Ngộ độcthủyngânởtrẻem – Kỳ1 Nuốt phải thủyngân (Hg) là tai nạn có thể xảy ra ởtrẻem nhỏ và là vấn đề mà các bậc phụ huynh khắp nơi thường quan tâm, lo lắng. Những trường hợp tai nạn nuốt Hg vẫn là một nguyên nhân nhập viện ởtrẻ em, vì biến chứng do xử trí tại nhà không đúng. Bài viết này nhằm cung cấp cho các bậc phụ huynh một số hiểu biết về ngộđộc Hg ởtrẻem và các biện pháp phòng ngừa. Có nhiều dạng Hg Hg hiện diện rất nhiều trong thức ăn, thuốc và môi trường sống con người, được sử dụng chủ yếu trong sản xuất các hóa chất, trong kỹ thuật điện và điện tử. Hg tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường, vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong các cơ thể sinh vật. Đây là một kim loại, dạng nguyên tố ở thể lỏng, màu óng ánh như bạc, không tan trong nước và có thể bốc hơi tương đối dễ ở nhiệt độ phòng. Khi đặt giọt Hg ở trên mặt bàn, nó có dạng giống hạt ngọc trai và rất dễ tan thành hạt nhỏ li ti và bay hơi. Có 3 dạng Hg tồn tại dưới dạng nguyên tố hay kết hợp với chất khác: Hg nguyên tố: có trong nhiệt kế, máy đo huyết áp, các thiết bị điện, bóng đèn, pin, sơn. Hg vô cơ: dạng đôi hoặc đơn hóa trị, được sử dụng điều chế thuốc sát trùng, làm thuốc lợi tiểu, tẩy giun. Hg hữu cơ: gồm hợp chất chuỗi alkyl ngắn có nhiều trong môi trường bị ô nhiễm, đáng lưu ý là trong thức ăn hải sản vùng bị ô nhiễm và chuỗi alkyl dài dùng trong nông nghiệp để làm thuốc diệt nấm. Trong Đông y, Hg gọi là chu sa được dùng làm thuốc an thần. Tổn thương não không hồi phục Hg là chất độc có khả năng tích lũy sinh học dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các dạng hóa học của Hg khác nhau về cả đặc điểm sinh học, dược động học và độc tính. Hg vô cơ ít độc hơn so với hợp chất Hg hữu cơ. Hg nguyên tố gây độc cho người sau khi hít vào. Trẻem nuốt phải Hg do vỡ nhiệt kế thường không gây độc vì nó hấp thu rất ít ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trường hợp trẻ bị tắc ruột hay viêm ruột thì lượng Hg được hấp thu qua đường uống có thể cao hơn. Hg nguyên tố hít vào sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp gây tổn thương, qua màng phế nang vào máu đến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương. Nồng độ đỉnh đạt sau vài ngày. Một lượng nhỏ Hg nguyên tố thấm qua hàng rào mạch máu não và qua nhau thai dễ dàng. Thời gian bán hủy kéo dài đến 60 ngày, sau đó được thải qua phân và nước tiểu. Hg nguyên tố cũng có thể chuyển đổi dạng thành Hg hữu cơ gây độc khi ăn phải. Ngộđộc mãn do hít Hg nguyên tố trong thời gian dài. Qua hàng rào máu não, Hg tích tụ lại ở trong não và vỏ não. Tại đây, Hg sẽ oxy hóa thành dạng ion, kết hợp với gốc sulfydryl và protein của tế bào, cản trở các enzyme và chức năng vận chuyển tế bào. Hg vô cơ là chất ăn mòn nên có đặc điểm gây tác dụng phỏng trực tiếp trên niêm mạc. Tỉ lệ hấp thu qua ống tiêu hóa chỉ là 10% lượng nuốt vào, Hg tích lũy ở thận gây tổn thương thận. Mặc dù kém tan trong chất béo nhưng nếu tiếp xúc trong thời gian dài, Hg cũng được tích lũy dần dần trong não, vùng tiểu não và vỏ não gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Liều gây chết người của Hg vô cơ là 1– 4g ở người lớn. Hg hữu cơ hấp thu tốt qua hít, nuốt và cả qua da. Hấp thu ở ống tiêu hóa với tỉ lệ 90%, ít hơn đối với chuỗi dài. Độc tính của Hg hữu cơ thường xảy ra với các chuỗi alkyl ngắn, đặc biệt methyl Hg. Nuốt 10 – 60mg/kg đủ gây tử vong, và nuốt lượng ít trong một thời gian dài, chỉ cần lượng 10µg/ kg đủ tác hại lên hệ thần kinh và khả năng sinh sản của người lớn. Do có khả năng tan trong mỡ nên Hg hữu cơ nhanh chóng vào màu phân bố khắp cơ thể, tích tụ trong não, thận, gan, tóc và da. Tác dụng độc rõ ràng đầu tiên và nguy hiểm nhất là ở não. Hg kết hợp và bất hoạt gây thoái hóa tế bào thần kinh ở vỏ não va tiểu não, dẫn đến triệu chứng liệt, thất điều, điếc, thu hẹp thị trường. Chất này qua nhau dễ dàng và tập trung trong thai gây độc tính nặng cho bào thai. Thời gian bán hủy của Hg ở người lớn là 40 – 50 ngày, đào thải chủ yếu qua phân (90%) và nước tiểu. Như vậy trên cơ thể người, Hg không chỉ có độc tính cao mà còn tồn tại dai dẳng gây tác hại kéo dài. Được giải thích nhờ vào các đặc tính sinh học của Hg là (1) khả năng kết hợp chặt chẽ, loại thải chậm và không hoàn toàn. (2) có tính tập trung, tích lũy cao và (3) khuyếch đại tác dụng sinh học khi vào cơ thể người. Riêng đối với trẻ em, đặc biệt thai nhi và trẻem nhỏ rất nhạy cảm với tác dụng độc của Hg. Khi so sánh với người lớn thì thấy mức độ nhạy cảm này nhiều hơn 10 – 15 lần, do vậy mà ngộđộc Hg ởtrẻem thường để lại hậu quả tổn thương não nặng hơn và không hồi phục.