Bệnhdạivẫntấncôngngười,vìsao? Trong 6 tháng đầu năm 2010 cả nước đã có trên 30 trường hợp tử vong do bệnhdại gây nên. Mặc dù đây là một trong những căn bệnh cổ xưa nhất của loài người nhưng đến nay do sự thiếu hiểu biết và chủ quan của con người vẫn để cho bệnhdại có cơ hội tấn công. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết về căn bệnh này của PGS.TS. Đinh Kim Xuyến- nguyên Chủ nhiệm thường trực Dự án Phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế. Chó nuôi là nguồn truyền bệnh chủ yếu Ở nước ta, chó nhà nuôi là nguồn truyền bệnhdại cho người nhiều nhất (95- 97%) sau đó là mèo. Các động vật khác chưa phát hiện được, nhưng nếu bị cắn vẫn cần phải đến các điểm tiêm phòng dại để được bác sĩ chuyên khoa khám và hướng dẫn xử lý cụ thể. Tổn thương do chó dại cắn. Bệnhdại ở chó thường có hai thể điển hình đó là thể điên cuồng và thể bại liệt. Nếu như thể điên cuồng của chó dại dễ nhận biết thì thể bại liệt có thể nhầm lẫn với bệnh khác ở chó, vì thế những dấu hiệu như: con vật buồn rầu, ủ rũ, liệt ở một bộ phận hay nửa người, thông thường là liệt cơ hàm làm cho mõm luôn hé mở. Hàm dưới trễ xuống, lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do. Con vật không cắn được cũng không thể sủa được gọi là thể câm. Bệnh tiến triển từ 2 – 7 ngày, thường là 2 – 3 ngày, sau đó con vật chết. Ngoài hai thể nói trên, đôi khi còn gặp thể ruột. Triệu chứng chính của thể ruột là chỉ thấy chó nôn mửa, đau bụng, có dấu hiệu viêm dạ dày – ruột. Con vật không có biểu hiện hung dữ hay bại liệt, sau 2 – 3 ngày thì chết. Mèo bị dại ít hơn chó vì nó quen ở một mình. Nói chung bệnhdại ở mèo tiến triển tương tự như ở chó. Khi bị động vật nghi dại cắn cần phải làm gì? Không tiếp xúc với con vật, không di chuyển hoặc bán để hạn chế sự lây nhiễm virut dại sang người và lây lan dịch. Phải báo cáo ngay cho chính quyền, y tế, thú y thôn bản và xã/phường, để có biện xử lý ngay con vật bị dại và những con vật đang sống tại đó. Phải chôn sâu xác những con vật bị dại cùng với các chất sát khuẩn như xút, cresly, vôi cục chưa tôi hoặc vôi bột … Khi bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng cần phải coi đó là trường hợp cấp cứu. Trước hết phải xử lý tại chỗ vết thương, sau đó phải đến các điểm tiêm phòng dại để được các thầy thuốc chuyên khoa khám và có biện pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp. Rửa thật kỹ vết thương bằng xà phòng và đến ngay cơ sở y tế. Khi bị súc vật dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng phải rửa ngay thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng đặc, nước muối hoà đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc… Chú ý khi rửa vết thương không được làm dập nát vết thương và chỉ khâu vết thương sau 3-5 ngày để hạn chế virut tản phát. Những trường hợp người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại ngay Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại. Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục… dù vết cắn rất nhẹ. Có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu. Không theo dõi được con vật, con vật đó nghi ngờ bị bệnh dại. Tại nơi người bị súc vật cắn đang có hoặc trước đó có súc vật bị dại. Những trường hợp nào chỉ cần theo dõi chó, mèo Trường hợp vết cắn rất nhẹ, vết cắn xa thần kinh trung ương (ví dụ ở cẳng chân). Tại thời điểm con vật cắn người, con vật đó vẫn sống bình thường, hoàn toàn không có dấu hiệu nghi ngờ dại. Tại khu vực nơi bị con vật cắn, không phát hiện có bệnhdại ở súc vật. Nếu sau 15 ngày kể từ khi người bị con vật cắn, tiếp xúc mà con vật đó vẫn sống bình thường thì không cần điều trị dự phòng. Vaccin dại là một biện pháp phòng bệnh quan trọng Những người khi đã bị bệnhdại lên cơn đều dẫn đến tử vong 100%, biện pháp duy nhất để giảm thiểu cái chết oan uổng là khi nghi bị nhiễm virut dại cần phải rửa thật kỹ vết thương, điều trị dự phòng bằng vaccin dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng có hiệu quả. Ở nước ta từ cuối năm 2007 chỉ sử dụng vaccin dại tế bào Verorab. Mọi đối tượng khi bị phơi nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm virut dại cao đều có thể tiêm vaccin dại được. Tuy nhiên đối với phụ nữ có thai, trẻ em nhỏ, những người có cơ địa dị ứng và mắc bệnh mạn tính… cần phải khám và theo dõi thận trọng hơn trong quá trình tiêm để xử lý kịp thời nếu có phản ứng xảy ra. PGS.TS. Đinh Kim Xuyến – Theo SKĐS . Bệnh dại vẫn tấn công người, vì sao? Trong 6 tháng đầu năm 2010 cả nước đã có trên 30 trường hợp tử vong do bệnh dại gây nên. Mặc dù. trong những căn bệnh cổ xưa nhất của loài người nhưng đến nay do sự thiếu hiểu biết và chủ quan của con người vẫn để cho bệnh dại có cơ hội tấn công. Chúng