1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề xuất phương hướng nghiên cứu cho giai đoạn thực tập tiếp theo

19 312 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 317 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập tổng hợp MỤC LỤC 1 Báo cáo thực tập tổng hợp Lời Mở Đầu Thời đại hiện nay là thời đại của tri thức khoa học và sự phát triển không ngừng của công nghệ. Vì vậy, thử thách đặt ra đối với sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường ngày một lớn, đòi hỏi mỗi sinh viên không chỉ có những kiến thức cơ bản về chuyên môn mà cần vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Qua 3 tuần thực tập tổng hợp tại Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững, trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, bước đầu em đã làm quen với các công tác và hoạt động của Viện. Cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của PGS.TS. Hà Huy Thành,Giảng viên hướng dẫn chính Ngô Văn Mỹ và các cán bộ của Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững bước đầu em đã có những kết quả nhất định và xác định được một số phương hướng nghiên cứu trong giai đoạn thực tập chuyên ngành sau này. Báo cáo này gồm các phần sau: Phần 1: Lịch sử ra đời và hình thành Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững. Phần 2: Tìm hiểu về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững. Phần 3: Báo cáo tổng kết năm 2007 và phương hướng công tác năm 2008. Phần 4: Đề xuất phương hướng nghiên cứu cho giai đoạn thực tập tiếp theo. 2 Báo cáo thực tập tổng hợp Phần 1: Lịch sử ra đời và hình thành của Viện Nghiên cứu Môi trường phát triển bền vững Viện Nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững, trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam – tên giao dịch quốc tế là Institute of Environment and Sustainable Development (viết tắt IESD); tiền thân là Trung tâm Nghiên cứu Địa lý nhân văn được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quyết định số 330/TTg ngày 21/06/1994 và được Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam ra quyết định số 171/QĐ/KHXHVN ngày 20/02/2004 đổi tên từ Trung tâm Nghiên cứu Địa lý nhân văn thành Viện Nghiên cứu Môi trường và phát triển bền vững. Trụ sở của Viện đóng tại số 1 Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Viện trưởng: PGS.TS. Hà Huy Thành Phó viện trưởng: TS. Đào Hoàng Tuấn 3 Báo cáo thực tập tổng hợp Phần 2: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững. 1. Vị trí và chức năng Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững có chức năng nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về môi trường và phát triển bền vững dưới góc độ khoa học xã hội, nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách, xây dựng thể chế phát triển nhanh và bền vững kinh tế, xã hội, môi trường ở Việt Nam; tổ chức tư vấn và đào tạo cán bộ trình độ trên đại học về phát triển bền vững cho xã hội; cung cấp thông tin về phát triển bền vững ở Việt Nam cho độc giả trong và ngoài nước. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Trình Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm và tổ chức thực hiện sau khi đuợc phê duyệt. 2. Tổ chức nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về môi trường và phát triển bền vững, cụ thể: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về môi trường và phát triển bền vững. - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về môi trường và phát triển bền vững trên phạm vi cả nước, vùng lãnh thổ và các tỉnh. 3. Kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững, thực hiện đào tạo sau đại học theo qui định của phát luật, góp phần phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam và của các cơ quan khác. 4 Báo cáo thực tập tổng hợp 4. Trao đổi thông tin về môi trường và phát triển bền vững với các cơ quan trong và ngoài nước; Xuất bản các bộ sách công cụ, các kết quả nghiên cứu phục vụ việc nghiên cứu, truyền bá tri thức cơ bản về môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam và thế giới cho công chúng. 5. Theo chức năng, tổ chức thẩm định và tham gia thẩm định về mặt khoa học các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các bộ, ngành, địa phương theo sự phân công của Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Thực hiện các tư vấn khoa học phù hợp với chức năng nhiệm vụ của 6. Tổ chức hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo theo quy định hiện hành của Viện Khoa học xã hội Việt Nam. 7. Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế, tài sản và kinh phí của Viện theo các qui định, chế độ của nhà nước và của Viện Khoa học xã hội Việt Nam 8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam. 3. Cơ cấu tổ chức Trong giai đoạn 2005 – 2010 và tầm nhìn 2020, Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững có các phòng chuyên môn và nghiệp vụ sau: A. Các phòng nghiên cứu khoa học: 1. Phòng Nghiên cứu Lý luận về Môi trường và Phát triển bền vững. 2. Phòng Nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững Nông thôn. 3. Phòng Nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững Đô thị và Khu công nghiệp. 4. Phòng Nghiên cứu môi truờng và phát triển bền vững Vùng và Địa phương . 5. Phòng Bản đồ và Hệ thống thông tin địa lý. 6. Trung tâm Tư vấn về Môi trường và Phát triển bền vững. 5 Báo cáo thực tập tổng hợp B. Các phòng phục vụ nghiên cứu 1. Thư viện C. Các phòng giúp việc Viện trưởng 1. Phòng Quản lý khoa học và đào tạo. 2. Phòng Hành chính - Tổng hợp. Sơ đồ: 6 Báo cáo thực tập tổng hợp 4. Tạp chí Tạp chí Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững (tên tiếng Anh: Environment and Sustainable Development Review) là cơ quan ngôn luận của Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững, là diễn đàn khoa học của ngành và của bạn đọc quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam. Tạp chí được tổ chức và hoạt động theo Giấy phép hoạt động Báo chí, Luật Báo chí, các văn bản pháp luật liên quan khác và Quy chế về tổ chức hoạt động của các Tạp chí thuộc Viện Khoa học xã hôi Việt Nam. Tạp chí có phòng Biên tập - Trị sự . 5. Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững có Hội đồng khoa học làm tư vấn cho Viện trưởng. Các thành viên Hội đồng khoa học của Viện do Viện trưởng quyết định sau khi có sự thoả thuận của Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Hội đồng khoa học của Viện gồm 12 cán bộ là các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ thuộc các chuyên ngành khác nhau trong và ngoài Viện (10 cán bộ của Viện và 2 cán bộ ngoài Viện). 7 Báo cáo thực tập tổng hợp Phần 3: Báo cáo tổng kết năm 2007 và phương hướng công tác năm 2008 1. Báo cáo tổng kết năm 2007 1.1 Công tác đào tạo cán bộ Nhận thức việc đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu phát triển của Viện là việc làm quan trọng và thường xuyên, trong 2 năm 2006 – 2007 lãnh đạo Viện trong điều kiện kinh phí hạn hẹp đã động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tự nâng cao trình độ của mình dưới nhiều hình thức như tổ chức khá đều kỳ các cuộc báo cáo chuyên đề về môi trường và phát triển bền vững, tổ chức các cuộc hội thảo lớn, nhỏ khác nhau, cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo ngắn ngày do các cơ quan khác tổ chức như các lớp ngoại ngữ do Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức, cử cán bộ thi và đỗ cao học tại Đại học Quốc gia Hà Nội (trong đó 1 đã bảo vệ luận văn đạt loại giỏi,2 đang theo học), 1 cán bộ thi đỗ và đang theo học cao học Thư viện ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 1.2 Công tác Nghiên cứu khoa học: Như đã nói ở trên, năm 2007 là năm thứ hai, Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững thực hiện phương hướng nghiên cứu cơ bản những vấn đề môi trường và phát triển bền vững bao gồm cả nghiên cứu lý luận và nghiên cứu triển khai được quy định trong Quyết định số 169/QĐ- KHXH và quy chế “ tổ chức và hoạt động” của Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững do Viện trưởng ban hành tại quyết định số 17/QĐ- VNC MT&PTBV. Tiếp tục thực hiện định hướng chung, dài hạn đó, nhiệm vụ trọng tâm đặt ra cho Lãnh đạo viện, Hội đồng khoa học, các cán bộ của Viện là tạo một bước chuyển căn bản trong nghiên cứu cơ bản thể hiện ở chất lượng lý luận, 8 Báo cáo thực tập tổng hợp từng bước triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tạo không khí sinh hoạt học thuật sôi nổi có chiều sâu, xây dựng Viện thành tập thể đoàn kết, hỗ trợ giúp đỡ nhau, phấn đấu đưa mọi mặt công tác trước hết và quan trọng nhất là công tác nghiên cứu khoa học của Viện ổn định, phát triển bền vững. Trong năm 2007 Viện đã hoàn thành một số đề tài, dự án, hội thảo khoa học sau đây: 1.2.1 Đề tài cấp Viện Năm 2007, Viện đã chủ động xây dựng, đề xuất một đề tài cấp Viện tập trung với chủ đề: “Phát triển bền vững theo các mục tiêu thiên nhiên kỷ ở Việt Nam” và đã được Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội phê duyệt. Sau khi kí hợp đồng giữa Viện trưởng và các chủ nhiệm chuyên đề, các nhóm chuyên đề đã thảo luận và phân công trách nhiệm cho các cá nhân cụ thể và đã có 29 đề tài được nghiệm thu tại hội nghị bao gồm các đề tài sau: 1. Mối quan hệ giữa phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (đặc biệt là sự phát triển của các làng nghề) và phát triển bền vững nông thôn (Chủ nhiệm: TS.Trần Ngọc Ngoạn). 2. Mối quan hệ giữa phát triển sản xuất nông nghiệp và vấn đề phát triển bền vững nông thôn: những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam (Chủ nhiệm: CN. Đặng Chút). 3. Sự phối kết hợp 3 yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường trong phát triển nông thôn bền vững (Chủ nhiệm: CN. Chu Đình Chính). 4. Hệ tiêu chí trong phát triển nông thôn bền vững của các nước phát triển: phân tích những cơ sở của việc xây dựng hệ tiêu chí (Chủ nhiệm: CN. Đinh Trọng Thu). 5. Phát triển xã hội nông thôn Việt Nam bền vững. 9 Báo cáo thực tập tổng hợp 6. Mối quan hệ giữa phát triển môi trương nông thôn và vấn đề phát triển nông thôn bền vững: thực tiễn thế giới và Việt Nam (Chủ nhiệm: CN. Nguyễn Song Tùng). 7. Đánh giá hiện trạng và dự báo biến động môi trường môi trường đất do một số hoạt động kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên (Chủ nhiệm: CN.Nguyễn Thị Hồng Hạnh) 8. Quản lý,bảo vệ tài nguyên môi trường ở các khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học ở Việt Nam (Chủ nhiệm: TS. Phan Sĩ Mẫn). 9.Vai trò của hệ thống đô thị trong quá trình phát triển lãnh thổ (Chủ nhiệm: TS. Đào Hoàng Tuấn). 10. Di dân và phát triển bền vững - một số vấn đề phương pháp luận (Chủ nhiệm: TS. Vũ Quế Hương). 11. Phát triển đô thị bêng vững: chiến lược phát triển (Chủ nhiệm: KSC. Hoàng Văn Kinh). 12. Dân số- việc làm và phát triển bền vững khu đô thị (lấy TP.Hà Nội làm ví dụ) (Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Bích Hà). 13. Nghèo đói và môi trường trong phát triển bền vững ở vùng núi phía Bắc Việt Nam (Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khánh). 14. Kinh nghiệm phát triển bền vững ở Trung Quốc (Chủ nhiệm: ThS. Phạm Mạnh Hoà). 15. Định hướng phát triển đô thị vừa và nhỏ khu vực Miền Trung, cải thiện môi trường đô thị (Chủ nhiệm: CN. Nguyễn Ngọc Trí). 16. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng dưới góc độ môi trường và phát triển bền vững ở vùng đồng bằng ven biển Tây Nam Bộ (với nghiên cứu điển hình tại Cà Mau) (Chủ nhiệm: CN. Đặng Đức Phương). 17. Bước đầu nghiên cứu định mục chủ đề tài liệu phát triển bền vững (Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Hồng Anh, ThS. Lê Thị Nam, Vũ Thị Bích). 10

Ngày đăng: 26/12/2013, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w