Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần đầu tư vận tải Hòa Phát

31 1.2K 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần đầu tư vận tải Hòa Phát

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

PHẦN 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨCCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VẬN TẢI HÒA PHÁT

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đầu tư vận tải HòaPhát

- Thông tin chung về công ty:

+ Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư vận tải Hòa Phát

+ Tên giao dịch: Hoa Phat Transport Investment Joint Stock Company + Tên viết tắt: HOA PHAT TRAIN.,JSC

+ Địa chỉ: số 8 N1 phố Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội + Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần

+ Tel: 043.3578138

+ Email: hoaphat_auto@yahoo.com + Mã số thuế: 0102364574

- Một số số liệu cơ bản về vốn của công ty:

+ Vốn điều lệ: 6.800.000.000 VNĐ (Sáu tỷ tám trăm triệu đồng) + Tổng số cổ phần: 100.000 cổ phần

+ Loại cổ phần: phổ thông

- Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:

Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân cũng được cải thiện Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần Nhu cầu sử dụng ô tô của người dân là rất lớn, không chỉ phục vụ lợi ích đi lại, vận chuyển hàng hóa mà nó còn mang lại rất nhiều tiện ích khác cho người sử dụng Thị trường ô tô là một thị trường rất tiềm năng trong tương lai Nắm bắt được nhu cầu đó, Công ty cổ phần đầu tư vận tải Hòa Phát ra đời ngày 14 tháng 9 năm 2007 theo quyết định số 0103019551 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội

Với gần 5 năm xây dựng và phát triển, trải qua không ít khó khăn và thách thức, Công ty cổ phần đầu tư vận tải Hòa Phát nhờ hiểu rõ nhu cầu, nắm bắt được những cơ hội, tiếp thu những công nghệ mới và đặc biệt với sự nhiệt huyết, nhanh nhạy, sáng tạo, tinh thần nỗ lực tập thể của đội ngũ công nhân viên trong Công ty đã giúp Công ty khẳng định hướng đi đúng đắn đồng thời duy trì và hoạch định kế hoạch phát triển, mở rộng cho Công ty trong tương lai.

Trang 2

1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần đầu tư vận tải Hòa Phát.

Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần đầu tư vận tải Hòa Phát được thiết kế theo mô hình các phòng ban với chức năng và nhiệm vụ riêng biệt phù hợp với quy mô và loại hình của Công ty.

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần đầu tư vận tải Hòa Phát

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Cơ cấu tổ chức của Công ty nhỏ gọn, được phân công chức năng rõ ràng Các bộ phận hoạt động độc lập với nhau, mỗi phòng ban có chức năng chuyên môn riêng nhưng có sự liên kết, tương tác lẫn nhau trong quá trình hoạt động.

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận1.3.1 Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị

- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty.

- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sán được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty.

Trang 3

- Bổ nhiệm, miễn nhiễm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định, quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó.

1.3.2 Giám đốc công ty

Giám đốc là người đứng đầu Công ty, là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty - Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty - Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong Công ty.

1.3.3 Phòng tài chính – kế toán

- Tổ chức chỉ đạo và thực hành công việc kế toán: tiếp nhận, kiểm tra và xử lý chứng từ, lập và ghi sổ sách kế toán, lập báo cáo quyết toán tháng, quý, năm theo yêu cầu của Giám đốc và đúng chế độ.

- Quản lý các loại hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán, phát hành hoá đơn, theo dõi thanh quyết toán tài chính các hợp đồng, thường xuyên thông báo kịp thời chính xác tình hình tài chính của từng hợp đồng, tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của từng phòng cho các Trưởng, Phó phòng và nhân viên thực thi hợp đồng.

- Lập các kế hoạch vay vốn, thanh toán, kế hoạch tiền mặt, lập các báo cáo thống kê theo yêu cầu của địa phương và cấp trên.

- Kiểm tra, đôn đốc thu chi công nợ, thực hiện nộp Ngân sách và các nghĩa vụ đối với Nhà nước.

1.3.4 Phòng kinh doanh

- Tiến hành kinh doanh các sản phẩm của Công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc về kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty - Tìm kiếm nguồn khách hàng cho Công ty, phát triển thị trường nội địa dựa theo chiến lược của Công ty, lập kế hoạch kinh doanh và hệ thống phân phối các sản phẩm trên thị trường.

- Đồng thời tham mưu, đề xuất cho Ban Giám đốc về kế hoạch kinh doanh và hỗ trợ cho các bộ phận khác về kinh doanh, tiếp cận thị trường.

- Cùng với Giám đốc thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá, quản lý nhân sự trong Công ty.

Trang 4

- Phối hợp với các phòng ban khác để giải quyết các công việc có liên quan tới nghiệp vụ của phòng.

1.3.5 Phòng kỹ thuật

- Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật để phục vụ hoạt động kinh doanh, quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của Công ty.

- Tiến hành lắp đặt, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, nội ngoại thất theo hợp đồng hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

- Bảo trì, bảo dưỡng sản phẩm theo hợp đồng.

1.3.6 Phòng dịch vụ khách hàng

- Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp giữa khách hàng và Công ty trong và sau thời gian sử dụng dịch vụ, sản phẩm theo quy định.

- Hướng dẫn, giới thiệu sản phẩm dịch vụ, giải đáp thắc mắc tới những khách hàng cần tư vấn về sản phẩm.

- Đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua tìm hiểu, thu thập phản hồi của khách hàng, sau đó làm các bản phân tính, báo cáo gửi Phòng Kinh doanh và Giám đốc.

1.3.7 Phòng tổ chức hành chính

- Có chức năng tham mưu và giúp cho Giám đốc trong việc sắp xếp, quản lý nhân lực phòng ban, giải quyết các vấn đề nhân sự, hợp đồng lao động, và phân công lao động hợp lý.

- Quản lý công tác giáo dục đào tạo cán bộ, đào tạo nhân viên nghiệp vụ, thay thế nhân viên chuyển công tác hoặc nghỉ hưu, nghỉ mất sức.

- Phổ biến an toàn lao động, bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách Là thành viên chính thức trong công tác giám sát, kiểm tra và thanh tra việc thực hiện pháp luật của Nhà nước.

- Xây dựng phương án kiện toàn bộ máy tổ chức, thực hiện công tác hành chính quản trị, tổ chức các hoạt động và sự kiện hội nghị trong Công ty Là bộ phận quản trị của Công ty, giữ gìn mọi tài sản của Doanh nghiệp và quan hệ đối nội đối ngoại.

Trang 5

PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦACÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VẬN TẢI HÒA PHÁT

2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư vận tải HòaPhát

Công ty có những hoạt động kinh doanh như sau:

- Kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ tùng, máy móc của ô tô các loại và các phương tiện vận tải khác.

- Kinh doanh các loại xe ô tô cũ và mới, kể cả xe nhập khẩu - Kinh doanh các loại máy móc, thiết bị phục vụ công trình.

- Kinh doanh vận chuyển hành khách, vận tải hàng hóa bằng ô tô theo Hợp đồng - Vận tải hành khách bằng xe taxi.

- Kinh doanh, lắp đặt, sửa chữa các loại nội ngoại thất.

- Dịch vụ sửa chữa, lắp đặt trang thiết bị, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng ô tô - Kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội, ngoại thất công trình - Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa.

- Môi giới, xúc tiến thương mại.

- Xuất nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa Công ty kinh doanh - Kinh doanh du lịch lữ hành trong nước và ngoài nước.

Công ty tham gia hoạt động vào nhiều lĩnh vực nhưng hiện nay hoạt động chủ yếu của Công ty là kinh doanh các loại ô tô, đồng thời vận chuyển hành khách, vận tải hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng.

2.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư vận tảiHòa Phát

2.2.1 Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Công ty

Công ty cổ phần đầu tư vận tải Hòa Phát hoạt động dưới hình thái công ty thương mại chuyên cung cấp các loại ô tô như Cruze, Lacetti, Zentra, Spark,….Công việc kinh doanh của Công ty sẽ được thực hiện theo thứ tự các bước: tiến hành nghiên cứu thị trường, bỏ vốn ra nhập mua hàng hóa sau đó tiêu thụ hàng hóa và thu về lợi nhuận.

Do đặc thù của sản phẩm cung cấp là ô tô nên đòi hỏi nhân viên kinh doanh phải có sự hiểu biết nhất định về các loại ô tô trên thị trường, nắm được những công dụng, tính năng cơ bản của các sản phẩm, đồng thời tư vấn đúng đắn để có thể giới thiệu đúng sản phẩm khách hàng yêu cầu.

Quy trình sản xuất kinh doanh chung của Công ty được minh họa bằng sơ đồ sau:

Trang 6

Tìm hiểu thị trường, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng

Liên hệ với nhà cung cấp đồng thời ký kết hợp đồng với khách hàng

Nhập hàng về kho hay xuất hàng giao trực tiếp cho khách hàng

Ghi nhận doanh thu, giá vốn, và công nợ

Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kinh doanh chung

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Bước 1: Nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng.

NVKD tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của thị trường để từ đó tìm ra khách hàng mục tiêu, tiếp xúc với họ nhằm giới thiệu sản phẩm cũng như các chế độ ưu đãi đối với khách hàng của Công ty Đồng thời NVKD cung cấp đầy đủ cho khách hàng những thông tin về sản phẩm, chất lượng, nhu cầu trong tương lai, cũng như những thông tin khác về nhà sản xuất và sản phẩm họ cần Từ đó thuyết phục họ ký hợp đồng mua sản phẩm.

Bước 2: Liên hệ với nhà cung cấp đồng thời ký kết hợp đồng với khách hàng.

Bộ phận kinh doanh tiến hành liên hệ với các nhà cung cấp, trao đổi thông tin về chủng loại, số lượng, chất lượng của hàng hóa công ty cần đặt mua, thương lượng về giá cả và thời gian giao hàng Từ đó, tính toán mọi chi phí cho quá trình nhập hàng, tính toán giá thành thực tế khi hàng được chuyển tới tay người mua và tính toán giá cả thị trường của mặt hàng đó khi hàng về đến nơi để thấy được việc kinh doanh là lỗ hay

Trang 7

lãi Sau đó phòng kinh doanh thiết lập kế phương án kinh doanh lên Giám đốc, nếu phương án chưa hiệu quả thì phải sửa đổi sao cho hợp lý và nếu phương án khả thi thì Giám đốc sẽ phê duyệt.

NVKD sẽ có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ hồ sơ, các nội dung cần thiết để kí kết hợp đồng và phải nêu rõ các điều khoản trong hợp đồng như: Báo giá, các khoản chiết khấu, khuyến mại…

Bước 3: Nhập hàng về kho hay xuất hàng giao trực tiếp cho khách hàng.

Việc đặt hàng với nhà cung cấp thường được tiến hành trước khi ký kết hợp đồng hàng hóa với khách hàng và dựa trên các báo cáo về số lượng hàng còn trong kho Sau khi thống nhất các điều khoản về việc mua bán hàng hóa, nếu kho hàng còn đủ số lượng thì sẽ tiến hành xuất kho giao cho khách hàng, nếu không sẽ tiến hành liên hệ đặt hàng với nhà cung cấp Hàng hóa sẽ được nhập về kho của công ty hoặc bán trực tiếp tới tay khách hàng qua showroom.

Cuối cùng, phòng kinh doanh sẽ phải thông báo cho bộ phận kế toán và các phòng ban có liên quan Bộ phận kế toán có trách nhiệm lập các chứng từ có liên quan đến quá trình giao nhận và tiêu thụ hàng hóa như: Hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa…

Bước 4: Ghi nhận doanh thu, giá vốn, công nợ.

Bộ phận kế toán có nhiệm vụ ghi nhận giá vốn hàng bán, doanh thu hàng hóa tiêu thụ trong kỳ, xác định công nợ của khách hàng sau khi giao hàng và các chứng từ cần thiết khác cho khách hàng.

2.2.2 Mô tả quy trình nhập mua hàng hoá tại phòng kinh doanhSơ đồ 2.2: Quy trình nhập mua hàng hóa

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Bước 1: Tìm nguồn hàng hóa

Nhân viên phòng kinh doanh sẽ điều tra thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, từ đó sẽ tìm nguồn cung cấp hàng hóa phù hợp Công ty sẽ tiến hành nhập mua những mặt hàng đang được người tiêu dùng ưa chuộng và những sản phẩm mà Công ty dự đoán là có tiềm năng trong tương lai.

Trang 8

Sau khi tìm hiểu được thị hiếu của người tiêu dùng, nhân viên kinh doanh sẽ tiến hành tìm nhà cung cấp phù hợp, đảm bảo uy tín và chất lượng sản phẩm.

Bước 2: Ký hợp đồng với nhà cung cấp

Sau khi tìm được nhà cung cấp thỏa mãn những yêu cầu mà Công ty đặt ra, Giám đốc công ty cùng nhân viên phòng kinh doanh sẽ tiến hành đàm phàn, ký kết hợp đồng với khách hàng.

Trong quá trình đàm phán, Giám đốc cùng trưởng phòng Kinh doanh cần xem xét kỹ các điều khoản của hợp đồng như thời gian giao hàng, thời hạn bảo hành, phương tiện giao hàng, thời hạn hợp đồng,… để đưa đến những thỏa thuận có lợi cho đôi bên.

Sau khi đã đàm phán thành công thì công ty tiến hành ký kết hợp đồng với nhà cung cấp.

Bước 3: Kiểm tra hàng hóa

Thủ kho cùng nhân viên mua hàng cùng tiến hành kiểm tra hàng hóa theo hợp đồng đã ký kết với nhà cung cấp

- Kiểm tra số lượng: so sánh số lượng thực nhập với số lượng ghi trên hóa đơn - Kiểm tra chất lượng: nhân viên kỹ thuật kiểm tra chất lượng của hàng hóa theo tiêu chuẩn từ hợp đồng mua hàng.

- Kiểm tra về quy cách

Thủ kho tiến hành lập biên bản kiểm tra hàng hóa, biên bản có chữ ký xác nhận của thủ kho, nhà cung cấp và nhân viên mua hàng Nếu hàng không đạt hoặc một phần không đạt hoặc không đúng theo thỏa thuận, phòng kinh doanh phải làm việc với nhà cung cấp, giao hàng lại theo đúng hợp đồng Trong trường hợp hàng hóa đạt yêu cầu thì tiến hành nhập kho Thủ kho lập phiếu nhập kho, phiếu nhập kho phải chuyển cho phòng kế toán và phòng kinh doanh.

Bước 4: Nhập kho

Hàng hóa được nhập vào kho của Công ty Thủ kho tiến hành lưu hồ sơ nhập hàng, hồ sơ phải rõ ràng thuận tiện cho việc tìm kiếm.

Trang 9

2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư vận tảiHòa Phát năm 2010 và năm 2011

2.3.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2011 và 2010 của công ty cổphần đầu tư vận tải Hòa Phát

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Trang 10

Nhận xét:

Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 là 91.900.275.271 đồng, giảm 9.602.997.098 đồng, tương ứng với giảm 9,46% so với năm 2010 Trong thời buổi kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, các mặt hàng thiết yếu thường người tiêu dùng ưu tiên sử dụng hơn các mặt hàng xa xỉ, các mặt hàng có giá trị cao Hơn nữa, việc giá xăng dầu, lãi suất ngân hàng liên tục tăng cao, cùng với chính sách của Nhà nước về các loại thuế đối với ô tô cũng tác động đến tâm lý của người tiêu dùng Đó chính là nguyên nhân làm cho tổng doanh thu bán hàng của Công ty trong năm 2011 giảm so với năm 2010.

Các khoản giảm trừ doanh thu: trong cả hai năm 2010 và 2011 các khoản giảm trừ doanh thu đều bằng 0 Có được điều này là do trong cả hai năm Công ty đều cố gắng giữ vững uy tín, cung cấp các sản phẩm cho chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Vì thế mà các khoản giảm trừ doanh thu cũng như giảm giá hàng bán hay trả lại hàng đã bán do sản phẩm kém chất lượng đều không có

Giá vốn hàng bán năm 2010 là 100.267.052.267 đồng, năm 2011 là 90.457.133.868 đồng, giảm 9.809.918.399 đồng, ứng với 9,78% Trong năm 2011 công ty đã tìm được nhà cung cấp mới, cung cấp hàng hóa đảm bảo chất lượng với giá cả thấp hơn cộng với việc Công ty đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền đã làm cho giá vốn hàng bán của năm 2011 thấp hơn năm 2010 Ngoài ra việc nhận được ít đơn đặt hàng cũng là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này.

Giá vốn hàng bán giảm đáng kể là nguyên nhân làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng Lợi nhuận gộp năm 2011 là 1.443.141.403 đồng trong khi năm 2010 là 1.236.220.102 đồng, tăng 16,74% so với năm 2010 Mặc dù doanh thu năm 2011 giảm so với năm 2010 nhưng do phần chi phí tiết kiệm được thể hiện ở việc giá vốn hàng bán năm 2011 giảm lớn hơn phần doanh thu giảm nên đã làm cho lợi nhuận gộp năm 2011 tăng 206.921.301 đồng so với năm 2010.

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 giảm 31.580.724 đồng so với năm 2010, tương ứng với giảm 53,92% Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty chính là khoản lãi nhận được từ tiền gửi ngân hàng Do tình hình kinh doanh của Công ty năm 2010 không được tốt nên tiền trong tài khoản tiền gửi ngân hàng của Công ty được dùng để chi trả các khoản nợ đến hạn trả, làm cho khoản lãi nhận được năm 2011 ít hơn năm 2010.

Chi phí tài chính của Công ty bao gồm lãi tiền vay và chi phí do các hoạt động đầu tư khác Năm 2011 chi phí tài chính là 255.680.388 đồng, giảm 60,43% so với năm 2010 là do năm 2011 Công ty đã thu hẹp quy mô hoạt động và lĩnh vực kinh

Trang 11

doanh Trong đó chi phí lãi vay chiếm chủ yếu với 84,09%, năm 2011 chi phí lãi vay là 215.021.749 đồng, giảm 64,26% so với năm 2010 Các khoản gốc vay ngắn và dài hạn, trong năm 2011 đã được công ty thanh toán tới 76,14%, điều này đã làm giảm đáng kể chi phí lãi vay của năm 2011.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được hạch toán chung vào chi phí quản lý kinh doanh Năm 2011, chi phí quản lý kinh doanh tăng 18,82%, từ 1.150.006.125 đồng năm 2010 lên 1.366.488.968 đồng năm 2011 Chi phí quản lý kinh doanh tăng lên chủ yếu là do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, năm 2011 là 1.101.127.195 đồng, tăng 47,05% so với năm 2010 Mức tăng này khá cao, nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2011 lạm phát tăng cao, cùng với việc giá điện, giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh tăng làm gia tăng các loại chi phí Cùng với đó là do Công ty đã chú trọng vào đào tạo chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên nhằm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

Lợi nhuận thuần năm 2011 tăng 349.394.021 đồng, tương ứng với tăng 69,68% so với năm 2010 chứng tỏ Công ty đã quản lý tốt chi phí, hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn năm 2010 Đây là chuyển biến tốt trong việc cải thiện tình hình kinh doanh, từng bước vực dạy Công ty sau những khó khăn.

Lợi nhuận khác là chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác trong năm Năm 2011 lợi nhuận khác tăng 279.271.292 đồng, ứng với 100,40% so với năm 2010 Các khoản thu nhập khác và chi phí khác của Công ty phát sinh từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ để đầu tư vào máy móc, thiết bị mới nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả công việc Năm 2010, hoạt động thanh lý TSCĐ bị lỗ 278.155.273 đồng, trong khi năm 2011 hoạt động này mang lại khoản lãi là 1.116.019 đồng.

Mặc dù tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty năm 2011 vẫn bị lỗ 150.918.125 đồng, tuy nhiên khoản lỗ này đã giảm đi rất nhiều so với năm 2010 (80,64%) Điều này có được là do sự quản lý chi phí và nguồn vốn hiệu quả cùng với sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong việc cải thiện tình hình kinh doanh của Công ty Chi phí thuế TNDN năm 2011 và 2010 đều bằng 0, do hoạt động kinh doanh của Công ty chưa mang lại hiệu quả.

Kết luận:

Qua phân tích ta có thể thấy nhìn chung tình hình kinh doanh của Công ty đã có những bước cải thiện đáng kể, diễn ra theo chiều hướng lạc quan Nhưng để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, mang lại lợi nhuận thì Công ty cần phải có những chiến lược kinh doanh, quản lý phù hợp trong phạm vi kinh doanh chủ yếu của mình và phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.

Trang 12

2.3.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2011 và 2010 của công ty cổ phần đầu tư

1 Phải thu của khách hàng 1.342.095.403 1.102.027.204 240.068.199 21,78 2 Trả trước cho người bán 3.525.372.443 6.249.796.703 (2.724.424.260) (43,59)

2.Giá trị hao mòn lũy kế (1.290.060.346) (1.400.137.962) (110.077.616) (7,86) II Tài sản dài hạn khác 843.368.041 965.907.391 (122.539.350) (12,69)

Trang 13

3 Người mua trả tiền trước 3.824.545.139 6.201.596.442 (2.377.051.303) (38,33) 4 Thuế và các khoản phải

Nhìn chung tổng quan bảng cân đối kế toán năm 2010 và 2011 ta thấy cơ cấu tài sản và nguồn vốn đã có sự thay đổi đáng kể Tổng tài sản năm 2011 là 16.006.270.080 đồng, giảm 9.365.651.596 đồng, tương ứng với giảm 36,91% so với năm 2010 Sở dĩ có mức giảm như vậy là do trong năm 2011 Công ty đã cắt giảm hoạt động kinh doanh các lĩnh vực không hiệu quả để tập trung đầu tư nguồn lực vào những lĩnh vực mang lại hiệu quả cao như kinh doanh các loại ô tô đang được thị trường ưa chuộng,… Cụ thể như sau:

Về tổng tài sản:

Trong năm 2011, tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (67,58%) Cơ cấu này là hợp lý vì hình thức hoạt động của Công ty là công ty thương mại nên vốn tập trung phần lớn vào tài sản ngắn hạn giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh và mở rộng quy mô ngành nghề kinh doanh được thuận lợi Hơn nữa cơ cấu tài

Trang 14

sản lưu động lớn hơn tài sản dài hạn sẽ giúp cho Công ty linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh như thanh toán cho nhà cung cấp,…

- Tài sản ngắn hạn: giảm 10.322.505.673 đồng, từ 21.138.828.535 đồng năm 2010

xuống còn 10.816.322.862 đồng năm 2011, tương ứng với giảm 48,83% Sự biến động của tài sản được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau:

+ Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011 là 1.925.712.599 đồng, giảm 18,92% so với năm 2010 Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm 2011 Công ty đã chi tiền để thanh toán các khoản vay ngắn và dài hạn của ngân hàng, cũng như thanh toán cho nhà cung cấp nhằm nâng cao uy tín của Công ty, đồng thời tạo lòng tin với ngân hàng, nhà cung cấp Việc cắt giảm lượng tiền dự trữ cũng giúp công ty giảm chi phí liên quan đến việc dự trữ tiền, tránh làm ứ đọng vốn Tuy nhiên điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng thanh toán những khoản nợ tức thời cho nhà cung cấp Vì thế Công ty nên cân nhắc tăng lượng tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn lên để tăng tính an toàn trong thanh toán, và đề phòng những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra + Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2011 nhìn chung là giảm so với năm 2010, giảm 2.496.274.561 đồng, tương ứng với 33,90% Mặc dù khoản phải thu khách hàng có tăng lên nhưng các khoản trả trước cho người bán và phải thu khác lại giảm làm cho các khoản phải thu ngắn hạn giảm Trong đó:

Phải thu của khách hàng năm 2011 là 1.342.095.403 đồng, tăng 21,78% so với năm 2010 Sự gia tăng này là do Công ty đã nới lỏng chính sách tín dụng, nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thu hút thêm nhiều khách hàng cho Công ty, đồng thời làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty, và giảm chi phí lưu kho, tăng hiệu quả sử dụng Tuy nhiên, việc nới lỏng chính sách tín dụng cũng làm tăng các khoản chi phí liên quan đến việc đòi nợ, và có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi Công ty nên có các chính sách hợp lý để khách hàng sớm thanh toán các khoản nợ, theo dõi các khoản nợ một cách chặt chẽ, có phương pháp lập dự phòng hợp lý.

Trả trước cho người bán năm 2010 là 6.249.796.703 đồng trong khi năm 2011 là 3.525.372.443 đồng, giảm 43,59% Mức giảm này là do tình hình kinh doanh của Công ty trong năm 2010 không được tốt nên năm 2011 Công ty đã chú trọng vào đầu tư các khoản mục khác mang lại lợi nhuận cao hơn.

Ngoài ra, các khoản phải thu khác của năm 2010 đã được thu hồi

+ Hàng tồn kho năm 2011 giảm 6.403.921.448 đồng, giảm tương đối 63,61% so với năm 2010 Lượng hàng tồn kho của năm 2010 đã được tiêu thụ trong năm 2011, đồng thời Công ty cũng hạn chế trong việc nhập mua hàng hóa, chỉ nhập mua những hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng Việc giảm lượng hàng lưu kho giúp Công ty tiết kiệm được chi phí lưu kho, tránh được ứ đọng vốn đồng thời tránh được sự lỗi thời

Trang 15

do đặc thù hàng hóa của Công ty là những loại ô tô hiện đại, công nhệ cao, các tính năng được cải thiện theo thời gian,… Việc dự trữ ít hàng tồn kho mang tới nhiều lợi ích cho Công ty, tuy nhiên nó cũng mang lại một số rủi ro như lượng hàng tồn kho không đủ hoặc không đáp ứng kịp thời những đơn đặt hàng bổ sung từ phía khách hàng, từ đó có thể ảnh hưởng đến doanh số và lợi nhuận của Công ty Vì vậy các nhà quản lý tài chính của Công ty phải cân nhắc để đưa ra những quyết định đúng đắn + Tài sản ngắn hạn khác của Công ty gồm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, và chi phí trả trước ngắn hạn Tài sản ngắn hạn khác giảm 972.993.331 đồng, ứng với 73% so với năm 2010.

- Tài sản dài hạn: năm 2011 là 5.189.947.218 đồng, tăng 956.854.077 đồng, tương

ứng với tăng 22,60% so với năm 2010 Trong đó:

+ Tài sản cố định năm 2011 tăng 33,04% so với năm 2010

Trong năm 2011, Công ty đã mua thêm TSCĐ mới với tổng nguyên giá 1.121.492.954 đồng và nhượng bán TSCĐ có nguyên giá là 152.177.143 đồng Với đặc thù là công ty thương mại, TSCĐ của Công ty chủ yếu là máy móc, kho bãi, thiết bị văn phòng giúp quá trình hoạt động của công ty diễn ra bình thường

Chi phí khấu hao của năm 2011 là 44.050.147 đồng Năm 2011, giá trị hao mòn lũy kế giảm 7,86% so với năm 2010 Giá trị hao mòn của tài sản cố định đem đi nhượng bán đã làm giảm giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ trên bảng cân đối kế toán + Tài sản dài hạn khác của Công ty chính là khoản chi phí trả trước dài hạn, giảm 122.539.350 đồng, tương ứng với 12,69%.

Về tổng nguồn vốn:

- Nợ phải trả giảm 9.214.733.471 đồng từ 18.651.869.262 đồng năm 2010

xuống còn 9.437.135.791 đồng năm 2011, ứng với 49,40% Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả 89,94%, vì vậy sự biến động của nợ ngắn hạn có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi của tổng nợ phải trả

+ Nợ ngắn hạn năm 2011 là 8.487.611.791 đồng, giảm 51,53% so với năm 2010 Trong đó:

Vay ngắn hạn: năm 2011 Công ty có vay thêm một khoản vay ngắn hạn là 1.812.000.000 đồng để thanh toán cho nhà cung cấp Tuy nhiên khoản vay này cùng với khoản vay của năm 2010 đã được Công ty thanh toán hết Việc thanh toán hết các khoản nợ vay ngắn hạn giúp Công ty nâng cao uy tín với ngân hàng, từ đó có thể nâng cao hạn mức tín dụng Đồng thời cũng làm giảm đáng kể một khoản lãi vay trong giai đoạn lãi suất đang tăng cao như hiện nay.

Ngày đăng: 26/12/2013, 20:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan