1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NH

78 616 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 727,5 KB

Nội dung

Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NH

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU.

Trong năm qua, tuy phải đương đầu với những khó khăn thách thứcnhưng đất nước ta đã giành được những thành tựu quan trọng và khá toàndiện, giữ vững ổn định kinh tế chính trị - xã hội Hầu hết các chỉ tiêu kinh tếhàng đầu đều đạt và vượt kế hoạch, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốcphòng đất nước được giữ vững Tình hình hoạt động tiền tệ Ngân hàng cónhiều biến chuyển tích cực mặc dù phải chịu tác động ảnh hưởng của nhiềuyếu tố bất lợi trong nước cũng như trên thế giới

Cùng với xu thế này, trong những năm vừa qua , NHCT Đống Đa đãđược đánh giá là một trong những Ngân hàng đã có nhiều đóng góp trong sựnghiệp đổi mới của ngành, cơ cấu tổ chức Ngân hàng được hoàn thiện hơn.Là một Ngân hàng thương mại, NHCT Đống Đa thực hiện rất nhiều nghiệpvụ, trong đó nghiệp vụ duy trì sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng chủ yếulà huy động vốn trung dài hạn để cho vay dự án đầu tư phát triển, nhận vốnngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, kinhdoanh tiền tệ tín dụng Bên cạnh những thành công đã đạt được trong hoạtđộng cho vay tín dụng trung dài hạn các dự án đầu tư, Ngân hàng còn gặpkhông ít khó khăn và nhiều rủi ro Chính vì vậy, để đảm bảo hiệu quả và antoàn cho vay đòi hỏi phải tích cực nâng cao chất lượng công tác thẩm địnhtrước cho vay, đặc biệt là cho vay dự án đầu tư Hoạt động thẩm định dự ánđầu tư đang thực sự đóng vai trò quan trọng Mục tiêu đặt ra của NHCTĐống Đa trong năm tới là tiếp tục mở rộng hình thức tín dụng này.

Từ thực tế như vậy, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào sự nghiệpphát triển của Ngân hàng – nơi cá nhân thực tập, em lựa chọn đề tài :

“Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự ánđầu tư tại chi nhánh NHCT Đống Đa” làm chuyên đề tốt nghiệp

Trang 2

Chuyên đề gồm 3 chương cơ bản :

Chương I : Những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định dự án đầu tư Chương III : Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm địnhdự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Đống Đa

Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng như tài liệu sửdụng nên nội dung chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót Em rất mongnhận được ý kiến đóng góp bổ ích của các thầy cô giáo và các cán bộ Ngânhàng để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn

Em xin trân trọng cảm ơn!

CHƯƠNG I:

Trang 3

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.

1.1 Khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư

1.1.1 Đầu tư

a Khái niệm đầu tư.

Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồn lựctài chính, lao động , tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằmtrực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng các cơ sởvật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, các cơ sở sản xuất kinh doanh,dịch vụ của ngành, cơ quan quản lý và xã hội nói riêng.Hoạt động đầu tư baogồm đầu tư trực tiếp và gián tiếp.

Hoạt động đầu tư gián tiếp là hoạt động bỏ vốn trong đó người đầu tưkhông trực tiếp tham gia điều hành quản trị vốn đầu tư đã bỏ ra.

Hoạt động đầu tư trực tiếp là hoạt động trong đó người bỏ vốn trực tiếptham gia điều hành quản trị vốn đầu tư đã bỏ ra Nó chia ra thành 2 loại đầutư chuyển dịch và đầu tư phát triển Trong đó:

- Nâng cấp các hoạt động đó vì mục tiêu phát triển thực chất Nó tạora của cải vật chất cho nền kinh tế quốc dân, tạo công ăn việc làm Đầu tưchuyển dịch là hoạt động đầu tư mà chủ đầu tư bỏ tiền để mua lại một sốlượng đủ lớn cổ phiếu của một doanh nghiệp nhằm tham gia nắm quyền điềuhành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.

- Đầu tư phát triển là hoạt động bỏ vốn nhằm gia tăng giá trị tài sản, tạora những năng lực sản xuất , phục vụ mới bao gồm: xây dựng các công trình mới,các hoạt động dịch vụ mới, cải tạo mở rộng cải thiện đời sống người lao động.

Có thể nói đầu tư phát triển đó là một quá trình có thời gian kéo dàitrong nhiều năm với số lượng các nguồn lực được huy động cho từng côngcuộc đầu tư khá lớn và vốn nằm đọng trong suốt quá trình thực hiện dự ánđầu tư(viết tắt là DAĐT) Các thành quả của loại đầu tư này cần được sửdụng trong nhiều năm, đủ để các lợi ích thu được tương ứng và lớn hơnnhững nguồn lực đã bỏ ra Chỉ có như vậy thì công cuộc đầu tư mới được coilà có hiệu quả.

Trang 4

b Đặc trưng của đầu tư

Để làm rõ hơn nội dung của khái niệm hoạt động đầu tư, chúng ta đi sâuphân tích các đặc trưng cơ bản của hoạt động này:

- Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư thườngvà trước hết là quyết định tài chính.

Vốn được hiểu như là các nguồn lực sinh lợi Dưới các hình thức khácnhau nhưng vốn có thể xác định dưới hình thức tiền tệ Vì vậy, các quyếtđịnh đầu tư thường được xem xét trên phương diện tài chính (khả năng sinhlời, tổn phí, có khả năng thu hồi được hay không…) Trên thực tế, các quyếtđịnh đầu tư cân nhắc bởi sự hạn chế của ngân sách nhà nước, địa phương, cánhân và được xem xét từ các khía cạnh tài chính nói trên Nhiều dự án cókhả thi ở các phương diện khác (kinh tế – xã hội) nhưng không khả thi vềphương diện tài chính vì thế cũng không thể thực hiện được trên thực tế

- Hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất lâu dài.

Khác với các hoạt động thương mại, các hoạt động chi tiêu tài chínhkhác, đầu tư luôn là hoạt động có tính chất lâu dài Do đó, mọi sự trù liệuđều là dự tính và chịu một xác suất biến đổi nhất định do nhiều nhân tố biếnđổi tác động Chính điều này là một trong những vấn đề then chốt phải tínhđến trong nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án.

- Hoạt động đầu tư là một trong những hoạt động luôn cần có sự cânnhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương lai.

Đầu tư về một phương diện nào đó là sự hy sinh lợi ích hiện tại để đánhđổi lấy lợi ích trong tương lai Vì vậy, luôn có sự so sánh cân nhắc giữa hailoại lợi ích này và nhà đầu tư chỉ chấp nhận trong điều kiện lợi ích thu đượctrong tương lai lớn hơn lợi ích hiện này họ phải hy sinh - đó là chi phí cơ hộicủa nhà đầu tư.

- Hoạt động đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro.

Các đặc trưng nói trên đã cho ta thấy đầu tư là một hoạt động chứađựng nhiều rủi ro do chịu xác suất nhất định của yếu tố kinh tế – chính trị –xã hội – tài nguyên thiên nhiên…Bản chất của sự đánh đổi lợi ích và lại thựchiện trong một thời gian dài không cho phép nhà đầu tư lường hết những

Trang 5

thay đổi có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư so với dự tính Tuynhiên, nhận thức rõ điều này nên nhà đầu tư cũng có những cách thức, biệnpháp để ngăn ngừa hay hạn chế để khả năng rủi ro là ít nhất.

Những đặc trưng nói trên cũng đặt ra cho người phân tích, đánh giá dựán chẳng những quan tâm về mặt nội dung xem xét mà còn tìm các phươngpháp, cách thức đo lường, đánh giá để có những kết luận giúp cho việc lựachọn và ra quyết định đầu tư một cách có căn cứ

c Vai trò của đầu tư.

Từ sau Đại hội Đảng lần VI, với chủ trương chuyển đổi cơ chế kinh tếtừ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế ViệtNam đã có những tiến bộ rõ rệt Tỉ lệ tăng trưởng cao và tương đối ổn định,tỉ lệ lạm phát dừng lại ở mức thấp, đặt biệt kim ngạch xuất khẩu ngày càngtăng…cùng với sự chuyển mình của đất nước cũng như việc thực hiện đadạng, đa phương hoá các phương thức sản xuất kinh doanh đã làm cho chúngta hoà nhập hơn, thân thiện hơn với bạn bè quốc tế Theo đó, tư duy về kinhtế của mỗi người dân đều thay đổi Chính vì vậy mà người ta đã biết đến đầutư như là một yếu tố quan trọng cần thiết Hay nói khác đi, đầu tư cũng giốngnhư một chiếc chìa khoá để chiến thắng trong cạnh tranh sinh tồn.

Tăng trưởng và phát triển bền vững là phương hướng, mục tiêu phấnđấu của mọi quốc gia Để đạt được điều đó cần quan tâm giải quyết các nhântố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn và côngnghệ Thông qua hoạt động đầu tư, các yếu tố đó sẽ được khai thác, huyđộng và phát huy một cách tối đa để từ đó tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồnlực mới cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Đối với nền kinh tế, đầu tư có tác động rất lớn đến tổng cung và tổngcầu Do đầu tư tác động không hoàn toàn phù hợp về mặt thời gian đối vớinhịp độ phát triển nên mỗi sự thay đổi tăng hoặc giảm của đầu tư đều cùnglúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nềnkinh tế

Với những nước có tỉ lệ đầu tư lớn thì tốc độ tăng trưởng cao Ngược lạikhi tỉ lệ đầu tư càng thấp thì tốc độ tăng trưởng và mức độ tích luỹ càng thấp.Trong nền kinh tế quốc dân, để tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý thì vấn đề

Trang 6

đầu tiên có tính chất then chốt là phải thực hiện đầu tư và phân bổ vốn mộtcách hợp lý Có như vậy mới tạo ra được sự dịch chuyển về cơ cấu do mỗingành, mỗi thành phần kinh tế đều có thế lực và tiềm năng riêng Ngoài ra,kinh nghiệm của các nơi trên thế giới cho thấy con đường tất yếu để có thểphát triển nhanh là tăng cường đầu tư vào phát triển khu công nghiệp thươngmại du lịch và dịch vụ

Đối với một doanh nghiệp thì đầu tư cũng đóng vai trò quyết định đếnsự tồn vong và phát triển Trong nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp được coilà các tế bào chủ yếu nhất cho sự phát triển chung Để thành lập nên mộtdoanh nghiệp thì điều đầu tiên là phải có vốn đầu tư Nó là một trong nhữngyếu tố thiết yếu để có thể tạo dựng nên nền móng cơ sở vật chất ban đầu chodoanh nghiệp Ngay cả sau khi doanh nghiệp đã được thành lập thì việc pháttriển hay lụi tàn đến mức nào đó cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư

1.1.2 Dự án đầu tư.

a Khái niệm dự án đầu tư (DAĐT)

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì “DAĐT là một tậphợp các hoạt động đặc thù nhằm tạo nên một thực tế mới có phương pháptrên cơ sở các nguồn lực nhất định”.

Ở Việt Nam, khái niệm DAĐT được trình bày trong nghị định 52/1999NĐ-CP về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản: “ DAĐT là tập hợpcác đề xuất có liên quan tới việc bỏ vốn để tạo vốn, mở rộng hoặc cải tạonhững cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượnghoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trongkhoảng thơì gian nhất định”.

 Về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cáchchi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạtđược những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trongtương lai.

 Về mặt nội dung: DAĐT là một tập hợp các hoạt động có liên quanvới nhau nhằm đạt được những mục đích đã đề ra thông qua nguồn lực

Trang 7

đã xác định như vấn đề thị trường, sản phẩm, công nghệ, kinh tế , tàichính…

Vậy, DAĐT phải nhằm việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào đểthu được đầu ra phù hợp với những mục tiêu cụ thể Đầu vào là lao động,nguyên vật liệu, đất đai, tiền vốn… Đầu ra là các sản phẩm dịch vụ hoặc làsự giảm bớt đầu vào Sử dụng đầu vào được hiểu là sử dụng các giải pháp kỹthuật công nghệ, biện pháp tổ chức quản trị và các luật lệ…

Dù xem xét dưới bất kỳ góc độ nào thì DAĐT cũng gồm những thànhphần chính sau:

+ Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án: Khi thực hiện dự án,sẽ mang lại những lợi ích gì cho đất nước nói chung và cho chủ đầu tư nóiriêng

+ Các kết quả: Đó là những kết quả có định lượng được tạo ra từ cáchoạt động khác nhau của dự án Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện cácmục tiêu của dự án

+ Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiệntrong dự án để tạo ra các kết quả nhất định, cùng với một lịch biểu và tráchnhiệm của các bộ phận sẽ được tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.

+ Các nguồn lực: Hoạt động của dự án không thể thực hiện được nếuthiếu các nguồn lực về vật chất, tài chính và con người Giá trị hoặc chi phícủa các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cho các dự án.

+ Thời gian: Độ dài thực hiện DAĐT cần được cố định.

DAĐT được xây dựng phát triển bởi một quá trình gồm nhiều giaiđoạn Các giai đoạn này vừa có mối quan hệ gắn bó vừa độc lập tương đốivới nhau tạo thành chu trình của dự án Chu trình của dự án được chia làm 3giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạnvận hành kết quả Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề quyết định sự thànhcông hay thất bại ở giai đoạn sau, đặc biệt đối với giai đoạn vận hành kết quảđầu tư

Đối với chủ đầu tư và nhà tài trợ, việc xem xét đánh giá các giai đoạncủa chu trình dự án là rất quan trọng Nhưng đứng ở các góc độ khác nhau,

Trang 8

mỗi người có mối quan tâm và xem xét các giai đoạn và chu trình cũng khácnhau Chủ đầu tư phải nắm vững ba giai đoạn, thực hiện đúng trình tự Đó làđiều kiện để đảm bảo đầu tư đúng cơ hội và có hiệu quả

b Vai trò của DAĐT.

Vai trò của DAĐT được thể hiện cụ thể ở những điểm chính sau:

- Đối với chủ đầu tư: dự án là căn cứ quan trọng để quyết định sự bỏvốn đầu tư DAĐT được soạn thảo theo một quy trình chặt chẽ trên cơ sởnghiên cứu đầy đủ về các mặt tài chính, thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý.Do đó, chủ đầu tư sẽ yên tâm hơn trong việc bỏ vốn ra để thực hiện dự án vìcó khả năng mang lại lợi nhuận và ít rủi ro Mặt khác, vốn đầu tư của một dựán thường rất lớn, chính vì vậy ngoài phần vốn tự có các nhà đầu tư còn cầnđến phần vốn vay ngân hàng Dự án là một phương tiện rất quan trọng giúpchủ đầu tư thuyết phục ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng xem xét tài trợcho vay vốn DAĐT cũng là cơ sở để chủ đầu tư xây dựng kế hoạch đầu tư,theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư Quá trình này lànhững kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị, kế hoạch thi công, xây lắp, kếhoạch sản xuất kinh doanh Ngoài ra, dự án còn là căn cứ để đánh giá và điềuchỉnh kịp thời những tồn đọng vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư,khai thác công trình.

- Đối với Nhà nước: DAĐT là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nướcxem xét, phê duyệt cấp vốn và cấp giấy phép đầu tư Vốn ngân sách Nhànước sử dụng để đầu tư phát triển theo kế hoạch thông qua các dự án cáccông trình, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệpNhà nước, cac DAĐT quan trọng của quốc gia trong từng thời kỳ Dự án sẽđược phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư khi mục tiêu của dự án phù hợp vớiđường lối, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, khi hoạt độngcủa dự án không gây ảnh hưỏng đến môi trường và mang lại hiệu quả kinhtế- xã hội Dự án được phê duyệt thì các bên liên q uan đến dự án phải tuântheo nội dung, yêu cầu của dự án Nếu nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữacác bên liên quan thì dự án là một trong những cơ sở pháp lý để giải quyết

- Đối với nhà tài trợ: Khi tiếp nhận dự án xin tài trợ vốn của chủ đầu tưthì họ sẽ xem xét các nội dung cụ thể của dự án đặc biệt về mặt kinh tế tài chính,

Trang 9

để đi đến quyết định có đầu tư hay không Dự án chỉ được đầu tư vốn nếu có tínhkhả thi theo quan điểm của nhà tài trợ Ngược lại khi chấp nhận đầu tư thì dự ánlà cơ sở để các tổ chức này lập kế hoạch cấp vốn hoặc cho vay theo mức độ hoànthành kế hoạch đầu tư đồng thời lập kế hoạch thu hồi vốn.

1.2 Thẩm định dự án đầu tư

1.2.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư

Đối với mỗi DAĐT, từ khi lập xong đến khi thực hiện phải được thẩmđịnh qua nhiều cấp: Nhà nước, nhà đầu tư, nhà đồng tài trợ… Đứng dướimỗi giác độ, có những định nghĩa khác nhau về thẩm định Nhưng hiểu mộtcách chung nhất thì:

“Thẩm định DAĐT là việc tổ chức xem xét một cách khách quan vàtoàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành, khaithác và tính sinh lợi của công cuộc đầu tư”

Cụ thể theo cách phân chia các giai đoạn của chu trình DAĐT, ta thấy ởcuối Bước 1 có khâu “Thẩm định và ra quyết định đầu tư” Đây là bước mà chủđầu tư phải trình hồ sơ nghiên cứu khả thi lên các cơ quan có thẩm quyền đểxem xét quyết định và cấp giấy phép đầu tư và cấp vốn cho hoạt động đầu tư.

Dưới góc độ là người cho vay vốn, các Ngân hàng thương mại (viết tắtlà NHTM) khi nhận được bản luận chứng kinh tế kỹ thuật sẽ tiến hành thẩmđịnh theo các chỉ tiêu và ra quyết định là có cho vay hay không cho vay Sauđó là đi đến “đàm phán và ký kết hợp đồng” Như vậy có thể hiểu thẩm địnhDAĐT trong Ngân hàng là thẩm định trước đầu tư hay thẩm định tín dụng.Nó được đánh giá là công tác quan trọng nhất.

1.2.2 Ý nghĩa của công tác thẩm định DAĐT

+ Đối với nền kinh tế : Xét trên phương diện vĩ mô để đảm bảo đượctính thống nhất trong hoạt động đầu tư của toàn bộ nền kinh tế, tạo ra mộttốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời tránh được những thiệt hại và rủi rokhông đáng có thì cần phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước trong lĩnhvực đầu tư cơ bản Thẩm định DAĐT chính là một công cụ hay nói cáchkhác đó là một phương thức hữu hiệu giúp nhà nước có thể thực hiện được

Trang 10

chức năng quản lý vĩ mô của mình Công tác thẩm định sẽ được tiến hànhthông qua một số cơ quan chức năng thay mặt nhà nước để thực hiện quản lýnhà nước trong lĩnh vực đầu tư như: Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Xây dựng, BộTài Chính, Bộ khoa học công nghệ và môi trường…cũng như các UBNDtỉnh, thành phố, các bộ quản lý ngành khác Qua việc phân tích DAĐT mộtcách hết sức toàn diện, khoa học và sâu sắc, các cơ quan chức năng này sẽ cóđược những kết luận chính xác và rất cần thiết để tham mưu cho nhà nướctrong việc hoạch định chủ trương đầu tư, định hướng đầu tư và ra quyết địnhđầu tư đối với dự án Trong thực tế, để tạo điều kiện cho các cơ quan thẩmđịnh dự án, các DAĐT được chia ra làm một số loại cụ thể Trên cơ sở phânloại này, các sự phân cấp trách nhiệm trong khâu thẩm định và xét duyệt.Các DAĐT phải đảm bảo tính chính xác và được nhanh chóng phê duyệt.Hiện nay, các công tác quản lý đầu tư trên lãnh thổ Việt nam được thực hiệntheo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, ban hành và kèm theo Nghị định số52/1999/NĐ - CP ban hành 08/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ – Nghịđịnh số 12/2000/NĐ - CP ban hành 05/05/2000 Theo những Nghị định này,các ngân hàng đã cụ thể hoá chức năng của mình nhằm nâng cao hiệu quả vềquản lý phân cấp đầu tư.

+ Đối với NHTM: Cũng như các doanh nghiệp khác, trong cơ chế thịtrường hoạt động của NHTM phải chịu sự chi phối của các quy luật kinh tếkhách quan trong đó có quy luật cạnh tranh Cạnh tranh trong nền kinh tế thịtrường luôn dẫn đến kết quả một người thắng và nhiều kẻ thất bại và cạnhtranh là một quá trình diễn ra liên tục Các doanh nghiệp luôn phải cố gắngđể là người chiến thắng NHTM trong nền kinh tế luôn phải đương đầu vớiáp lực của cạnh tranh, khả năng xảy ra rủi ro Rủi ro có thể xảy ra bất cứ loạihình hoạt động này của ngân hàng như rủi ro tín dụng, thanh toán, chuyểnhoán vốn, lãi suất, hối đoái…Trong đó rủi ro về tín dụng, đặc biệt là tín dụngtrung và dài hạn là rủi ro mà hậu quả của nó có thể tác động nặng nề đến cáchoạt động kinh doanh khác thậm chí đe doạ sự tồn tại của ngân hàng.

Rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng xảy ra khi xuất hiện cácbiến cố làm cho bên đối tác (khách hàng) không thực hiện được nghĩa vụ trảnợ của mình đối với ngân hàng vào thời điểm báo hạn Các khoản nợ đếnhạn nhưng khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng sẽ thuộc về một

Trang 11

trong hai trường hợp: khách hàng sẽ trả nợ ngân hàng nhưng sau một thờigian kể từ thời điểm báo hạn, như vậy ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro đọngvốn, hoặc khách hàng hoàn toàn không thể trả nợ cho ngân hàng được,trường hợp này ngân hàng gặp rủi ro mất vốn.

Như vậy rõ ràng trong nền kinh tế thị trường, thẩm định dự án là vôcùng quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Thực tiễn hoạtđộng của các NHTM Việt Nam một số năm vừa qua cho thấy bên cạnh mộtsố DAĐT có hiệu quả đem lại lợi ích to lớn cho chủ đầu tư và nền kinh tế,còn rất nhiều dự án do chưa được quan tâm đúng mức đến công tác thẩmđịnh trước khi tài trợ đã gây ra tình trạng không thu hồi được vốn nợ quá hạnkéo dài thậm chí có những dự án bị phá sản hoàn toàn Điều này gây rấtnhiều khó khăn cho hoạt động ngân hàng, đồng thời làm cho uy tín của mộtsố NHTM bị giảm sút nghiêm trọng Như vậy, khi đi vào nền kinh tế thịtrường với đặc điểm cố hữu của nó là đầy biến động và rủi ro thì yêu cầunhất thiết đối với các NHTM là phải tiến hành thẩm định các DAĐT mộtcách đầy đủ và toàn diện trước khi tài trợ vốn Qua phân tích trên, đối vớicác NHTM, thẩm định dự án có ý nghĩa sau đây:

- Ra các quyết định bỏ vốn đầu tư đúng đắn, có cơ sở đảm bảo hiệuquả của vốn đầu tư

- Phát hiện và bổ sung thêm các giải pháp nâng cao tính khả thi cho việctriển khai thực hiện dự án, hạn chế giảm bớt yếu tố rủi ro.

- Tạo ra căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, đối tượngvà tiết kiệm vốn trong quá trình thực hiện.

- Có cơ sở tương đối vững chắc để xác định được hiệu quả đầu tư củadự án cũng như khả năng hoàn vốn, trả nợ của dự án và chủ đầu tư.

- Rút kinh nghiệm và đưa ra bài học để thực hiện các dự án được tốt hơn.- Tư vấn cho chủ đầu tư để hoàn thiện nội dung của dự án.

1.2.3 Nội dung công tác thẩm định DAĐT tại các NHTM

 Xem xét sơ bộ theo các nội dung chính của dự án:- Mục tiêu của dự án

- Sự cần thiết đầu tư dự án

- Quy mô đầu tư: Công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sảnphẩm và dịch vụ đầu ra của các dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm.

Trang 12

- Quy mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư theo các tiêuchí khác nhau(lắp đặt, thiết bị và các chi phí khác…)

 Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra củacác dự án.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của các dự án đóng vai trò rấtquan trọng quyết định việc thành bại của một dự án Vì vậy việc thẩm địnhdự án cần được xem xét đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dựán Các nội dung chính cần xem xét đánh giá là:

- Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án:+ Định dạng sản phẩm của dự án.

+ Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án,tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thờiđiểm thẩm định.

+ Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối vớisản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tănghàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm củadự án trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năngsản phẩm của dự án có thể bị thay thế bởi sản phẩm khác có cùng côngdụng.

- Đánh giá về cung sản phẩm:

+ Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nướchiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nướcđã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu, việcnhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu haysản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn.

+ Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự ánkhác, đối tượng khác cũng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịchvụ đầu ra của dự án.

+ Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhậpkhẩu trong những năm tới.

+ Dự đoán ảnh hưởng của chính sách thuế xuất – nhập khẩu đến thịtrường sản phẩm của dự án.

Trang 13

+ Đưa ra một số liệu dự kiến về tổng cung hoặc tốc độ tăng trưởng vềtổng cung sản phẩm, dịch vụ.

- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án:Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu của thị trường, cán bộthẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án nhưsau:

+ Thị trường nội địa: cần xem xét đánh giá về hình thức, mẫu mã , giácả, chất lượng sản phẩm xem có phù hợp với thị hiếu của người tiêuthụ.

+ Thị trường nước ngoài: cần xem xét đánh giá về tiêu chuẩn để xuấtkhẩu, quy cách chất lượng, mẫu mã, thị trường xuất khẩu dự kiến, sảnphẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường xuất khẩudự kiến chưa, kết quả…

- Phương pháp tiêu thụ và mạng lưới phân phối:

Cần xem xét đánh giá trên các mặt: sản phẩm của dự án dự kiến đượctiêu thụ theo phương thức nào, cần có hệ thống phân phối không.Mạng lưới phân phối sản phẩm của dự án đã được thiết lập hay chưa,có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không, phương thức bánhàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toánnhu cầu vốn lưu động ở phân tích tính toán hiệu quả của các dự án.- Đánh giá về dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án:

Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năngcạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phải đưa ra được cácdự kiến về khả năng tiêu thụ được sản phẩm của dự án sau khi đi vàohoạt động theo các chỉ tiêu chính thức như sản lượng sản xuất tiêu thụhàng năm, sự thay đổi của cơ cấu, sản phẩm nếu dự án có nhiều loạisản phẩm, diễn biến giá bán sản phẩm dịch vụ đầu ra hàng năm

 Thẩm định về khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tốđầu vào của một dự án.

Trên cơ sở hồ sơ dự án(báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tàinguyên, giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài,nhập khẩu…) và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh

Trang 14

giá đáp ứng đến khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dựán:

- Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm.- Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào: do một hay nhiều nhà

cung cấp, quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng vàmức độ tín nhiệm.

- Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu đầu vào nếu có.- Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tỉ

giá trong trường hợp phải nhập khẩu.

Tất cả những phân tích đánh giá trên đều nhằm kết luận được hai vấnđề chính sau đây:

+ Có chủ động được nguyên nhiên vật liệu đầu vào hay không tức tínhổn định lâu dài của nguồn nguyên vật liệu.

+ Những thuận lợi khó khăn đi kèm với việc đó có thể chủ động đượcnguyên nhiên vật liệu đầu vào.

 Thẩm định về phương diện kỹ thuật

Thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật là việc kiểm tra phân tíchcác yếu tố kỹ thuật và công nghệ chủ yếu của dự án để đảm bảo tínhkhả thi về mặt thi công và xây dựng dự án cũng như việc vận hành dựán theo đúng các mục tiêu đã dự kiến Đối với ngân hàng, việc phântích kỹ thuật lại là một vấn đề khó nhất vì nó đề cập đến rất nhiều chỉtiêu và quan trọng hơn cả là nó quyết định đến chất lượng sản phẩm.Chính vì vậy mà cán bộ tín dụng cần đặc biệt quan tâm đến việc thẩmđịnh dự án trên phương diện kỹ thuật, về việc thẩm định dự án nàydựa trên các nội dung chính sau đây:

- Địa điểm xây dựng:

+ Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về giao thông hay không,có gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện nước và thị trường tiêuthụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không

+ Cơ sở vật chất, hạ tầng liên quan đến địa điểm đầu tư thế nào, đánhgiá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểmkhác.

Trang 15

+ Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũngnhư ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sảnphẩm

- Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án:

+ Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường.+ Quy cách phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào.

+ Yêu cầu kỹ thuật tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao hay không.+ Công suất dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năngtài chính và trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không.

- Quy mô và giải pháp xây dựng:

+ Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự ánhay không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không.

+ Tổng dự toán, dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nàocần đầu tư mà chưa được tích luỹ hay không, có hạng mục nào cần thiết hoặcchưa cần thiết phải đầu tư hay không.

Trang 16

+ Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phùhợp với thực tế hay không.

+ Vấn đề hạ tầng cơ sở: Giao thông, điện, cấp thoát nước…- Môi trường:

+ Xem xét đánh giá các giải pháp về môi trường của dự án có đầy đủ, phùhợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trong từng trường hợpyêu cầu phải có hay chưa.

Trong phần này, cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy địnhhiện hành về việc lập dự án và duyệt trình báo cáo đánh giá tác động môitrường.

 Thẩm định về phương diện tổ chức và quản lý thực hiện dự án- Xem xét năng lực uy tín của các nhà đầu tư, thi công cung cấp thiếtbị, công nghệ.

- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành chủ yếu của cácnhà đầu tư, đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việctiếp cận điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án.

- Khả năng ứng xử của khách hàng khi thị trường dự kiến biến mất.- Đánh giá về nguồn lực của dự án cần đòi hỏi về tay nghề, trình độkỹ thuật, kế hoạch đào tạo, khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.

 Thẩm định về mặt tài chính của dự án.

Thẩm định tài chính DAĐT, đối với NHTM, ngoài mục tiêu đánh giáhiệu quả của dự án còn nhằm đảm bảo sự an toàn cho các nguồn vốn màngân hàng tài trợ cho dự án Đó là việc phân tích, xem xét, đánh giá về mặttài chính của DAĐT bao gồm một loạt các phương pháp đánh giá hiệu quảtài chính và các chỉ tiêu phân tích DAĐT Qua đó đi đến kết luận có đầu tưcho dự án hay không.

Trong công tác thẩm định tài chính DAĐT, giá trị thời gian của tiền làmột trong những nguyên tắc cơ bản của việc tính toán các chỉ tiêu, việc thẩmđịnh chi phí và lợi ích của dự án phải được quy về thời điểm gốc để tiện choviệc so sánh Thẩm định tài chính DAĐT ở các NHTM thường được tiếnhành với các nội dung sau:

Trang 17

 Thẩm định về tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư.Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thựchiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu dẫnđến việc không cân đối được nguồn ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và khảnăng trả nợ của dự án Xác định tổng vốn đầu tư sát với thực tế sẽ là cơ sở đểtính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.

Tổng vốn đầu tư của dự án là tập hợp toàn bộ các khoản chi phí hợp lýgóp phần hình thành nên dự án và đảm bảo cho dự án sẵn sàng đi vào hoạtđộng.

Vốn đầu tư gồm: Vốn cố định, vốn lưu động, vốn đầu tư và dựphòng:

- Vốn cố định nhằm tạo ra năng lực mới tăng thêm để đạt mục tiêuDA Bao gồm:

+Vốn chuẩn bị đầu tư: gồm các chi phí điều tra, khảo sát, lập, thẩmđịnh DAĐT.

+Vốn chuẩn bị xây dựng: chi phí ban đầu về đất đai(tiền đền bù, giảiphóng mặt bằng, chuyển quyền sử dụng đất…) Chi phí khảo sát, lậpvà thẩm định thiết kế, tổng dự toán Chi phí đấu thầu hoàn tất các thủtục đầu tư Chi phí xây dựng đường điện, nước, lán trại thi công.

+ Vốn thực hiện đầu tư: Chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo các hạngmục công trình xây dựng, lắp đặt thiết bị Chi phí mua sắm thiết bị, vậnchuyển, bảo quản Chi phí quản lý giám sát thực hiện đầu tư Chi phí sảnxuất thử và nghiệm thu bàn giao Chi phí huy động vốn, các khoản lãi vayvốn đầu tư và các chi phí khác trong thời gian thực hiện đầu tư.

- Vốn lưu động là khoản vốn đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên saukhi kết thúc giai đoạn thực hiện đầu tư Bao gồm:

+Vốn sản xuất: Chi phí nguyên , nhiên vật liệu, điện, nước, phụ tùngthay thế.

+ Vốn lưu động: Thành phần tồn kho, sản phẩm dở dang, hàng hoá bánchịu, vốn bằng tiền.

Trang 18

- Vốn dự phòng: là tổng mức vốn đầu tư dự tính của dự án cần đượcxem xét theo từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư.

Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét đánh giá tổng hợp vốnđầu tư của dự án được tính toán hợp lý chưa, đã tính toán đủ các khoản cầnthiết hay chưa, cần xem xét yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinhthêm khối lưọng dự phòng, việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án sử dụngngoại tệ… Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhucầu vốn lưu động cần thiêt ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau nàynhằm có cơ sở thẩm định các giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tàichính sau này.

Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định rà soátlại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng thamgia của từng loại nguồn vốn từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủđầu tư, để đánh giá khả năng tham gia nguồn vốn của chủ sở hữu Chi phícủa từng loại nguồn vốn có điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn.Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồnvốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của nguồn vốn thực hiện dự án.

 Thẩm định chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận hàngnăm của dự án.

Đây là vấn đề quan trọng mà chủ đầu tư và cả ngân hàng đều quan tâmvì nó là nhân tố phản ánh được dự án lỗ hay lãi Việc xác định chi phí sảnxuất, doanh thu, lợi nhuận phải tính riêng cho từng năm hoạt động của cả đờidự án

- Việc xác định chi phí sản xuất hàng năm gồm: Chi phí về nguyênvật liệu, nhiên liệu, năng lượng các bán thành phẩm và dịch vụ mua ngoài,chi tiền nước cho sản xuất, lương và bảo hiểm xã hội…và các khoản khác.

- Doanh thu hàng năm của dự án gồm: Doanh thu từ sản phẩm chính,sản phẩm phụ, tiền thu từ việc cung cấp dịch vụ cho bên ngoài; các khoảntiền thu khác Sau khi xác định được nguồn thu và nguồn chi trong kỳ, ngânhàng phải xác định dòng tiền ròng hàng năm của dự án theo công thức:

NCFi= Bi - Ci

Trang 19

Trong đó, Bi là nguồn thu năm thứ (i)Ci là nguồn chi năm thứ (i)

NCFi là dòng tiền ròng hàng năm của dự án năm thứ (i)

Trên cơ sở dó tiến hành thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng của dự án NPV (Net Present Value)

NPV =

0* (1+r)i

Trong đó: NPV: là giá trị hiện tại

Bi: thu nhập năm thứ (i) của dự ánCi: chi phí năm thứ (i) của dự ánr: lãi suất (tỉ lệ chiết khấu của dự án)

n: thời gian đầu tư vào hoạt động của dự áni: năm thứ (i) của dự án

Giá trị hiện tại ròng của dự án là chênh lệch giữa thu và chi của dự án đầutư tại thời điểm hiện tại NPV cho biết quy mô tiền lời của dự án sau khi đãhoàn chỉnh vốn đầu tư Khi tính toán chỉ tiêu này phải dựa trên cơ sở xácđịnh giá trị hiện tại, tức là phải chiết khấu các dòng tiền xảy ra vào các nămkhác nhau của dự án.

Nếu NPV = 0 nghĩa là các luồng tiền của dự án chỉ vừa đủ để hoàn vốnđầu tư và cung cấp 1 tỉ lệ lãi suất yêu cầu cho khoản vốn đó.

Nếu NPV > 0 nghĩa là dự án tạo ra nhiều tiền hơn lượng cần thiết để trảnợ và cung cấp 1 lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư Số tiền vượt quá đó thuộcvề nhà đầu tư Vì thế khi thực hiện một dự án có NPV > 0 thì ngân hàng sẽdễ dàng chấp nhận cho vay.

Chỉ tiêu NPV chỉ được dùng để lựa chọn phương án về mặt tài chính.Trong trường hợp có nhiều dự án loại trừ nhau thì dự án nào có NPV lớnnhất sẽ được lựa chọn Do NPV phụ thuộc vào tỉ suất chiết khấu nên để đạtđược hiệu quả thì ta phải xác định thu, chi một cách chính xác.

 Tỷ suất thu hồi nội bộ của dự án IRR (Internal Rate ofReturn)

Trang 20

Tỷ suất thu hồi nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó tổng giá trị hiệntại thu nhập bằng tổng giá trị hiện tại chi phí (tức NPV = 0).

+ Công thức:

IRR=  

 + Phương pháp tính: Dùng nội suy toán học theo 3 bước:

- Lập công thức tính NPV với r là ẩn số.- Chọn r1, r2 sao cho r2 > r1 và r2 - r1 5%

Thay vào đó để tìm NPV1 và NPV2 sao cho NPV1 > 0 và NPV2< 0 vìIRR làm cho cân bằng giữa các giá trị hiện tại của thu nhập và giá trịhiện tại của chi phí của dự án, cho nên với một mức chi phí > IRR thìdự án sẽ bị lỗ vốn và không có tính khả thi Ngược lại với chi phí vốn IRR thì dự án mới khả thi Trong thực tế diễn ra hai trường hợp:- Đối với dự án độc lập thì Điều kiện lựa chọn IRRDA > IRR định

Nếu dự án sử dụng nguồn vay thì IRR  lãi suất tiền vay NH.

- Cũng có thể so sánh IRR tính toán với IRR của những dự án tươngtự đã và đang được thực hiện.

 Thời gian hoàn vốn đầu tư (T) của dự án:

Thời gian hoàn vốn là số năm cần thiết để cho tổng giá trị hiệntại thu hồi bằng tổng giá trị hiện tại của vốn đầu tư.

Chỉ tiêu này có ưu điểm là cho biết thời gian hoàn vốn để ra quyết định đầutư, giảm thiểu rủi ro Thời gian hoàn vốn càng ngắn chứng tỏ hiệu quả vềmặt tài chính càng cao Tuy nhiên, thời gian hoàn vốn có đặc điểm là khôngcho biết thu lớn hay nhỏ sau khi hoàn vốn Trong thực tế đây cũng là mốiquan tâm rất lớn của các nhà đầu tư, mặt khác tính thời gian hoàn vốnthường quá dài có thể gây băn khoăn cho nhà đầu tư và ngân hàng.

Trang 21

 Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư ROI (Return onInvestment).

ROI cho biết một đồng vốn đầu tư cho dự án có được mấy độnglợi nhuận sau thuế ROI là biểu hiện khả năng sinh lời của vốn đầutư.

ROI= 

 Chỉ số B/C của dự án (Benefit – Cost ratio)

B/C là tỉ số lợi ích và chi phí được xác định bằng tỉ số giữa lợi ích thu đượcvà chi phí bỏ ra Lợi ích và chi phí của dự án có thể tính về thời điểm hiện tạihoặc thời điểm tương lai Việc quy về thời điểm tương lai để tính chỉ tiêunày ít được sử dụng Chỉ tiêu B/C thường được xác định theo công thức:

CB = 

 Xác định thời điểm hoà vốn của dự án.

Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu của dự án vừa đúng bằngtổng chi phí hoạt động Điểm hoà vốn được biểu hiện bằng số đơn vị sảnphẩm hoặc giá trị của doanh thu.

x : Khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc bán được.x0 : Khối lượng sản phẩm tại điểm hoà vốn.

f : Là chi phí cố định (định phí)

v : là chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm (biến phí).v.x : Tổng biến phí.

P : là đơn giá sản phẩm.

Trang 22

Ta có phương trình: yDT = P.x yCF = v.x + f

Tại thời điểm hoà vốn thì : px = vx + f suy ra- Sản lượng hoà vốn: xpfv

0 - Doanh thu hoà vốn:

0

Nếu điểm hoà vốn càng thấp thì khả năng thu lợi nhuận trong năm đó của dựán càng cao, rủi ro thua lỗ càng thấp Điểm hoà vốn thường được tính riêngcho từng năm hoạt động hoặc cho một năm đại diện nào đó khi dự án đi vàohoạt động ổn định.

 Thẩm định về khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Xuất phát từ quan điểm của tín dụng là bên vay vốn (chủ đầu tư) phảihoàn trả ngân hàng đầy đủ và đúng năm số vốn gốc và lãi vay để NHTMcó thể trả lại cho bên được huy động vốn hoặc cho vay đối với các dự ánkhác Trong quá trình thẩm định DAĐT, NHTM đặt biệt quan tâm đếnkhả năng hoàn trả của chủ đầu tư khi đến kỳ hạn trả nợ Khả năng trả nợcủa một doanh nghiệp chủ đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Dự ánxin vay là DAĐT mới hay DAĐT chiều sâu, nguồn trả nợ chủ yếu trôngđợi vào khả năng sản xuất kinh doanh của dự án hay có những nguồn bổsung nào khác

Hiện nay, các NHTM đang xác định mức trả nợ từng lần theo công thức: Tổng số nợ gốc phải trả

Số kỳ trả nợ dự kiến =

Số gốc trả mỗi kỳ

Tổng số nợ gốc phải trả Số kỳ trả nợ dự kiến =

Lợi nhuận ròng + KHCB tài sản + Các nguồn khác dành trả nợ CĐ từ vốn vay

Từ công thức trên, nếu sau khi đã dự kiến số kỳ trả nợ và biết tổng số nợ gốcphải trả mỗi kỳ, NHTM có thể so sánh cân đối các nguồn thu từ dự án như

Trang 23

lợi nhuận vòng, khấu hao cơ bản cho TSCĐ và các nguồn khác xem khảnăng trả nợ có đảm bảo không.

 Thẩm định hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô củaNhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động đầu tưnhất thiết phải đước xem xét về mặt hiệu quả kinh tế – xã hội Trong thực tếđánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội là một vấn đề hết sức rộng lớn và phứctạp Nhưng có thể thẩm định về phương diện này theo một số khía cạnh như :hiệu quả giá trị gia tăng; khả năng tạo thêm việc làm và thu nhập cho ngườilao động; mức đóng góp cho Ngân sách; góp phần phát triển các ngành khác;phát triển khu nguyên vật liệu; góp phần phát triển kinh tế địa phương; tăngcường kết cấu hạ tầng từng địa phương; phát triển các dịch vụ thương mại,du lịch địa phương.

 Thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay:

Với bất kỳ một khoản vay nào thì Ngân hàng cũng cần có vật bảođảm Mục đích cho vay của Ngân hàng không phải để lấy vật bảo đảm Tuynhiên cán bộ tín dụng phải xem xét kĩ đánh giá chính xác vật đảm bảo đểphòng trường hợp không thu được nợ Việc đánh giá bao gồm:

+ Hình thức bảo đảm tiền vay: Thế chấp, cầm cố, hay bảo lãnh…+ Các điều kiện đảm bảo tiền vay theo quy chế hiện hành như: tínhhợp lý và hợp pháp của tài sản, uy tín của người bảo lãnh…

+ Xác định các khoản bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơnnghĩa vụ trả nợ.

+ Các điều kiện khác như: tuổi thọ, tính hiện đại, chuyên môn hoá vàcó thể bán được trên thị trường không.

 Phân tích về đề xuất những biện pháp giảm thiểu rủi ro:

Việc tính toán khả năng tài chính của dự án như đã giới thiệu ở trênchỉ đúng trong trường hợp dự án không bị ảnh hưởng bởi một loạt các rủi rocó thể xảy ra Vì vậy việc đánh giá, phân tích, dự đoán các rủi ro có thể xảy

Trang 24

ra là rất quan trọng nhằm tăng tính khả thi của phương án tính toán dự kiếncũng như chủ động có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu

 Phân loại rủi ro:

Rủi ro có thể do khách quan hoặc chủ quan: do cơ chế chính sách; xâydung, hoàn tất; thị trường, thu nhập, thanh toán; cung cấp; kĩ thuật và vậnhành; môi trường và xã hội; kinh tế vĩ mô…

 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro:

Tuỳ Mỗi loại rủi ro trên đều có các biện pháp giảm thiểu, những biệnpháp này có thể do chủ đầu tư phải thực hiện- đối với những vấn đề thuộcphạm vi điều chỉnh, trách nhiệm của chủ đầu tư; hoặc do Ngân hàng phốihợp với chủ đầu tư cùng thực hiện- đối với những vấn đề mà Ngân hàng cóthể trực tiếp thực hiện hoặc có thể yêu cầu theo những dự án cụ thể vớinhững đặc điểm khác nhau mà cán bộ thẩm định cần tập trung phân tíchđánh giá và đưa ra các điều kiện đi kèm với việc cho vay để hạn chế rủi ro,đảm bảo khả năng an toàn vốn vay, từ đó Ngân hàng có thể xem xét khảnăng tham gia cho vay để đầu tư dự án Sau đây là một số biện pháp cơ bảncó thể áp dụng để giảm thiểu rủi roc ho từng loại rủi ro nêu trên.

- Rủi ro do cơ chế chính sách: Rủi ro này được xem là gồm tất cảnhững bất ổn tài chính và chính sách của nơi xây dung dự án, bao gồm: cácsắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hoá, tư hữu hoá hay các luật,nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan đến dòng tiền của dựán Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: Khi thẩm định dự án, cán bộthẩm định phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án(thể hiện trong hồ sơ dựán) để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật và quy định hiện hành cóliên quan tới dự án; chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng quy địnhvề vấn đề này; những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạnchế ảnh hưởng tiêu cực tới dự án…

- Rủi ro xây dung hoàn tất: Hoàn tất dự án không đúng thời hạn,không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện Loại rủi ro này nằmngoài khả năng điều chỉnh và kiểm soát của Ngân hàng, tuy nhiên có thểgiảm thiểu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp như:Lựa chọn nhà thầu xây dung có uy tín, sức mạnh tài chính, kinh nghiệm;

Trang 25

thực hiện nghiêm túcviệc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượngcông trình; giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dung; hỗ trợ của các cấp cóthẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dựtoán; quy định rõ vấn đề đền bù trong trường hợp chậm tiến độ; hợp đồnggiá cố định hoặc chìa khoá trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ cácbên…

- Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán: Bao gồm thị trường khôngchấp nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, dosức ép cạnh tranh, giá bán sản phẩm không đủ để bù đắp lại các khoản chiphí của dự án Loại rủi ro này giảm thiểu bằng cách: Nghiên cứu thị trường,đánh giá phân tích thị trường, thị phần cẩn thận; dự kiến cung cầu thận trọng;phân tích về khả năng thanh toán, thiện ý hành vi của người tiêu dùng cuốicùng; tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng cácbiện pháp: phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm,tiết kiệm chi phí sản xuất…, xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dàihạn với bên có khả năng về tài chính; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của chínhphủ…

- Rủi ro về cung cấp: dự án không có được nguồn nguyên nhiên vậtliệu với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạodòng tiền ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ Loại này có thể giảm thiểu rủiro bằng cách: trong quá trình xem xét dự án, cán bộ thẩm định phải nghiêncứu, đánh giá trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầuvào trong hồ sơ dự án, đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tínhtoán, xác định hiệu quả tài chính của dự án; nghiên cứu sự cạnh tranh giữacác nguồn cung cấp vật tư; linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiênvật liệu đưa vào…

- Rủi ro về kĩ thuật, vận hành, bảo trì: Đây là những rủi ro về việc dựán không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kếban đầu Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thựchiện một số biện pháp sau: Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng; bộ phậnvận hành phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm; có thể kí hợp đồng vận hànhvà bảo trì với những điều khoản khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng; bảo

Trang 26

hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến tranh;kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành; quyền thay thế người vận hànhdo không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ…

- Rủi ro về môi trường- xã hội: Những tác động tiêu cực của dự án đốivới môi trường và người dân xung quanh Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thểgiảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau: Báo cáo đánh giátác động môi trường phải khách quan và toàn diện, được cấp có thẩm quyềnchấp thuận bằng văn bản; nên có sự tham gia của các bên liên quan( cơ quanquản lý môi trường, chính quyền địa phương) từ khi bắt đầu triển khai dự án;tuân thủ các quy định về môi trường…

- Rủi ro kinh tế vĩ mô: Đây là những rủi ro phát sinh từ môi trườngkinh tế vĩ mô, bao gồm tỉ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất… Loại rủi ro này cóthể giảm thiểu bằng cách: phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản; sửdụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm; bảo vệ trong cáchợp đồng; đảm bảo của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối…

 Tổng hợp và đưa ra kết quả thẩm định, lập tờ trình thẩm định.

Sau khi đã thẩm định đầy đủ các nội dung đã nêu trên, cán bộ thẩmđịnh lập tờ trình cho lãnh đạo Ngân hàng theo mẫu quy định đồng thời đưara ý kiến đề nghị của mình là cho vay hay không Lãnh đạo Ngân hàng sẽ raquyết định cuối cùng về việc cho vay hay từ chối cho vay.

1.3 Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại các NHTM

1.3.1 Sự cần thiết nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT.

Chất lượng công tác thẩm định DADT chính là việc cán bộ thẩm địnhrút ra kết luận một cách chính xácvề tính khả thi, tính hiệu qủa kinh tế, khảnăng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra của dự án để quyết định cho vay hoặckhông cho vay đối với một DADT của doanh nghiệp.

Nếu chấp nhận cho vay thì đối với DAĐT đó Ngân hàng sẽ cho vayvới số tiền là bao nhiêu, thời gian cho vay là bao lâu, phương thức cho vaynhư thế nào để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất

Mặc dù công tác thẩm định đã góp phần đưa lại những kết quả rất lớncho nền kinh tế, nhưng vẫn còn có những tồn tại chưa thể đáp ứng được yêu

Trang 27

cầu của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước Vì vậytiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định là một yêu cầu cấp thiếtnhằm đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế trong thời kì đổi mới.

Đối với bất kì một quốc gia nào, tốc độ phát triển của đầu tư sẽ quyếtđịnh nhịp độ phát triển kinh tế và đó chính là điều kiện cần thiết để nâng caomức thu nhập quốc dân, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của các tầng lớpnhân dân lao động, tạo công ăn việc làm cho xã hội, củng cố an ninh quốcphòng cho đất nước Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nước ta-một nước có thu nhập quốc dân thấp, đời sống nhân dân còn ở mức nghèokhổ và nạn thất nghiệp còn cao.

Trong điều kiện các nguồn lực xã hội còn khan hiếm và có hạn như ởnước ta, để đảm bảo được các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng và Nhà nướcđã đề ra đòi hỏi phải sử dụng các nguồn lực hạn chế trên một cách hợp línhất Các kế hoạch đầu tư cùng dự án sẽ được đưa vào nhằm sắp xếp cácnguồn lực theo các mục tiêu đã định Để xác định được các nguồn lực này cóđược sử dụng một cách hợp lí mang lại hiệu quả như đã định không thì chỉcó thể thông qua công tác xây dung và thẩm định dự án Đặc biệt là quá trìnhthẩm định để đưa đến quyết định đầu tư hay sửa đổi quyết định hoặc hoàntoàn bác bỏ là một khâu rất quan trọng trong chu kì của dự án Do vậy nângcao chất lượng của quá trình thẩm định luôn là vấn đề hết sức cần thiết.

Mặt khác, đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định sẽ giúp cho cácnhà doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Với mục tiêu tăngtrưởng kinh tế là 7.5% đến hết năm 2005 cùng với quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi cầnphải có một khối lượng đầu tư và nguồn vốn lớn để đáp ứng quá trình này.Đặc biệt đối với các dự án lĩnh vực đầu tư xây dung cơ bản, các dự án xâydựng cơ sở hạ tầng là những dự án thường kéo dài và chưa thể tạo ra ngaysản phẩm cho xã hội Nếu chất lượng công tác thẩm định dự án không đượcnâng cao thì rủi ro sẽ rất lớn gây khó khăn cho nền kinh tế và ngay cả bảnthân hoạt động Ngân hàng, nó có thể tạo ra áp lực cho nền kinh tế như: giácả, lạm phát, lãi suất… Do vậy phải nâng cao chất lượng của công tác thẩm

Trang 28

định một mặt để đáp ứng cho nền kinh tế, mặt khác sẽ góp phần hạn chế,phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh của các doanhnghiệp, muốn tồn tại và phát triển thì điều cốt lõi là phải quản lí, sử dụng vốnmột cách hiệu quả nhất Chính việc xây dựng và thẩm định dự án sẽ đảm bảođược mục tiêu này vì quá trình này sẽ cho doanh nghiệp có thể lựa chọn giữalợi ích và chi phí trong các phương án kinh doanh, hoặc có thể chỉ ra rằngnên tổ chức lại sản xuất, cải tiến quá trình quản lí, hay thay đổi thiết bị côngnghệ, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm…đặc biệt trongđiều kiện của nước ta phần lớn các doanh nghiệp còn thiếu vốn, công nghệtrang thiết bị lạc hậu, cũ kĩ thì việc lựa chọn, xác định phương án,chiến lượckinh doanh hay một chương trình hành động đúng đắn, đó là điều có ý nghĩahết sức quan trọng liên quan đến vấn đề sống còn của doanh nghiệp.

Để đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, ta cần một lượng vốn rất lớn Nếuchỉ dựa vào việc huy động nguồn vốn trong nước thì khó có thể đảm bảođược mục tiêu trên Nếu chất lượng của quá trình thẩm định được nâng caonhư: đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian, thủ tục, chất lượng xây dựng vàthẩm định dự án theo yêu cầu của các chương trình hợp tác của các tổ chứcquốc tế… sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng con đường như:viện trợ, vay ODA, quỹ hợp tác đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài, hợp tácliên doanh… đảm bảo được nguồn vốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

1.3.2 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định có thểchia làm 2 loại: Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan

 Nhân tố chủ quan:

+ Con ngưòi: Đây là nhân tố được xem là cơ bản và quan trọng nhất.Trong công tác thẩm định DAĐT tại các NHTM, cán bộ Ngân hàng là ngườitrực tiếp thẩm định Chất lượng thẩm định có đạt được hay không, trình độthẩm định só đầy đủ hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ.Có thể hiểu đây là sự am hiểu về quy trình, nắm chắc nội dung, kỹ thuật chủyếu khi xem xét dự án của cán bộ Bên cạnh đó, để cho các phân tích được

Trang 29

xác thực, yêu cầu đặt ra cho các cán bộ là phải có sự hiểu biết sâu rộng vớicác lĩnh vực khác ngoài Ngân hàng Đó là những kiến thức về kinh tế chínhtrị, pháp luật…Bên cạnh trình độ và kinh nghiệm, vấn đề đạo đức nghềnghiệp cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

+ Thông tin: thẩm định DAĐT được tiến hành trên cơ sở các thông tinthu thập từ nhiều nguồn Vì thế thông tin là yếu tố quan trọng giúp cho việcthẩm định được thành công Việc thu thập các thông tin đúng, đủ, chính xácsẽ tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định đánh giá chính xác về dự án và doanhnghiệp, ra quyết định đúng đắn, đảm bảo an toàn cho hoạt động tài trợ củaNgân hàng.

+ Phương pháp thẩm định: Với nguồn thông tin đã thu thập được, domỗi dự án có một đặc trưng riêng nhất định nên cán bộ thẩm định phải lựachọn, đưa ra được phương pháp thẩm định thống nhất và phù hợp Làm đượcđiều đó sẽ đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động có hiệu quả và thành công.

+ Công tác tổ chức điều hành: Thẩm định DAĐT là tập hợp nhiều hoạtđộng có liên quan chặt chẽ với nhau Công tác thẩm định bao gồm cả 3 giaiđoạn: Trước, trong và sau khi cho vay nên việc phân cấp điều hành là rất cầnthiết để các bước thực hiện một cách hợp lý và khoa học Mặt khác, phươngthức điều hành hợp lý của ban lãnh đạo sẽ là cơ sở phát huy năng lực của cánbộ thẩm định Việc phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận sẽgiúp cho việc thẩm định được chính xác, khách quan và dễ dàng hơn.

+ ứng dụng khoa học công nghệ: Hiện nay trong các Ngân hàng việclưu trữ và xử lý thông tin hầu hết được thực hiện trên máy tính Đồng thời hệthống mạng cũng giúp Ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thu thậpthông tin Nhờ đó, công tác thẩm định được tiến hành dễ dàng hơn, giảmthiểu rủi ro do sai sót trong tính toán, tiết kiệm thời gian tạo hiệu quả caotrong thẩm định.

 Nhân tố khách quan.

+ Chủ trương chính sách, kế hoạch phát triển của Nhà nước: CácDAĐT phát triển là các dự án thường sử dụng nguồn lực của đất nước và đểđạt được những mục tiêu xác định của chủ đầu tư cũng như của xã hội Nhànước bao giờ cũng thể hiện sự quan tâm của mình đến lĩnh vực này vì nó ảnh

Trang 30

hưởng tới sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội Sự quan tâm đó thểhiện qua công tác quản lý Nhà nước với các DAĐT Một DAĐT , nhất làcác dự án có quy mô lớn đều cần phải có sự phê duyệt của các cơ quan Nhànước có thẩm quyền Vì vậy khi Ngân hàng thẩm định dự án không thể đingược lại với chiến lược chung của quốc gia.

+ Tính xác thực của thông tin tự doanh nghiệp: Dù trình độ cán bộthẩm định có tốt đến đâu cũng khó có thể đi sâu và nắm vững được tình hìnhnội bộ của doanh nghiệp Như vậy chất lượng của việc thẩm định khách hàngbị hạn chế Do đó, việc cung cấp thông tin đúng, đủ, chính xác của doanhnghiệp sẽ tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định đánh giá chính xác doanhnghiệp Có thể nói, sự hợp tác và năng lực thực sự của doanh nghiệp là mộtsự đảm bảo tốt cho Ngân hàng thẩm định DAĐT

+ Những biến động của môi trường, thị trường: Một DAĐT thường cótuổi thọ khá dài Do đó, nhận định của Ngân hàng có thể bị sai lệch do yếu tốmôi trường, thị trường thay đổi làm cho xuất hiện hoặc thành hiện thực cácloại rủi ro tiềm ẩn từ trước Nếu không có biện pháp chống đỡ, dự phòng từtrước thì Ngân hàng có thể gặp rủi ro rất lớn Mặt khác, những biến động củathị trường rất phức tạp, nó vượt ra ngoài vòng kiểm soát của doanh nghiệp,ảnh hưởng tói dự án và đương nhiênNgân hàng rất khó có thể thu hồi vốn vàcó lãi như dự kiến Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cũng như Ngân hàng phảicó những phương pháp tích cực dự báo về thị trưòng thật tốt nhằm giảmthiểu rủi ro Đặc biệt với các dự án vay vốn bằng ngoại tệ , công tác thẩmđịnh còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mang tính chất quốc tế, nhất là biếnđộng về chính trị và tài chính làm cho tiền tệ và giá cả thế giới mất ổn định.Ngoài ra nó còn bị ảnh hưởng bởi chính sách quản lý ngoại tệ của Nhànước.

Trang 31

2.1.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Công thương Đống Đa.

Lịch sử Ngân hàng Công thương (NHCT) Đống Đa bắt đầu từ năm1951, khi đó được gọi là Ngân hàng Nhà nước(NHNN) Quận Đống Đa Kểtừ khi thành lập cho đến năm 1988, NHNN Quận Đống Đa là một chi nhánhtrực thuộc NHNN vừa thực hiện chức năng quản lý của NHNN vừa hoạtđộng kinh doanh trên địa bàn quận Đống Đa Từ khi hệ thống Ngân hàngnước ta chuyển từ một cấp sang hai cấp theo nghị định 53/HĐBT Cũng theođó, NHNN quận Đống Đa được chuyển thành NHCT quận Đống Đa trựcthuộc NHCT Thành phố Hà Nội Tuy nhiên hoạt động của NHCT Đống Đachỉ thực sự tách khỏi hoạt động của NHNN sau khi hai pháp lệnh về Ngânhàng ra đời vào năm 1990 NHCT Đống Đa kể từ đó chỉ tập trung vào thựchiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng dịch vụ Ngân hàng của mộtNHTM theo như pháp luật quy định.

Sau ngày 1/4/1993 , NHCT quận Đống Đa chuyển thành NHCT khuvực Đống Đa, là một đơn vị hạch toán phụ thuộc NHCT Việt Nam, khôngcòn phụ thuộc NHCT Thành phố Hà Nội Qua hơn 50 năm hoạt động,NHCT Đống Đa đã từng bước khẳng định mình Sự phát triển của nó đượcthể hiện rõ nét thông qua cơ cấu tổ chức hợp lý, phạm vi hoạt động rộng lớn,từng bước lập lại thế chủ động hoà nhập vào cơ chế thị trường nâng cao nănglực cạnh tranh.

Cùng với sự phát chuyển biến của đất nước, hoạt đông của NHCTĐống Đa cũng ngày càng phát triển, không ngừng nâng cao uy tín, vị thế củaNgân hàng trong nền kinh tế thị trường.

Sau đây là sơ đồ về cơ cấu tổ chức của NHCT Đống Đa:

Trang 32

- Ban lãnh đạo: bao quát điều hành và ra các quyết định đối với mọihoạt động của Ngân hàng Là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, có trách nhiệmchi tiết hoá các văn bản chính sách tiền tệ của Ngân hàng, thực hiện các vănbản đó phù hợp với thực tế.

- Phòng khách hàng số 1, số 2: trực tiếp cho các tổ chức kinh tế trongvà ngoài quốc doanh vay tiền làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cân đối vềnguồn sử dụng vốn, thực hiện chế độ thông tin báo cáo tổng hợp, phân tíchlỗ lãi của Ngân hàng.

- Phòng Tài trợ Thương Mại: thực hiện các nghiệp vụ thanh toán , dịchvụ quốc tế, mua bán ngoại tệ.

- Phòng kế toán tài chính: Quản lý tài sản, tiền gửi, tiền vay của cácđơn vị tổ chức kinh doanh, thực hiện hạch toán không dùng tiền mặt trong hệthống NHCT trên địa bàn Hà Nội và trong phạm vi cả nước Ngoài ra phòngkế toán còn có bộ phận quản lý, theo dõi 15 quỹ tiết kiệm nằm rải rác trênđịa bàn quận nhằm thu hút khách hàng và huy động tiền gửi tiết kiệm có vàkhông có kỳ hạn của mọi tổ chức kinh doanh, cá nhân trong và ngoài nước.

- Phòng tổng hợp và tiếp thị

- Phòng tiền tệ – kho quỹ: thực hiện thu chi tiền mặt, ngân phiếu,ngoại tệ của các đơn vị , tổ chức kinh doanh và khách hàng qua Ngân hàngnhanh chóng kịp thời, chính xác, đầy đủ.

- Phòng thông tin điện toán: Tập hợp những số liệu phát sinh trong vàngoài mạng, xử lý và lập báo cáo hạch toán.

- Phòng tổ chức hành chính: quản lý nhân sự, lao động tiền lương,quản lý hành chính, quản trị, đào tạo…

- Phòng nguồn vốn: thực hiện huy động vốn cả nội và ngoại tệ vớihình thức chủ yếu là gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinhdoanh, huy động qua bán các giấy nợ như kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng.P.Tài

mại

Ban lãnh đạo

P.Tổ chức hành chính

P.Thông tin điện toán

P.Kho quỹ

P.Giao dịch

Cát LinhP.Giao

dịch Kim LiênKhách

hàng cá nhânP.Kế

khách hàng số 1,2

P.Kiểm tra, kiểm soát

Quỹ tiết kiệm

Quỹ tiết kiệm

Quỹ tiết kiệmP.Tổng

hợp và tiếp thị

Trang 33

- Phòng kiểm tra, kiểm soát mọi nghiệp vụ Ngân hàng theo văn bảnhiện hành( kiểm soát về mọi thủ tục cho vay, kế toán,ngân quỹ,thanh toán)trong Ngân hàng.

- Ngoài ra còn có Phòng giao dịch Cát Linh và Phòng giao dịch KimLiên.

Ngoài chức năng nhiệm vụ cụ thể của mình, giữa các phòng ban đềucó mối quan hệ hợp tác, bổ sung cho nhau Điển hình là phòng kinh doanh vàphòng kế toán, những thông tin về khách hàng đòi hỏi phải có sự liên hệ chặtchẽ và thông báo cho nhau kịp thời.

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng của NHCT Đống Đa

a) Tình hình huy động vốn.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn kinh doanh đối với hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng, ban giám đốc NHCT Đống Đa đã bố trí cáccán bộ có năng lực và chuyên môn vào những vị trí quan trọng, liên tục đổimới phương cách làm việc, đổi mới công tác phục vụ, đảm bảo chữ tín đốivới khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các hình thứchuy động, tạo điều kiện thu hút vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dâncư.

Trang 34

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHCT Đống Đa

(Đơn vị : tỷ đồng)

Chỉ tiêu

1.Tiền gửi tiết kiệm 1360 58.62 1700 65.38 25.00 1543 49.09 -9.24

Có kỳ hạn 1340 57.76 1675 64.42 25.00 1531 48.71 -8.602.Tiền gửi từ TCKT 800 34.48 900 34.62 12.50 1400 44.54 55.56

Tiền gửi bằng VNĐ 1750 75.43 2100 80.77 20 2633 83.77 25.38Tiền gửi bằng ngoại

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)

• Đánh giá về sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động của NHCTĐống Đa:

Nhìn vào Bảng 1 có thể thây tình hình hoạt động về huy động vốn củaNgân hàng diễn ra theo chiều hướng tích cực Trong 3 năm liên tiếp2002,2003,2004 tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng Năm 2003, tổngnguồn vốn huy động tăng 12.07% so với năm 2002, năm 2004 lại tăng so vớinăm 2003 là 20.88%

Xem xét cơ cấu thây sự thay đổi của từng thành phần: nguồn vốn đượchình thành từ 3 nguồn cơ bản: Tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của tổchức kinh tế và kỳ phiếu qua 3 năm liên tiếp Tiền gửi tiết kiệm của dân cưliên tục tăng về số tuyệt đối( từ 1360 tỷ đồng năm 2002 lên 1700 năm 2003và đến năm 2004 là 1743 tỷ đồng) Xét theo tỷ trọng thì năm 2002 nguồntiền này chiếm tỷ trọng 58.62% so với tổng nguồn vốn huy động, năm 2003tăng lên là 65.38% nhưng lại giảm xuống còn 49.09% ở năm 2004.

Trang 35

Tiền gửi của tổ chức kinh tế ngày càng tăng: năm 2002 là 800 tỷ đồng,đến 2003 tăng lên 900 tỷ đồng và tiếp tục tăng mạnh ở năm 2004 là 1400 tỷđồng Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 12.5% và có xu hướng tăng nhanhnăm 2004 tăng so với năm 2003 là 55.56%.

Riêng kỳ phiếu: Đây không phải là loại hình huy động vốn thườngxuyên của Ngân hàng, nó chỉ được huy động theo từng đợt , đảm bảo tínhcân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng.

Diễn biến của tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi tổ chức kinh tế như trênchỉ ra sự hợp lý hơn về nguồn vốn qua các năm của NHCT Đống Đa Lượngtiền gửi này liên tục tăng lên trong các năm qua khẳng định được uy tín củaNgân hàng đối với dân chúng Về phía Ngân hàng cũng đã biết tranh thủ lợithế này để không ngừng tăng nguồn vốn có tính ổn định cao Tuy nhiên bêncạnh những ưu điểm mà nguồn vốn này đem lại cũng có một số nhược điểmmà đáng kể đó là chi phí của nguồn này đắt Thông thường với tiền gửi tiếtkiệm của dân cư , bao gìơ cũng phải trả cao hơn nhiều so với tiền gửi củadoanh nghiệp, đặc biệt là tiền gửi thanh toán Bởi vậy nếu Ngân hàng chỉ tậptrung huy động vốn từ huy động vốn từ dân cư, bỏ qua nguồn vốn huy độngtừ các tổ chức kinh tế thì tất yếu lãi suất bình quân của Ngân hàng sẽ cao.Lãi suất đầu ra phải mang tính cạnh tranh so với Ngân hàng khác, như vậylợi nhuận của Ngân hàng vô hình dung đã bị giảm sút đáng kể Giải quyếtnhững thắc mắc này, Ngân hàng đã có chính sách là khuyến khích các doanhnghiệp gửi tiền tại Ngân hàng Điều này được đặc biệt minh chứng qua cáccon số cụ thể ở Bảng 1 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng mạnh và liêntục về số tuyệt đối dẫn đến sự chênh lệch về tỷ trọng của hai nguồn vốn chuyếu này được rút ngắn đáng kể: Tỷ trọng nguồn tiền gửi dân cư và nguồntiền gửi của các tổ chức kinh tế qua các năm:

Năm 2002: 58.62% - 34.14%Năm 2003: 65.38% - 34.62% Năm 2004: 49.09% - 44.54%

Điều này cho thấy NHCT Đống Đa đã có những nỗ lực nhất địnhtrong việc giảm lãi suất bình quân nguồn vốn huy động Đặc biệt là trongviệc áp dụng chính sách lãi suất thoả thuận, nó là một cơ sở cho việc tăng lợi

Trang 36

nhuận từ hoạt động kinh doanh Tuy nhiên với cơ cấu vốn như hiện nayNgân hàng sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa.

Để có được những kết quả này, chi nhánh NHCT Đống Đa đã cónhiều cố gắng để giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động như mở thêmcác quỹ tiết kiệm , tăng cường mạng lưới huy động tiền gửi tiết kiệm trên địabàn dân cư Ngân hàng tổ chức thu nhận tiền vào các ngày nghỉ cho các đơnvị có nguồn tiền mặt lớn, thường xuyên có tổ thu tiền tại xí nghiệp bán lẻxăng dầu, thu đột xuất ở đơn vị có nhiều tiền mặt Đáp ứng nhu cầu mở tàikhoản của khách hàng, giải quyết nhanh chóng kịp thời Ngoài ra chi nhánhcòn tích cực tìm kiếm thêm khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, tạo tâm lý yêntâm và tin tưởng cho khách hàng.

b) Công tác sử dụng vốn

Hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng đem lại phần lớn nguồn lợinhuận trong tổng lợi nhuận thu được Hoạt động tín dụng cho đến thời điểmhiện nay là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Điều này thể hiện rõ trongbảng sau:

%tăng1 Doanh số

cho vay 1763 100 2200 100 24,79 2243 100 1,95Quốc doanh 1568 88,94 1800 81,82 14,80 1863 83,06 3,50Ngoài quốc

doanh 195 11,06 400 18,18 105,13 380 16,94 -5,002.Doanh số

Quốc doanh 1418 89,58 1772 96,88 24,96 1586 74,32 -10,50Ngoài quốc

doanh 165 10,42 57 3,12 -65,45 548 25,68 861,40

Quốc doanh 1495 89,52 1525 74,72 2,01 1800 83,72 18,03Ngoài quốc 175 10,48 518 25,38 196,00 350 16,28 -32,43

Trang 37

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)

Ta thấy sự tăng trưởng về tình hình dư nợ nói chung qua 3 năm2002,2003,2004 cụ thể như sau:

Về doanh số cho vay: Năm 2002, tổng số tiền cho vay là 1763 tỷđồng Năm 2003 con số này tăng lên là 2200 tỷ, tăng 24.79% so với năm2002 và tiếp tục tiếp tục được đẩy mạnh Vào năm 2004 lên tới 2243 tỷ đồngtăng 1.95% so với năm 2003 Doanh số cho vay tăng và doanh số thu nợcũng tăng trong 3 năm liên tiếp Năm 2003 đạt 1829 tỷ đồng tăng 15.54% sovới năm 2002 và năm 2004 là 2134 tỷ đồng tức tăng 16.68% so với năm2003 Có thể nói doanh số thu nợ của Ngân hàng là rất tốt Tuy nhiên phảikết hợp với việc xem xét tỷ lệ nợ quá hạn thì mới đánh giá được chính xácdiễn biến của doanh số thu nợ là tốt hay xấu

Bảng 3: Tình hình nợ quá hạn của NHCT Đống Đa

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)

Qua bảng trên cho ta thấy số nợ quá hạn năm 2002 là 10 tỷ , năm 2003giảm xuống 8 tỷ nhưng đến năm 2004 lại tăng lên 12 tỷ Nhìn chung tỷ lệ nợquá hạn trong cho vay ngắn hạn và dài hạn của chi nhánh trong các nămtương đối thấp so với chỉ tiêu toàn ngành Đạt được kết quả này là do Ngânhàng đã thực hiện nghiêm chỉnh các thể lệ và chế độ cho vay như của NHCTViệt Nam hướng dẫn việc cho vay đối với khách hàng của NHCT Việt Namnhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát

Trang 38

triển và đời sống.Mặt khác Ngân hàng đã tỏ rõ năng lực của mình trong việcthẩm định các DAĐT.Qua đó ta thấy rằng việc thẩm định DAĐT tại NHCTĐống Đa được thực hiện rất có hiệu quả trong những năm gần đây khắc phụcđược những rủi ro của nghiệp vụ cho vay.Có thể thấy đó là một kết quả đángphấn khởi đối với chi nhánh Nó phản ánh sự đi lên trong hoạt động kinhdoanh của chi nhánh NHCT Đống Đa.

c) Tài trợ thương mại.

Bên cạnh 2 hoạt động cơ bản là huy động vốn và cho vay, NHCTĐống Đa cũng thực hiện thêm nhiều hoạt động kinh doanh khác để hướng tớimục tiêu thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, qua đó đem lại lợi nhuậncho bản thân Ngân hàng.

Bảng 4: Tài trợ thương mại của NHCT Đống Đa.

( Đơn vị:1000 USD)

Chỉ tiêu 2002 2003 2004Ngoại tệ:Mua vào 52071 56095 58200

Thanh toán quốc tế

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)

Về hoạt động thanh toán quốc tế thì do đặc điểm của chi nhánh có ítdoanh nghiệp làm xuất khẩu , khách hàng chủ yếu là những đơn vị sản xuấtcông nghiệp , thường xuyên nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuấtkinh doanh Vì vậy, nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh chủ yếu phụcvụ cho mở L/C nhập khẩu , thanh toán chuyển tiền đi, đến Mặt khác chinhánh thường xuyên phải khai thác ngoại tệ của các doanh nghiệp và các tổchức tín dụng khác cùng với sự hỗ trợ của Trung ương để đảm bảo nhu cầuthanh toán và nhập khẩu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Nói chung hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã đáp ứng kịp thời nhu cầuthanh toán nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh thôngqua đầu tư tín dụng; nghiệp vụ chi trả kiều hối phục vụ khách hàng lĩnh tiền

Trang 39

và mua bán ngoại tệ thuận lợi, khi làm thủ tục được lĩnh tiền ngay tại quầykhông phải qua phòng tiền tệ kho quỹ như trước đây.

Có thể thấy, NHCT Đống Đa đã biết cách khắc phục những khó khăn,nỗ lực khai thác nguồn ngoại tệ có giá cả hợp lý để đảm bảo nhu cầu thanhtoán của khách hàng Tạo niềm tin của khách hàng và thông qua đó góp phầnvào kết quả kinh doanh của chi nhánh

d) Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Chi nhánh NHCT Đống Đa bước vào hoạt động kinh doanh trong nềnkinh tế thị trường bước đầu gặp nhiều khó khăn, trở ngại Tuy nhiên do pháthuy được sức mạnh nội lực cùng với sự chỉ đạo sát sao của NHCT Việt Nam,những điều kiện thuận lợi mà Đảng và chính phủ, các cấp chính quyền dànhcho và sự ủng hộ của các tổ chức kinh tế, dân cư trên địa bàn, cán bộ côngnhân viên NHCT Đống Đa đã từng bước đẩy lùi khó khăn để vươn ra hộinhập với nền kinh tế và trở thành một chi nhánh hoạt động năng suất, hiệuquả Hàng năm, chi nhánh đã góp một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập củahệ thống NHCT và NHNN Đến nay, NHCT Đống Đa đã tự khẳng định vị trícủa mình trong hệ thống, luôn là chi nhánh có thành tích xuất sắc trong côngtác kinh doanh, cũng như vai trò của mình đối với nền kinh tế.

Bảng 5: Kết quả kinh doanh của NHCT Đống Đa.( Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2004/2002 2004/2003Số

Tỷtrọng

Ngày đăng: 15/11/2012, 17:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHCT Đống Đa - Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NH
Bảng 1 Tình hình huy động vốn của NHCT Đống Đa (Trang 35)
Bảng 2:  Tình hình sử dụng vốn tại NHCT Đống Đa - Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NH
Bảng 2 Tình hình sử dụng vốn tại NHCT Đống Đa (Trang 37)
Bảng 3: Tình hình nợ quá hạn của NHCT Đống Đa - Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NH
Bảng 3 Tình hình nợ quá hạn của NHCT Đống Đa (Trang 38)
Bảng 4: Tài trợ thương mại của NHCT Đống Đa. - Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NH
Bảng 4 Tài trợ thương mại của NHCT Đống Đa (Trang 39)
Bảng 5: Kết quả kinh doanh của NHCT Đống Đa. - Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NH
Bảng 5 Kết quả kinh doanh của NHCT Đống Đa (Trang 40)
Bảng 6:  Hoạt động cho vay trung dài hạn tại NHCT Đống Đa. - Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NH
Bảng 6 Hoạt động cho vay trung dài hạn tại NHCT Đống Đa (Trang 42)
Bảng 8: Danh mục thiết bị lựa chọn cụ thể - Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NH
Bảng 8 Danh mục thiết bị lựa chọn cụ thể (Trang 50)
Bảng 10: Dự kiến công suất hoạt động của dự án. - Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NH
Bảng 10 Dự kiến công suất hoạt động của dự án (Trang 53)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w