Tài liệu Ngộ Độc Cóc pptx

7 602 5
Tài liệu Ngộ Độc Cóc pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngộ Độc Cóc Cóc thuộc nhóm động vật lưỡng cư, sống ở khắp nơi trên thế giới, gồm nhiều loài: Bufo melanosticus Bufo galeatus Bufo garmani Bufo gutturalis Bombina maxima Megophrys longipes … … … Con cóc phổ biến ở việt nam là loài cóc nhà (Bufo melanostictus), thuộc họ Bufonidae. Dưới da cóc xù xì có nhiều tuyến chứa nọc độc (bufotoxin) rất mạnh, gồm các độc tố chính: bufotalin, bufotonin, bufotenin, và một số hợp chất hữu cơ khác. Nọc cóc được sử dụng trong y học (tây y) để cầm máu, kích thích thần kinh, trợ tim mạch. Hiện nay không còn thông dụng. Trong đông y, nọc cóc được dùng ngoài da để chống viêm nhiễm (chiết xuất dưới dạng cao). Gan cóc, trứng cóc cũng chứa bufotoxin nhưng ít hơn nhiều so với da cóc. Thịt cóc có tỷ lệ đạm rất cao và không chứa nọc độc. QUAN NIỆM DÂN GIAN VỀ LỢI ÍCH CỦA THỊT CÓC Theo quan niệm dân gian, thịt cóc là món ăn ngon, bổ, chống suy dinh dưỡng, chống còi xương, giúp tăng chiều cao của trẻ. Vì vậy thịt cóc đã được dùng với nhiều mục đích khác nhau: Để “tẩm bổ”, “nâng cao sức khoẻ” hoặc “tăng cường dinh dưỡng” . Để chữa bệnh cho trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn… ĐÔNG Y SỬ DỤNG NHỰA CÓC VÀ THỊT CÓC I. Nhựa cóc (Thiềm tô): Dưới da cóc xù xì có nhiều tuyến chứa nọc độc bufotoxin rất mạnh (gọi là nhựa cóc), gồm các độc tố chính: bufotalin, bufotonin, bufotenin, và một số hợp chất hữu cơ khác. Theo Y học cổ truyền, nhựa cóc được dùng trong nhiều bài thuốc chửa bệnh. Bài thuốc chữa các chứng đầu đinh, nhọt độc, sưng đau: Lấy nhựa ở tuyến sau tai con cóc, hoà với sữa người, bôi chỗ nhọt sưng tấy. Một bài thuốc Đông y kinh điển là “Lục thần hoàn” có thành phần dược liệu bao gồm xạ hương, trân châu, băng phiến, nhựa cóc và ngưu hoàng. Bài thuốc có tác dụng trị cảm sốt nặng, mê man, kinh giản, suy tim . Ngoài ra, còn có khá nhiều đơn thuốc Đông y trong thành phần có chứa cóc, hầu hết đều xuất phát từ kinh nghiệm gia truyền. Tuy vậy, trong thành phần bài thuốc, hàm lượng cóc chỉ chiếm một lượng nhỏ bên cạnh nhiều vị thuốc có tác dụng kiện tỳ tiêu thực (theo Đông y) như mạch nha, sơn tra, thần khúc, hạt sen, hoài sơn, . II. Thịt cóc (Thiềm nhục): Thịt cóc là một loại thức ăn chứa nhiều đạm dễ hấp thụ đối với cơ thể, nhất là trẻ em suy dinh dưỡng. Dễ kiếm và rẻ, thịt cóc chứa protid cao, trong đó có nhiều acid amin có giá trị cao: histidin, asparazin, leucin, tyrosin… Đã có khá nhiều bài thuốc có thịt cóc như “Viên Cam Cóc”, “Bột Dinh Dưỡng 0106”, “Thuốc Cam Hàng Bạc”, “Bột Cóc Baby” . Một bài thuốc điển hình là “Viên Cam Cóc” gồm: bột thịt cóc 100g, bột chuối tây 150g, bột lòng đỏ trứng gà 20g, tất cả trộn đều làm thành viên 4g, mỗi ngày uống 4 viên chia 2 lần với nước nóng. NHỮNG TÌNH HUỐNG NGỘ ĐỘC CÓC Rất hiếm có trường hợp nạn nhân bị dính nhựa cóc vào mắt, miệng. Hầu hết nạn nhân là những người đã ăn những món ăn được chế biến từ cóc như: cháo cóc, chà bông cóc (ruốc cóc)… Nạn nhân ở mọi lứa tuổi. Nạn nhân có thể tự chế biến cóc để ăn, cũng có thể nạn nhân được người khác chế biến cho ăn (trẻ em). Người chế biến cóc và người ăn cóc có thể không biết (hoặc đã biết) trong cóc có chứa độc chất gây chết người. Có thể nạn nhân đã ăn luôn các cơ quan có chứa độc của cóc (da cóc, trứng cóc, gan cóc, ruột cóc, mật cóc). Cũng có thể nạn nhân đã loại bỏ các cơ quan có chứa độc của cóc, chỉ ăn phần thịt và xương cóc, nhưng trong quá trình chế biến đã làm nhựa ở da cóc dính vào thịt cóc. Có những trường hợp chỉ vì những lợi ích của thịt cóc bất chấp những nguy cơ đã biết qua sách báo, nhiều người vẫn cho con của họ ăn thịt cóc vì tin tưởng bản thân đã làm cóc rất kỹ (không để dính độc). TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC CÓC Xuất hiện 1-2 giờ sau khi ăn. 1.Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. 2.Rối loạn tim mạch: ban đầu huyết áp cao, nhịp tim nhanh, có thể do bufotonin. Sau đó rối loạn ngoại tâm thu thất, cơn nhịp nhanh thất, cuồng thất, rung thất. đôi khi có block nhĩ thất nhịp nút dẫn đến trụy mạch. Các rối loạn nhịp có thể do bufotalin. 3.Rối loạn thần kinh và tâm thần: Bufotenin có thể gây ảo giác, ảo tưởng, rối loạn nhân cách. Với liều cao hơn nữa, có thể gây ức chế trung tâm hô hấp, cuối cùng gây ngưng thở. 4.Tổn thương thận, viêm ống thận cấp, vô niệu. XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC CÓC Chủ yếu chống rối loạn tim mạch, hô hấp, thần kinh và thận. 1.Thải trừ chất độc: Rửa dạ dày Than hoạt và thuốc sổ Lợi tiểu furosemide 2.Chống loạn nhịp tim: Tốt nhất là đặc máy tạo nhịp tim tạm thời qua tĩnh mạch. 3.Chống tăng huyết áp. 4.Chống rối loạn hô hấp: oxy liệu pháp, có thể cần phải đặt nội khí quản thở máy xâm lấn. 5.Chống rối loạn thần kinh và tâm thần: Diazepam, phenobarbital. 6.Chống suy thận cấp: lọc ngoài thận (thận nhân tạo) Lưu ý: Bài viết trên cho trường hợp ngộ độc qua đường tiêu hóa (ăn phải), gây ra các triệu chứng ngộ độc mang tính hệ thống. Trường hợp bị dính chất nhựa cóc vào mắt, miệng… gây ra hiện tượng rát bỏng, sưng phồng. Nếu lỡ bị dính chất nhựa cóc vào mắt, miệng . thì nhanh chóng rửa chổ bị dính nhiều lần bằng nước sạch. NHỮNG LỜI KHUYÊN Chúng ta đã biết bên cạnh những lợi ích từ cóc là những nguy hiểm có thể gây tử vong, như vậy không đáng cho chúng ta mạo hiểm. Trong trường hợp bạn vẫn muốn dùng những sản phẩm được chế biến từ thịt cóc, thì chỉ nên sử dụng những sản phẩm có chứng nhận của Bộ Y tế. Không nên tự làm hoặc mua hàng bán rong vì không đảm bảo chất độc không bị dính sang thịt. Trong trường hợp bạn vẫn muốn làm thịt cóc để ăn, thì khi làm thịt cóc phải lột bỏ da cóc và nội tạng của cóc, chỉ lấy phần thịt và xương cóc. Lưu ý: tránh nhựa (mủ) bắn vào mắt, tránh nhựa (mủ) dính vào thịt cóc, tránh làm vỡ trứng cóc và sót trứng cóc trong thịt. Ý kiến đến cơ quan quản lý thực phẩm nên cấm bán thịt cóc, chà bông cóc… chỉ những mặt hàng có đăng ký mới được phép lưu hành. CÁCH CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG THỊT CÓC SAO CHO AN TOÀN? Chọn những con cóc to, màu xám hay vàng (không dùng những con có mắt đỏ, gọi là cóc tía, vì loài này rất độc) rửa sạch, để khô. Dùng dao sắc chặt bỏ đầu (phía dưới 2 tuyến độc ở mang tai), chặt bỏ cả 4 bàn chân, khía dọc sống lưng, lột da (nên lột trong chậu nước hay dưới vòi nước để tránh nhựa không dính vào thịt và không văng vào mắt), khoét bỏ hậu môn, loại bỏ hết nội tạng như ruột gan, mật, nhất là trứng cóc. Còn lại thịt và xương, lấy chúng thả vào chậu nhiều nước, khỏa mạnh, thay nước nhiều lần. Để tách được phần thịt ra khỏi xương, cách làm như sau: cho cóc (đã lột sạch da và vứt bỏ hết nội tạng) vào chậu nước sôi để chừng 5-10 phút, thịt cóc sẽ co lại, vớt ra tuốt hết thịt để làm chà bông cóc (ruốc cóc) hoặc rang dòn tán thành bột mịn. Cẩn thận khi chế biến cóc: Tránh nhựa (mủ) bắn vào mắt người làm (đeo kính bảo hộ). Tránh nhựa (mủ) dính vào thịt cóc. Tránh làm vỡ trứng cóc, dính và sót trứng cóc trong thịt. Lượng dùng: Trẻ nhỏ: 15g/ngày (tương đương với 3 muỗng cà phê) chia làm 3 lần trong ngày (sáng, trưa, chiều), quấy đều trong cháo hay bột. Người lớn: 30g/ngày (tương đương 6 muỗng cà phê) cũng chia làm 3 lần trong ngày (sáng, trưa, chiều). Mỗi đợt dùng chừng 10 con, sau đó nghỉ 7-10 ngày rồi dùng tiếp. . của cóc (da cóc, trứng cóc, gan cóc, ruột cóc, mật cóc) . Cũng có thể nạn nhân đã loại bỏ các cơ quan có chứa độc của cóc, chỉ ăn phần thịt và xương cóc, . DỤNG NHỰA CÓC VÀ THỊT CÓC I. Nhựa cóc (Thiềm tô): Dưới da cóc xù xì có nhiều tuyến chứa nọc độc bufotoxin rất mạnh (gọi là nhựa cóc) , gồm các độc tố chính:

Ngày đăng: 25/12/2013, 16:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan