1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Con đường của Phật – Tập 10

224 276 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 224
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Phật đã bị hiểu lầm rất nhiều, không chỉ bởi kẻ thù của ông ấy mà còn bởi bạn bè của ông ấy nữa - thực ra bị hiểu lầm bởi bạn bè còn nhiều hơn là bởi kẻ thù.Ông ấy đã bị hiểu lầm hơn bất kì ai khác trên thế giới này. Và lí do là ở chỗ ông ấy là một trong những thầy sâusắc nhất.Sáng suốt của ông ấy sâu sắc đến độ nhất định là ông ấy phải bị hiểu lầm.Tôi không diễn giải Phật chút nào bởi vì tôi không phải là Phật tử, tôi không phải là tín đồ. Tôi có kinh nghiệm về cùng điều như Phật Gautama, cho nên khi tôi nói về Phật, điều đó như là tôi đang nói về bản thân mình vậy.Đây không phải là bình luận, đây không phải là diễn giải. Phật chỉ là cái cớ để truyền trao hiểu biết của riêng tôi cho bạn.Để điều này được ghi nhớ rằng đây là kinh nghiệm của riêng tôi mà tôi đang nói ra. Tôi đang dùng Phật như cái móc để treo hiểu biết và kinh nghiệm riêng của mình.Và tôi yêu con người này. Tôi đang trong tình yêu mênh mông với con người này, bởi vì không ai khác đã từng chạm tới chiều sâu như vậy như Phật Gautama. Ông ấy vẫn còn là đỉnh Everest, đỉnh cao nhất mà tâm thức con người đã từng đạt tới.

| | OSHO Dhammapada: Con đường của Phật Đây là con đường đi tới chân lí tối thượng Tập 10 HÀ NỘI 10/2009 OSHO The Dhammapada: The Way of the Buddha This is the Path to the Ultimate Truth Series 10  OSHO INTERNATIONAL FOUNDATION | i 28/02/2010 - 2/ 1 ii | Mục lục Chương 1 Bên ngoài hạnh phúc và phúc lạc 1 Chương 2 Bất kì cái gì xảy ra cũng đều tốt . 35 Chương 3 Thiền yêu cầu dũng cảm 65 Chương 4 Siêu việt -- trị liệu thực 101 Chương 5 Phật là quyền tập ấn của bạn . 129 Chương 6 Cuộc sống siêu việt trên logic . 167 Chương 7 Người ngu là kẻ thù riêng của mình 100 Chương 8 Không cẩm nang mà chỉ tán gẫu . 233 Chương 9 Vui thích trong thiền . 265 Chương 10 Tình yêu là phần thưởng của riêng nó . 299 Chương 11 Tất cả không bị mất, nhưng hết thời gian . 331 Chương 12 Con người mới với cách nhìn mới 361 Chương 13 Tôn giáo là bài ca, thơ ca, điệu vũ của trái tim bạn 397 Về Osho 431 Bài nói ngẫu hứng cho các đệ tử và bạn bè của Osho tại Thính phòng Phật Gautam Poona, Ấn Độ | 1 28/02/2010 - 2/ 1 2 | Chương 1 Bên ngoài hạnh phúc và phúc lạc Ba mươi sáu dòng nước chảy xô về ông! Ham muốn và hoan lạc và thèm khát Chơi trong tưởng tượng của mình với chúng và chúng sẽ cuốn ông đi. Dòng nước mạnh mẽ! chúng chảy đi mọi nơi. Rượu mạnh! Nếu ông thấy nó trào lên, Cẩn thận! Nhổ nó tận rễ. Hoan lạc chảy đi mọi nơi. Ông nổi trên chúng và bị mang đi từ kiếp nọ tới kiếp kia. Giố ng thỏ bị săn ông chạy, Bị ham muốn đuổi theo, Bị quấy rầy hết kiếp nọ tới kiếp kia. Ô người tìm kiếm! từ bỏ ham muốn. Giũ sạch xiềng xích. Ông đã ra khỏi chỗ trũng vào chỗ sáng sủa. Chỗ sáng là trống rỗng. Sao ông xô lại vào trong chỗ trũng? Ham muốn là chỗ trống và mọi người nói, "Trông đấy! Người đó t ự do. nhưng bây giờ người đó từ bỏ tự do." Toàn thể tôn giáo của Phật Gautama có thể thu lại thành một từ. Từ đó là tự do. Đó là thông điệp bản chất của ông ấy, rất ngát hương. Không ai khác đã từng nâng tự do lên cao thế. Nó là giá trị tối thượng trong tầm nhìn của Phật, cái chí thiện; không có gì cao hơn cái đó. Và điều dường như rất nền tảng là hiểu tại sao Phật nhấn mạnh tới tự do nhiều thế. Cả Thượng đế không được nhấn mạnh, cõi trời không được nhấn mạnh, tình yêu không được nhấn mạnh, nhưng chỉ tự do mới được nhấn mạnh. Có lí do cho điều đó: mọi thứ có giá trị trở thành có thể chỉ trong khí hậu của tự do. Tình yêu cũng trưởng thành chỉ trong mảnh đất của tự do; không có tự do, tình yêu không thể phát triển được. Không có tự do, cái lớn lên nhân danh tình yêu không là gì ngoài thèm khát. Không có t ự do không có Thượng đế. Không có tự | 3 28/02/2010 - 2/ 2 4 | do điều bạn nghĩ là Thượng đế chỉ là tưởng tượng của bạn, sợ hãi của bạn, tham lam của bạn. Không có cõi trời nếu không có tự do: tự do là cõi trời. Và nếu bạn nghĩ có cõi trời nào đó mà không có tự do, thế thì cõi trời đó không có giá trị, không thực tại. Nó là tưởng tượng của bạn, nó là giấc mơ của bạn. Tất cả những giá trị vĩ đại của cuộc sống đều trưởng thành trong khí hậu của tự do; do đó tự do có giá trị nền tảng nhất và cũng là đỉnh cao nhất. Nếu bạn muốn hiểu Phật bạn sẽ phải nếm trải cái gì đó của tự do ông ấy đang nói tới. Tự do của ông ấy không phải là của bên ngoài. Nó không có tính xã hội, nó không chính trị, nó không kinh tế. Tự do của ông ấy là tâm linh. Với "tự do" ông ấy ngụ ý trạng thái của tâm thức không bị cản trở bởi bất kì ham muốn nào, không bị xiềng xích bởi bất kì ham muốn nào, không bị cầm tù bởi bất kì tham lam nào, bởi bất kì thèm khát nào thêm nữa. Với "tự do" ông ấy ngụ ý tâm thức không có tâm trí, trạng thái của vô trí. Nó hoàn toàn trống rỗng, bởi vì nếu có cái gì đó, cái đó sẽ cản trở tự do; do đó mới có hoàn toàn trống rỗng của nó. Từ này 'trống rỗng' - shunyata - đã bị mọi người hiểu lầm rất nhiều, bởi vì từ này có hàm nghĩa tiêu cực. Bất kì khi nào chúng ta nghe thấy từ 'trống rỗng' chúng ta đều nghĩ về cái gì đó tiêu cực. Theo ngôn ngữ của Phật, trống rỗng không tiêu cực; trống rỗng là tuyệt đối tích cực, còn tích cực hơn cái gọi là tràn đầy của bạn, bởi vì trống rỗng đầy tự do; mọi thứ khác đã bị loại bỏ. Nó có tính không gian; mọi biên giới đều đã bị loại bỏ. Nó là vô biên - và chỉ trong không gian vô biên, tự do mới là có thể. Trống rỗng của ông ấy không phải là trống rỗng thường; nó không chỉ là vắng cái gì đó, nó là sự hiện diện của cái gì đó vô hình. Chẳng hạn, khi bạn làm rỗng căn phòng của mình: khi bạn bỏ đồ đạc và tranh vẽ và mọi thứ bên trong ra, một mặt căn phòng trở thành trống rỗng bởi vì không còn đồ đạc nào, không còn tranh nào, không còn thứ gì, không cái gì còn bỏ lại bên trong; nhưng mặt khác, cái gì đó vô hình bắt đầu rót đầy nó. Cái vô hình đó là "tính phòng," tính không gian; căn phòng trở nên lớn hơn. Khi bạn bỏ mọi thứ ra, căn phòng trở nên ngày càng lớn hơn và lớn hơn. Khi mọi thứ được bỏ ra, ngay cả tường, thế thì căn phòng lớn như toàn thể bầu trời. Đó là toàn thể quá trình thiền: loại bỏ đi mọi thứ; loại bỏ bản thân bạn toàn bộ tới mức không cái gì còn để lại đằng sau - thậm chí không cả bạn. Trong im lặng hoàn toàn đó là tự do. Trong tĩnh lặng hoàn toàn đó hoa sen một nghìn cánh của tự do mọc lên. Và hương thơm lớn lao được toả ra: hương thơm của an bình, từ bi, tình yêu, phúc lạc. Hay nếu bạn muốn chọn từ 'Thượng đế' bạn có thể chọn nó. Nó không phải là từ của Phật, nhưng chẳng có hại gì trong việc chọn nó. Thiền về những lời kinh hay này: Ba mươi sáu dòng nước chảy xô về ông! "Ba mươi sáu" chỉ là biểu dụ Phật giáo; nó thay thế cho "nhiều." Nhiều dòng nước đang xô về bạn. Từng khoảnh khắc bạn đều bị bao quanh bởi cả nghìn lẻ một ham muốn, và chúng tất cả đều kéo bạn đi theo các chiều khác nhau. Bạn là nạn nhân và bạn bị rã ra. | 5 28/02/2010 - 2/ 3 6 | Một thanh niên vào khách sạn. Anh ta thấy một người đàn bà rất đẹp đang ngồi một mình trong góc phòng uống cà phê. Cô ấy đẹp thế và hấp dẫn thế, anh thanh niên không thể cưỡng được cám dỗ. Anh ta đi tới gần cô ấy và hỏi cô ấy, "Tôi có thể cùng cô được không?" Người đàn bà nhìn anh ta vài giây và nói, "Anh cho rằng tôi tan nát sao?" Nhưng đó đích xác là hoàn cảnh đấy: mọi người đều tan nát, ngay cả người đàn bà kia. Nếu như tôi mà ở vị trí của anh thanh niên kia tôi sẽ nói, "Vâng. Cô cần được gắn lại." Mọi người đều tan nát. Bạn không là một; bạn đã trở thành nhiều, nhiều mảnh mẩu, và tất cả các mảnh đó đều đi theo các hướng khác nhau. Đó là lí do tại sao có nhiều khổ thế trong con người bạn, bởi vì khi các bộ phận của bạn, cái về bản chất là các bộ phận cố hữu của bạn, bị kéo đi theo các hướng khác nhau, bạn cảm thấy cái đau của nó. Đó chính là khổ: nỗi đau của việc rơi vào các hướng khác nhau đồng thơi, xô vào các chiều khác nhau đồng thời. Đó là điều tạo ra mất trí, điên khùng. Phật nói: Ba mươi sáu dòng nước chảy xô về ông ! Cẩn thận! Không chỉ một mà nhiều dòng nước đang xô về bạn. Và nếu bạn không cẩn thận, nếu bạn không tỉnh táo, bạn sẽ bị chúng ám ảnh. Nếu bạn vẫn còn vô ý thức, nếu bạn vẫn còn ngủ, bạn sẽ bị đánh bại bởi những dòng nước đó. Những dòng nước đó về căn bản không phải là kẻ thù của bạn. Chúng là năng lượng thuần khiết, và năng lượng bao giờ cũng trung lập. Nhưng khi bạn ngủ những dòng nước đó là nguy hiểm; khi bạn thức, cùng những dòng nước đó trở thành năng lượng sáng tạo cho bạn. Chúng xô về chư phật nữa, nhưng trong tay của vị phật, bụi biến thành vàng. Cái chạm của nhận biết là giả kim thuật. Trong tay bạn, cho dù tình cờ bạn bắt gặp vàng, nó cũng biến thành bụi. Bạn ngủ thế, bạn truyền cho giấc ngủ của mình bất kì cái gì tới với bạn. Ba mươi sáu dòng nước đó ông ấy đang nói tới là những món quà của sự tồn tại, món quà của năng lượng lớn lao. Nó tới từ mọi nơi. Bây giờ, vấn đề tuỳ thuộc bạn liệu bạn có thể biến đổi những năng lượng đó thành sự tổng hợp hay không, liệu bạn có thể biến đổi những năng lượng đó thành một toàn thể tích hợp hay không, liệu bạn có thể tạo ra dàn nhạc từ tất cả những năng lượng đó không. Thế thì bạn trở thành bài ca, bạn tạo ra âm nhạc vĩ đại. Cuộc sống của bạn trở thành giai điệu. Nhưng nếu bạn không thể biến đổi được những năng lượng đó, thế thì bạn sẽ là nạn nhân và bạn sẽ bị phân chia thành nhiều phần. Bạn sẽ mất mọi sự toàn vẹn. Bạn sẽ trở thành đám đông; bạn sẽ không là cá nhân chút nào nữa. Ba mươi sáu dòng nước chảy xô về ông! Ham muốn và hoan lạc và thèm khát Và cứ thế mãi. Ham muốn là gì? Ham muốn nghĩa là tham thêm nữa. Điều đó không thể nào được hoàn thành. Không thể nào hoàn thành được tham lam có thêm nữa bởi vì cái "nữa" đó không có giới hạn. "Nữa" đơn giản nghĩa là hiện tượng vô giới hạn. Bạn có mười nghìn rupees, bạn muốn một trăm nghìn rupees. Một ngày nào đó bạn có một trăm nghìn rupees - bây giờ bạn muốn nữa. Bạn muốn nữa và nữa và nữa. B ất kì cái gì | 7 28/02/2010 - 2/ 4 8 | bạn có, khoảng cách giữa bạn và mục đích của bạn sẽ vẫn còn như cũ; nó không bao giờ giảm đi, thậm chí không giảm đi lấy một li. Đó là lí do tại sao kẻ ăn xin là kẻ ăn xin, hiển nhiên, nhưng hoàng đế cũng là kẻ ăn xin. Cả hai vẫn khao khát thêm nữa. Khác biệt là gì? Không khác biệt khi có liên quan tới phẩm chất của tâm thức họ. Tất nhiên, kẻ ăn xin không sở hữu nhiều còn hoàng đế sở hữu nhiều, nhưng đó không phải là vấn đề. Khoảng cách giữa tài sản của kẻ ăn xin và điều người đó muốn và khoảng cách giữa tài sản của hoàng đế và điều ông ta muốn đích xác là như nhau. Người này là kẻ ăn xin nghèo, người kia là kẻ ăn xin giầu; khác nhau mức đó bạn có thể tạo ra được. Nhưng cả hai đều là kẻ ăn xin tất cả như nhau. Ở trong nắm giữ của "nữa" là thực sự là kì cục, xa trung tâm. Nếu bạn không thể thấy được nó thế thì bạn không thông minh chút nào. Chính hiện tượng này đơn giản tới mức chỉ chút ít thông minh được cần để thấy nó. Trong cả đời mình bạn đã từng cố gắng và không phải là bạn bao giờ cũng thất bại; chỉ có vẻ như bạn bao giờ cũng thất bại. Bạn đã thành công nhiều lần rồi, nhưng mỗi lần bạn thành công, ham muốn của bạn về thêm nữa lại được phóng chiếu và bạn vẫn còn ở cùng vị trí: khổ sở, bất hạnh, thất vọng. Nếu bạn không có được điều bạn muốn, bạn sẽ bị thất vọng; nếu bạn có được điều bạn muốn, bạn sẽ bị thất vọng. Dường như thất vọng là định mệnh, tuyệt đối định mệnh, của con người vô ý thức. Nhà tâm thần đi vòng quanh bệnh viện tâm thần. Ông ấy thấy một người đang tự đánh mình, dứt tóc, trông rất tự tử. Anh ta bị giam trong một phòng - anh ta là người nguy hiểm. Ông ấy hỏi viên giám thị, "Chuyện gì xảy ra cho người này?" Viên giám thị nói, "Anh ta yêu một người đàn bà, anh ta yêu cô ấy nhiều lắm, nhưng anh ta không thể lấy được cô ấy. Cô ấy lấy ai đó khác. Kể từ đó anh ta đã ở trong tình trạng này. Anh ta muốn tự tử, anh không muốn sống. Anh ta nói chẳng có nghĩa gì trong cuộc sống: 'Nghĩa của tôi là ở người đàn bà đó. Nếu tôi không thể lấy đươc người đàn bà đó, điều đó nghĩa là cuộc đời tôi bị chấm dứt!'" Cảm thấy tiếc cho người này - anh ta trẻ và đẹp - họ đi tiếp. Họ thấy một phòng giam khác và một đàn ông khác ở bên trong, và anh ta thậm chí còn dữ tợn hơn, đầy sát khí. Nhà tâm thần hỏi, "Chuyện gì xảy ra cho người này?" Viên giám thị nói, "Đây là người đã lấy cùng người đàn bà kia! Vì anh ta đã lấy cô ấy anh ta muốn giết cô ấy, và nếu anh ta không thể giết được cô ấy thế thì anh ta muốn giết bất kì ai thế vào, nhưng anh ta muốn giết hại và phá huỷ. Anh ta muốn giết cả thế giới! Người đàn bà đó đã làm anh ta điên." Một người điên vì người đó không thể lấy được cô ấy, người kia điên vì người đó có thể lấy được cô ấy. Đây là toàn thể lịch sử của mọi con người, nhiều hay ít. Nó có thể không cực đoan thế, cho nên bạn không thấy nó, nhưng khác biệt chỉ ở mức độ. Người trong nắm bắt của ham muốn nhất định trở nên điên. Và Phật nói: Hoan lạc Hoan lạc nghĩa là bạn nghĩ thân thể là nguồn sướng duy nhất. Điều đó cực kì ngu | 9 28/02/2010 - 2/ 5 10 | xuẩn. Hoan lạc của thân thể là rất nhất thời; chúng không thực là hoan lạc. Nhưng mọi người bị mắc vào cái mạng của thân thể. Chúng ta được sinh ra như thân thể, nhưng chúng ta không chết đi như thân thể. Nếu chúng ta chết đi như thân thể, toàn thể cuộc sống của chúng ta là phí hoài cực kì. Bạn phải trưởng thành chứ. Và nhớ lấy: già đi không phải là trưởng thành. Mọi người đều già đi, nhưng rất ít người, rất hiếm người trưởng thành. Người thực sự trưởng thành trở thành vị phật. Trưởng thành nghĩa là bạn bắt đầu trở nên tỉnh táo về hoan lạc thân thể - rằng chúng là tạm thời và chúng có thể thay đổi sang cái đối lập của chúng rất dễ dàng. Chẳng hạn, bạn thích ăn và bạn có thể cứ ăn quá nhiều. Thế thì điều đó trở thành đau. Nó là hoan lạc lúc ban đầu, nhưng có giới hạn cho hoan lạc đó. Người ta nói về Nero rằng ông ấy thường có bốn bác sĩ điều trị ở cùng ông ấy. Ngay cả khi ông ấy đi trận bốn bác sĩ đó cũng đi cùng ông ấy. Khi Nero ăn, toàn bộ công việc của họ là giúp cho ông ấy nôn ra để ông ấy có thể ăn nữa. Ông ấy hay thích ăn nhiều tới mức ông ấy sẽ ăn hai mươi lần, hai mươi nhăm lần một ngày. Bạn sẽ gọi ông ấy là điên - và ông ấy quả điên. Bây giờ, hoan lạc của ăn là gì? Có thể chỉ chút ít hoan lạc của vị giác Trên lưỡi bạn có gai nhỏ để nếm mùi vị. Người ta có thể làm phẫu thuật cắt chúng đi rất dễ dàng và thế rồi bạn sẽ không cảm thấy gì chút nào. Thế thì toàn thể hoan lạc của việc ăn biến mất. Đó là điều xảy ra khi bạn sốt: gai vị giác của bạn trở nên chai ì, vô cảm, cho nên bạn ăn nhưng bạn không cảm thấy vị nào. Mọi người đang sống vì ăn; có rất ít người ăn để sống. Hàng triệu người đang sống chỉ để ăn. Nhân loại có thể được chia thành hai kiểu người điên: một kiểu bị ám ảnh với thức ăn, loại kia bị ám ảnh bởi dục. Và có thảnh thơi sâu sắc giữa hai điều này. Người bị ám ảnh với dục sẽ không bận tâm mấy tới thức ăn còn người bị kìm nén dục sẽ trở nên bị ám ảnh với thức ăn. Bất kì khi nào một nước kìm nén dục nó đều trở nên rất bị ám ảnh bởi thức ăn. Đó là điều đã xảy ra trên nước này: trong hàng thế kỉ nó đã từng kìm nén dục. Đó là lí do tại sao người Ấn Độ rất hay phát minh về thức ăn - đồ ngọt mới, cả nghìn đồ ngọt. Thế giới đầy những người vô nhận biết về mọi đồ ngọt đó! Và thức ăn của họ có nhiều cay thế Khi người nước ngoài tới người đó không thể ăn được nó; người đó không thể hiểu được làm sao mọi người có thể ăn được nó. Nó cay cháy họng! Sao thức ăn nhiều cay thế? Đó là việc kìm nén dục đấy! Nếu dục của bạn không bị kìm nén bạn sẽ không ăn thức ăn cay thế. Mới hôm nọ tôi nhận được hai lá thư, một từ một sannyasin phương Tây, Mudita. Cô ấy nói, "Thưa Thầy kính yêu, nghe theo thầy tôi cảm thấy niềm vui lớn, nhưng thế rồi đột nhiên tôi trở nên bị hưng phấn dục." Cô ấy phải đã được nuôi lớn lên bằng các ý tưởng Victoria, bằng giáo dục Victoria - cách nghĩ lạc mốt. Và bức thư khác đã tới từ Rekha, một sannyasin Ấn Độ. Cô ấy nói, "Nghe thầy, bỗng nhiên tôi có ham muốn lớn về ăn đồ cay." Bây giờ, cô ấy là người Ấn Độ đấy! Đàn bà Ấn Độ không thể nhận ra được ngay trong bản thân mình rằng cô ấy cảm thấy hưng phấn dục - điều đó là không thể được. Toàn thể ham muốn phải hướng tới | 11 28/02/2010 - 2/ 6 12 | thức ăn cay. Nhưng cả hai là như nhau, không có khác biệt. Thức ăn và dục có một điều chung. Thức ăn được cần cho sự tồn tại của cá nhân; không có thức ăn bạn sẽ không tồn tại. Và dục được cần cho sự tồn tại của loài; không có dục loài sẽ biến mất. Hiện tượng khác: người sống cuộc sống tự nhiên sẽ không bị ám ảnh bởi dục cũng không bị ám ảnh bởi thức ăn. Người đó sẽ không bị ám ảnh chút nào. Nhưng các tôn giáo không cho phép điều đó: bạn phải bị ám ảnh bởi cái gì đó này khác. Nếu bạn không bị ám ảnh bạn sẽ không đi tới đền chùa và tu viện hồi giáo và tới nhà thờ và tới giáo đường Do Thái. Đó là chính bí mật của thương mại của họ. Toàn thể việc kinh doanh tôn giáo này cứ diễn ra mãi mà không có dấu hiệu nào dừng lại, bởi lí do đơn giản là bạn cứ bị ám ảnh với cái gì đó này khác. Người bị ám ảnh bởi dục sẽ ít ích kỉ hơn; người bị ám ảnh bởi thức ăn sẽ ích kỉ hơn, bởi lẽ đơn giản là thức ăn nghĩa là sự tồn tại của bạn còn dục nghĩa là sự tồn tại của loài. Có tính dục và có hoan lạc sau dục còn tốt hơn là sống chỉ để ăn. Đất nước này đã trở nên rất ích kỉ bởi lẽ đơn giản là dục đã hoàn toàn bị phủ nhận; brahmacharya - vô dục - qua hàng thế kỉ đã được tôn lên như một trong những giá trị lớn nhất. Và kết quả tối thượng đã là mọi người đều trở nên bị ám ảnh với thức ăn. Bất kì khi nào mọi người bị ám ảnh với thức ăn họ đều trở nên ích kỉ - hiển nhiên, bởi vì họ không còn quan tâm tới giống nòi nữa. Immanuel Kant, một trong những nhà tư tưởng vĩ đại của thế giới, nói: Điều này với tôi là tiêu chí nền tảng cho mọi đạo đức: rằng bất kì nguyên tắc nào, nếu được tuân theo, đều phá huỷ nhân loại. Nó là vô đạo đức. Bây giờ, Immanuel Kant sẽ nói gì về brahmacharya (vô dục)? Nếu brahmacharya được cả nhân loại tuân theo, nó sẽ phá huỷ nhân loại. Nó sẽ là hiện tượng tự tử. Theo Immanuel Kant, brahmacharya là vô đạo đức - còn vô đạo đức hơn ăn cắp, vô đạo đức hơn bất lương, vô đạo đức hơn nuốt lời, vô đạo đức hơn bất kì cái gì. Và tôi đồng ý với Immanuel Kant, chứ không đồng ý với toàn thể truyền thống Ấn Độ. Tiêu chí là thế này: bạn nên nghĩ cái gì sẽ là kết quả nếu nguyên tắc được mọi người tuân theo. Nó sẽ là tự tử - nó sẽ là tự tử toàn cầu. Sẽ không ai còn lại để mà vô dục thêm nữa. Và cùng điều đó là đúng về cái gọi là tính chất sannya trốn tránh cổ - từ bỏ; điều đó nữa cũng là vô đạo đức. Nếu mọi người đều tuân theo ý tưởng trốn tránh và vứt bỏ mọi thứ và trốn lên Himalayas, toàn thế giới sẽ chết. Thực tế, cái gọi là các mahatmas và thánh nhân của bạn sống bởi vì bạn đang trong thế giới và bạn cứ hỗ trợ cho họ. Nếu bạn không trong thế giới - nếu bạn cũng ở Himalayas, đi theo các thánh nhân và mahatmas của bạn - họ sẽ lúng túng. Ai sẽ nuôi họ? Ai sẽ hỗ trợ họ? Họ sẽ phải tự tử với các tín đồ của họ - và Himalayas thực sự là chỗ đẹp nếu bạn muốn tự tử, chỗ tốt nhất trên thế giới. Nếu bạn không thể sống đẹp được, ít nhất bạn có thể chết ở chỗ đẹp. Các mahatma của bạn được phàm nhân hỗ trợ - và dầu vậy họ cứ kết án thế giới. Đó là hành động vô đạo đức. Trốn bỏ là hành động vô đạo. Tôi đồng ý với Immanuel Kant; tiêu chí của ông ấy có cái gì đó thực sự có giá trị về nó.

Ngày đăng: 28/12/2013, 12:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN