Dù hiện đang giữ ngôi đầu trên thị trường sản phẩm bộ vi xử lý về khả năng xử lý nhưng Intel không hề ngủ quên trong chiến thắng. Tháng 7 vừa rồi, Intel đã cho ra mắt thị trường 2 dòng sản ph
Dù hiện đang giữ ngôi đầu trên thị trường sản phẩm bộ vi xử lý về khả năng xử lý nhưng Intel không hề ngủ quên trong chiến thắng. Tháng 7 vừa rồi, Intel đã cho ra mắt thị trường 2 dòng sản phẩm vi xử lý mới: Core™ 2 Duo E6x50 Series và Core™ 2 Quad Q6xxx Series . Đi kèm với sự ra đời này là một đợt giảm giá khá mạnh của Intel đưa mức giá của các dòng vi xử lý sử dụng kiến trúc Core™ đến gần với người dùng hơn. 2 dòng sản phẩm mới của Intel đều mang trong mình những công nghệ của tương lai và khiến cho người dùng phải đau đầu khi lựa chọn giữa tốc độ và số lượng nhân. Trong khi Core™ 2 Quad có đến 4 nhân nhưng vẫn dùng FSB 1066 cũ thì Core™ 2 Duo E6x50 lại sử dụng FSB 1333MHz mới nhất của Intel cho tốc độ hoạt động cao hơn so với người anh em 4 nhân của mình. FSB 1333MHz có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu năng của toàn hệ thống? Một CPU 4 nhân với FSB 1066MHz hay một CPU 2 nhân với FSB 1333MHz sẽ cho hiệu năng cao hơn? Core™ 2 Duo E6x50 với FSB 1333MHz tiên tiến Dòng vi xử lý này bao gồm 3 đại diện với tốc độ thấp nhất là 2.33 GHz và cao nhất là 3GHz. Cũng được sản xuất trên nền công nghệ 65nm như những người anh em Core™ 2 Duo khác, tuy nhiên đây là dòng vi xử lý đầu tiên được Intel trang bị FSB 1333MHz. FSB này được ra đời để giải quyết tình trạng nghẽn cổ chai băng thông giữa CPU và chipset mà Intel luôn phải đối mặt vì CPU Intel không trực tiếp kết nối với các thiết bị khác mà phải thông qua chipset. E6x50 có các thông số kỹ thuật không khác biệt mấy với những người tiền nhiệm thuộc dòng E6x00 với 4MB bộ nhớ đệm L2 và các thông số kỹ thuật khác cũng như các tập lệnh hỗ trợ. Cả 2 dòng CPU này đều có cùng tên mã là Conroe như các CPU Core™ 2 Duo thế hệ trước. Có thể nói ngoài FSB 1333MHz ra thì 2 dòng CPU này hoàn toàn giống nhau, và E6x50 ra đời để đi kèm với các bo mạch chủ dùng chipset thuộc dòng Bearlake vừa được Intel giới thiệu vào quý 2 vừa rồi. Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, khi bạn có 2 CPU chạy cùng tốc độ xung thì CPU nào có FSB cao hơn sẽ cho hiệu năng tốt hơn. Điều này đã được kiểm chứng bởi những Over Clocker. Trong quá trình ép xung, họ luôn tìm những CPU có khả năng tăng giảm hệ số nhân để có thể đạt được một mức xung nhịp ổn định với FSB cao nhất có thể. Điều này sẽ giúp hệ thống đạt được hiệu năng cao nhất. Để sử dụng các CPU thuộc dòng E6x50 này, bạn cần một bo mạch chủ hỗ trợ FSB 1333MHz. Hiện nay, trên thị trường có các chipset Intel P35 và G33 hoặc các chipset của NVIDIA như NF680i và 650i là thực sự hỗ trợ FSB này. Các bo mạch chủ sử dụng chipset 965 và 975 cũng hỗ trợ các CPU này nhưng do không hỗ trợ FSB 1333MHz toàn diện nên sẽ không thể đạt được hiệu năng tối đa. Bạn nên trang bị một trong những chipset hỗ trợ FSB 1333MHz vừa đề cập ở phía trên nếu có ý định tậu một bộ máy sử dụng CPU thuộc dòng E6x50 nhằm khai thác hiệu năng cao nhất từ CPU này. Một điều cần lưu ý với các bạn là các CPU thuộc dòng này tiêu thụ điện năng rất ít. Theo Intel, lượng điện năng tiêu thụ của chúng chỉ khoảng 65W. Do vậy, nhiệt độ của các CPU loại này mát hơn so với các dòng trước, điều này sẽ giúp hệ thống PC luôn mát mẻ và tiết kiệm năng lượng tối đa. Với tản nhiệt mặc định, hệ thống của bạn cũng có thể hoạt động một cách trơn tru và êm ái chứ không ồn ào như những dòng Pentium D trước đây. Core™ 2 Quad Q6x00 – Nhiều nhân thích hợp xử lý đa nhiệm Intel cho ra đời dòng CPU Core™ 2 Quad như một cách để chứng minh cho định luật Moore (Số transistor trên CPU sẽ tăng gấp đôi mỗi 2 năm). Với những hạn chế về mặt kỹ thuật nên Intel cũng như các nhà sản xuất khác không thể cứ tăng con số transistor trên nhân của CPU lên mãi nên giải pháp chính là tăng số nhân trên mỗi CPU lên. Và hiện tại trên thị trường, CPU 4 nhân không còn xa lạ với người dùng. Sắp tới, cả Intel lẫn AMD đều đang hướng đến CPU 8 nhân, có thể năm sau dòng CPU này sẽ xuất hiện trên thị trường. Q6x00 hiện nay chỉ có 2 đại diện với tốc độ cao nhất là 2.66GHz và thấp nhất là 2.4GHz. Dù là CPU 4 nhân cao cấp nhưng mức giá của dòng sản phẩm này khá mềm, không giống với phần lớn CPU cao cấp khác của Intel như dòng QX khi vừa ra mắt thường có giá cao ngất ngưỡng. Đây là dòng sản phẩm của Intel hướng đến các hệ thống máy trạm với chi phí đầu tư không cao hoặc những hệ thống máy game cao cấp với nhu cầu xử lý mạnh và hoạt động đa nhiệm. Dòng CPU này thực chất là 2 nhân của CPU Core™ 2 Duo được đặt cạnh nhau trên một đế 775, nên về mặt công nghệ nó không khác gì so với các CPU thuộc dòng E6x00 ngoại trừ dung lượng bộ nhớ đệm nhiều hơn gấp đôi lên đến 8MB (4MB+4MB). Cũng chính vì vậy, dòng CPU này tiêu thụ một lượng điện năng gần gấp đôi so với các CPU Core™ 2 Duo với công suất lên đến 105W. Và cũng vì lý do này mà dòng sản phẩm này có nhiệt độ hoạt động khá cao so với những người anh em 2 nhân của chúng. Được ra mắt cùng lúc với dòng E6x50 nhưng Q6x00 lại sử dụng FSB 1066MHz chứ không phải 1333MHz, do đó nó có khả năng tương thích với các dòng mainboard đời cũ cao hơn so với E6x50. Q6x00 dễ dàng hoạt động trên các bo mạch chủ sử dụng các chipset cũ như 965 hay 975 mà không hề có một vấn đề gì. Điều này cho phép những người dùng nâng cấp lên CPU 4 nhân một cách dễ dàng mà không phải đổi bo mạch chủ. Có lẽ chính vì lý do này mà Intel đã không trang bị cho dòng CPU này FSB 1333MHz. Sẽ có người tự hỏi liệu người dùng bình thường có sử dụng hết khả năng của các CPU 4 nhân hay không, khi hiện nay CPU 2 nhân đã quá đủ cho nhu cầu của hầu hết người dùng và các phần mềm vẫn còn chưa hoàn toàn tận dụng được hết sức mạnh của các CPU đa nhân. Vâng, nếu bạn chỉ là người dùng bình thường chỉ lướt web chơi game hay học tập thì 4 nhân thực sự quá nhiều đối với bạn. Tuy nhiên, những hệ thống máy trạm, những nhà thiết kế, xử lý đồ họa/video hay những hệ thống máy dùng để nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm thì CPU 2 nhân là chưa đủ đối với họ. Và vì vậy, họ cần CPU 4 nhân hay thậm chí là nhiều hơn. Nói như vậy không có nghĩa là những người dùng bình thường không được hưởng lợi từ các CPU đa nhân. Những ứng dụng mà rất nhiều người dùng như 3D Studio Max hay Autocad, hay thậm chí là Photoshop cũng đang dần được viết lại để hỗ trợ các CPU đa nhân. Không chỉ có vậy, một CPU đa nhân cho phép bạn phân bổ, tải đều trên các nhân và dễ dàng nhận thấy sự mượt mà hơn khi sử dụng các ứng dụng nặng. Chọn xung nhịp cao hay chọn nhiều nhân? Như đã nói ở trên, CPU đa nhân mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, nhiều ứng dụng đã được tối ưu cho các CPU 2 nhân, khi sử dụng trên các hệ thống PC 2 nhân có thể rút ngắn thời gian làm việc xuống đến một nửa so với hệ thống PC đơn nhân. Tuy nhiên không phải ứng dụng nào cũng tận dụng được hết số nhân của CPU. Do đó, đôi khi các CPU với xung nhịp cao hơn sẽ chiến thắng các CPU có nhiều nhân hơn. Các kết quả thử nghiệm sẽ cho chúng ta biết ở thời điểm này, CPU nào sẽ cho hiệu năng cao hơn. Thử nghiệm thực tế, tôi dùng CPU Q6600, E6750 và Xeon 3060. Trong 3 CPU này, các bạn sẽ thắc mắc tại sao lại là Xeon, thực chất Xeon 3060 có thông số hoàn toàn giống với CPU Core™ 2 Duo E6600 (FSB1066MHz). Sử dụng bo mạch chủ ASUS P5K-WS trên nền chipset P35 của Intel cho khả năng tương thích cao nhất với cả 3 CPU. Cả 3 CPU đều được thử nghiệm ở tốc độ mặc định và không ép xung. Cấu hình thử nghiệm: Mainboard ASUS P5K WS RAM Mushkin Redline XP2-8000 VGA BFG GF8800GTS OC 640MB HDD Raptor WD740ADFD Raid 0 PSU SilverStone Zeus 850 Watts Cooling WC Gigabyte 3D Galaxy II Thông số kỹ thuật của 3 CPU: Thông số cơ bản Intel Core™2 Duo E6750 Intel Xeon 3060 Intel Core™2 Quad Q6600 Socket 775 LGA 775 LGA 775 LGA Core Speed 2671 MHz 2405 MHz 2405 MHz FSB 1333 MHz 1066MHz 1066 MHz Multiplier 8 9 9 L2 Cache 4MB 4MB 4MBx2 Code Name Conroe Conroe Kentsfield Đầu tiên là thử nghiệm khả năng xử lý của 3 CPU này đối với các ứng dụng bình thường thông qua chương trình PCWorldBench 6 Beta 2. Bộ phần mềm này bao gồm các phần mềm thông dụng với hầu hết người dùng. Trong thử nghiệm này, E6750 dẫn đầu với 121 điểm, Q6600 chỉ đạt 118 điểm còn Xeon 3060 chỉ ghi được 112 điểm. Qua đó ta có thể thấy được tại thời điểm hiện tại, với các ứng dụng thông thường thì xung nhịp vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên với phép thử 3dsmax 8.0 thì Q6600 cho kết quả cực kỳ ấn tượng với thời gian hoàn tất phép thử nhanh gấp đôi so với 2 CPU còn lại. Nếu bạn hay sử dụng 3dsmax, Q6600 sẽ giúp bạn hoàn tất công việc nhanh gấp đôi đấy. Tiếp đến là thử nghiệm với phần mềm PCMark 2005 bao gồm phần System Test cơ bản và thêm phần CPU Test. Phần CPU Test sử dụng các ứng dụng nén, giải nén và mã hóa các tập tin, hình ảnh và âm thanh để đánh giá sức mạnh CPU. Với PCMark, Q6600 vượt lên với 8393 điểm, E6750 bám sát với 8260 điểm còn Xeon 3060 bị tụt lại khá xa với chỉ 7725 điểm cho phần System Test. Với phần CPU test, một lần nữa ta lại thấy sự vượt trội của xung nhịp khi E6750 dẫn đầu ở phần lớn phép thử kể cả với phép thử đa nhiệm chạy cùng lúc 2 ứng dụng. Tuy nhiên với phép thử sử dụng cùng lúc 4 ứng dụng thì sức mạnh xử lý đa nhiệm của Q6600 có chỗ để thể hiện với kết quả cao gấp đôi so với 2 CPU còn lại. Phép thử đa nhiệm 4 ứng dụng của PCMark 2005 Multithreaded test 2 Intel Core™2 Duo E6750 Intel Xeon 3060 Intel Core™2 Quad Q6600 File Decompression MB/s 89.266 80.563 160.888 File Decryption MB/s 36.697 33.198 66.409 Audio Decompression KB/s 1371.322 1242.741 2472.617 Image Decompression MegaPixel/s 19.257 17.106 34.095 Phần mềm 3DMark chuyên dùng để đánh giá sức mạnh xử lý đồ họa 3D cho kết quả khá trái ngược nhau. Với phiên bản 2005, E6750 lại vượt lên với số điểm chênh lệch so với 2 CPU còn lại là hơn 1300 điểm trong khi Q6600 và Xeon 3060 có điểm số chỉ cách nhau vài chục điểm. Trong khi đó, phiên bản 2006 lại cho kết quả ngược lại, Q6600 có điểm số cao hơn hẳn so với 2 CPU kia. Qua 2 chương trình này, có thể thấy là các ứng dụng đồ họa 3D đã và đang thay đổi để tận dụng sức mạnh của các CPU đa nhân. Tương lai của CPU đa nhân là rất hứa hẹn, nếu bạn là một game thủ hạng nặng, hãy trang bị Core 2 Quad ngay. Với 2 game Doom 3 và F.E.A.R ở độ phân giải 1600x1200 bật 4xAA và 4xAF thì cả 3 CPU đều cho kết quả giống nhau với 90 FPS với Doom 3 và 57 FPS với F.E.A.R. Có lẽ 2 game này chưa tận dụng được hết sức mạnh của CPU. Ngay thời điểm hiện tại, đã có một số game hỗ trợ CPU đa nhân như Supreme Commander hay Lost Planet . trong tương lai đây sẽ là xu hướng. Với 2 phần mềm Everest Ultimate và SiSoftware Sandra Engineer thì sự chênh lệch là rất rõ ràng vì 2 phần mềm này sử dụng những phép đo khả năng tính toán số học nên tận dụng được toàn bộ các nhân của CPU. Q6600 cho kết quả cao hơn rất nhiều so với 2 CPU còn lại; mức chênh lệch là từ 80 – 100% tùy phép thử. Kết quả thử nghiệm với Everest Ultimate: Everest Ultimate Edition Intel Core™2 Duo E6750 Intel Xeon 3060 Intel Core™2 Quad Q6600 CPU Queen 5414 4881 8316 CPU Photo Worxx 23204 22313 27511 CPU ZLib 35392 KB/s 32038 KB/s 62952 KB/s FPU Julia 10200 9195 18150 FPU Mandel 4941 4451 8741 FPU SinJulia 7427 6697 13391 Kết quả thử nghiệm với SiSoftware Sandra Engineer: SiSoftware Sandra Engineer Intel Core™2 Duo E6750 Intel Xeon 3060 Intel Core™2 Quad Q6600 Processor Arithmetic Drhystone ALU 24516 MIPs 22168 MIPS 44508 MIPS Processor Arithmetic Whetstone iSSE3 17107 MFLOPS 15399 MFLOPS 30804 MFLOPS Processor Multi-Media Integer x8 iSSSE3 147274 it/s 132927 it/s 265503 it/s Processor Multi-Media Float x4 iSSE2 79952 it/s 72271 it/s 144284 it/s Multi-Core Efficiency Inter-Core Bandwidth 8514 MB/s 7272 MB/s 12064 MB/s Lời kết Qua các phép thử ta có thể thấy là với phần lớn các ứng dụng hiện nay, CPU 4 nhân chưa thực sự phát huy được sở trường của mình. Tuy nhiên với các ứng dụng chuyên dùng như 3dsmax hoặc các ứng dụng đồ họa 3D khác đã được tối ưu cho các CPU đa nhân thì bạn có thể tăng gần gấp đôi hiệu quả làm việc của mình với CPU Core™ 2 Quad. Chẳng những vậy nó còn thể hiện được ưu thế của mình khi hoạt động đa nhiệm, xử lý nhiều ứng dụng cùng lúc. Với bộ xử lý 4 nhân bạn sẽ có thể vừa chơi game, ghi đĩa, xử lý phim, nén nhạc cùng lúc mà tốc độ xử lý không bị giảm sút. Ở phía còn lại, dòng CPU Core™ 2 Duo vẫn đang làm rất tốt công việc của mình. Chúng đủ sức mạnh xử lý ở tất cả các ứng dụng hiện tại, thậm chí vượt hơn so với Core™ 2 Quad ở đa số phép thử. Dù chỉ có 2 nhân nhưng nó không hề kém cạnh người anh em của mình về khả năng xử lý đa nhiệm. Nó vẫn đủ sức nếu bạn không phải là một kẻ tham lam, luôn muốn làm mọi việc trong khoảng thời gian ngắn nhất. Giá cả cũng là một lý do khiến bạn lựa chọn Core™ 2 Duo thay vì Core™ 2 Quad, mức chênh lệch khoảng 80USD cho phép bạn nghĩ đến một card đồ họa mạnh hơn hoặc trang bị thêm 1GB RAM. Sự lựa chọn là thuộc về bạn, mỗi người có mỗi nhu cầu khác nhau nên hãy xem xét kỹ xem mình có thực sự cần CPU 4 nhân hay là 2 nhân đã đủ. . Intel Core 2 Quad Q6600 CPU Queen 5414 4881 8316 CPU Photo Worxx 23 204 22 313 27 511 CPU ZLib 353 92 KB/s 320 38 KB/s 629 52 KB/s FPU Julia 1 020 0 . số cơ bản Intel Core 2 Duo E6750 Intel Xeon 3060 Intel Core 2 Quad Q6600 Socket 775 LGA 775 LGA 775 LGA Core Speed 26 71 MHz 24 05 MHz 24 05 MHz FSB