Ebook - Không nước, không trăng - Osho
| | OSHO Không Nước Không Trăng Bài nói về các câu chuyện thiền Hà Nội 11/2009 OSHO No Water No Moon Talks on Zen stories | | 27/02/2010 - 2/ 1 Mục lục Giới thiệu . i 1 Không nước không trăng . 1 2 Đối thoại kiếm chỗ trọ 35 3 Vậy thế sao? 79 4 Câu trả lời của người chết 107 5 Ngón tay của Gutei . 139 6 Sao ông không đi nghỉ đi . 167 7 Phật mũi nhọ . 199 8 Người cho phải cám ơn . 229 9 Triết gia hỏi Phật . 267 10 Nụ cười Ninakawa 299 Về Osho . 331 | | i 27/02/2010 - 2/ 1 ii Giới thiệu "Thiền chưa bao giờ hứa hẹn với bạn điều gì. Nó đơn giản cho bạn ở đây và bây giờ ." Cuốn sách này thật quí giá; nó là kho báu. Nó có thể trở thành đối thoại giữa bạn và bậc thầy chứng ngộ Osho. Nó có thể trở thành hiện tượng hiếm hoi nhất - gặp gỡ, chia sẻ sự hiện hữu. Với lòng từ bi của mình Osho làm lộ ra điều tinh tuý của Thiền trong mọi vẻ đẹp và bí ẩn của nó. Bạn chắc chắn sẽ sung sướng trong cái ngớ ngẩn và khôi hài, điều không dự đoán được và những sự ngạc nhiên bất thần trong Không Nước, Không Trăng. Đan xuyên qua toàn bộ là những cú sốc thiền, những cú đánh thiền và tiếng cười lớn, điều có thể làm rung chuyển bạn từ cái đều đều thường ngày vào thoáng nhìn về bạn thực sự là ai. Osho trút sự hiểu thấu duy nhất của mình và làm sáng tỏ về cuộc sống, tình yêu, cái chết, thiền và chứng ngộ trong và quanh những lời được in ra. Trong tấm gương của im lặng ở giữa, bạn có thể bắt đầu thấy ra bản thân mình. Những bài nói này dựa trên mười câu chuyện thiền có thể trở thành bậc đá để hiểu sâu hơn cuộc sống riêng của bạn vì chúng là về bạn, chúng đề cập tới bạn, chúng là bạn! Bạn là kho báu, ẩn kín trong mình. "Thiền là việc mở mắt ra. Thiền là nhìn." Cuốn sách này là quí giá; nó là kho báu. Nó là món quà từ sự tồn tại cho bạn, gọi bạn quay về nhà. Ma Yoga Rabiya | | 1 27/02/2010 - 2/ 1 2 1 Không nước không trăng Ni cô Chiyono đã học nhiều năm, nhưng vẫn không thể nào tìm thấy chứng ngộ. Một đêm, cô ấy mang chiếc thùng cũ đầy nước. Khi đang bước đi, cô ấy ngắm trăng tròn được phản chiếu trong thùng nước. Bỗng nhiên, dây tre buộc thùng bục ra, và thùng rơi xuống. Nước tung toé đổ hết; bóng trăng biến mất - và Chiyono trở nên chứng ngộ. Cô ấy viết vần thơ này: Cách này cách nọ tôi đã cố giữ chiếc thùng gắn lại, hi vọng tre yếu không bao giờ bị bục. Bỗng nhiên đáy thùng bục ra. Không còn nước nữa; không còn trăng trong nước - trống rỗng trong tay tôi. Chứng ngộ bao giờ cũng bất thần. Không có tiến trình tiệm tiến hướng tới nó, bởi vì tất cả mọi tiệm tiến đều thuộc về tâm trí mà chứng ngộ thì không phải là của tâm trí. Mọi mức độ đều thuộc về tâm trí còn chứng ngộ thì ở bên ngoài nó. Cho nên bạn không thể dần dần trở nên chứng ngộ, bạn đơn giản nhảy vào trong nó. Bạn không thể đi từng bước một; không có các bước. Chứng ngộ giống hệt như vực thẳm, hoặc bạn nhảy hoặc bạn không nhảy. Bạn không thể có chứng ngộ theo từng phần, theo từng mảnh. Nó là toàn bộ - hoặc bạn ở trong nó hoặc bạn ở ngoài nó, nhưng không có tiến trình dần dần. Nhớ điều này như một trong những điều cơ bản nhất: nó xảy ra không bị phân mảnh, trọn vẹn, toàn bộ. Nó xảy ra như một toàn thể, và đó là lí do tại sao tâm trí bao giờ cũng không có khả năng hiểu. Tâm trí có thể hiểu được bất kì cái gì có thể được phân chia. Tâm trí có thể hiểu bất kì cái gì có thể được đạt tới qua nhiều mảnh, bởi vì tâm trí là phân tích, phân chia, phân mảnh. Tâm trí chỉ có thể hiểu được bộ phận; cái toàn thể bao giờ cũng vượt quá sức hiểu của nó. Đó là điều đã xảy ra: ni cô này, Chiyono, đã học hết năm nọ sang năm kia mà chẳng cái gì xảy ra cả. Tâm trí có thể học về Thượng đế, về chứng ngộ, về điều tối thượng. Nó thậm chí có thể giả vờ rằng mọi thứ đã được hiểu rõ. Nhưng Thượng đế không phải là cái gì đó bạn phải hiểu. Cho dù bạn biết mọi điều về Thượng đế, bạn vẫn chẳng biết ngài; tri thức không phải là 'về'. Bất kì khi nào bạn nói 'về', bạn đều thuộc vào bên ngoài. Bạn có thể đi lòng vòng, nhưng bạn vẫn không đi ra khỏi vòng tròn. Khi ai đó nói, "Tôi biết về Thượng đế," người đó nói mình chẳng biết gì cả, bởi vì làm sao bạn có thể biết được cái gì về Thượng đế? Thượng đế là trung tâm, không phải là | | 3 27/02/2010 - 2/ 2 4 ngoại vi. Bạn có thể biết về vật chất - bởi vì vật chất không có trung tâm trong nó, nó chỉ là ngoại vi. Bạn không thể biết được về tâm thức: không có cái ta, không có ai bên trong cả. Vật chất chỉ là cái bên ngoài; bạn có thể biết về nó. Khoa học là tri thức. Chính từ khoa học có nghĩa là tri thức - tri thức về ngoại vi, tri thức về cái gì đó nơi trung tâm không tồn tại. Bất kì khi nào bạn tiếp cận tới trung tâm qua ngoại vi, bạn đều bỏ lỡ nó. Bạn phải trở thành nó; đó là cách duy nhất để biết nó. Không cái gì có thể được biết về Thượng đế cả. Bạn phải hiện hữu; chỉ việc hiện hữu mới là tri thức có đó. Với điều tối thượng, 'về và về' có nghĩa là bỏ lỡ đi bỏ lỡ lại. Bạn phải đi vào và trở thành một. Đó là lí do tại sao Jesus nói, "Thượng đế giống như tình yêu" - không phải là việc yêu, mà chỉ giống như yêu. Bạn không thể biết điều gì về yêu cả, hay bạn có thể biết được? Bạn có thể học và học, bạn có thể trở thành học giả lớn, nhưng bạn vẫn chưa bị động chạm tới, bạn vẫn chưa thấm nhuần vào. Việc yêu chỉ có thể được biết khi bạn trở thành người yêu. Không chỉ có thế: việc yêu chỉ có thể được biết khi bạn trở thành tình yêu. Ngay cả người yêu cũng biến mất, bởi vì điều đó nữa cũng thuộc vào bên ngoài. Hai người trong tình yêu trở nên vắng mặt. Họ không có đó. Chỉ tình yêu là tồn tại, nhịp điệu tình yêu. Có thể có hai cực của nhịp điệu này nhưng họ không có đó. Cái gì đó của cõi bên kia đã đi vào sự hiện hữu. Họ đã biến mất. Tình yêu tồn tại khi bạn trống rỗng. Tri thức tồn tại khi bạn tràn đầy. Tri thức thuộc vào bản ngã, mà bản ngã không bao giờ có thể thấm vào trung tâm được; nó là ngoại vi. Ngoại vi chỉ có thể biết tới ngoại vi. Bạn không thể biết được cái gì đó của trung tâm qua bản ngã. Bản ngã có thể học hành, bản ngã có thể làm cho bạn thành học giả lớn, có thể là học giả tôn giáo lớn, bác học lớn. Bạn có thể biết hết các kinh Veda, biết hết các kinh Upanishad, biết hết Kinh Thánh và Koran, vậy mà bạn vẫn chẳng biết gì cả - bởi vì nó không phải là tri thức từ bên ngoài, nó là cái gì đó xảy ra khi bạn đã đi vào và bạn đã trở thành một. Ni cô Chiyono đã học nhiều năm . Cô ấy có thể đã học nhiều kiếp rồi. Bạn đã từng học nhiều kiếp rồi. Bạn vẫn cứ đi mãi theo vòng tròn. Nhưng khi ai đó đi vòng tròn, ảo tưởng lớn được tạo ra: bạn cảm thấy mình đang tiến triển. Bạn bao giờ cũng cảm thấy mình đang đi, mà bạn vẫn chẳng đi đâu cả, bởi vì bạn đi vòng tròn. Bạn cứ lặp lại. Đó là lí do tại sao người Hindu đã gọi thế giới này là samsara . Samsara nghĩa là cái bánh xe, luân hồi. Bạn cứ đi và đi mãi mà chẳng đạt tới đâu cả, và bạn bao giờ cũng cảm thấy rằng bạn đang đạt tới. "Bây giờ mục tiêu gần hơn rồi bởi vì mình đã bước đi nhiều thế." Toàn cố gắng đi theo vòng tròn lớn. Bạn không thể thấy nó là vòng tròn, bởi vì bạn chỉ biết một phần của nó. Cho nên nó bao giờ cũng là con đường, lối đi. Đây là điều đã xảy ra cho nhiều kiếp rồi. Chiyono đã học và nghiên cứu, nhưng vẫn không thể nào tìm thấy chứng ngộ - không phải bởi vì chứng ngộ là khó, mà bởi vì khi bạn nghiên cứu nó, bạn bỏ lỡ toàn bộ vấn đề. Bạn đang trên đường sai. Cứ dường như ai đó đang cố đi vào căn phòng này qua tường. Không phải là việc đi vào căn phòng này là khó, nhưng bạn phải đi vào qua cửa. Nếu bạn cố gắng đi qua tường, điều đó có vẻ khó, gần như không thể được. Điều đó là không được. Chính bạn đang trên con đường sai. Nhiều, nhiều người, bất kì khi nào họ bắt đầu cuộc hành | | 5 27/02/2010 - 2/ 3 6 trình, họ bắt đầu qua nghiên cứu, qua học hỏi, qua tri thức, thông tin, triết lí, hệ thống, thượng đế học. Họ bắt đầu từ 'về'; thế thì họ đang gõ lên tường. Jesus nói, "Gõ cửa và cửa sẽ mở ra cho các ông." Nhưng xin nhớ nó có là cửa hay không. Đừng gõ vào tường, bằng không chẳng cửa nào sẽ được mở ra cho bạn. Và, trong thực tế, khi bạn gõ lên cửa, khi bạn thực sự tới gần cửa, bạn sẽ thấy nó đã được mở rồi. Nó bao giờ cũng chờ đợi bạn. Và cửa là chờ đợi, cửa là đón chào, cửa là tiếp thu. Nó đã chờ đợi bạn, còn bạn gõ lên tường. Tường là gì? Khi bạn bắt đầu qua tri thức mà không qua hiện hữu, bạn đang gõ lên tường. Trở thành, hiện hữu! Đừng thu thập thông tin. Nếu bạn muốn biết tình yêu, là người yêu đi. Nếu bạn muốn biết Thượng đế, là việc thiền đi. Nếu bạn muốn đi vào cái vô hạn, là lời cầu nguyện đi. Nhưng hiện hữu! Đừng biết về lời cầu nguyện. Đừng cố gắng tích luỹ điều người khác đã nói về nó. Việc học sẽ không ích gì; thay vì thế, việc quên sẽ có ích. Vứt bỏ bất kì cái gì bạn biết, để cho bạn có thể biết. Vứt bỏ mọi thông tin và mọi kinh sách, quên tất cả các Koran và Kinh Thánh và Gita đi; chúng là rào chắn, chúng là bức tường. Và nếu bạn cứ gõ mãi vào tường, những cánh cửa đó sẽ không bao giờ mở ra cả, bởi vì không có cửa. Mọi người đều gõ vào Koran, gõ vào Veda, gõ vào Kinh Thánh, và không cánh cửa nào mở ra cả. Họ cứ nghiên cứu học hành, và họ cứ bỏ lỡ giống như ni cô Chiyono này: cô ấy đã học nhiều năm, nhưng vẫn không thể nào tìm thấy chứng ngộ . Chứng ngộ là gì? Đó là trở nên nhận biết mình là ai. Điều đó chẳng liên quan gì tới thế giới bên ngoài cả. Điều đó chẳng liên quan gì tới điều người khác đã nói. Điều người khác nói là không liên quan. Bạn đang đó! Sao cứ phải tra cứu Kinh Thánh và kinh Koran và kinh Gita làm gì? Nhắm mắt lại và bạn có đó trong vinh quang vô hạn của mình. Nhắm mắt lại và cửa mở ra. Bởi vì bạn có đó nên bạn không cần hỏi bất kì ai. Bạn hỏi . thế thì bạn sẽ lỡ. Chính việc hỏi chỉ ra rằng bạn nghĩ bạn đang ở đâu đó khác. Chính việc hỏi chỉ ra rằng bạn đang tìm tấm bản đồ. Còn với thế giới bên trong không có bản đồ - không có nhu cầu, bởi vì bạn không đi tới điểm đến không biết. Thực sự, bạn chẳng đi đâu hết cả. Bạn đang ở đó. Bạn là mục tiêu. Bạn không phải là người tìm kiếm, bạn là chứng ngộ. Cho nên chứng ngộ là gì? Trạng thái này - khi bạn tìm kiếm bên ngoài - là không chứng ngộ; trạng thái kia - khi bạn tìm kiếm bên trong - là chứng ngộ. Cho nên khác biệt duy nhất là ở sự hội tụ. Nếu bạn hội tụ ra ngoài, bạn không chứng ngộ. Nếu bạn hội tụ vào trong, bạn chứng ngộ. Cho nên vấn đề duy nhất là đổi chiều. Từ Ki tô giáo cải tâm là hay, nhưng họ đã dùng nó theo cách khủng khiếp. Cải tâm không có nghĩa là làm người Hindu thành người Ki tô giáo hay làm người Ki tô giáo thành người Hindu. Cải tâm nghĩa là đổi chiều. Cải tâm nghĩa là đổi chiều về cội nguồn, đồi chiều vào bên trong; thế thì bạn được cải tâm. Và tâm thức của bạn có thể tuôn chảy theo hai hướng, hướng ngoại hay hướng nội; đây là hai khả năng cho luồng tâm thức của bạn tuôn chảy. Hướng ngoại có thể chảy trong nhiều, nhiều kiếp - nó sẽ chẳng bao giờ đạt tới đâu cả, bởi vì mục tiêu là tại cội nguồn. Mục tiêu không ở phía trước, nó ở đằng sau. Mục tiêu không ở đâu đó nơi bạn sẽ đạt tới. Mục tiêu là ở đâu đó nơi bạn đã rời đi. Cội nguồn là mục tiêu. Điều này phải được hiểu rất sâu sắc. Nếu bạn có thể đi ngược lại điểm đầu tiên của sự bắt đầu của mình, bạn đạt tới mục tiêu. | | 7 27/02/2010 - 2/ 4 8 Chứng ngộ là đi về cội nguồn, còn cội nguồn là ở bên trong bạn; cuộc sống có đó tuôn chảy, rộn ràng, liên tục đập bên trong bạn. Tại sao lại hỏi người khác? Học có nghĩa là đi hỏi người khác. Hỏi về bản thân mình mà lại đi hỏi người khác sao? Đây là xuẩn ngốc cực kì. Điều này hoàn toàn ngu xuẩn - hỏi về bản thân mình mà lại đi hỏi người khác. Đó là điều học nghĩa là gì: tìm câu trả lời. Mà bạn mới là câu trả lời! Ni cô Chiyono đã học nhiều năm, nhưng vẫn không thể nào tìm thấy chứng ngộ. Điều đó là tự nhiên, hiển nhiên. Chẳng có gì sai trong đó cả. Cô ấy đang nhìn ra, đang học. Điều khác cần nhớ: hiện hữu của bạn là cuộc sống, và không kinh sách nào có thể sống động được. Kinh sách nhất định chết. Kinh sách là cái xác, và bạn đang hỏi người chết về cuộc sống của mình. Điều này là không thể được. Krishna sẽ chẳng ích lợi gì nhiều, Jesus cũng chẳng ích lợi - chừng nào bạn chưa trở thành một Krishna hay một Jesus. Cuộc sống không thể được trả lời qua người chết. Và nếu bạn cho rằng mình sẽ tìm ra câu trả lời, bạn sẽ ngày một bị nặng gánh hơn bởi những câu trả lời đó, và câu trả lời sẽ vẫn còn là điều không biết. Đây là điều xảy ra cho người đang học hành, người là nhà tư tưởng, người là triết gia. Người đó cứ bị nặng gánh bởi những nỗ lực riêng của mình - toàn những lời là lời - và bị lạc. Mà câu trả lời thì bao giờ cũng có đó. Chỉ mỗi việc quay vào bên trong là cần thiết. Không, không ai sẽ trả lời bạn. Đừng tới bất kì ai, đi tới bản thân mình đi. Và bất kì khi nào bạn tới một thầy, mọi điều thầ y có thể làm là giúp cho bạn đạt tới bản thân mình, có vậy thôi. Không thầy nào có thể cho bạn câu trả lời, không thầy nào có thể trao cho bạn chìa khoá. Thầy chỉ có thể giúp bạn nhìn vào trong, có vậy thôi. Chìa khoá có đó, kho báu có đó, mọi thứ đều có đó. Một đêm, cô ấy mang chiếc thùng cũ đầy nước. Khi đang bước đi, cô ấy ngắm trăng tròn được phản chiếu trong thùng nước. Bỗng nhiên, dây tre buộc thùng bục ra, và thùng rơi xuống. Nước tung toé đổ hết; bóng trăng biến mất - và Chiyono trở nên chứng ngộ. Một đêm, cô ấy đi lấy nước bằng chiếc thùng cũ. Bạn cũng đang mang theo mình một chiếc thùng rất, rất cũ, cổ đại đầy nước. Đó là tâm trí của bạn, đầy những ý nghĩ. Nó là thứ cổ đại nhất mà bạn mang theo, gần như chết. Tâm trí bao giờ cũng cũ, nó không bao giờ mới cả. Nó không thể mới được, bởi chính bản chất của nó, bởi vì tâm trí nghĩa là kí ức. Làm sao kí ức có thể mới được? Tâm trí nghĩa là những cái đã biết. Làm sao cái đã biết có thể mới được? Tâm trí nghĩa là quá khứ. Làm sao quá khứ có thể mới được? Nhìn vào tâm trí mình: tất cả mọi thứ nó mang đều cũ, chết. Khoảnh khắc bạn đi tới biết, nó đã thành quá khứ rồi. Khi bạn nhận ra cái gì đó mà bạn đã biết, nó đã trôi qua rồi. Nó không còn ở đây và bây giờ nữa, nó đã đi vào trong thế giới của cái chết. Cho nên tâm trí theo chính bản chất của nó, tâm trí như vậy, là cũ rích. Đó là lí do tại sao qua tâm trí, không cái gì . này không bao giờ là như vậy cho bất kì ai khác. Phật đã không mang thùng nước, mà Mahavira không, Krishna không, Lão Tử không, Zarathustra không - không. thôi, không bao giờ có lần nữa - không bao giờ, không bao giờ có lại. Cho nên bạn không thể lặp lại nó, bởi vì bạn không là Chiyono. | | 27 27/02/2010 - 2/