Nguy cơ sạt lở đất tại các bờ kè sông, rạch,vấn đề quản lý chất thải rắn đô thị; ô nhiễm môi trường docác cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp…... Chất lượng nước mặt Qua kế
Trang 1CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 7
1.1 SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN 7
1.2 CÕ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN 8
1.3 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 9
1.4 PHÝÕNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
1.5 GIỚI HẠN VÀ ÐỐI TÝỢNG NGHIÊN CỨU 10
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN BẾN LỨC 12
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN HUYỆN BẾN LỨC 12
2.1.1 Vị trí địa lý 12
2.1.2 Đặc điểm địa hình 13
2.1 Đặc điểm khí hậu – khí tượng 15
2.1.5 Chế độ thuỷ văn và dòng chảy mặt 17
2.2 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN 18 2.2.1 Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất 18
2.2.2 Hiện trạng tài nguyên rừng 21
2.2.3 Tài nguyên nước 22
2.2.4 Tài nguyên khoáng sản và tình hình khai thác sử dụng 22
2.2.5 Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học 23
2.2.6 Tài nguyên nhân văn 24
2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 24 2.3.1 Hiện trạng môi trường nước 24
2.3.2 Hiện trạng môi trường không khí 31
2.3.3 Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị 36
2.3.4 Hiện trạng quản lý và xử lý nước thải công nghiệp và nguy hại 38
2.4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP 43 2.4.2 Hiện trạng môi trường khí thải ở một số cơ sở sản xuất 46
2.4.3 Hiện trạng môi trường chất thải rắn ở một số cơ sở sản xuất 46
2.5 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP 49 2.5.1 Tình hình thực hiện hồ sơ môi trường của các cơ sở sản xuất 49
2.5.2 Tình hình thực hiện công tác thanh kiểm tra sau ĐTM 50
Trang 22.5.4 Tình hình thực hiện Quyết định 64 của chính phủ tại các cơ sở công nghiệp
52
2.6 NĂNG LỰC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở HUYỆN BẾN LỨC 53 2.6.1 Nhân sự đang làm công tác quản lý môi trường của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bến Lức và các xã 53
2.6.2 Các trang thiết bị hiện có phục vụ cho công tác quản lý 54
2.6.3 Kỹ năng quan trắc và lấy mẫu của các cán bộ quản lý 54
2.7 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT VÀ VIỆC ĐẦU TƯ CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI 55 2.7.1 Tình hình xử lý nước thải 55
2.7.2 Khí thải 56
2.8 PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH MÔI TRÝỜNG ……… 58
2.9 NHẬN ĐỊNH NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI……….70
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG VÀ QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN BẾN LỨC ĐẾN 2020 73 3.1 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN 73 3.1.1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế – xã hội huyện Bến Lức 2001 – 2010 73
3.1.2 Hiện trạng phát triển công nghiệp và xây dựng 74
3.1.4 Tình hình phát triển thương mại - dịch vụ 77
3.1.5 Tình hình phát triển mạng lưới đô thị 77
3.1.6 Tình hình phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội 78
3.2 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN BẾN LỨC ĐẾN 2020 79 3.2.1 Mục tiêu 79
3.2.2 Nhiệm vụ 80
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN BẾN LỨC ĐẾN 2020 82 4.1 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN VÀ GIA TĂNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN BẾN LỨC 82 4.1.1 Áp lực gia tăng dân số và các khía cạnh dân sinh 82
Trang 34.1.2 Áp lực của quá trình Đô thị hoá 82
4.1.3 Áp lực của quá trình Công nghiệp hoá 83
4.1.4 Áp lực của quá trình phát triển Nông – Lâm – Ngư nghiệp 83
4.1.5 Áp lực từ khai thác sử dụng tài nguyên môi trường 83
4.2 DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN HUYỆN BẾN LỨC 85 4.2.1 Diễn biến tài nguyên đất 85
4.2.2 Diễn biến tài nguyên nước 86
4.2.3 Diễn biến tài nguyên rừng 87
4.2.4 Diễn biến tài nguyên khoáng sản 87
4.3.2 Diễn biến môi trường công nghiệp 87
4.3.3 Dự báo diễn biến môi trường sinh thái nông thôn 94
4.5 ĐÁNH GIÁ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN BẾN LỨC ĐẾN 2010 95 4.5.1 Tác động môi trường do phát triển nông nghiệp 95
4.5.2 Tác động môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp 96
4.5.3 Tác động môi trường do hoạt động phát triển hạ tầng kỹ thuật 97
4.5.4 Tác động môi trường do phát triển các khu đô thị và cụm dân cư tập trung 98
4.5.5 Tác động môi trường do các dự án xử lý chất thải trên địa bàn huyện 99
4.5.6 Đánh giá tác động môi trường tích hợp do hoạt động phát triển kinh tế – xã hội tại chỗ và khu vực lân cận ảnh hưởng đến huyện 100
4.6 XÁC ĐỊNH NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA HUYỆN TỪ NAY ĐẾN 2020 103 4.6.1 Về tài nguyên và môi trường nước 103
4.6.2 Về tài nguyên rừng 103
4.6.3 Về tài nguyên khoáng sản 103
4.6.4 Về tài nguyên thủy sinh 104
4.6.5 Do quá trình đô thị hóa 104
4.6.6 Do quá trình phát triển công nghiệp 104
4.6.7 Do quá trình phát triển dịch vụ và du lịch 105
4.6.8 Do trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 105
4.6.9 Tổng hợp những vấn đề môi trường ưu tiên then chốt 106
Trang 4CHƯƠNG 5 : ĐỀ XUẤT CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VỆ MÔI TRƯỜNG; KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN HUYỆN BẾN LỨC ĐẾN NĂM 2020 107
5.1 QUAN ÐIỂM BẢO VỆ MÔI TRÝỜNG CỦA HUYỆN BẾN LỨC107
5.2.1 Mục tiêu chung 1085.2.2 Mục tiêu cụ thể 108
6.4 GIẢI PHÁP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: 139
6.5 GIẢI PHÁP VỀ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO, NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG 140
6.6 GIẢI PHÁP VỀ HỢP TÁC TRONG NƯỚC VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ 141 CHƯƠNG 7: LẬP BẢN ĐỒ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG 142
Trang 5- CNH - HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
- ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
- QHMT : Quy hoạch môi trường
- QLMT : Quản lý môi trường
- Sở TN&MT : Sở Tài nguyên và Môi trường
- SX - KD : Sản xuất, kinh doanh
Trang 6- TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
- THCN : Trung học chuyên nghiệp
- TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
- TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
- TTYT : Trung tâm y tế
- UBND : Ủy ban nhân dân
- VSMT : Vệ sinh môi trường
- WHO : Tổ chức Y tế thế giới
- XNK : Xuất nhập khẩu
Trang 7CHÝÕNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
1.1 SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN
Bến Lức là cửa ngõ phía Tây của Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền TâyNam Bộ và ngược lại, có hệ thống giao thông thuận tiện: Quốc lộ 1A nối thị trấn BếnLức với Thành phố Tân An đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và với Thành phố
Hồ Chí Minh, từ đây nối với các tỉnh miền Đông Nam Bộ Tuyến đường cao tốcThành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, tuyến đường Quốc lộ N2 đi qua địa bànhuyện góp phần tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - anninh trên địa bàn huyện Các tuyến tỉnh lộ 830, 832, 835 nối với Quốc lộ 1A và cáctuyến Hương lộ tạo thành mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh và rất thuậntiện trong việc giao lưu với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác trong vàngoài tỉnh Ngoài các tuyến đường bộ, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, hệ thốnggiao thông thủy cũng rất phát triển Sông Vàm Cỏ Đông đổ ra Biển Đông, có cảngquốc tế BourBon Bến Lức được đưa vào khai thác từ năm 2005 với ngành nghề chính
là chế biến, đóng gói và kinh doanh khai thác cảng, dịch vụ cảng (Cảng vụ), bốc xếphàng hóa xuất nhập khẩu và dịch vụ kho bãi, nhà xưởng tại cảng Đây là là một lợi thế
mà ít địa phương nào có được
Huyện Bến Lức được chia ra thành 2 vùng: Vùng phía Nam của huyện với hệthống giao thông thủy, bộ thuận tiện, có tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp,thương mại - dịch vụ; dân cư tập trung đông đúc, có nhiều khu đô thị và khu - cụmcông nghiệp nên có thể xem đây là địa bàn “động lực” phát triển của huyện Vùngphía Bắc chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng chủ lực là mía, chanh,thơm… và gần đây, với sự phát triển chung của tỉnh, nhiều khu - cụm công nghiệpmới được hình thành theo trục tỉnh lộ 830 đã mở ra cơ hội mới cho các nhà đầu tưtrong và ngoài nước đến hợp tác, đầu tư
Trên cơ sở phân vùng và định hướng sắp tới, Bến Lức sẽ tiếp tục phát triểntoàn diện trên các lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ và nông nghiệp Trong
đó, tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ sẽ ngày càng lớn trong tổngGDP của địa phương
Hiện nay, Bến Lức đã thu hút tiếp nhận được hơn 16 dự án khu, cụm côngnghiệp, đã tiến hành bồi thường và san lấp mặt bằng 1.022 ha; trong đó có 6/9 khucông nghiệp đã triển khai và đi vào động với hơn 833 ha Toàn huyện hiện có 25 dự
án Khu dân cư đô thị với diện tích 1.245 ha, trong đó đã triển khai được 11 dự án vớidiện tích 496,7 ha Thị trấn Bến Lức được công nhận là Đô thị loại IV
Trong thu hút đầu tư, đến nay, trên địa bàn huyện có 1.069 doanh nghiệp đầu
tư trong nước với tổng số vốn đăng ký hơn 6.000 tỷ đồng; 62 doanh nghiệp đầu tưnước ngoài với tổng số vốn gần 900 triệu USD
Trang 8Cùng với việc hình thành các khu công công nghiệp, cơ sở công nghiệp, xu thế
đô thị hóa cũng diễn ra rất nhanh nhưng cơ sở hạ tầng như cấp nước, thoát nước chưađược đầu tư nâng cấp đồng bộ đã gây ngập úng, ảnh hưởng đến môi trường và mỹquan đô thị
Mỹ quan đô thị chưa được quan tâm đầu tư, mật độ cây xanh quá ít, chưa cócông viên, sân chơi dành cho trẻ em, sân tập thể dục … chưa được xây dựng
Với hiện trạng cũng như những vấn đề môi trường đã và sẽ xảy ra ở huyện BếnLức, cần thiết phải nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Bến Lứcnăm 2020, nhằm đề ra các giải pháp, chương trình hành động cụ thể đáp ứng được yêucầu bảo vệ môi trường nhưng không cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội
6 Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 8 năm
2000 về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trườngnông thôn đến năm 2020
7 Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 08 năm 2004 của Thủ tướng Chínhphủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)
8 Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt kế hoạch Quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm
2010 với mục tiêu hoàn thành việc điều tra, thống kê và hiện trạng hệ thống xử lý chất
Trang 9thải tại các khu đô thị, khu cụm công nghiệp và các doanh nghiệp đang hoạt động trênđịa bàn các tỉnh.
9 Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Bến Lức đến 2020
10 Quyết định 02/2007/QĐ-UBND quyết định của Ủy ban nhân dân về việc ban hànhChương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnhLong An lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2005-2010)
11 Một số văn bản của UBND huyện Bến Lức và tỉnh Long An trong công tác quản
lý và bảo vệ môi trường
1.3 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3.1 Mục tiêu.
1 Mục tiêu tổng quát
Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Bến Lức gắn kết với kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương trên cơ sở khoa học và thực tế nhằm phát triển bềnvững huyện Bến Lức
2 Mục tiêu cụ thể
Làm sáng tỏ mối quan hệ của các dạng hoạt động kinh tế chủ yếu trong quá trìnhphát triển, các mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường của huyệnBến Lức
Phản ánh và dự báo xu thế biến đổi môi trường tự nhiên liên quan đến sự phát triểncủa huyện Bến Lức trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá.Những thuận lợi và khó khăn khi Bến Lức thực hiện chủ trương mở rộng và tiếpnhận các doanh nghiệp di dời từ thành phố Hồ Chí Minh
Xây dựng và đề xuất các kế hoạch hành động ưu tiên về Bảo vệ môi trường
Đề xuất các giải pháp tổng hợp về bảo vệ môi trường của địa phương
1.3.2 Nội dung nghiên cứu
1 Khảo sát thu thập số liệu về hiện trạng môi trường, điều kiện tự nhiên huyệnBến Lức, đánh giá nhận xét
2 Hiện trạng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội huyện Bến Lức năm 2020
3 Đánh giá dự báo tác động môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế củahuyện
Trang 104 Phân vùng phục vụ quy hoạch môi trường huyện Bến Lức
5 Xây dựng và đề xuất các kế hoạch, mục tiêu và chương trình hành động ưu tiên
về bảo vệ môi trường
6 Đề xuất các giải pháp tổng hợp về bảo vệ môi trường
1.4 PHÝÕNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Báo cáo được sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
1 Phương pháp điều tra khảo sát thu thập xử lý dữ liệu
Các dữ liệu cần thiết về điều kiện môi trường, và các bản đồ số hóa sẽ được xác lậpnhằm xác định các khía cạnh môi trường quan trọng hiện nay của huyện Bến Lức vàphục vụ cho các nội dung nghiên cứu tiếp theo
2 Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo được sử dụng để dự báo xu hướng phát triển các ngành nghề, dựbáo tải lượng các nguồn ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn), dự báo xu hướngbiến đổi môi trường phục vụ cho việc lập các quy hoạch môi trường chuyên ngành(nội dung 5)
3 Chọn lựa các vấn đề ưu tiên
Phương pháp sàng lọc được sử dụng để chọn lựa các vấn đề môi trường ưu tiên
4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường
Sử dụng các kỹ thuật đánh giá tác động môi trường như: lập bảng kiểm tra, phỏngđoán, chồng chập bản đồ để đánh giá tác động môi trường cho các hoạt động pháttriển kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện quy hoạch chung
5 Phương pháp tham gia cộng đồng và ý kiến chuyên gia
Tổ chức hội thảo, tham khảo ý kiến chuyên gia, cán bộ địa phương để xây dựng kếhoạch môi trường ưu tiên và đưa ra các giải pháp tổng hợp bảo vệ môi trường phù hợpvới điều kiện địa phương
1.5 GIỚI HẠN VÀ ÐỐI TÝỢNG NGHIÊN CỨU
1.5.1 Giới hạn nghiên cứu
Từ mục tiêu cần đạt và đặc thù của việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường, cũng như đặcthù của lãnh thổ nghiên cứu Việc chọn không gian và thời gian nghiên cứu sao cho
Trang 11đảm bảo tính hệ thống, toàn diện và không bỏ sót các vấn đề là rất cần thiết Theo đógiới hạn của đề tài được chúng tôi xác định như sau:
Về không gian:Toàn bộ vùng lãnh thổ của huyện Bến Lức có diện tích 285,97 km2,dân số (năm 1997) 123.845 người, chiếm 6,59% về diện tích và 9,55% về dân số sotoàn tỉnh, mật độ dân số là 433 người/km2, lớn gấp 1,93 lần so với mật độ toàn tỉnh.Phía Bắc giáp huyện Đức Hoà, huyện Đức Huệ; phía Đông giáp huyện Bình Chánh,Thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam giáp huyện Cần Giuộc, huyện Cần Đước, huyệnTân Trụ; phía Tây giáp Thủ Thừa
Về thời gian: Tiếp cận và lập Quy hoạch môi trường đến năm 2020, thời gian này phù
hợp và trùng khớp với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như các địnhhướng quy hoạch cơ sở hạ tầng, sử dụng đất, phát triển không gian đô thị của huyệnBến Lức
I.6.2 Đối tượng nghiên cứu
Do đặc thù của nghiên cứu lập kế hoạch nên các đối tương cần tiếp cận rất đa dạng vàthường có biến động thay đổi theo không gian và thời gian Chủ yếu đề tài tiếp cậncác đối tượng sau:
+ Môi trường: Bao gồm môi trường đô thị, môi trường nông thôn, nông
nghiệp, môi trường công nghiệp, môi trường sinh thái…
+ Tài nguyên: Bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên không
khí, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản…
+ Nhân văn: bao gồm con người, phong tục tập quán, thói quen, lịch sử, văn
hoá xã hội…
+ Kinh tế - thương mại: bao gồm kinh tế, thương mại du lịch …
+ Thiên tai: hạn hán, lũ lụt, mưa bão ….
+ Các vấn nạn đang mắc phải: Nước sạch và vệ sinh môi trường đô thị, nông
thôn, ô nhiễm môi trường trước trong và sau lũ Nguy cơ sạt lở đất tại các
bờ kè sông, rạch,vấn đề quản lý chất thải rắn đô thị; ô nhiễm môi trường docác cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp…
Trang 12CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN BẾN LỨC
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN HUYỆN BẾN LỨC
2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Bến Lức có diện tích 285,97 km2, nằm ở phía Đông của tỉnh Long An,
có tọa độ địa lý từ 10035’48’’đến 10047’48’’ độ vĩ Bắc và từ 106019’43’’ đến
106033’55’’độ kinh Đông Có ranh giới với:
Phía Bắc giáp huyện Đức Hòa, huyện Đức Huệ
Phía Đông giáp huyện Bình Chánh
Phía Nam giáp huyện Cần Giuộc, huyện Cần Đước, huyện Tân Trụ
Phía Tây giáp huyện Thủ Thừa
Toàn huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn, quốc lộ 1A là trục giaothông chính của quốc gia nối liền kinh tế trọng điểm phía Nam với Đồng bằng sôngCửu Long qua địa bàn huyện Bến Lức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao lưuvăn hóa
Huyện Bến Lức có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, anninh vì :
Là cửa ngõ phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền TâyNam Bộ và ngược lại
1 Giao thông thuận tiện: Quốc lộ 1A nối thị trấn Bến Lức với thị xã Tân An, đicác tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và với thành phố Hồ Chí Minh, từ đây nối vớicác tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh trong cả nước Tuyến đường cao tốc thànhphố Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ, tuyến đường N2 (đường Hồ Chí Minh) sẽxây dựng đi qua địa bàn huyện Bến Lức càng góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế
xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn huyện
2 Các tuyến tỉnh lộ 830, 832, 833 nối với hệ thống quốc lộ, các tuyến huyện lộ,hương lộ nối với các tỉnh lộ và quốc lộ đã tạo thành mạng lưới giao thông đường bộkhá hoàn chỉnh trong huyện và rất thuận tiện trong việc giao lưu với thành phố Hồ ChíMinh và các huyện khác trong tỉnh
Trang 133 Ngoài các tuyến đường bộ, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, hệ thống giaothông thuỷ cũng rất phát triển Sông Vàm Cỏ Đông đổ ra biển Đông tại cửa Soài Rạp,tương lai sẽ là cảng biển lớn tiếp nhận hàng hoá để đi tới các nước và các tỉnh KênhĐôi nối giữa Sông Vàm Cỏ Đông với sông Sài Gòn, Kênh Thủ Đoàn nối sông Vàm
Cỏ Đông với sông Vàm Cỏ Tây tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ hoàn chỉnh cótác dụng vận chuyển hàng hoá từ Bến Lức đi các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận
và tiếp nhận hàng hoá từ các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận về Bến Lức
4 Gần các trung trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn, thị trấn Bến Lức chỉcách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 35km, cách trung tâm thị xã Tân An 15 km
2.1.2 Đặc điểm địa hình
Bến Lức là vùng có địa hình bằng phẳng, nếu xét theo tiểu địa hình thì địa hìnhhuyện Bến Lức cao ở các xã phía Nam và thấp ở các xã phía Bắc, địa hình thấp dần từNam sang Bắc và được chia làm 2 vùng địa hình khác nhau, lấy sông Bến Lức, kênhNước Mục – kênh Ngang – kênh Bà Vụ – kênh số 11 – kênh số 10 và kênh Thủ Đoàn(Thủ Thừa) làm ranh giới
Các xã phía Nam sông Bến Lức và kênh Thủ Thừa (gọi là vùng phía Namhuyện) gồm thị trấn Bến Lức và các xã An Thạnh, Thanh Phú, Tân Bửu, Mỹ Yên,Phước Lợi, Long Hiệp, Nhựt Chánh, Thạnh Đức có độ cao trung bình từ 0,75 – 1,5m
Trang 14so với mực nước biển; trong đó diện tích có độ cao trên 0,5 – 1m chiếm tới 87,5%diện tích toàn vùng Đây là vùng sản xuất lúa chủ yếu của huyện Bến Lức.
Đất đai khu vực phía nam của huyện bằng phẳng và tương đối cao thuận tiệntrong xây dựng đô thị, các khu công nghiệp vàsản xuất nông nghiệp
Các xã phía Bắc sông Bến Lức và kênh Thủ Thừa (gọi là vùng phía Bắc huyện)gồm các xã Thạnh Lợi, Thạnh Hoà, Bình Đức, Lương Bình, Lương Hoà, Tân Hoà có
độ cao trung bình 0,4 – 0,76m ; trong đó có độ cao từ 0,4 – 0,5m chiếm khoảng 49%;
độ cao từ 0,5 – 0,76m chiếm 49% và độ cao thấp hơn 0,4m chiếm khoảng 2% so vớimực nước biển
2.1.3 Mạng lưới sông ngòi
1 Sông Vàm Cỏ Đông
Sông Vàm Cỏ Đông là sông lớn chảy qua địa bàn huyện Bến Lức Sông bắtnguồn từ vùng núi thấp của Campuchia và một phần phía Bắc của tỉnh Tây Ninh chảyqua tỉnh Long An và vào huyện Bến Lức Tại Tân Trụ nhập lại với sông Vàm Cỏ Tâythành sông Vàm Cỏ lớn đổ ra sông Soài Rạp Chiều dài sông là 168km, đoạn qua tỉnhLong An là 128km và đoạn qua huyện Bến Lức dài 24km, độ dốc mặt nước và đáysông nhỏ, độ rộng sông lớn dần, tại Bến Lức độ rộng trung bình 135m, sâu bình quân15m
Theo tài liệu của trạm Gò Dầu Hạ, sông Vàm Cỏ Đông có các đặc trưng sau:
Mực nước max: + 1,48 (tháng 10/1978)
Mực nước min: - 1,96 (tháng 8/1964)
Lưu lượng mùa kiệt: Qkiệt : 57,3 m3/s (năm 1979)
Lưu lượng trung bình: QTB : 107,4 m3/s (năm 1976)
Lưu lượng mùa lũ: Qlũ : 467 m3/s (năm 1975)
Sau khi xây dựng hồ chứa Dầu Tiếng thì diễn biến dòng chảy của sông Vàm
Cỏ Đông có những thay đổi đặc trưng như sau:
Trong mùa kiệt hàng năm vào các tháng 12, 1, 2, 3, 4, 5 lưu lượng xả từ hồ DầuTiếng xuống sông Vàm Cỏ Đông bình quân là 5 – 13 m3/s dẫn đến các hiện tượng:
- Từ Bến Lức ngược lên thượng nguồn độ mặn mùa kiệt giảm, tại Bến Lứctrước khi có hồ lượng muối > 4 g/l, sau khi có hồ lượng muối < 4 g/l
- Từ Bến Lức đến cửa Soài Rạp do độ mặn quá cao nên ít có tác dụng
Trang 15 Trong mùa lũ do tích nước hồ nên độ mặn vùng duyên hải tăng lên.
Nước sông Vàm Cỏ Đông chua, độ pH các tháng 5, 6, 7 < 5
2.1.4 Đặc điểm khí hậu – khí tượng
Huyện Bến Lức chịu tác động của hai vùng khí hậu có các yếu tố đặc trungkhác nhau: miền Đông nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, được chia thành haimùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
1 Nhiệt độ
Nhiệt độ bình quân năm 27,7oC
Nhiệt độ bình quân cao nhất 38oC
Nhiệt độ bình quân thấp nhất tuyệt đối 14oC
Tháng có số giờ nắng cao nhất: tháng 3 với 305 giờ nắng
Tháng có số giờ nắng thấp nhất: tháng 9 với 176 giờ nắng
Trang 164 Gió
Hướng gió thịnh hành trong năm theo các hướng Tây, Tây Nam, Nam Hướnggió thay đổi theo mùa:
Từ tháng 1 đến tháng 4 hướng gió Đông và Đông Nam
Từ tháng 5 đến tháng 10 hướng gió Tây và Tây Nam
5 Mưa
Lượng mưa bình quân năm là 1.886,2 mm, lượng mưa giảm dần về phía Tây(Tân An 1.532 mm) và phía Nam (Gò Công 1.209 mm) Số ngày mưa cả năm là 199ngày và chia theo mùa
Từ tháng 12 đến tháng 3 là mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm từ 10 – 15% tổnglượng mưa cả năm (khoảng 150 – 200 mm)
Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, lượng mưa chiếm tới 85 – 90% lượngmưa cả năm (khoảng 1.450 – 1600 mm)
Tháng 4 và tháng 11 là 2 tháng chuyển tiếp
Tháng 7 và tháng 8 tuy là các tháng trong mùa mưa, nhưng có xuất hiện thờigian không mưa, kéo dài từ 7 đến 15 ngày, có khi dài hơn, gây hạn cho cây trồng,nhân dân gọi là hạn Bà Chằng
Các tháng 8, 9, 10 là các tháng mưa lớn chiếm tới 49% tổng lượng mưa cả nămlại trùng vào mùa lũ nên vấn đề tiêu thoát nước rất quan trọng để đảm bảo sản xuất
Trang 17Lượng bốc hơi tháng nhỏ nhất vào tháng 10: 65 mm/tháng
2.1.5 Chế độ thuỷ văn và dòng chảy mặt
1 Mực nước và thuỷ triều
Chế độ mực nước khu vực chủ yếu chịu ảnh hưởng thuỷ triều Biển Đông theochế độ bán nhật triều, biên độ dao động > 2m và < 2m vào mùa lũ và giữ nguyên chế
độ dòng chảy thuỷ triều theo hướng chảy ngược thượng nguồn theo chu kỳ triều
Chế độ mực nước toàn năm trên sông Vàm Cỏ Đông có cao hơn chút ít do nhậnnước của các công trình thuỷ lợi thượng nguồn, khả năng truyền triều, mặn nhanhkhoảng 0,09g/l-km
Do bình quân đỉnh triều biến đổi từ 0,66 – 0,95m nên khả năng tưới tự chảy bịhạn chế, chỉ có các vùng ven sông; trong mùa mưa chân triều thấp nên việc tiêu nước
dễ dàng Đến tháng 9, tháng 10 có nước lũ về, đỉnh triều cao nên cần có đê để bảo vệ
Đê cao từ +1,9 đến +2,2m
2 Lưu Lượng
Sau khi có hồ Dầu Tiếng lưu lượng nước mùa kiệt của sông Vàm Cỏ Đôngđược bổ sung 1,8 lần cải thiện được chất lượng nước và chế độ mặn cho khu vực ĐứcHoà, Đức Huệ và Bến Lức
3 Chế độ mặn
Hàng năm, vào mùa khô, nước mặn xâm nhập vào nội đồng theo trục sôngchính là sông Vàm Cỏ Đông và sông Rạch Cát Bình thường nước mặn lên tới XuânKhánh
Mặn trên sông Vàm Cỏ Đông tại Bến Lức xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 7 vàngọt trở lại vào tháng 7
Như vậy từ tháng 9 đến tháng 12 có thể lấy nước sông tưới cho đồng ruộng.Tháng 1 có thể lấy nước từ sông Vàm Cỏ Đông qua cống Rạch Chanh; tháng 8, 9 sôngVàm Cỏ Đông bị chua có thể lấy nước từ sông Rạch Cát qua cống Trị Yên
4 Chế độ chua
Nước sông Vàm Cỏ Đông bị chua, pH < 5 vào các tháng 5, 6, 7, 8
Nguyên nhân chua trên sông Vàm Cỏ Đông do sông chảy qua vùng đất phèn,khi mưa phèn đươc rửa và đổ ra sông gây chua
5 Tình hình lũ
Trang 18Huyện Bến Lức ít bị ảnh hưởng của lũ, những năm lũ lớn, bão và triều cườnggây ra ngập lụt ở các xã có độ cao thấp ven sông Để giải quyết vấn đề này cần xâydựng hệ thống đê bao và cống dưới đê.
6 Vấn đề tưới tiêu
Về tưới: Nguồn nước tưới cung cấp cho huyện Bến Lức là sông Vàm Cỏ Đôngđược bổ sung từ nước xả hồ Dầu Tiếng qua kênh Tây Việc chuyển nước ngọt từ sôngVàm Cỏ Đông vào kênh rạch nhờ hệ thống cống điều tiết, cống qua đê và nước đượctrữ tại đó để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt
Về tiêu: Ngập úng trong khu vực do mưa lụt và triều cường do đó cần phải xâydựng hệ thống đê bao, cống tiêu qua đê và lợi dụng chênh lệch triều để tiêu theohướng tự chảy qua các cống điều tiết dưới đê là chính
2.2 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN
2.2.1 Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất
1 Đặc điểm các loại đất chính huyện Bến Lức
Theo tài liệu của Sở Khoa Học và Công nghệ tỉnh Long An thì trên địa bànhuyện Bến Lức có 2 nhóm đất chính, gồm 11 loại
a Nhóm đất phù sa
Nhóm đất phù sa có diện tích 7.293ha, chiếm 25,20% diện tích toàn huyện,phân bố ở các xã phía Nam của huyện Đây là loại đất có thành phần cơ giới từ thịtnặng đến sét, phù hợp với sản xuất nông nghiệp như lúa, rau màu và cây thực phẩm,nhóm đất này gồm 2 loại:
Đất phù sa phát triển, bão hoà nước ngầm có diện tích 5.713ha, chiếm 75,33%diện tích nhóm đất phù sa, đại bộ phận phân bố tại các xã phía Nam huyện: thị trấnBến Lức 396ha, xã An Thạnh 540ha, xã Thanh Phú 1.006 ha, Tân Bửu 530ha, MỹYên 140ha, Phước Lợi 661ha, Long Hiệp 781ha, Nhựt Chánh 875ha và Thạnh Đức784ha
Đất phù sa phát triển, bão hoà nước ngầm, giàu hữu cơ có diện tích 1.580ha,chiếm 21,66% diện tích nhóm đất phù sa, nằm ở nơi thấp của các xã phía Nam huyệnnên giàu chất hữu cơ, phân bổ tại: thị trấn Bến Lức 135ha, Thanh Phú 164ha, Tân Bửu76ha, Phước Lợi 80ha, Mỹ Yên 700ha và Long Hiệp 425ha
b Nhóm đất phèn
Trang 19Nhóm đất phèn có diện tích khoảng 20.400ha, chiếm 72,26% diện tích tự nhiêncủa huyện, nhóm đất phèn có thành phần cơ giới từ thịt đến sét, mùn tổng số từ kháđến giàu nên đạm tổng số khá, đạm dễ tiêu cao nhưng nghèo lân và kali Nồng độ cácđộc tố trong đất phèn, nhất là đất phèn hoạt động cao: SO42-: 0,12 – 0,04%; Al3+:1.728ppm Khi bị khô hạn, nồng độ các độc tố gia tăng gây tác hại cho cây trồng.Nhưng do tầng sinh phèn ở sâu thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp lên líp, tháochua rửa phèn và ém phèn nên ít ảnh hưởng đến môi trường Các cây trồng thích nghivới nhóm đất này về cây nông nghiệp có: mía, khóm (dứa) và khoai mì; về cây lâmnghiệp có tràm
Tuỳ theo mức độ và độ sâu tầng sinh phèn đất được chia ra các loại:
Đất phèn hoạt động, phát triển trên nền phù sa cổ có diện tích khoảng75ha ở xã Thạnh Lợi
Đất phèn tiềm tàng sâu, vật liệu sinh phèn trên 120cm phân bố ở xãThạnh Đức, Thanh Phú và Tân Bửu
Đất phèn tiềm tàng cạn, vật liệu sinh phèn từ 80 – 120cm có ở xã Thanh Phú,
An Thạnh, Thanh Hoà, Lương Hoà, Thạnh Lợi và Lương Bình
Đất phèn tiềm tàng sâu, vật liệu sinh phèn từ 50 – 80cm giàu hữu cơ, phân bốtại xã Thanh Phú, An Thạnh, Thanh Hoà, Lương Hoà, Thạnh Lợi và Lương Bình
Đất phèn tiềm tàng cạn, vật liệu sinh phèn từ 50 – 80cm, giàu hữu cơ đang pháttriển, phân bố tại xã Thanh Hoà, Lương Bình
Đất phèn tiềm tàng trung bình, kém thành thục, vật liệu sinh phèn từ 50 – 80cm
có ở Lương Bình, Lương Hoà, Thạnh Lợi và Bình Đức
Đất phèn hoạt động nhẹ, tầng vật liệu sinh phèn từ 80 – 120cm có ở xã TânBửu
Đất phèn hoạt động trung bình, tầng phèn trong khoảng 50 – 80cm đang pháttriển phân bố tại các xã Thạnh Lợi, Bình Đức, lẻ tẻ tại xã Nhựt Chánh
Đất phèn hoạt động nặng, tầng phèn trong vòng 50cm, được phân bố tại thị trấnBến Lức
Đất phèn hoạt động nặng, tầng phèn trong vòng 50cm, đang phát triển, đọngmùn phân bố tại các xã phá Bắc của huyện Thạnh Lợi, Thanh Hoà, Lương Hoà,Lương Bình và An Thạnh
2 Tình hình sử dụng đất
Trang 20Tổng diện tích đất của huyện là 28.932,21ha,chiếm 6,6% toàn tỉnh Đất đưavào sử dụng khá lớn với 28.423,31 ha, chiếm tỷ lệ lớn 98,2% % Đất chưa sử dụng là508,9 ha, chiếm 1,8% Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 như sau: đất nông nghiệp23.170ha, đất lâm nghiệp 1.286,06ha, đất chuyên dùng 2.625ha, đất ở đô thị1.103,5ha, đất ở nông thôn 135,4ha, đất công nghiệp 2.625,01ha Như vậy trong cơcấu sử dụng đất thì đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 80% so với tổng diệntích, kế đến là đất công nghiệp chiếm 9% thấp nhất là đất ở nông thôn chiếm 0,46%.
Theo quy hoạch quỹ đất đến năm 2010, đất chuyên dùng bố trí 5.592,55ha,tăng 2.967,55 ha so với năm 2005 Đặc biệt các đất giao thông, đất thủy lợi, đất ở vàđất công nghiệp tăng rất nhanh, nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa
Đến năm 2010 đất lâm nghiệp tăng và giữ ổn định khoảng 1.286,06ha, độ che phủrừng thấp 2,65%%, cộng với cây công nghiệp dài ngày, nâng độ che phủ thực vật chỉkhoảng 6,56%
Đất ở có xu hướng tăng nhanh đặc biệt là đất ở đô thị Đến năm 2010 đất ở dự kiếnkhoảng 2.255,56 ha (tăng 1.1016,66 ha so với năm 2005)
Biểu đồ: Hiện trạng sử dụng đất từ năm 2005-2010
Như vậy đất nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh đến năm 2010 do chuyểnđổi sang đất chuyên dùng, đất ở và đất lâm nghiệp Đất nông nghiệp đang có xuhướng suy thoái dần và giảm đến năm 2010 đây là một thách thức đối với huyện BếnLức Đến lúc này, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người tại huyện giảm, trong khilượng đất có đủ chất lượng canh tác nông nghiệp sẽ lại không nhiều và điều tất yếu sẽ
Trang 21có sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu lao động sang côngnghiệp, thương mại dịch vụ hoặc tăng dần tỷ trọng chăn nuôi phá vỡ hệ sinh thái đấtban đầu, làm đất bị suy thoái mất chất dinh dưỡng
2.2.2 Hiện trạng tài nguyên rừng
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Long An và Ban Nông nghiệp Địa chính các xã,kết hợp với khảo sát thực địa đến tháng 11/2003 diện tích rừng sản xuất (rừng trồng)
là 444,75ha Rừng cây chủ yếu có tuổi từ 3 – 5 năm, đường kính thân trung bình 4 –8cm, loài cây phổ biến là tràm, bạch đàn, keo lá tràm, …
Các loài thú hoang dã không có dưới tán rừng, chỉ có một số loài thủy sinh,chim, cò,… các loài này cũng đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt do môi trường thayđổi và khai thác không bền vững
2.2.3 Tài nguyên nước
Bến Lức có hai nguồn nước chính là nước mặt và nước ngầm, nguồn nước mặt
là các sông rạch và nước mưa Nguồn nước ngầm phân bổ ở độ sâu 230 – 270m vớihàm lượng sắt cao 4 – 15mg/l
1 Tài nguyên nước mặt
Nguồn nước mặt sử dụng ở huyện Bến Lức được cung cấp chủ yếu từ nướcmưa và nước sông Vàm Cỏ Đông Lượng mưa hàng năm lớn nhưng sự phân bố của nó
là không thuận lợi, lượng mưa lớn trùng vào mùa lũ của sông Mê Kông nên thườngxảy ra tình trạng ngập úng, mùa khô lượng mưa thấp chiếm 15% tổng lượng mưa cảnăm, do đó việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt gặp khó khăn
2 Tài nguyên nước ngầm
Theo nghiên cứu của Liên Đoàn Địa chất Thủy văn, khu vực Bến Lức thuộc rìabồn trũng Cửu Long, tiếp giáp khối nâng miền Đông Nam Bộ, móng đá ở độ sâu >300m từ mặt đất đến độ sâu 300m có 7 tầng chứa nước: tầng Holocen, Pleistocengiữa muộn, Pleistocen sớm, Pliocen trên, Pliocen dưới, Miocen và đá gốc
Tầng chứa nước ngầm Holoxen bị ô nhiễm và độ khoáng hóa cao nên khôngkhai thác phục vụ sinh hoạt, nông nghiệp, tầng chứa nước ngầm Pleistocen và Pliocenvới độ sâu 200 – 250m có độ khoáng hóa < 1g/l, chất lượng nước có thể dùng cho sinhhoạt và sản xuất nông nghiệp
Theo dự báo, trữ lượng nước ngầm cho phép khai thác tại độ sâu 200 – 300m ởBến Lức khoảng 10.000m3/ngày đêm
Trang 22Nước ngầm là tài nguyên quí giá, vì vậy cần có biện pháp quản lý, khai thácđúng theo luật tài nguyên nước để tránh bị ô nhiễm nguồn nước ngầm Theo thống kêđến tháng 5/2003, số lượng giếng khoan trên địa bàn huyện Bến Lức là 424 giếng, với
số lượng giếng nhiều nguồn nước ngầm có thể bị tụt áp, lưu lượng giảm, đất có thể bịsụt lún, làm tăng nguy cơ ô nhiễm cho nguồn nước ngầm
2.2.4 Tài nguyên khoáng sản và tình hình khai thác sử dụng
Theo các tài liệu hiện có, tại huyện Bến Lức chưa phát hiện thấy các loại tàinguyên khoáng sản nào lớn, có giá trị Chỉ có cát và đất sét
- Cát: Có ở lòng sông Vàm Cỏ Đông, phân bố trải dài trên 60km lòng sông, từLộc Giang giáp Tây Ninh đến bến đò Thuận Mỹ (Cần Đước) trữ lượng ước khoảng 11triệu m3 Trên địa bàn huyện Bến Lức có 24km sông Vàm Cỏ Đông chảy qua, cólượng cát đáng kể phục vụ cho xây dựng
- Đất sét: Tùy thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long , nhưng dưới lớp đất mặt
có lớp đất sỏi đỏ có thể khai thác đến độ sâu 15m, thích hợp cho việc tôn nền, đắpđường nên không phải vận chuyển từ nơi khác đến, ở các xã Thạnh Lợi, Lương Bình,Lương Hoà có khả năng khai thác để đắp đường, tôn nền
- Hiện tại có một số doanh nghiệp đang khai thác đất tại 02 khu vực ở LươngHoà và Lương Bình phục vụ cho việc san lấp mặt bằng
2.2.5 Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học
1 Tài nguyên sinh vật
Bến Lức không có rừng tự nhiên nên tài nguyên sinh vật không phong phú và
đa dạng, chủ yếu là các loại giống cây trồng vật nuôi như mía, lúa, rau, dưa hấu, dứa,các loại cây ăn quả, tràm, keo, dừa heo, bò, gà, vịt, … Đây là chủng loại cây trồng vàvật nuôi nên tính đa dạng sinh học rất kém
2 Tài nguyên thủy sinh
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy tài nguyên thuỷ sinh huyện Bến Lức như sau:
Thực vật nổi (phytoplankton): Thành phần các loài tảo có: 169 loài trong đó tảosilic có 70 loài, tảo lục 50 loài, tảo lam 25 loài,…số lượng các loài tảo giảm trong mùakhô, một số loài tảo làm thức ăn tốt cho tôm, cá Số lượng tảo ổn định theo mùa và có
sự biến động lớn giữa các loài tảo giữa các thủy vực: ở sông: 14480 – 23740 cá thể/l,kênh rạch: 24080 – 44970 cá thể/l, trong ao: 412600 – 2037800 cá thể/l
Trang 23 Động vật nổi (Zooplankton): Có 95 loài thuộc 5 ngành, ngành chân khớp cóđến 42 loài chủ yếu làm thức ăn cho cá lớp trùng bánh xe có 40 loài, ngành protoza có
8 loài,…số lượng dao động theo thủy vực và theo mùa, số lượng ca thể vào mùa khôthấp hơn mùa mưa, trên sông mật độ 4063 – 16744 con/m3, kênh rạch: 3330 – 7911con/m3
Động vật đáy (Zoobenthos): Có 66 loài thuộc 3 ngành, trong đó ngànhArthropoda chiếm ưu thế với 44 loài, ngành giun có 13 loài, loài Mollusca có 9 loài,
…số lượng dao động lớn thao mùa và thủy vực, ở sông: 5988 – 34665 g/m2, kênhrạch: 3437 – 5182 g/m2, trong ao: 7944 – 18544 g/m2
Nguồn lợi thủy sản: Nguồn lợi thủy sản ở Bến Lức được chia làm 2 loại thủyvực: nước ngọt và nước lợ Qua điều tra phát hiện 58 loài cá, trong đó có 11 loài cógiá trị kinh tế là: cá thát lát, lươn đồng, cá lăng (3 loài), cá lóc, cá rô đồng, cá trê, cáchạch (2 loài), cá ngát, cá linh, cá sặc rằn,…vào mùa lũ chủng loại cá đa dạng và sốlượng nhiều hơn mùa khô
Tuy nhiên hiện nay công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản làm chưa tốt, người dânđịa phương khai thác theo kiểu “gạn lọc” dẫn đến tình trạng giảm cả sản lượng vàchủng loại Cần phải có nhận thức thủy sản là tài nguyên quý giá cần được bảo vệ và
tổ chức khai thác một cách hợp lý
2.2.6 Tài nguyên nhân văn
1 Di tích lịch sử văn hoá
Huyện Bến Lức có 11 di tích lịch sử cách mạng, di tích nghệ thuật (di tích đã
và sẽ đề nghị xếp hạng): Về di tích lịch sử nghệ thuật có chùa Hưng Phú, đình LongPhú,… Về di tích cách mạng có rừng tràm Bà Vụ, đền thờ Nguyễn Trung Trực,…
Đây là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, rất có ý nghĩa trong việc địnhhướng khai thác và quy hoạch phát triển du lịch, thu hút khách trong nước và nướcngoài
2 Các loại tài nguyên nhân văn khác
Bến Lức có nhiều làng nghề thủ công truyền thống như nghề đan lát bàng, dệtchiếu cói, nghề nấu rượu (Gò Đen)
Đây vừa là đối tượng tham quan vừa là nơi cung cấp các mặt hàng lưu niệmcho khách tham quan, là nơi thu hút khách du lịch
Trang 24Lấy mẫu nước trên sông Vàm Cỏ Đông
2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
2.3.1 Hiện trạng môi trường nước
1 Chất lượng nước mặt
Qua kết quả khảo sát, đo đạc tại một
số vị trí trên hệ thống sông, kênh rạch thuộc
khu vực huyện Bến Lức năm 2009 cho thấy
chất lượng nước có các đặc trưng như sau
Trang 2572 80 75
0,1 0,1 0,1
1659 1705 1683
4,3 4,3 4,4
23 22 20
33 30 31
47 46 46
0,20 0,24 0,22
12,43 13,26 11,53
0,017 0,02 0,015
25 17 17
<3
<3 8
85 90 87
0,3 0,3 0,3
792 800 783
3,9 3,6 3,6
30 33 29
43 48 40
30 34 28
0,28 0,31 0,31
22,34 22,41 19,75
0,015 0,008 0,018
59 65 48
0,3 0,3 0,3
2042 2143 2126
5,6 5,7 5,7
15 14 14
24 22 23
32 28 28
0,28 0,32 0,29
10,09 10,09 13,68
0,036 0,036 0,029
23 21 19
0,2 0,2 0,2
1893 1976 1874
5,4 5,7 5,8
13 11 11
25 20 25
21 19 26
0,36 0,49 0,54
14,79 17,48 12,49
0,038 0,042 0.022
76 85 65
17 23 25
63 59 54
0,3 0,3 0,3
2134 2126 2120
4,2 4,5 4,3
55 53 50
70 69 63
36 46 30
0,34 0,34 0,28
18,52 19,75 12,43
0,021 0,008 0,011
12 0 17
<3
<3 5
Trang 26Kết quả quan trắc nước mặt ở một số vị trí ở bến lức năm 2009
Chú thích
1.Cầu Kênh Xáng – huyện Bến Lức16
2.Sông Vàm Cỏ Đông – cầu Bến Lức – thị trấn Bến Lức18
3.Rạch Chợ Đệm – thị trấn Bến Lức – huyện Bến Lức21
4.Sông Vàm Cỏ Đông - Khu dân cư ấp 1 – Lương Bình – Bến Lức32
5.Sông Vàm Cỏ Đông – Cuối Cụm CN Bến Lức 500 m34
- A: Mẫu nước mặt lấy tại ven bờ trái
- B: Mẫu nước mặt lấy tại giữa dòng
- C: Mẫu nước mặt lấy tại ven bờ phải
pH tại tất cả các vị trí đo đạc dao động trong khoảng giá trị từ 3-6, thấp hơn giớihạn A của QCVN 08-2008, nước có tính phèn
Bảng biểu diễn hàm lượng PH ở một số vị trí nước mặt ở Bến Lức năm 2009
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) dao động trong khoảng từ 3-5mg/l, giá trịnày thấp hơn giá trị giới hạn A, nhưng cao hơn giới hạn B của QCVN 08-2008,thể hiện nguồn nước có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ do chất hữu cơ
Trang 27Bảng biểu diễn hàm lượng DO ở một số vị trí nước mặt ở Bến Lức năm 2009
Hàm lượng oxy sinh hóa (BOD5) trong nước có giá trị dao động trongkhoảng từ 2-6mg/l, cá biệt có nơi lên đến 53mg/l (khu vực từ cầu Bến Lức đến cảngBourbon) trong đó có 5 trong tổng số 20 vị trí có giá trị BOD5 vượt QCVN 08-2008,vượt giới hạn B (15-25)của cùng tiêu chuẩn, tại các vị trí có giá trị BOD5 vượt tiêuchuẩn là những vị trí gần khu vực tiếp nhận nguồn thải công nghiệp như khu vực kênhXáng –Vàm Cỏ Đông tiếp nhận nước thải của nhà máy đường Nagarjuna, xã LươngHòa, khu vực Cảng Bourbon tiếp nhận nước thải từ các nhà máy nằm dọc sông Vàm
Cỏ Đông của khu công nghiệp Nhựt Chánh, Thuận Đạo với các lọai hình sản xuấtthực phẩm, sản xuất thức ăn gia súc, dệt nhuộm, hóa chất…
Bảng biểu diễn hàm lượng BOD ở một số vị trí nước mặt ở bến lức
Hàm lượng oxy hóa học (COD) trong nước tại các vị trí khảo sát có giá trịCOD dao động từ 3 –22mg/l và có một vị trí đạt giá trị 69mg/l Hầu hết các giá trịvượt tiêu chuẩn QCVN 08-2008, giới hạn A (10-15) , B (30-50) đều là các vị trí cónước thải từ các cơ sở công nghiệp đang hoạt động đổ vào nguồn nước, vị trí có giá
Trang 28trị COD cao nhất cũng chính là vị trí có giá trị BOD5 cao nhất thuộc khu vực CảngBourbon.
Bảng biểu diễn hàm lượng COD ở một số vị trí nước mặt ở bến lức
Trang 29Bảng biểu diễn độ mặn một số vị huyện Bến Lức năm 2011
Hàm lượng Amoniac (N-NH3) tại tất cả các vị trí đều có giá trị cao hơn tiêuchuẩn QCVN 08-2008, giới hạn A từ 6-40 lần, riêng tại cống Rạch Chanh giá trị NH3
vượt gấp 240 lần thể hiện sự ô nhiễm do chất dinh dưỡng thải vào nguồn nước Khuvực cống Rạch Chanh là nơi tiếp nhận nguồn thải từ khu vực dân cư và cơ sở cung cấpthức ăn công nghiệp và một số cơ sở sản xuất nằm trong khu công nghiệp Thuận Đạo
Hàm lượng Nitrat (N-NO3) của 20 vị trí khảo sát đều nằm trong giới hạn chophép của QCVN 08-2008, giới hạn A
Giá trị Coliform tổng số tại các vị trí khảo sát hầu hết đều nhỏ hơn giới hạncho phép của QCVN 08-2008, giới hạn A, ngoại trừ tại hai vị trí rạch Thạnh Phú vàCầu Long Khê có giá trị Coliform tương ứng là 11.000 và 24.000MNP/100ml, cao hơntiêu chuẩn so sánh từ 2-4 lần thể hiện sự ô nhiễm vi sinh gây bệnh Rạch Thạnh Phú làrạch nối từ rạch Chợ Đệm-Cầu Bình Điền với sông Vàm Cỏ Đông có mật độ giaothông thủy tương đối cao, cơ sở công nghiệp còn ít, chất lượng nước chủ yếu bị ảnhhưởng từ nguồn thải do họat động thông thủy và sinh họat của dân cư Nguồn nước tạikhu vực Cầu Long Khê là nơi tiếp nhận nước thải từ các cơ sơ sản xuất bao bì giấy,sản xuất nhựa, xay xát
Nhìn chung, chất lượng nước mặt của các kênh, rạch, sông Vàm Cỏ Đông thuộckhu vực huyện Bến Lức có dấu hiệu ô nhiễm do chất hữu cơ và chất dinh dưỡng, nhưng
nó mang tính cục bộ Những khu vực gần các nguồn thải của các cơ sở sản xuất hoặc cáckhu dân cư thì có chất lượng nước kém hơn so với những khu vực ở vị trí xa hơn Điều
Trang 30này cũng cho thấy khả năng tự làm sạch của kênh, rạch và sông của khu vực này tươngđối tốt
2 Chất lượng nước ngầm
Theo báo các của Sở Tài nguyên và môi trường nằm 2005, hiện nay khu vực BếnLức đang có nhiều nhà máy sử dụng nước ngầm với công suất lớn và đều tập trung khaithác trong tầng N22 (Tầng chứa nước các lỗ hổng các trầm tích Pleitoxen trên), có độ sâu
từ 190-240m Nguồn nước ngầm của Tỉnh Long An nói chung và huyện Bến Lức nóiriêng có trữ lượng phong phú nhưng chất lượng không tốt lắm, thường bị nhiễm phèn vànhiễm mặn Việc tập trung khai thác nước ngầm trong tầng N2 vượt quá trữ lượng độngcủa tầng chứa nước do điều kiện khai thác dễ dàng và chi phí thấp hơn với các tầng dưới
đã làm cho mực nước tĩnh của tầng này thay đổi ngày càng hạ thấp, năm 1997 mực nướctĩnh là 4-6m, hiện nay là 10-13m
Theo kết quả phân tích chất lượng nước giếng của các xã trên địa bàn huyện BếnLức và so sánh với tiêu chuẩn QCVN 09-2008: Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượngnước ngầm nhận thấy đa số các thông số pH, Nitrat, Sunphat, clorua, độ cứng tổng cộngđều nằm trong có giá trị giới hạn cho phép của các chất ô nhiễm trong nước ngầm Riêngthông số sắt thì hầu hết lại có giá trị từ 10-30 mg/l vượt tiêu chuẩn trên (1-5mg/l) và cầnphải qua khâu xử lý sắt mới sử dụng được
Để đáp ứng nhu cầu dùng nước cho sản xuất và sinh họat ngày càng gia tăng thìviệc khai thác không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và trữ lượng nguồn nước ngầm,làm hạ thấp mực nước, gây nên hiện tượng sụt lún đất và nhiễm bẩn tầng nước Để giảiquyết tình trạng trên, trong giai đọan từ 2006-2010, UBND tỉnh Long An đã xây dựngphương án cấp nước cho huyện Bến Lức với lưu lượng 46.000m3/ng.đ từ 3 hệ thống là hệthống cấp nước Hòa Khánh Đông cấp 50.000m3/ng.đ, hệ thống cấp nước ngầm Gò Đencấp 3.000m3/ng.đ và hệ thống cấp nước ngầm Tân An cấp 5.000m3/ng.đ
Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm một số vị trí một số vị trí ở huyện bến lức
Thông số ĐVT
Lại Văn Giỏi,Lương Hoà, BếnLức, Long An độsâu 185
Quán cơm Phong,
QL 1, Bến Lức,Long An độ sâu185
QCVN09:2008/BTNMT
Trang 31Thông số ĐVT
Lại Văn Giỏi,Lương Hoà, BếnLức, Long An độsâu 185
Quán cơm Phong,
QL 1, Bến Lức,Long An độ sâu185
QCVN09:2008/BTNMT
2.3.2 Hiện trạng môi trường không khí
Ở khu vực dân cư đông
Kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh ở các khu vực dân cư tập trung
Điểm
Đo
Nhiệt
độ(0C)
2 Trước cổng công ty Formosa – Huyện Bến Lức;
5 Gần trạm xăng dầu Mari – Huyện Bến Lức;
Trang 326 Trước cổng nhà máy đường Nagajuna – Huyện Bến Lức;
Ghi chú:
(*): Nồng độ trung bình đo trong 24 giờ;
KPH: Không phát hiện.
Độ ồn
Do ảnh hưởng của các phương tiện giao thông và hoạt động đi lại của con người, nên độ
ồn ở các khu dân cư tập trung và các khu đô thị đều cao, và vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5949 - 2005) khi không có các phương tiện giao thông
Bụi:
Hàm lượng bụi đều vượt tiêu chuẩn cho phép (QCVN 05:2009/BTNMT) ở các khu dân
cư và các khu vực đô thị tập trung
nơi tập trung nhiều phương tiện giao thông Tại các khu vực dân cư tập trung như khu vực chợ, khu vực thị trấn, khu vực bến xe, do hoạt động của con người, hàm lượng bụi cao, phần lớn đều vượt tiêu chuẩn cho phép Vào mùa khô, hàm lượng bụi cao hơn mùa mưa và vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép ở một số khu vực dân cư tập trung
Hình 1: Biểu đồ diễn biến hàm lượng bụi ở môi trường xung quanh
Trang 33Hàm lượng CO, SO 2 , NO 2
Hàm lượng CO, SO2, NO2 nhìn chung, hàm lượng các khí thải từ việc đốt các loại nhiên liệu từ các phương tiện giao thông tại các khu vực dân cư tập trung và các tuyến giao thông đều thấp, phần lớn các điểm quan trắc có hàm lượng CO, SO2, NO2 thấp, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2009/BTNMT)
Qua khảo sát chất lượng không khí tại các nguồn thải trên địa bàn huyện Bến Lức cho kếtquả như sau:
Vị trí lấy mẫu Kết quả phân tích (mg/m
Trang 34Khu vực nấu thép cùa nhà máy long an
Đo đạc phông môi trường không khí
Bụi: Các kết quả thu được có giá trị rất khác nhau từ 1 đến 216 mg/m3 nhưng nhìn chungđều đạt mức tiêu chuẩn cho phép QCVN 19.2009, giới hạn A Các nhà máy có kết quảthu được tương đối lớn là Công ty TNHH Quốc tế Nagajuna sản xuất đường và cồn và là
cơ sở đang bị dân cư trong khu vực khiếu kiện, DNTN Lưu Hùng là cơ sở đúc gang,Công ty cổ phần nông dược Long Hiệp sản xuất thuốc trừ sâu và Công ty Lê Long ViệtNam sản xuất bình ắc quy
Tương tự như bụi, cả ba thông số CO,
SO2, NO2 đều đạt mước cho phép tuy nhiên
chỉ có 2 cơ sở có giá trị CO tương đối lớn là
Công ty cổ phần nông dược Long Hiệp và
Công ty Lê Long Việt Nam Các thông số
NO2, SO2 có giá trị thấp hơn rất nhiều so
với tiêu chuẩn cho phép
Trên đây là kết quả thu được từ 15 cơ sở
đang hoạt động điển hình và quy mô tương
đối lớn trên địa bàn huyện Bến Lức cho
thấy chất lượng nguồn thải tại thời điểm
khảo sát đều đạt tiêu chuẩn cho phép QCVN 19.2009, giới hạn A
Qua khảo sát và đo đạc thực tế các thông số ô nhiễm chính trong không khí có thể nhận thấy rằng:
Chất lượng không khí tại các nút giao thông chính thuộc khu vực Bến Lức bị ô nhiễm khí
SO2, còn các thông số như Bụi, khí NO2, CO đều có giá trị nằm trong khoảng cho phépcủa tiêu chuẩn TCVN 5937-2005(tiêu
chuẩn chất lượng không khí xung quanh)
Đây là những nút giao thông trên các trục
đường Quốc lộ 1 nối từ TP.HCM đi các
tỉnh miền Tây, đường tỉnh 830 nối từ Bến
Lức đi Đức Hòa, đường tỉnh 825 nối Bến
Lức với huyện Cần Đước, Cần Giuộc của
tỉnh Long An, do vậy mật độ giao thông rất
lớn Hàm lượng SO2 tại các vị trí này dao
động trong khoảng từ 1-2mg/l, vượt TCVN
5937-2005 từ 2-4 lần, phát sinh chủ yếu do
quá trình đốt nhiên liệu của các phương
tiện vận tải và nó cũng cho thấy nhiên liệu sử
Trang 35Thu gom rác sinh hoạt bằng xe đẩy tay
dụng của các phương tiện vận tải hiện nay có hàm lượng lưu huỳnh cao Không khí bị ônhiễm do giao thông sẽ tác động rất lớn đến sức khoẻ người dân cư sống ven đường Chấtlượng không khí tại các khu vực xung quanh các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện BếnLức đa số đều nằm trong giới hạn cho phép của TCVN 5937-2005, ngoại trừ tại một vài
vị trí như khu vực xung quanh Công ty TNHH Nagarjuna Vietnam, sản xuất đường, Công
ty TNHH thép Long An có hàm lượng SO2 vượt lần lượt là 1.34 lần và 8 lần so với tiêuchuẩn nói trên
Nhìn chung chất lượng không khí khu vực các nút giao thông chính và khu vực xungquanh các cơ sở sản xuất thuộc địa bàn huyện Bến Lức đã bị ô nhiễm khí SO2 do việc đốtnhiên liệu trong giao thông và sản xuất, mức độ ô nhiễm chưa cao lắm, hàm lượng SO2
vượt tiêu chuẩn từ 1-4 lần, chỉ có một vị trí tại nhà máy sản xuất thép vượt 8 lần Riênghàm lượng bụi cũng còn một vài vị trí vượt tiêu chẩn nhưng không cao lắm
2.3.3 Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị
1 Rác sinh hoạt
Huyện Bến Lức là nơi tập trung dân cư cao, có nhiều chợ Lượng rác được thugom khoảng 30 tấn/ngày - 80% Việc thu
gom rác do Công ty Công trình Công Cộng
Huyện Bến Lức quản lý Công ty có 03 xe ép rác 4 tấn và 02 xe thu gom đẩy tay dungtích 600l/xe Hàng ngày có 2 - 3 chuyến xe (chuyên dụng) thu gom rác từ các khu dân cư(chủ yếu thị trấn Bến Lức và Gò Đen) và các chợ, mỗi xe vận chuyển trên 4 tấn rác Rác
ở các chợ được Ban Quản Lý Chợ khoán cho các hộ dân thu gom (bằng xe đẩy tay) vàvận chuyển đến trạm trung chuyển rồi sau đó được xe chuyên dụng vận chuyển đến bãirác Lương Hòa, là bãi rác quy hoạch của huyện (là bãi rác tự phát được tận dụng từ hốkhoan đất để đỗ rác), diện tích khoảng 7500m2 , đã xây tường bao xung quanh (đổ tự phátkhông có tường bao xung quanh) nhưng hiện nay chưa thực hiện các biện pháp xử lý, bãirác còn ở dạng lộ thiên, đổ đống nên gây ô nhiễm môi trường xung quanh do nước rỉ vàmùi hôi từ quá trình phân hủy của rác Tóm lại năng lực hệ thống quản lý rác đô thị củahuyện còn kém, từ đây tới 2010 để giải quyết triệt để lượng rác đô thị phát sinh trên địabàn, huyện cần phải đầu tư trang thiết bị, nhân lực để có thể thu gom 100% lượng rácphát sinh và đầu tư xây dựng bãi rác Lương Hòa thành bãi chôn lấp hợp vệ sinh Sơ đồ
Trang 36Hình 2.2: Sõ đồ hệ thống quản lý và xử lý rác sinh hoạt huyện Bến Lức
Nguồn phát sinh Cơ quan quản lý – Cty Công trình công cộng huyện
Rác y tế
Huyện Bến Lức có 17 cơ sở y tế, gồm 01 Trung tâm y tế huyện, 01 phòng khám và
15 trạm y tế xã, số liệu thống kê năm 2004 tổng số gường bệnh là 128 gường Dựa trênkết quả điều tra khảo sát thực tế tại 88 cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Long An do Sở Y tếthực hiện thì lượng rác y tế cho mỗi gường bệnh thải ra trong 1 năm khoảng 0,9 tấn/ năm.Như vậy lượng rác y tế phát sinh trên địa bàn huyện Bến Lức khoảng 115,2 tấn/năm Hầu
Hiện trạng bãi rác L ương H ng H òa – Bến Lức Thu gom bằng xe ép rác
Trang 37Hệ thống xử lý nước thải công ty Lê Long
hết lượng rác này được thu gom và phân loại khá tốt, vẫn chưa có cơ sở y tế nào thuộchuyện trang bị lò đốt chuyên dụng để đốt rác y tế, phương pháp xử lý chủ yếu là đốtngoài trời hoặc trong những lò tự chế
2.3.4 Hiện trạng quản lý và xử lý nước thải công nghiệp và nguy hại
Hiện trạng quản lý và xử lý nước thải công nghiệp và nguy hại của các cơ sở sản xuất huyện Bến Lức
B ng 2.1: Th c tr ng đ u t h th ng x lý nực trạng đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở ạng đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở ầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở ư hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở ệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở ống xử lý nước thải tại các cơ sở ử lý nước thải tại các cơ sở ư hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sởớc thải tại các cơ sởc th i t i các c sạng đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở ơ sở ở
Số lượng HTXLNT đạt chuẩn
Trang 38Cột thực trạng xây dựng lắp đặt hệ thống xử lý nước thải
ĐC: đã xây dựng hoàn chỉnh nhưng không theo đúng thiết kế như hồ sơ môitrường
Đ : đã xây dựng hòan chỉnh và theo đúng thiết kế như trong hồ sơ môi trường
C : chưa xây dựng hệ thống xử lý
Trang 39Hình 2.2 : Thực trạng xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở sản xuất
Trong tổng số 210 cơ sở có 171 đã đi vào hoạt động, 28 đang xây dựng và 11 chưaxây dựng nhà máy
Nhìn chung các cơ sở sản xuất đã coi trọng việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lýnước thải chiếm trên 75%, nhưng vẫn còn mang tính đối phó, chỉ có 7 cơ sở có hệ thống
xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép (kết quả lấy mẫu kiểm tra của Sở), chiếm chưa tới 4% Cácngành có tỷ lệ cơ sở xây dựng hệ thống xử lý nước thải trên tổng số theo thứ tự là gỗ 8/8,
Trang 40Lấy mẫu nước thải đô thị huyện Bến Lức
dệt may 5/5, cơ khí 13/14, xăng dầu 27/29, thương mại dịch vụ 14/16, sắt thép 10/12, vậtliệt 8/11, bao bì giấy 8/11, nhựa 15/20, chế biến thực phẩm 8/18, cuối cùng là côngnghiệp 0/2 Xét trên số lượng hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn thì ngành cơ khí, bao bì giấy,thương mại chiếm tỷ lệ lớn nhất (mỗi ngành có 02 hệ thống đạt chuẩn), kế tiếp là vật liệuxây dựng (01), các ngành còn lại không có hệ thống nào đạt chuẩn cho phép Như vậy từnay tới 2006 để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải, các cơ quan quản lý môitrường của Sở và huyện Bến Lức cần phải tăng cường công tác thanh tra, giám sát, xửphạt, cưỡng chế kết hợp với giáo dục tuyên truyền để tất cả các cơ sở sản xuất đều xâydựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định
Chất lượng nước thải đô thị huyện Bến Lức
Qua kết quả khảo sát, đo đạc tại 5 vị trí cho thấy chất lượng nước thải đô thị BếnLức có các đặc trưng như sau:
Các giá trị pH đo được đều
Đen có hàm lượng SS vượt tiêu chuẩn cho
phép 5945- 1995, giới hạn B (giá trị giới hạn 100mg/l) Khu dân cư Rạch Chà ( hay RạchChanh) đạt tiêu chuẩn cho phép so với giới hạn B nhưng không đạt so với giới hạn A (giátrị giới hạn 50 mg/l) Duy nhất tại rạch chợ Bến Lức sau khi qua cống thải có thể với khảnăng tự làm sạch của sông nên hàm lượng SS giảm rõ rệt và tại vị trí lấy mẫu này SS đạttiêu chuẩn cho phép ở mức giới hạn A
Nhu cầu oxy sinh học BOD5: Kết quả phân tích dao động trong khoảng
14-56 mg/l, cao nhất tại cống thải chợ Bến Lức là 55.7 mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN5945- 1995, giới hạn B (giá trị giới hạn 50 mg/l) Khu phố 5 và khu dân cư Rạch Chà đạt