho ng ười lao động đểnâng cao hiệu quả trong công việc.

1.4.3 Những bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới có thể rútra những bài học kinh nghiệm sau:

1 Hoàn thiện chính sách, pháp luật, xây dựng Luật bảo hiểm việc l àm hay Luậtviệc làm (trong đó bao gồm cả nội dung về bảo hiểm việc l àm) nhằm hỗ trợkhông cho người lao động thất nghiệp, mà quan trọng hơn là hỗ trợ cho nhữngngười đang làm việc.

2 Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, trước hết là hoàn thiện cácchỉ tiêu thông tin thị trường lao động, tổ chức thu thập và phân tích thông tin thịtrường lao động về cung – cầu lao động, phổ biến rộng rãi, kịp thời các thôngtin, đặc biệt là chỗ làm trống, những doanh nghiệp đang có nhu cầu sử dụng laođộng, những yêu cầu đối với người lao động ở từng vị trí công việc; các thôngtin về người lao động cần tìm việc làm .; tổ chức thực hiện tốt công tác dự báovề nguồn lao động, về nhu cầu sử dụng lao động trong từng năm và từng thờikỳ Cần xây dựng mạng thông tin thị trường lao động sử dụng trong toàn quốcvà bất cứ doanh nghiệp, người lao động nào muốn khai thác đều được đáp ứngmột cách dễ dàng, đơn giản và kịp thời.

3 Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển nguồn nhân lực, cần xácđịnh rõ các mục tiêu, các hoạt động liên quan đến việc phát triển toàn diện cả vềsố lượng và chất lượng nguồn lao động, nhất là vấn đề sức khỏe, đào tạo chuyênmôn kỹ thuật và tay nghề cho người lao động, ý thức và sự hợp tác trong côngviệc, thái độ và tác phong của người lao động; về tổ chức thực hiện cần thiết

Trang 21

thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển nguồn nhân lực bao gồm đại diện củacác ngành có liên quan và đại diện của người sử dụng lao động, các tổ chứcchính trị-xã hội…, việc tổ chức thực hiện cần xác định rõ trách nhiệm của từngngành, từng cấp trong việc triển khai thực hiện chương trình; Nhà nước hỗ trợtài chính cho các hoạt động của chương trình và huy động từ các cấp, các doanhnghiệp để thực hiện chương trình.

4 Tăng cường công tác đào tạo nghề cho người lao động, hoàn thiện hệ thốngđào tạo từ bậc phổ thông, đào tạo nghề, đào tạo đại học; xây dựng chương trìnhhướng nghiệp cho học sinh phổ thông và bắt buộc thực hiện ở các trường; hoànthiện hệ thống giáo trình ở các trường đào tạo theo hướng các trường tự xâydựng giáo trình và phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia theo qui định; chươngtrình đào tạo nghề cần tăng cường thực hành (chiếm khoảng 60%) và đào tạo lýthuyết khoảng 40%; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho ngườilao động để đáp ứng nhu cầu của công việc; cần có các giải pháp để gắn chặtđào tạo với sử dụng lao động,

5 Xây dựng mối quan hệ giữa trường đào tạo và doanh nghiệp, thông qua chínhsách, cơ chế hoạt động và khuyến khích các doanh nghiệp gắn với các trườngđào tạo và ngược lại các trường đào tạo gắn với doanh nghiệp để đào tạo, bồidưỡng và sử dụng lao động một cách có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của lao độngcủa doanh nghiệp.

6 Nâng cao năng lực của hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm giớithiệu việc làm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức thực hiện cácchính sách về phát triển thị trường lao động Tổ chức các hoạt động tư vấn, giớithiệu và cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động, thực hiện các hoạtđộng giao dịch trên thị trường lao động Điều này thể hiện tính khách quan vàvai trò của tổ chức giới thiệu việc làm Do đó, cần phải nâng cao năng lực hoạtđộng của các trung tâm giới thiệu việc làm về cơ sở vật chất, cán bộ và cấp kinhphí cho các hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận Đồng thời có các biện pháp

Trang 22

xử lý nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hoạt động bấthợp pháp trong lĩnh vực này.

7 Khai thác, đào tạo và sử dụng lao động trong nước, Việt Nam có lực lượnglao động lớn, chủ yếu ở khu vực nông thôn và lao động chưa qua đào tạo chiếmtỷ lệ cao, vì vậy để cung ứng nguồn lao động này và phải có các chương trình,các hoạt động để đào tạo lao động nông thôn, nhất là lao động trẻ, lao động ởkhu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp Mặt khác, đối với số laođộng đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cần có kếhoạch và giải pháp để thường xuyên nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu sử dụnglao động của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

Trang 23

Kết luận chương 1

Hiện nay, về mặt lý luận có nhiều cách tiếp cận ( vi mô và vĩ mô ) nhưngkhái niệm phát triển nguồn nhân lực đã khẳng định vai trò quan trọng và sự cầnthiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp; đáp ứngnhu cầu của doanh nghiệp và xã hội; phải kết hợp thỏa mãn lợi ích của người laođộng và người sử dụng lao động.

Kinh nghiệm thực tiễn của các nước Hàn Quốc và Malaysia cho thấy việcphát triển nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của Nhà nước Nhànước phải nhận thức sớm vấn đề này và xây dựng các giải pháp đồng bộ để khắcphục sự thiếu hụt về lao động nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho sự phát triểncủa đất nước Các giải pháp được thực hiện cả về chính sách, các hoạt động hỗtrợ thông qua các chương trình và tổ chức thực hiện; việc tổ chức thực hiện theohướng tạo điều kiện để người lao động, người sử dụng lao động và các trườngđào tạo phát huy hết khả năng; Nhà nước hỗ trợ khi cần thiết theo mục tiêu vàthông qua các chương trình cụ thể; quan tâm và phát triển các tổ chức và cáchoạt động dịch vụ công như các trung tâm đảm bảo việc làm, các trường đàotạo… để hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp Đây là những kinh nghiệmtốt để nghiên cứu, áp dụng tại Việt Nam hiện tại và trong thời gian tới là tươngđối phù hợp.

Sau 15 năm xây dựng và phát triển, các KCX, KCN TP.HCM đ ã đónggóp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh.Các KCX, KCN thành phố thực hiện 5 mục tiêu kinh tế của Chính phủ đề ra thểhiện trên các nhiệm vụ: (1) Thu hút vốn đầu t ư trong và ngoài nước; (2) Giảiquyết việc làm; (3) Du nhập kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến; (4) Tăngnăng lực xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ; (5) Góp phần thúc đẩy kinh tế x ã hộicủa Thành phố phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa v à đô thịhóa các vùng ngoại thành.

Việc phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho cácKCX, KCN giữ vai trò quyết định đến việc thu hút các nhà đầu tư và giải quyết

Trang 24

việc làm cho người lao động Chính vì vậy, việc vận dụng lý luận phát triểnnguồn nhân lực vào điều kiện của các KCX, KCN sẽ có ý nghĩa thiết thực h ơnvà mang lại hiệu quả cao cho người lao động và doanh nghiệp.

Trang 25

2.1.1 Quá trình hình thành và phát tri ển của KCX, KCN Tp.HCM

Sau khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987,đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng, phần lớn tập trung vàolĩnh vực dịch vụ như khách sạn, văn phòng làm việc ở các thành phố lớn Tuynhiên, đầu tư vào công nghiệp, nhất là công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu gặphai khó khăn chính, đó là: cơ s ở hạ tầng yếu kém; thủ tục xin giấy phép đầu t ưvà triển khai dự án đầu tư phức tạp, mất nhiều thời gian Trước yêu cầu pháttriển kinh tế, qua kinh nghiệm của n ước ngoài và thực hiện Nghị quyết của Đạihội Đảng lần thứ VI năm 1986, Chính phủ (lúc đó l à Hội đồng Bộ trưởng) chủtrương thành lập khu chế xuất (KCX) để l àm thí điểm một mô hình kinh tế nhằmthực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa theo hướng hiện công nghiệp hóa, hiệnđại hóa.

Quy chế KCX đã được ban hành kèm theo Nghị định số 322/HĐBT ngày18/10/1991 và ngày 25/11/1991, KCX Tân Thu ận – KCX đầu tiên của cả nước –được thành lập theo Quyết định số 394/CT của Chủ tịch H ội đồng Bộ trưởng.Ngay sau khi Quy chế KCX được ban hành và KCX Tân Thuận được thành lập,Ban quản lý KCX Tân Thuận đã được bổ nhiệm nhân sự theo Quyết định củachủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 62/CT ngày 26/2/1992.

Năm 1992, KCX Linh Trung ra đ ời Ban quản lý đổi tên thành Ban quảnlý các khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh, được sử dụng con dấu có hình

Trang 26

quốc huy, áp dụng mô hình mới quản lý theo cơ chế “Một cửa, tại chỗ” và đượccác Bộ ủy quyền theo thông báo số 433/KTĐN ng ày 27/10/1992 và Thông báosố 22/TB ngày 4/02/1993 của Văn phòng Chính phủ.

Ngày 28 tháng 12 năm 1994, Chính ph ủ ban hành Nghị định 192/CP vềQuy chế KCN Sau đó Chính phủ ban h ành Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 vềQuy chế KCN, KCX và khu công nghệ cao Năm 1996 và 1997 liên tiếp 10KCN trên 6 quận, huyện của Thành phố có quyết định thành lập trong đó cóKCN Tam Bình 1 sau khi gi ải tỏa xong đền bù xong đã chuyển giao cho Công tyliên doanh KCX Linh Trung xây d ựng thành KCN Linh Trung 2.

Sau khi một số KCN được thành lập, Ban quản lý các khu chế xuất thànhphố Hồ Chí Minh được chuyển thành Ban quản lý các khu chế xuất v à côngnghiệp thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định của Thủ t ướng Chính phủ số731/TTg ngày 03/10/1996.

Từ tháng 10/2000, Ban quản lý đ ược chuyển giao trực thuộc UBNDThành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định của Thủ t ướng Chính phủ số 100/QĐ-TTg ngày 17/8/2000 theo đó Ban qu ản lý chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức,biên chế, chương trình công tác và kinh phí hoạt động của UBND Thành phố HồChí Minh, đồng thời chịu sự chỉ đạo về n ghiệp vụ chuyên môn của Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực.

Đến cuối năm 2007, trên địa bàn Thành phố đã hình thành hệ thống 15KCX, KCN với diện tích đất thuê lũy kế là 1.115,76 ha/1.229,92 ha đất thươngphẩm được phép cho thuê của 12 KCX, KCN đang hoạt động, đạt tỉ lệ lấp đầy91% đất thương phẩm ở các khu: Tân Thuận, Linh Trung I & II, B ình Chiểu,Tân Tạo, Tân Bình, Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc, Tân Thới Hiệp, Tây Bắc Củ Chi,Các Lái 2, Hiệp Phước – giai đoạn 1 Các KCN mới và KCN mở rộng đã có chủtrương đầu tư của Chính Phủ, đang trong giai đoạn đền b ù giải tỏa và san lấpmặt bằng làm hạ tầng với diện tích 1.026,40 ha ở các khu: Phong Phú, Tân PhúTrung, Tây Bắc Củ Chi, Phú Hữu.

Trang 27

Từ năm 1991 đến năm 2006, ở Th ành phố Hồ Chí Minh có 15 KCX,KCN trên các quận huyện được thành lập theo Quyết định của Thủ t ướng Chínhphủ trong đó:

- 03 KCX là Tân Thuận (quận 7), Linh Trung I v à II (quận Thủ Đức).- 12 khu công nghiệp tập trung là: KCN Bình Chiểu (quận Thủ Đức);

KCN Tân Tạo (quận Bình Tân); KCN Vĩnh Lộc (quận Bình Tân, mởrộng huyện Bình Chánh); KCN Lê Minh Xuân, Phong Phú (huy ệnBình Chánh); KCN Tây B ắc Củ Chi; KCN Tân Phú Trung (huyện CủChi); KCN Hiệp Phước (huyện Nhà Bè); KCN Tân Bình (qu ận TânPhú); KCN Tân Thới Hiệp (quận 12); KCN Cát Lái

và các năm tiếp theo, 13 khu công nghiệp (KCN) tr ên 7 quận - huyện của thànhphố có quyết định thành lập của chính phủ.

2.1.2 Cơ chế quản lý của KCX, KCN Tp.HCM2.1.2.1 Cơ chế “ Một cửa, tại chỗ “

Với Quyết định của Thủ t ướng Chính phủ tại các công văn số 433/KTDNngày 27/10/1992 và số 22/TB ngày 04/02/1993 đã mở đầu cho việc hình thànhcơ chế quản lý mới, đó là cơ chế ủy quyền để Ban quản lý giải quyết nhanhchóng các thủ tục về đầu tư và các lĩnh vực quản lý khác Đây l à lần đầu tiêntrong phạm vi cả nước, Thủ tướng đã giao cho cơ quan quản lý đặc thù ở địaphương con dấu quốc huy và chỉ đạo các Bộ ủy quyền cho Ban quản lý để xử lýtại chỗ những vần đề phát sinh tại KCX Trong 15 năm qua, Ban quản lý đ ã thựchiện có hiệu quả tốt cơ chế quản lý “Một cửa, tại chỗ”, chứng minh trong thựctiễn một chủ trương phù hợp của mô hình quản lý mới này.

Cơ chế “Một cửa, tại chỗ” góp phần đổi mới c ơ chế quản lý trên tất cả cáclĩnh vực đầu tư, thương mại, xây dựng, môi trường, lao động, giải quyết các thủtục một cách nhanh chóng, tiện lợi, l àm thay đổi phong cách quản lý ngày càngtiên tiến hơn, hiện đại hơn, đảm bảo tập trung thống nhất đầu mối trong quản lý,hoàn thiện cung cách phục vụ đã tạo được lòng tin cho nhà đầu tư Để thực hiệncơ chế “Một cửa, tại chỗ” Ban quản lý đ ã được sự ủy quyền phân cấp của cácBộ ngành như sau:

Trang 28

- Về ủy quyền: Ban quản lý l à một cấp giải quyết trực tiếp phần lớn các vấn đềcơ bản nảy sinh trong các KCX -KCN Để đảm bảo Ban quản lý có đủ quyền hạncần thiết, các Bộ ngành và UBND Thành phố đã ủy quyền cho Ban quản lýtrong từng lĩnh vực cụ thể như quản lý đầu tư, xây dựng, xuất nhập khẩu, tàichính, môi trường, lao động

- Về phân cấp: theo Luật đầu t ư năm 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày22/9/2006, Ban quản lý được phân cấp mạnh trong việc cấp Giấy chứng nhậnđầu tư cũng như quản lý hoạt động đầu tư, Chính phủ chỉ chấp thuận về nguyêntắc đối với một số dự án quan trọng ch ưa có trong quy hoạch hoặc chưa quyhoạch.

Tuy nhiên, trong quá trình th ực hiện, mô hình quản lý các doanh nghiệpdưới nhiều đầu mối Vì vậy, dẫn đến tình trạng thiếu tập trung thống nhất n ênhiệu quả quản lý ở một số lĩnh vực ch ưa cao Cơ chế “Một cửa, tại chỗ” ở đâychưa rõ ràng, chưa được ủy quyền các chức năng nh ư thanh tra, xử phạt, thốngkê nên cũng gặp hạn chế trong quản lý.

2.1.2.2 Cơ chế “ Phối hợp quản lý “

Trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành như: quản lý môitrường, quản lý lao động, quản lý công nghệ, quản lý ngoại hối cần có sự hỗtrợ của các Sở chuyên ngành trên địa bàn Trong thời gian qua, Ban quản lý đ ãký quy chế phối hợp trên 17 đơn vị sở ngành và các tổ chức liên quan như: Ngânhàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, Cục Thuế thành phố, Sở Khoa học côngnghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hải quan Tuy nhiên, những quy chế này nộidung cũng chưa thật hoàn thiện và hiệu quả.

Một số chương trình phối hợp với các Sở ngành trong thời gian qua baogồm: phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, VCCI, ITCP để trao đổi thông tin, tổchức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; tổ chức đối thoại doanh nghiệp tại cácKCX, KCN có sự tham gia của các cơ quan hữu quan tại thành phố như CụcThuế, Hải quan để lắng nghe v à giải quyết những khó khăn v ướng mắc củadoanh nghiệp; phối hợp với Sở Lao động Th ương binh và Xã hội, Sở Y tế vàBảo hiểm xã hội thành phố giám sát, chấn chỉnh các vi phạm li ên quan đến

Trang 29

chính sách lao động, an toàn vệ sinh lao động, thực phẩm; phối hợp Sở T àinguyên Môi trường cho các doanh nghiệp; phối hợp với Công an th ành phố vềcông tác an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cholực lượng bảo vệ, phòng cháy chữa cháy của KCX, KCN v à doanh nghiệp.

2.1.2.3 Cơ chế “ Tự đảm bảo tài chính “

Kinh phí hoạt động của Ban quản lý từ 1992 đến tháng 5/1999 l à do ngânsách cấp Từ tháng 5/1999, được sự cho phép của Chính phủ, Ban quản lý đượcthực hiện thí điểm chế độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động với nguồn duy nhất từmột phần thu phí quản lý của KCX Tân Thuận Đây l à chế độ tài chính đầu tiênchủ trương xã hội hóa kinh phí hoạt động ở một c ơ quan quản lý Nhà nước cónguồn thu Sau hai năm thí đi ểm, chế độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động đ ã tiếtkiệm chi ngân sách 7,9 tỷ đồng, cho phép Ban quản lý chủ động theo kế hoạchchi tiêu theo luật ngân sách, đảm bảo kịp thời nhu cầu chi cho hoạt động củaBan quản lý Từ kết quả đó, ngày 19/12/2001, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã kýquyết định số 138/2001/QD9-BTC ban hành quy chế tạm thời về chế độ tự đảmbảo kinh phí hoạt động của Ban quản lý v à Quyết định số 03/2003/QĐ-BTC củaBộ Tài chính ngày 10/01/2003 về việc thực hiện chế độ thí điểm mở rộng diệnthu phí quản lý ở các KCX, KCN Với nguồn thu đ ược mở rộng, Ban quản lý cóđiều kiện cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoạt động cho các chủ đầu t ư, nhằm quảnlý và phát triển các KCX, KCN ngày càng tốt hơn.

2.2 Hiệu quả hoạt động của các KCX, KCN Tp.HCM trong 15 năm hìnhthành và phát triển

KCX, KCN thành phố được hình thành nhằm thực hiện 05 mục ti êu kinhtế mà Chính phủ đã giao được quy định theo Nghị định 36/CP của Chính phủtrên các nhiệm vụ: (1) Thu hút vốn đầu t ư trong và ngoài nước; (2) Giải quyếtviệc làm; (3) Du nhập kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiến tiến; (4) Tăng nănglực xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ; (5) Góp phần thúc đẩy kinh tế x ã hội củathành phố phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa v à đô thị hóacác vùng ngoại thành.

2.2.1 Về thu hút vốn đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 30

Năm 2007 tổng số vốn đầu tư thu hút kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt537,6 triệu USD, tăng 141% so với năm 2006 ( 223 ,3 triệu USD, không baogồm dự án Cảng Container trung tâm Sài Gòn – SPCT – với vốn đầu tư đăng ký249 triệu USD tại KCN Hiệp Ph ước do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp năm 2006 ),đạt 96% kế hoạch cả năm ( 560 triệu USD ) ( xem phụ lục 2.1 ), góp 46% tổngvốn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp củ a Thành phố.

- Về đầu tư nước ngoài, có thêm 21 dự án với tổng vốn đầu t ư đăng ký là50,3 triệu USD, tăng 5% so với năm 2006, vốn đầu t ư bình quân 2,4 triệu USDcho một dự án; điều chỉnh tăng vốn 129 dự án với tổng số vốn tăng l à 235,8triệu USD, tăng 132% so với năm 2006 Các dự án tập trung v ào các ngành nghềmũi nhọn của Thành phố, 3 ngành chiếm tỷ trọng vốn đầu tư cao nhất bao gồm:cơ khí ( 39% ), dịch vụ ( 16% ) và điện tử ( 14% ).

- Về đầu tư trong nước, có thêm 62 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là4.034,34 tỷ đồng, tương đương 252,15 triệu USD, tăng 516% so với năm 2006,vốn đầu tư bình quân 4,07 triệu USD cho một dự án Các ng ành có tỷ trọng vốnđầu tư cao nhất bao gồm: dịch vụ ( 19% ), c ơ khí ( 17% ), thực phẩm ( 15% ) vàbao bì ( 15% ).

- Về diện tích đất cho thuê, năm 2007, diện tích đất cho thuê đạt 88,43 ha,giảm 2% so với năm 2006 ( 90,28 ha ), đạt 44% kế hoạch năm 2007 ( 200 ha );diện tích nhà xưởng cho thuê đạt 38.807 m2.

Như vậy, lũy kế đến ngày 31/12/2007, tại các KCX, KCN thành phố có

1.193 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu t ư đăng ký là 4,26 tỷ USD,

trong đó đầu tư nước ngoài 481 dự án, vốn đầu tư là 2,75 tỷ USD; đầu tư trongnước 712 dự án, vốn đầu t ư là 24.097,64 tỷ đồng, tương đương 1,51 t ỷ USD

(xem phụ lục 2.2) Diện tích đất thuê lũy kế là 1.115,76 ha/1.229,92 ha đất

thương phẩm được phép cho thuê của 12 KCX, KCN đang hoạt động, đạt tỉ lệlấp đầy 91% đất thương phẩm (xem phụ lục 2.3).

Về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 31

- Tình hình triển khai dự án: Hiện nay, có tổng cộng 910 dự án trong n ướcvà nước ngoài đang hoạt động với tổng vốn đăng ký l à 2,7 tỷ USD; 35 dự ánchậm triển khai và 76 dự án ngưng triển khai, ngưng hoạt động, phá sản.

- Vốn thực hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu t ư nước ngoài: tính đếncuối năm 2007, vốn pháp định của các doanh nghiệp ước thực hiện 994,13 triệuUSD, đạt 92,84% vốn đăng ký, trong đó các doanh nghiệp KCX đạt 98,84%,phản ánh năng lực đầu tư của các doanh nghiệp KCX Vốn đầu t ư ước thực hiện1,467 tỷ USD, đạt 79% vốn đầu tư đăng ký.

- Thuế và các khoản nộp ngân sách: Số thu ngân sách về thuế tiếp tục tăng

cao trong năm 2007, ư ớc đạt 1.100 tỷ đồng, đạt 106,5% kế hoạch năm 2007

(1.032 tỷ đồng) và tăng 60% so với năm 2006.

Vốn đầu tư của các công ty phát triển hạ tầng v à các ngành cung ứngdịch vụ

Về đầu tư hạ tầng KCX, KCN , có 12 công ty phát triển hạ tầng KCX,KCN, trong đó có 02 đơn v ị liên doanh với nước ngoài, các đơn vị còn lại làdoanh nghiệp trong nước Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trongKCX, KCN để phục vụ cho nhà đầu tư là 270 triệu USD.

Ngoài ra, các ngành cung ứng phát triển mạnh như: Nước (Công ty cấpnước thành phố), Điện (Công ty Điện lực th ành phố và Công ty điện HiệpPhước), Bưu chính viễn thông (VNPT, Viettel, SPT ), Xăng dầu v à Ngânhàng thương mại (Việtcombank, Sacombank, Incombank, Ngân h àng Đầu tưphát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, VIB Bank, Ngânhàng Phương Nam ) đã thành lập các chi nhánh và phòng giao dịch, xây dựngcơ sở vật chất và trang bị máy móc thiết bị tại các KCX, KCN để đáp ứng kịpthời nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp v à người lao động(dich vụ trả lương thông qua tài khoản cá nhân, hệ thống ATM) với tổng vốnđầu tư trên 281,3 triệu USD.

2.2.2 Về kim ngạch xuất khẩu

- Xuất khẩu: năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của các KCX, KCN ước đạt 2.700triệu USD, tăng 16% so với năm 2006 ( 2.320 triệu USD ), đạt 100% kế hoạch

Trang 32

năm 2007; cấp 2.000 Giấy chứng nhận xuất xứ h àng hóa ASEAN mẫu D chocác doanh nghiệp với giá trị 50 triệu USD Như vậy, việc Việt Nam gia nhập tổchức thương mại thế giới ( WTO ) và Mỹ bình thường hóa quan hệ vĩnh viễn vớiViệt Nam đã góp phần gia tăng kim nghạch xuất khẩu của các KCX, KCN th ànhphố.(xem phụ lục 2.4)

Các nhóm hàng xuất khẩu chính bao gồm: may m ặc ( chiếm tỷ trọng39,81% kim nghạch xuất khẩu ), điện - điện tử ( 17,92% ), cơ khí – cơ khí điện( 14,46% ), hóa chất, hóa dầu ( 5% ), thực phẩm ( 4,78% ), vật liệu xây dựng(4,8%).

- Nhập khẩu: kim ngạch nhập khẩu trong năm ước đạt 2.300 triệu USD,

tăng 32% so với năm 2006 (1.740 triệu USD), đạt 110% kế hoạch năm 2007(2.100 triệu USD).

Như vậy, so sánh giữa kim ngạch xuất khẩu v à kim ngạch nhập khẩu, cácKCX, KCN đạt giá trị xuất siêu là 400 triệu USD, góp phần tạo nguồn ngoại tệvà tăng GDP của Thành phố.

2.2.3 Về trình độ kỹ thuật, công nghệ mới v à kinh nghiệm quản lý

Công nghệ của các doanh nghiệp trong KCX, KCN thời gian ban đầuthường là các loại công nghệ thâm dụng lao động, sử dụng nguồn nguy ên liệu dễtìm trên thị trường như các ngành dệt may, lắp ráp điện tử; chủ yếu là gia công.

Càng về sau, khi độ an toàn của môi trường đầu tư cho phép, các nhà đầutư nâng trình độ công nghệ lên, đi vào những lĩnh vực công nghệ cao nh ư cơ khíchính xác, tự động hóa Một số lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao tại KCX, KCNđã được các doanh nghiệp đầu t ư thể hiện qua các dây chuyền sản xuất các sảnphẩm như: hộp số tự động ô tô, cáp điện, linh kiện điện -điện tử của các Công tyFurukawa, Nikkiso, Saigon Precision, Chubu Rika, Nidec Tosok Ngoài ra, m ộtsố nhà đầu tư bắt đầu đi vào công nghệ của nền kinh tế tri thức nh ư thiết kế, sảnxuất con chip, phần mềm điện toán như Công ty Renesas.

Mặt khác, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp KCX, KCN đ ãchuyển giao dần việc quản lý v à điều hành sản xuất cho người lao động ViệtNam Hầu hết các doanh nghiệp đ ã bố trí, sử dụng người lao động Việt Nam vào

Trang 33

các vị trí, chức danh công việc quan trọng nh ư: tổ trưởng các bộ phận, quản đốc,trưởng phòng, giám đốc, phó giám đốc, hoặc th ành viên Hội đồng quản trị Quađó, giúp lao động Việt Nam tiếp cận và học hỏi trình độ quản lý tiên tiến củanước ngoài.

2.2.4 Về giải quyết việc làm

Việc hình thành các KCX, KCN và s ự gia tăng của khu vực đầu t ư nướcngoài đã thu hút, giải quyết việc làm ngày càng nhiều cho người lao động kể cảlao động của thành phố và lao động từ các tỉnh Tính đến 31/12/200 7, các KCX-KCN đã thu hút được 249.525 lao động, trong đó lao động l àm việc trong cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 179.383 người, chiếm tỉ lệ 72% Lựclượng lao động trong KCX, KCN chủ yếu là lao động trẻ có độ tuổi trung b ìnhtừ 18 đến 25, lao động nhập c ư chiếm trên 60% và tỷ lệ lao động chiếm khoảng67% tổng số lao động.

Bảng 2.1 Tình hình thu hút lao động của các KCX, KCN Tp.HCM(Tính đến 31/12/2007)

SttKCX - KCNSố lao động (người)Lao động nữ (người)

Nguồn: Ban Quản lý các KCX, KCN TP.HCM

Lao động làm việc trong KCX, KCN li ên tục tăng qua các năm, đặc biệtlà trong giai đoạn đầu hình thành KCX, KCN Trong 5 n ăm đầu, tốc độ tăng

Trang 34

hàng năm trên 100% Những năm kế tiếp, tốc độ tăng lao động giảm h ơn so vớitrước Nguyên nhân là do giai đoạn này hoạt động sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp đã dần ổn định và các KCX, KCN đã khai thác gần như lấp đầy.

Vấn đề tồn tại hiện nay l à nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu vềchất lượng và số lượng Đa số lao động phải tuyển dụng từ các tỉnh khác, do đóthị trường lao động luôn bị biến độn g và không ổn định Sự chuyển dịch c ơ cấuđầu tư, khuyến khích các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, giảm dần tỷ lệ cácngành nghề thâm dụng lao động dẫn đến t ình trạng thiếu lao động kỹ thuật.Đồng thời, chương trình giảng dạy tại các trường còn mang nặng tính lý thuyết,chậm đổi mới, nội dung đào tạo chưa gắn với nhu cầu thực tiễn; nhiều lao độngđã được đào tạo qua trường lớp nhưng khi được tuyển dụng, doanh nghiệp vẫnphải đào tạo lại Do đó, việc cung ứng nguồn nhân lực, đặc biệt l à lao động chấtxám, kỹ thuật cao, luôn gặp khó khăn.

2.2.5 Về thúc đẩy kinh tế xã hội của thành phố phát triển

Quá trình mở rộng và phát triển các KCX, KCN là quá trình góp phầnđáng kể vào chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, chuyển từ mộtvùng nông nghiệp lạc hậu với năng suất thấp thành vùng công nghiệp, phát triểntoàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, trước đây Quận 2, 7, 12, TânBình, Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè là những huyện nông thôn ngoạithành, vùng ven thành phố, giá trị sản xuất công nghiệp thấp; tuy nhi ên, từ khicó KCX, KCN trên các địa bàn này, đã chuyển hóa những vùng nông thôn, đầmlầy hoang hóa, vùng đất bạc màu tại nơi đây thành những nơi trù phú về sản xuấtcông nghiệp, khang trang về hạ tầng kỹ thuật – xã hội, có không gian xanh tươi.Giá trị sản xuất công nghiệp ngo ài quốc doanh của các quận, huyện tr ên trongvòng vài năm đã tăng đáng kể.

Năm 1991, sự hình thành KCX Tân Thuận (một trong năm chương trìnhphát triển để hướng phát triển thành phố về hướng Nam và ra biển Đông) đã mởra đường Bắc Nhà Bè – Nam Bình Chánh (nay là đại lộ Nguyễn Văn Linh) vớikhu đô thị mới Phú Mỹ Hưng hiện đại, mở ra KCN Hiệp Ph ước, Nhà máy điện

Trang 35

Hiệp Phước cùng với hệ thống cảng tổng hợp sẽ đ ược xây dựng Như vậy, KCXTân Thuận đã góp phần tạo sự chuyển hướng từ một vùng nông nghiệp lạc hậutrở thành vùng đô thị công nghiệp phát triển trong t ương lai.

Về cơ sở hạ tầng, trong thời gian qua thành phố đã nỗ lực dần xây dựngcơ sở hạ tầng bên ngoài kết nối đến KCX, KCN nhằm phục vụ cho sự hìnhthành và phát triển KCX, KCN thành phố, như đã xây dựng và mở rộng các hệthống trục giao thông chính (Quốc lộ 1, đ ường Trường Chinh, xa lộ Bắc Nam,xa lộ Đông Tây, xây dựng thêm cầu Kinh Tẻ, cầu Tân Thuận 2, hầm chui trênQuốc lộ 1 tại các điểm tiếp giáp KCN) cũng nh ư các hệ thống điện, nước, viễnthông phát triển.

Một số công ty phát triển hạ tầng KCX, KCN v à doanh nghiệp trong khuđã đầu tư phát triển các hạ tầng xã hội như: khu nhà ở chuyên gia, nhà lưu trúcông nhân, khu ăn uống, vui chơi giải trí thể thao, phòng khám y tế, hệ thống thẻATM.

Về thu ngân sách, một kết quả đáng ghi nhận là trong những năm qua, cácKCX, KCN cũng đóng góp vào nguồn thu ngân sách của thành phố Thu ngânsách trong các KCX, KCN liên t ục tăng cao qua các năm, tốc độ tăng bình quânlà 53%/năm Trong năm 200 7, thu ngân sách ước đạt 1.100 tỷ đồng, đạt 106,5%kế hoạch năm 2007 (1.032 tỷ đồng) và tăng 60% so với năm 2007.

Nhìn chung, qua 15 năm hình thành và phát triển, hiệu quả thu hút đầu t ưtại các KCX, KCN được thể hiện trên một ha đất cụ thể như sau: thu hút đượckhoảng 3,07 triệu USD vốn đầu t ư, tạo ra 9,97 triệu USD kim ngạch xuất khẩu,giải quyết việc làm cho gần 148 ngàn lao động, đóng góp ngân sách tr ên 40.000USD/năm.

2.3 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của các KCX, KCN Tp.HCM2.3.1 Tình hình cung ứng nguồn nhân lực trong KCX, KCN

2.3.1.1 Sự phát triển về số lượng lao động

Khu chế xuất ở Tp.HCM ra đời v ào cuối năm 1991 Đến đầu năm 1993doanh nghiệp đầu tiên ở KCX Tân Thuận bắt đầu hoạt động, với chuyên ngànhsản xuất là kéo sợi Đây là mốc khởi đầu của hoạt động, huy động, bồi d ưỡng và

Trang 36

cung ứng lao động cho sản xuất công nghiệp của to àn bộ quá trình hình thành vàphát triển của hệ thống các KCX, KCN.

Trong quá trình phát triển của mình, các KCX, KCN TP.HCM đã là mộtđầu mối thu hút một lực l ượng lao động đông đảo từ qu ỹ lao động tự có tạiTP.HCM cũng như từ các địa phương bạn, kể cả những địa phương cách rất xaThành phố.

Với phương châm vừa chạy vừa xếp hàng lần lượt các khu chế xuất rồiđến các khu công nghiệp đ ã thu hút ngay lực lượng lao động đông đảo đangthiếu việc làm với trình độ tay nghề hầu như chưa có gì đáng kể, với sự năngđộng quý báu của các nhà đầu tư trong nỗ lực đào tạo tại chỗ rất hiệu quả, đápứng cơ bản nhu cầu của sản xuất.

Theo cách thức như vậy, sức thu hút lao động của các khu đ ã tăng lênmạnh mẽ, đặc biệt là trong thời kỳ định hình của hệ thống trong các năm 1995 –1997.

Sự phát triển về định lượng của lực lượng lao động đầu quân vào nền sảnxuất của các khu được phản ánh qua thống kê:

Bảng 2.2 Tỷ lệ tăng số lao động làm việc tại các KCX, KCN theo năm

Trang 37

Từ năm 1993 đến 1997 là thời kỳ các nhà máy trong các khu ào ạt mở cửatừ kết quả của các giấy phép đầu t ư khi các KCX, KCN mới vào cuộc Do đó,tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động vào thời gian này là có sự đột biến,năm 1995 tăng 320,19%; năm 1996 tăng 114,43%; năm 1997 tăng 113,22%.

Số lượng lao động thu hút được vào ca KCX, KCN phần lớn bao gồm họcsinh phổ thông mới ra trường, tỉ trọng đến 70%.

Theo số liệu của Phòng Quản lý lao động thuộc Ban quản lý th ì tỉ trọngcủa các loại lao động tính chung cho thời gian qua được phản ánh như sau:+ Trung học phổ thông ( tú tài hoặc hết lớp 12/12 ): 28,6%

+ Phổ thông cơ sở ( tốt nghiệp cấp 2 hoặc học hết lớp 9/12): 40,9%+ Tốt nghiệp đại học: 10%+ Tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp: 15,5%

Tình trạng này bắt nguồn từ thực tế là khả năng đào tạo tay nghề củachúng ta còn nhiều hạn chế, đặc biệt chất l ượng tay nghề được đào tạo vẫn cònkhá xa với yêu cầu từ thực tế này, các nhà đầu tư bắt buộc phải nâng cao tínhnăng động của mình bằng việc đào tạo tại chỗ mà đầu vào là học sinh chưa cótay nghề nhưng có khả năng được đào tạo nhanh.

Cần nói cho chính xác rằng nhu cầu thực sự của các doanh nghiệp trongcác khu đương nhiên không phải đơn giản là học sinh phổ thông với trình độ họcvấn nhất định, mà nhu cầu thật sự là các công nhân có tay nghề được đào tạo từcác học sinh mới ra trường với trình độ học vấn như đã nêu.

2.3.1.2 Về chất lượng nguồn nhân lực

- Về trình độ học vấn: Các KCX – KCN đã góp phần nâng cao dân trí,người lao động trở nên năng động hơn, có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao taynghề, trình độ văn hóa; có ý thức kỷ luật v à tác phong công nghiệp Tỷ lệ laođộng trình độ THCS, PTTH có xu hướng giảm, thay vào đó là trình độ lao độngtrung cấp, cao đẳng và đại học ngày càng tăng Tỷ lệ về trình độ học vấn đượcthể hiện bảng sau:

Trang 38

Bảng 2.3: Tỷ lệ lao động có trình độ học vấn ở các KCX, KCN

Năm 2007Năm 2006Trình độ văn hóa - tay nghềSố lao

Số laođộng(người)

Nguồn: Ban Quản lý các KCX, KCN TP.HCM

Nếu như năm 2006, tỷ lệ lao động có trình độ lao động phổ thông là 75%và trình độ đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp là 25% thì đến năm2007, tỷ lệ lao động có trình độ phổ thông giảm xuống là 73% và trình độ đạihọc, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tăng lên 27%.

- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật ở các KCX, KCN thời gian ban đầuthường là các loại công nghệ thâm dụng lao động, sử dụng nguồn nguyên liệu dễtìm trên thị trường như các ngành dệt may, lắp ráp điện tử, chủ yếu là gia công.Càng về sau, khi độ an toàn môi trường đầu tư cho phép, các nhà đầu tư nângtrình độ công nghệ đi lên, đi vào những lĩnh vực công nghệ cao tại KCX, KCNđã được các doanh nghiệp đầu tư thể hiện qua các dây chuyền sản xuất các sảnphẩm như: hộp số số tự động ô tô, cáp điện, linh kiện điện-điện tử của các côngty Furukawa, Nikkiso, Saigon Precision, Chubu Rika Ngoài ra, một số nhà đầutư bắt dầu đi vào công nghệ của nền kinh tế trí thức như thiết kế, sản xuất conchíp, phần mềm điện toán như công ty Renesas.

2.3.1.3 Về tạo nguồn và tổ chức cung ứng lao động

Một sự hiệp đồng khá nhịp nh àng với sự hình thành và phát triển nhanhchóng của các KCX, KCN là sự hình thành trung tâm dạy nghề, mở đầu bằng sựra đời của Trung tâm dạy nghề quận 7 với sự yểm trợ của nh à đầu tư phát triểnKCX Tân Thuận về dây chuyền thiết bị dạy nghề nhập khẩu.

Ngày đăng: 16/11/2012, 09:15

Xem thêm: Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 Mơ hình phát triển nguồn nhân lực - Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015
Hình 1 Mơ hình phát triển nguồn nhân lực (Trang 10)
Việc hình thành các KCX,KCN và sự gia tăng của khu vực đầu tư nước ngồi đã thu hút, giải quyết việc làm ngày càng nhiều cho người lao động kể cả lao động của thành phố và lao động từ các tỉnh - Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015
i ệc hình thành các KCX,KCN và sự gia tăng của khu vực đầu tư nước ngồi đã thu hút, giải quyết việc làm ngày càng nhiều cho người lao động kể cả lao động của thành phố và lao động từ các tỉnh (Trang 33)
cung ứng lao động cho sản xuất cơng nghiệp của to àn bộ quá trình hình thành và phát triển của hệ thống các KCX, KCN. - Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015
cung ứng lao động cho sản xuất cơng nghiệp của to àn bộ quá trình hình thành và phát triển của hệ thống các KCX, KCN (Trang 36)
Một sự hiệp đồng khá nhịp nh àng với sự hình thành vàphát triển nhanh chĩng của các KCX, KCN l à sự hình thành trung tâm dạy nghề, mở đầu bằng sự ra đời của Trung tâm dạy nghề quận 7 với sự yểm trợ của nh à đầu tư phát triển KCX Tân Thuận về dây chuyền th - Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015
t sự hiệp đồng khá nhịp nh àng với sự hình thành vàphát triển nhanh chĩng của các KCX, KCN l à sự hình thành trung tâm dạy nghề, mở đầu bằng sự ra đời của Trung tâm dạy nghề quận 7 với sự yểm trợ của nh à đầu tư phát triển KCX Tân Thuận về dây chuyền th (Trang 38)
Bảng 2.4: Tình hình xây dựng nhà ở cho cơng nhân - Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015
Bảng 2.4 Tình hình xây dựng nhà ở cho cơng nhân (Trang 42)
Bảng 2.5 Tỷ lệ gia tăng lao động và tỷ lệ lao động nữ trong các KCX,KCN - Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015
Bảng 2.5 Tỷ lệ gia tăng lao động và tỷ lệ lao động nữ trong các KCX,KCN (Trang 46)
- Tiếp tục hồn thiện mơ hình quản lý “Một cửa, tại chỗ”, đẩy mạnh cải cách hànhchính,tăng cườngứngdụng cơng nghệthơng tinvào cơngtácquảnlý - Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015
i ếp tục hồn thiện mơ hình quản lý “Một cửa, tại chỗ”, đẩy mạnh cải cách hànhchính,tăng cườngứngdụng cơng nghệthơng tinvào cơngtácquảnlý (Trang 54)
Hình 3.1 Dự báo số lượng lao động từ năm 2008 đến năm 2015 trong các KCX, KCN TP.HCM - Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015
Hình 3.1 Dự báo số lượng lao động từ năm 2008 đến năm 2015 trong các KCX, KCN TP.HCM (Trang 55)
Bảng 3.2 Dự báo lao động tăng trong các KCX,KCN từ năm 2008 đến năm2015 - Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015
Bảng 3.2 Dự báo lao động tăng trong các KCX,KCN từ năm 2008 đến năm2015 (Trang 56)
3.2.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho các KCN ở Thành phốHồ Chí Minh trong thời gian tới - Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015
3.2.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho các KCN ở Thành phốHồ Chí Minh trong thời gian tới (Trang 56)
Hình 3.2 Qui trình đào tạo nghề cho các KCN Tp.HCM - Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015
Hình 3.2 Qui trình đào tạo nghề cho các KCN Tp.HCM (Trang 61)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w