- Để học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và công lao của Ngô Quyền, giáo viên yêu cầu một học sinh đọc đoạn đánh giá của nhà sử học Lê Văn Hưu trang 76 sách[r]
(1)Bài 27: NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THÁNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938 A Mục tiêu bài học I Về kiến thức Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai hoàn cảnh nào? Ngô Quyền và nhân dân ta đã chuẩn bị chống giặc tâm và chủ động Những nét chính diễn biến, kết quả, ý nghĩa to lớn trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 Đây là trận thủy chiến đầu tiên lịch sử chống ngoại xâm dân tộc và thắng lợi cuối cùng thuộc nhân dân ta II Về thái độ, tư tưởng, tình cảm Giáo dục cho học sinh lòng tự hào và ý chí quật cường dân tộc Ngô Quyền là anh hùng dân tộc, người có công lao to lớn nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, khẳng định độc lập Tổ Quốc III - Về kĩ Kĩ đọc đồ lịch sử Kĩ xem tranh lịch sử B - Thiết bị, tài liệu dạy học Bản đồ treo tường: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 Một số hình ảnh liên quan bài học: Ngô Quyền; trận chiến trên sông Bạch Đằng… - C Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (45 phút) I Ổn định lớp (1 phút): Nắm sĩ số lớp học II Kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu hỏi: Họ Khúc đã làm gì để củng cố quyền tự chủ? Nêu ý nghĩa việc làm đó Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ Dương Đình Nghệ thắng lợi có ý nghĩa gì? III Giảng bài (39 phút) Dẫn nhập vào bài (1 phút) Trận Bạch Đằng năm 938 là chiến thắng vĩ đại, là bước ngoặt lớn lịch sử dân tộc ta Chiến thắng này còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu nghệ thuật đánh giặc giữ nước Vậy trận chiến này huy, diễn biến nào và có ý nghĩa lịch sử Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bài 27: NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938 Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (34 phút) Thời Hoạt động giáo viên và học sinh Kiến thức gian 10ph Hoạt động 1: Cá nhân, lớp Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và quân xâm lược Nam Hán (2) trả lời câu hỏi: Em biết gì Ngô Quyền? - Học sinh trả lời - Giáo viên chốt ý: Ngô Quyền (898-944), ông quê Đường Lâm-Sơn Tây (nay thuộc Hà Tây), là người có sức khỏe, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi Trong kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất, Ngô Quyền kéo quân từ Đường Lâm theo Dương Đình Nghệ Là tướng giỏi, lại có nhiều công lao, ong Dương Đình nghệ tin yêu và gả gái cho - Giáo viên hỏi: Cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai quân Nam Hán nổ hoàn cảnh nào? - Học sinh trả lời - Giáo viên nhận xét, chốt ý: Sau đánh đuổi quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất, Dương Đình Nghệ tự xưng Tiết độ sứ và tiến hành công xây dựng tự chủ Sự việc tiến hành thì năm 937, viên tướng quyền là Kiều Công Tiễn đã giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ Lúc đó, Ngô Quyền làm Thứ sử Ái Châu (vùng Thanh Hóa) nghe tin Kiều Công Tiễn làm phản, giận kéo quân từ Ái Châu Đại La - Giáo viên hỏi: Ngô Quyền kéo quân Bắc nhằm mục đích gì? - Học sinh suy nghĩ, trả lời - Giáo viên chốt ý: Trị tội tên phản bội Kiều Công Tiễn, bảo vệ tự chủ xây dựng đất nước - Giáo viên giảng tiếp: Kiều Công Tiễn hoảng sợ, vội cho người sang Nam Hán cầu cứu Do đó, vua Nam Hán nhân hội đó, vội cử là Lưu Hoằng Tháo đem thủy binh sang xâm lược nước ta lần thứ hai Bản thân đóng Hải Môn (Quảng Tây) sẵn sàng tiếp ứng cho - Giáo viên hỏi: Em có đánh giá nào hành động Kiều Công Tiễn? - Học sinh suy nghĩ, trả lời - Giáo viên chốt ý: Đây có thể coi là hành động “bán nước cầu vinh, cõng rắn cắn gà nhà” - Giáo viên hỏi: Trước tình hình vậy, Ngô Quyền và nhân dân ta đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán nào? - Học sinh trả lời nào? a) Hoàn cảnh - Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ Ngô Quyền liền kéo quân Bắc trị tội Kiều Công Tiễn - Kiều Công Tiễn hoảng sợ, sai người cầu cứu quân Nam Hán Quân Nam Hán nhân cớ đó sang xâm lược nước ta lần hai b) Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán (3) - Giáo viên chốt ý: Sau tiến quân Đại La, bắt giết Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền đã khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược Ngô Quyền dự đoán quân Nam Hán vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng và lên kế hoạch chống giặc Ngô Quyền hạ lệnh cho hàng vạn quân sĩ lên rừng chặt cây làm cọc, vót nhọn đầu và bịt sắt, đem đóng lòng sông Bạch Đằng nơi hiểm yếu, xây dựng thành trận địa cọc ngầm Hai bên bờ sông, Ngô Quyền còn bố trí quân mai phục 7ph Hoạt động 2: Nhóm, lớp - Giáo viên chia lớp thành nhóm, sau đó yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi: + Nhóm1+2: Vì Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng để làm trận địa chiến? + Nhóm 3+4: Kế hoạch đánh giặc Ngô Quyền chủ động và độc đáo điểm nào? - Học sinh thảo luận, đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung - Giáo viên nhận xét, chốt ý: Ngô Quyền dự đoán quân Nam Hán vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng, vì hai bên bờ sông toàn rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao, thủy triều lên xuống mạnh Khi triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến hàng nghìn mét, sâu chục mét Do đặc điểm vậy, tính toán kĩ có lợi cho việc dùng thủy quân theo mưu kế đóng cọc Kế hoạch Ngô Quyền chủ động giặc chuẩn bị xâm lược, ông và các tướng lĩnh đã dự tính đường tiến quân địch, khẩn trương tổ chức kháng chiến Kế hoạch Ngô Quyền độc đáo chỗ biết lợi dụng địa và chênh lệch thủy triều, xây dựng trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ 17ph Hoạt động 3: Cá nhân, lớp - Giáo viên kết hợp sử dụng lược đồ, tường thuật lại diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938: Vào cuối năm 938, đoàn thuyền chiến quân Nam Hán Lưu Hoằng Tháo huy kéo vào - Dự đoán hướng tiến quân địch - Quyết định tiêu diệt giặc sông Bạch Đằng + Xây dựng trận địa cọc ngầm gần cửa sông Bạch Đằng + Bố trí quân mai phục hai bên bờ Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 a) Diễn biến - Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo (4) vùng biển nước ta Ngô Quyền cho toán thuyền nhẹ đánh, vừa đánh vừa rút dần để nhử địch vào trận địa bày sẵn Quân giặc sức đuổi theo, lúc này lúc thủy triều lên nên quân giặc vượt qua bãi cọc ngầm mà không hay biết Nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại Quân Nam Hán không chống cự phải quay đầu tháo chạy biển Đúng lúc nước triều rút nhanh, bãi cọc ngầm nhô lên Thuyền địch bị đâm thủng, đội hình quân địch trở nên rối loạn Trong đó, thuyền quân ta nhỏ, dễ dàng luồn lách qua hàng cọc, chủ động tiêu diệt kẻ thù Hoằng Tháo bị thiệt mạng đám loạn quân Vua Nam Hán nghe tin đại bại trên sông Bạch Đằng, trai Hoằng Tháo bị chết, hốt hoảng vội hạ lệnh thu quân nước Cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai nhà Nam Hán bị đập tan - Giáo viên hỏi: Vì lại nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là chiến thắng vĩ đại dân tộc ta? - Học sinh suy nghĩ, trả lời - Giáo viên nhận xét, chốt ý: Sau trận này, nhà Nam Hán không dám đem quân sang xâm lược nước ta Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ nghìn năm, mở thời kì mới: Thời kì độc lập lâu dài Tổ quốc - Để học sinh hiểu rõ ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và công lao Ngô Quyền, giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn đánh giá nhà sử học Lê Văn Hưu trang 76 sách giáo khoa - Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích câu nói trên - Lưu ý phân tích các ý sau: “…quân nhóm… mà phá tan trăm vạn quân Lưu Hoằng Tháo” “…mở nước xưng vương…” - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 57: Lăng Ngô Quyền (Hà Nội) sách giáo khoa trang 76, sau đó giới thiệu đôi nét lăng: huy thuỷ quân Nam Hán tiến vào nước ta - Nước triều lên: quân ta dùng thuyền nhẹ nhử giặc vượt qua bãi cọc ngầm - Nước triều rút: Ngô Quyền hạ lệnh dôc toàn lực đánh quật trở lại - Quân Nam Hán rút chạy, Hoằng Tháo tử trận b) Kết quả, ý nghĩa - Kết quả: Trận Bạch Đằng kết thúc hoàn toàn thắng lợi - Ý nghĩa: + Chấm dứt thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ nghìn năm + Mở thời kì mới: Thời kì độc lập lâu dài Tổ quốc (5) Lăng xây dựng quê ông, là Đường Lâm-Sơn Tây-Hà Nội, xây chính xác vào năm nào thì chưa rõ, biết tu sửa lớn vào năm 1858 Lăng xây theo kiểu mái ngói, có tường bao, đặt cỗ ngai rồng và bia đá khắc chữ “Tiền Ngô Vương lăng”, khắc năm 1821 Củng cố kiến thức, dặn dò học sinh (4 phút) a) Củng cố - Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi: Quân Nam Hán xâm lược nước ta hoàn cảnh nào? Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán nào? Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng và công lao Ngô Quyền lịch sử nước ta b) Dặn dò - Học bài cũ, chuẩn bị bài 28 IV Rút kinh nghiệm - Thời gian dành cho toàn bài và hoạt động: - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: (6)