Phật đã bị hiểu lầm rất nhiều, không chỉ bởi kẻ thù của ông ấy mà còn bởi bạn bè của ông ấy nữa - thực ra bị hiểu lầm bởi bạn bè còn nhiều hơn là bởi kẻ thù.Ông ấy đã bị hiểu lầm hơn bất kì ai khác trên thế giới này. Và lí do là ở chỗ ông ấy là một trong những thầy sâusắc nhất.Sáng suốt của ông ấy sâu sắc đến độ nhất định là ông ấy phải bị hiểu lầm.Tôi không diễn giải Phật chút nào bởi vì tôi không phải là Phật tử, tôi không phải là tín đồ. Tôi có kinh nghiệm về cùng điều như Phật Gautama, cho nên khi tôi nói về Phật, điều đó như là tôi đang nói về bản thân mình vậy.Đây không phải là bình luận, đây không phải là diễn giải. Phật chỉ là cái cớ để truyền trao hiểu biết của riêng tôi cho bạn.Để điều này được ghi nhớ rằng đây là kinh nghiệm của riêng tôi mà tôi đang nói ra. Tôi đang dùng Phật như cái móc để treo hiểu biết và kinh nghiệm riêng của mình.Và tôi yêu con người này. Tôi đang trong tình yêu mênh mông với con người này, bởi vì không ai khác đã từng chạm tới chiều sâu như vậy như Phật Gautama. Ông ấy vẫn còn là đỉnh Everest, đỉnh cao nhất mà tâm thức con người đã từng đạt tới.
| | OSHO Dhammapada: Con đường của Phật Đây là con đường đi tới chân lí tối thượng Tập 4 HÀ NỘI 6/2011 OSHO The Dhammapada: The Way of the Buddha This is the Path to the Ultimate Truth Series 4 | | Mục lục 1. Tốt hơn một trăm năm . 1 2. Qua siêu việt 37 3. Chóng làm điều thiện . 71 4. Chân lí rất đơn giản . 111 5. Bụi ngược gió 145 6. Đây có là con đường không? 181 7. Thấy bản thân bạn trong người khác 215 8. Thiền chút ít . 255 9. Thức tỉnh với luật . 295 10. Aes dhammo sanantano 333 Về Osho . 367 Bài nói ngẫu hứng cho các đệ tử và bạn bè của Osho tại Thính phòng Phật Gautam Poona, Ấn Độ | 1 | 2 1 Tốt hơn một trăm năm Tốt hơn một trăm năm gây hại là một ngày dành cho suy tư. Tốt hơn một trăm năm dốt nát là một ngày trong nghĩ suy. Tốt hơn một trăm năm nhàn rỗi là một ngày dành cho quyết tâm. Tốt hơn nên sống một ngày trong ngạc nhiên về cách mọi sự nảy sinh và trôi qua. Tốt hơn nên sống một giờ trong việc thấy một cuộc sống bên ngoài con đường. Tốt hơn nên sống một khoảnh khắc trong khoảnh khắc của con đường bên ngoài con đường. Phật Gautama đã nêu ra câu hỏi quan trọng nhất cho mọi người có khả năng truy tìm vào chân lí, vào cuộc sống, vào sự tồn tại. Câu hỏi quan trọng nhất của tất cả các câu hỏi là: Hạnh phúc thực là gì? Và có khả năng để đạt tới nó không? Hạnh phúc thực có là có thể có không, hay mọi thứ đều nhất thời? Cuộc sống chỉ là giấc mơ, hay có cái gì đó bản chất trong nó nữa? Cuộc sống có bắt đầu bằng sinh và kết thúc bằng tử không, hay có cái gì đó siêu việt lên trên sinh và tử? Bởi vì không có cái vĩnh hằng không có khả năng nào cho hạnh phúc thực cả. Với cái nhất thời, hạnh phúc sẽ vẫn còn phù du: khoảnh khắc này nó có đấy, khoảnh khắc khác nó qua rồi, và bạn bị bỏ lại trong thất vọng và bóng tối lớn lao. Đó là cách nó hiện hữu trong cuộc sống đời thường, trong cuộc sống của người chưa thức tỉnh. Có những khoảnh khắc của phúc lạc và có những khoảnh khắc của khổ; nó tất cả đều bị trộn lẫn, hẩu lốn. Bạn không thể giữ cho những khoảnh khắc hạnh phúc đó tới bạn được. Chúng tới theo cách riêng của chúng và chúng biến mất theo cách riêng của chúng; bạn không là người chủ. Và bạn không thể tránh được những khoảnh khắc của khổ; chúng nữa cũng có sự dai dẳng riêng của chúng. Chúng tới theo cách riêng của chúng và chúng cứ theo cách riêng của chúng; bạn đơn giản là nạn nhân. Và giữa hai điều này - hạnh phúc và bất hạnh - bạn bị giằng xé. Bạn chưa bao giờ được để lại trong thoải mái. Việc bị giằng xé này vào đủ mọi loại nhị nguyên . Nhị nguyên của hạnh phúc và bất hạnh là nền tảng nhất và có tính triệu chứng nhất, nhưng có cả nghìn lẻ một nhị nguyên: nhị nguyên của yêu và ghét, nhị nguyên của sống và chết, ngày và đêm, mùa hè và mùa đông, thanh | 3 | 4 niên và tuổi già, và cứ thế mãi. Nhưng nhị nguyên nền tảng, nhị nguyên biểu thị cho tất cả các nhị nguyên khác, là nhị nguyên của hạnh phúc và bất hạnh. Và bạn bị giằng xé, bị co kéo sang các chiều hướng đối lập cực, khác nhau. Bạn không thể thấy thoải mái được: bạn đang trong không thoải mái. Theo chư phật con người là không thoải mái. Không thoải mái này là tuyệt đối - hay nó có thể được siêu việt lên? Do đó câu hỏi cơ sở và nền tảng là: Hạnh phúc thực là gì? Chắc chắn hạnh phúc mà chúng ta biết không phải là thực; nó là chất liệu mơ và nó bao giờ cũng biến thành cái đối lập riêng của nó. Cái có vẻ như hạnh phúc khoảnh khắc này biến thành bất hạnh khoảnh khắc tiếp. Hạnh phúc biến thành bất hạnh đơn giản chỉ ra rằng hai điều này không tách rời - có thể là hai mặt của cùng một đồng tiền. Và nếu bạn có mặt này của đồng tiền, mặt kia bao giờ cũng có đó ẩn kín sau nó, chờ đợi cơ hội của nó để khẳng định - và bạn biết điều đó. Khi bạn hạnh phúc, sâu bên dưới ở đâu đó là nỗi sợ lẩn lút rằng nó sẽ không kéo dài, rằng sớm hay muộn nó sẽ trôi qua, rằng đêm đang hạ xuống, rằng bất kì khoảnh khắc nào bạn cũng sẽ bị nhận chìm vào trong bóng tối, rằng ánh sáng này chỉ là tưởng tượng - nó không thể giúp bạn được, nó không thể đưa bạn sang bờ bên kia. Hạnh phúc của bạn không thực là hạnh phúc mà chỉ là bất hạnh ẩn kín. Yêu của bạn không phải là yêu mà chỉ là mặt nạ cho ghét của bạn. Từ bi của bạn không là gì khác ngoài giận dữ của bạn - được trau chuốt, được làm tinh vi, có giáo dục, có văn hoá, có văn minh, nhưng từ bi của bạn không là gì khác hơn giận dữ. Nhạy cảm của bạn không thực là nhạy cảm mà chỉ là bài tập tinh thần, một thái độ và cách tiếp cận nào đó được thực hành. Nhớ lấy: toàn thể nhân loại đã được nuôi dưỡng với ý niệm rằng đức hạnh có thể được thực hành, rằng điều thiện có thể được thực hành, rằng người ta có thể học cách hạnh phúc, rằng người ta có thể xoay xở để hạnh phúc, rằng điều ở bên trong quyền năng của bạn là tạo ra tính cách nào đó mà đem tới hạnh phúc. Và đó tất cả đều sai, hoàn toàn sai. Điều đầu tiên cần được hiểu về hạnh phúc là ở chỗ nó không thể được thực hành. Nó chỉ phải được phép, bởi vì nó không phải là cái gì đó bạn tạo ra. Bất kì cái gì bạn tạo ra đều sẽ vẫn còn là cái gì đó nhỏ hơn bạn, tí hon hơn bạn. Điều bạn tạo ra không thể lớn hơn bạn được. Bức tranh không thể lớn hơn bản thân hoạ sĩ được và thơ ca không thể lớn hơn nhà thơ được. Bài ca của bạn nhất định là cái gì đó nhỏ hơn bạn. Nếu bạn thực hành hạnh phúc bạn bao giờ cũng sẽ ở đó ở đằng sau, với mọi ngu xuẩn của bạn, với mọi trò bản ngã của bạn, với mọi dốt nát của bạn, với mọi hỗn độn của tâm trí bạn. Với tâm trí hỗn độn này bạn không thể tạo ra được hài hoà, bạn không thể tạo ra được duyên dáng. Duyên dáng bao giờ cũng giáng xuống từ cõi bên kia; nó phải được đón nhận như món quà trong tin cậy vô cùng, trong buông xuôi toàn bộ. Trong trạng thái của buông bỏ, hạnh phúc thực xảy ra. Nhưng chúng ta đã được bảo phải thành đạt, tham vọng. Toàn thể tâm trí chúng ta đã được trau dồi để là tâm trí của kẻ thành đạt. Toàn thể nền giáo dục, văn hoá, tôn giáo, chúng tất cả đều phụ thuộc vào quan niệm này rằng con người phải có tham vọng; chỉ người tham vọng mới có khả năng đạ t tới sự hoàn thành. Điều đó chưa | 5 | 6 bao giờ xảy ra cả, nó sẽ không bao giờ xảy ra, nhưng dốt nát là sâu tới mức chúng ta cứ tin vào điều vô nghĩa này. Không người tham vọng nào đã từng hạnh phúc; thực ra, người tham vọng là người bất hạnh nhất trên thế giới. Nhưng chúng ta cứ huấn luyện cho trẻ em tham vọng: "Là người thứ nhất, đứng đầu, và con sẽ hạnh phúc!" Và bạn đã bao giờ thấy người nào đứng đầu và hạnh phúc không? Alexander có hạnh phúc không khi ông ấy trở thành người chinh phục thế giới? Ông ấy là một trong những người bất hạnh nhất đã từng sống trên trái đất này. Nhìn thấy phúc lạc của Diogenes ông ấy đã trở nên ghen tị. Trở nên ghen tị với kẻ ăn xin .? Diogenes là người ăn xin; ông ấy chẳng có gì, không có thậm chí cả bình bát ăn xin. Ít nhất Phật còn có bình bát ăn xin cùng ông ấy và ba áo choàng. Diogenes ở trần và không có bình bát ăn xin. Lúc ban đầu ông ấy thường mang bình bát ăn xin; ông ấy phải đã có ý tưởng này từ phương Đông. Ông ấy là người đích xác như Phật, Mahavira - giống Mahavira hơn. Mahavira cũng sống trần không có bình bát ăn xin; tay ông ấy là bình bát ăn xin của ông ấy. Một hôm Diogenes đi ra sông với bình bát ăn xin của mình. Ông ấy khát, trời thì nóng, và ông ấy muốn uống nước. Và thế rồi trên đường, ngay khi ông ấy ở trên bờ, một con chó đi qua ông ấy, chạy tới, thở hồng hộc, nhảy xuống sông, tắm táp ngon lành, uống nước thoả thích. Ý tưởng nảy sinh trong tâm trí của Diogenes: "Con chó này còn tự do hơn mình - nó không phải mang bình bát ăn xin. Và nếu nó có thể xoay xở được, sao mình không thể xoay xở mà không có bình bát ăn xin? Đây là của cải duy nhất của mình, và mình phải để mắt tới nó bởi vì nó có thể bị đánh cắp. Ngay cả trong đêm một hay hai lần mình phải cảm xem nó vẫn còn đó hay mất rồi." Ông ấy quẳng cái bình bát ăn xin xuống sông, cúi lạy con chó, cám ơn nó về thông điệp lớn lao mà nó đã mang tới cho ông ấy từ Thượng đế. Con người này, người không có gì cả, đã tạo ra ghen tị trong tâm trí của Alexander. Ông ta phải đã khổ sở làm sao! Ông ta thú nhận với Diogenes rằng, "Nếu như Thượng đế cho ta sinh ra, ta sẽ yêu cầu ngài, 'Lần này, xin ngài đừng làm con thành Alexander nữa - làm con thành Diogenes.'" Diogenes cười ngất, và ông ấy gọi con chó tới - bởi vì họ đã trở thành bạn bè bây giờ, họ đã bắt đầu sống cùng nhau - ông ấy gọi con chó lại và ông ấy nói, "Trông đấy, nghe đấy, ông ta đang nói vô nghĩa làm sao! kiếp sau ông ấy muốn là Diogenes! Sao lại kiếp sau? Sao trì hoãn? Ai biết về kiếp sau? Ngay cả ngày mai cũng không chắc chắn, khoảnh khắc tiếp là không chắc chắn - nói gì tới kiếp sau! Nếu ông thực sự muốn là một Diogenes, ông có thể là ngay khoảnh khắc này, ở đây bây giờ. Vứt quần áo của ông xuống sông đi! Quên tất cả về chinh phục thế giới đi! Điều đó là ngu xuẩn cực kì và ông biết điều đó. "Và ông đã thú nhận rằng ông khổ sở, và ông đã thú nhận rằng Diogenes ở trạng thái tốt hơn nhiều, phúc lạc hơn. Vậy sao không là Diogenes ngay bây giờ đi? Nằm ra trên bờ sông nơi ta đang tắm nắng đây! Bờ sông này đủ lớn cho cả hai ta." Alexander không thể chấp nhận được lời mời này, dĩ nhiên rồi. Ông ấy nói, "Cám ơn ông về lời mời. Ngay | 7 | 8 bây giờ ta không thể làm điều đó được, nhưng kiếp sau ." Diogenes hỏi ông ta, "Ông định đi đâu? Và ông sẽ làm gì cho dù ông đã chinh phục được thế giới?" Alexander nói, "Thế thì ta sẽ nghỉ ngơi." Diogenes nói, "Điều này dường như là tuyệt đối ngớ ngẩn - bởi vì ta đang nghỉ ngơi ngay bây giờ đây!" Nếu Alexander không hạnh phúc, nếu Adolf Hitler không hạnh phúc, nếu Rockefellers và Carnegies không hạnh phúc, những người có tất cả tiền bạc của thế giới này, nếu họ không hạnh phúc, những người có tất cả quyền lực trong thế giới này, nếu họ không hạnh phúc . Bạn có quan sát ảnh của Jimmy Carter không? Tất cả nụ cười đã biến mất bây giờ; bây giờ những cái răng đó không phơi ra. Ông ấy thực sự có nụ cười đẹp, nhưng nó đã mất đi đâu cả rồi? Ông ấy phải đã hạnh phúc hơn nhiều so với ông ấy bây giờ. Mọi ngày khuôn mặt ông ấy đều trở nên ngày một buồn hơn; ngày một lo âu, đau khổ hơn, đang được biểu lộ. Mới sáng nay tôi xem tin mới nhất. Khuôn mặt ông ấy dường như đã trở nên quá già chỉ trong hai năm nay, cứ dường như ông ấy đã già đi hai mươi tuổi. Ông ấy phải khổ sở từ những cơn ác mộng. Mọi hi vọng đó ở đâu rồi, rằng ông ấy sẽ hạnh phúc khi ông ấy trở thành tổng thống? Quan sát những người đã thành công trên thế giới và bạn sẽ vứt bỏ ý niệm về thành công. Không cái gì thất bại như thành công. Mặc dầu bạn đã được bảo rằng không cái gì thành công như thành công, tôi nói với bạn rằng không cái gì thất bại như thành công. Hạnh phúc không liên quan gì tới thành công, hạnh phúc không liên quan gì tới tham vọng, hạnh phúc không liên quan gì tới tiền bạc, quyền lực, danh vọng. Nó là chiều hướng hoàn toàn khác. Hạnh phúc có cái gì đó liên quan tới tâm thức bạn, không với tính cách của bạn. Để tôi nhắc nhở bạn. Tính cách lại là việc trau dồi. Bạn có thể trở thành thánh nhân và dầu vậy bạn sẽ không hạnh phúc, nếu tính thánh thiện của bạn không là gì ngoài tính thánh thiện được công phu. Và đó là cách mọi người trở thành thánh, Cơ đốc giáo, Jaina giáo, Hindu giáo. Làm sao họ trở thành thánh? Họ công phu từng li một, từng chi tiết, thức dậy khi nào, ăn gì, không ăn gì, đi ngủ khi nào . Những người này thậm chí thỉnh thoảng tới đây và hỏi tôi tại sao tôi không cho các sannyasin của tôi kỉ luật nào đó. Tôi cho họ tâm thức, không tính cách. Tôi không tin vào tính cách chút nào. Tin cậy của tôi là vào tâm thức. Nếu một người trở nên ý thức hơn, một cách tự nhiên tính cách người đó được biến đổi. Nhưng việc biến đổi đó là khác toàn bộ: nó không bị tâm trí quản lí - nó là tự nhiên, nó là tự phát. Và bất kì khi nào tính cách của bạn là tự nhiên và tự phát nó đều có cái đẹp của riêng nó; bằng không bạn có thể cứ thay đổi . bạn có thể vứt bỏ giận dữ của bạn, nhưng bạn sẽ vứt nó ở đâu? Bạn sẽ phải vứt nó vào trong vô thức riêng của bạn. Bạn có thể thay đổi phía bên này cuộc sống của bạn, nhưng bất kì cái gì bạn ném đi sẽ bắt đầu tự diễn đạt nó ở góc khác nào đó. Nó nhất định là như vậy. Bạn có thể chặn dòng suối bằng tảng đá; nó sẽ bắt đầu chảy từ nơi nào đó khác - bạn không thể phá huỷ được nó. Giận dữ có đó bởi vì bạn vô ý thức, tham lam có đó bởi vì bạn vô ý th ức, sở hữu và ghen tị có đó bởi vì bạn vô ý thức. | 9 | 10 Cho nên tôi không quan tâm tới việc thay đổi giận dữ của bạn; điều đó sẽ giống như tỉa lá cây và hi vọng rằng cây sẽ biến mất một ngày nào đó. Nó sẽ không như vậy đâu; ngược lại, bạn càng tỉa cây sẽ càng có tán lá dầy hơn. Do đó cái gọi là thánh nhân của bạn là những người không linh thiêng nhất trên thế giới, những kẻ giả vờ, rởm. Vâng, nếu bạn nhìn từ bên ngoài họ có vẻ rất thánh thiện - quá thánh thiện, quá nhiều đường saccharin, quá ngọt, ngọt lợm mồm, phát buồn nôn. Bạn chỉ có thể tới và bầy tỏ sự kính trọng với họ rồi trốn đi. Bạn không thể sống được cùng các thánh nhân của mình cho dù hai mươi bốn giờ - họ sẽ làm bạn chán tới chết! Bạn càng ở gần họ, bạn sẽ càng bị thách đố, phân vân, lẫn lộn, bởi vì bạn sẽ bắt đầu thấy rằng từ phía này họ đã ép buộc giận dữ: nó đã đi vào phía bên kia của cuộc sống của họ. Người thường thỉnh thoảng mới giận dữ, và giận dữ của họ rất phù du, rất nhất thời. Thế rồi họ lại cười, họ lại bạn bè; họ không mang vết thương quá lâu. Nhưng cái gọi là thánh nhân của bạn, giận dữ của họ trở thành gần như là chuyện thường xuyên; họ đơn giản giận dữ, chẳng vào cái gì đặc biệt. Họ đã kìm nén giận dữ nhiều tới mức bây giờ họ đơn giản giận dữ, trong trạng thái cuồng nộ. Mắt họ sẽ bầy tỏ, mũi họ sẽ bầy tỏ, khuôn mặt họ sẽ bầy tỏ, chính cách sống của họ sẽ bầy tỏ . Lu Ting ăn ở cửa hàng ăn Hi Lạp bởi vì Papadopoulos, ông chủ cửa hàng, làm món cơm rang thực ngon. Mọi tối ông ấy sẽ tới và ông ấy gọi "mơm dang." Điều này bao giờ cũng làm cho Papadopoulos lăn lộn ra cười. Thỉnh thoảng ông ấy có hai hay ba người bạn đứng cạnh chỉ để nghe Lu Ting đặt món "mơm dang." Chung cuộc lòng tự hào của người Trung Quốc bị tổn thương tới mức ông ấy đi học cách phát âm đặc biệt chỉ để có thể nói "cơm rang" cho đúng. Lần sau ông ấy tới cửa hàng ăn ông ấy nói rất rõ ràng, "Cho cơm rang." Không thể nào tin được vào tai mình, Papadopoulos hỏi, "Ông nói gì vậy?" Lu Ting quát lên, "Ông nghe điều tôi nói, déo mẹ tằng Hi nạp!" Điều đó cũng chẳng tạo ra khác biệt gì nhiều - từ "mơm dang" bây giờ nó là "déo mẹ tằng Hi nạp"! Bạn đóng cửa này, cửa khác lập tức mở ra. Đây không phải là cách biến đổi. Thay đổi tính cách của bạn là dễ dàng; công việc thực bao gồm việc thay đổi tâm thức bạn, trong việc trở nên có ý thức - ý thức hơn, ý thức mãnh liệt và đam mê hơn. Khi bạn có ý thức không thể nào giận dữ được, không thể nào tham lam được, không thể nào ghen tị được, không thể nào tham vọng được. Và khi tất cả giận dữ, tham lam, tham vọng, ghen tị, sở hữu, thèm khát biến mất, năng lượng tham gia vào chúng được thoát ra. Năng lượng đó trở thành phúc lạc của bạn. Bây giờ nó không tới từ bên ngoài; bây giờ nó đang xảy ra bên trong bản thể bạn, trong chỗ thầm kín bên trong nhất của bản thể bạn. | 11 | 12 Và khi năng lượng này sẵn có bạn trở thành trường cảm nhận, bạn trở thành trường từ. Bạn hấp dẫn cõi bên kia - bạn có thể gọi nó là "Thượng đế." Phật chưa bao giờ gọi nó là "Thượng đế," ông ấy gọi nó là "cõi bên kia"; đó là tên của ông ấy đặt cho Thượng đế. Khi bạn trở thành trường từ, khi tất cả năng lượng mà đã bị bạn làm phí hoài không cần thiết trong việc thu thập vô ý thức của bạn, tích tụ lại bên trong bạn, các vũng bên trong bạn, khi bạn trở thành cái hồ năng lượng, bạn bắt đầu hấp dẫn các vì sao, bạn bắt đầu hấp dẫn cõi bên kia, bạn bắt đầu hấp dẫn bản thân Thượng đế. Và cuộc gặp gỡ của tâm thức của bạn với cõi bên kia là điểm của phúc lạc, hạnh phúc thực. Nó không biết gì về bất hạnh, nó là hạnh phúc thuần khiết. Nó không biết gì tới chết, nó là sống thuần khiết. Nó không biết gì tới bóng tối, nó là ánh sáng thuần khiết, và biết nó là mục đích. Phật Gautama đã đi tìm điều này và một hôm, sau cuộc vật lộn sáu năm, ông ấy đã đạt tới nó. Bạn cũng có thể đạt tới nó, nhưng để tôi nhắc bạn: bằng việc nói rằng bạn có thể đạt tới nó tôi không tạo ra ham muốn đạt tới nó. Tôi đơn giản phát biểu một sự kiện: rằng nếu bạn trở thành vũng năng lượng mênh mông, không bị sao lãng bởi bất kì điều trần tục nào, điều đó xảy ra. Nó là việc xảy ra nhiều hơn là việc làm. Và tốt hơn cả nên gọi nó là phúc lạc hơn là hạnh phúc, bởi vì hạnh phúc cho bạn cảm giác dường như nó là cái gì đó tương tự như cái bạn biết là hạnh phúc. Cái bạn biết là hạnh phúc thì không là gì ngoài trạng thái tương đối. Benson đi tới hiệu quần áo của Krantz để mua cho mình bộ com lê. Anh ta thấy đúng kiểu mình muốn, thế là anh ta lấy chiếc áo ra khỏi giá treo và thử mặc nó. Krantz đi tới anh ta. "Được đấy, thưa ông. Trông nó tuyệt với ông lắm." "Nó có thể trông tuyệt đấy," Benson nói, "nhưng nó chật khủng khiếp. Vai bó tức." "Mặc quần vào đi," Krantz nói. "Chúng chật lắm, ông sẽ quên hết về vai!" Một hôm tôi thấy Mulla Nasruddin bước đi trên đường trong thất vọng lớn lao, gần như suýt khóc. Tôi hỏi anh ta, "Có chuyện gì thế? Sao anh khổ thế?" Anh ta nói, "Giầy tôi rất nhỏ - tôi cần hai cỡ lớn hơn - và chúng làm đau như địa ngục." Tôi nói, "Nasruddin, thế thì sao anh không đổi chúng đi?" Anh ta nói, "Điều đó tôi không thể làm được." Tôi hỏi anh ta, "Sao anh không thể làm được? Anh có tiền cơ mà." Anh ta nói, "Tôi có tiền, nhưng có nhiều thứ dính líu trong nó. Cả ngày tôi chịu khổ bởi những chiếc giầy này, và đến tối khi tôi về nhà, tôi ném đôi giày đi và tôi rơi vào giường . Nó nhẹ tênh thế, cứ dường như người ta đã tới thiên đường! Và đó là niềm vui duy nhất trong đời tôi! Tôi không thể đổi đôi giầy này được - trong hai mươi tư giờ đó là khoảnh khắc duy nhất của vui sướng. Nếu tôi đổi đôi giầy này, khoảnh khắc đó cũng sẽ biến mất. Thế thì chẳng cái gì còn lại cả."