Giá trị của các di sản thế giới tại Việt Nam Phân tích điểm mạnh điểm yếu của Văn hóa Việt Nam

17 37 0
Giá trị của các di sản thế giới tại Việt Nam  Phân tích điểm mạnh  điểm yếu của Văn hóa Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA: DU LỊCH  VĂN HÓA VIỆT NAM Bài tập cá nhân GIÁ TRỊ CỦA CÁC DI SẢN THẾ GIỚI PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH – ĐIỂM YẾU CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM Lớp: 45K03.4 – Nhóm Galaxy Sinh viên: Lê Thị Phượng Đà Nẵng, T92021 Nội dung I. Giá trị của các di sản thế giới 3 A. Phân loại di sản thế giới 3 B. Tiêu chí công nhận di sản thế giới 3 C. Các giá trị của di sản thế giới Việt Nam 4 1. Di sản văn hóa vật thể 4 2. Di sản văn hóa phi vật thể 6 3. Di sản thiên nhiên 12 4. Di sản tư liệu 14 5. Di sản hỗn hợp 15 6. Công viên địa chất toàn cầu 16 II. Phân tích điểm mạnh – điểm yếu của văn hóa Việt Nam 16 A. Điểm mạnh 16 B. Điểm yếu 17   I. Giá trị của các di sản thế giới A. Phân loại di sản thế giới Di sản văn hóa: + Di sản văn hóa vật thể + Di sản văn hóa phi vật thể Di sản thiên nhiên Di sản hỗn hợp Di sản tư liệu Công viên địa chất toàn cầu B. Tiêu chí công nhận di sản thế giới Theo quy định của UNESCO tại Hướng dẫn thực hiện Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, để trở thành di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, mỗi di sản cần đạt được một trong 10 tiêu chí dưới đây: 1. Là một tuyệt tác của thiên tài sáng tạo; 2. Thể hiện sự giao thoa quan trọng của các giá trị nhân văn, qua một thời kỳ hay bên trong một khu vực văn hoá của thế giới, về những phát triển trong kiến trúc, (kỹ thuật) công nghệ, nghệ thuật điêu khắc, quy hoạch đô thị hay thiết kế phong cảnh; 3. Chứa đựng một minh chứng duy nhất hoặc ít nhất cũng hết sức khác biệt về một truyền thống văn hoá hay một nền văn minh hiện vẫn đang tồn tại hoặc đã tuyệt vong; 4. Là một ví dụ nổi bật về một loại công trình xây dựng, một quần thể kiến trúc hoặc công nghệ, hoặc một cảnh quan minh họa một (hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử nhân loại; 5. Là một ví dụ nổi bật về một loại hình cư trú truyền thống của con người, việc sử dụng đất đai, hay sử dụng biển, đại diện cho một (hay nhiều) nền văn hoá, hoặc sự tương tác giữa con người và môi trường, đặc biệt là khi nó đã trở nên dễ bị phá vỡ dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược được; 6. Có liên hệ trực tiếp hoặc có thể nhận thấy được với những sự kiện hay các truyền thống sinh hoạt, với các ý tưởng hay các tín ngưỡng, với các công trình nghệ thuật hay văn học có ý nghĩa nổi bật toàn cầu (Uỷ ban cho rằng tiêu chí này nên được sử dụng kết hợp với các tiêu chí khác); 7. Chứa đựng các hiện tượng thiên nhiên siêu việt hay các khu vực có vẻ đẹp thiên nhiên khác thường và tầm quan trọng thẩm mỹ; 8. Là những ví dụ nổi bật đại diện cho những giai đoạn quan trọng của lịch sử trái đất, bao gồm cả việc phản ánh đời sống, các quá trình địa chất lớn đang tiếp diễn trong sự phát triển của các địa mạo, hay những đặc điểm địa chấn và địa hình lớn; 9. Là những ví dụ nổi bật đại diện cho các quá trình sinh thái và sinh vật trong sự tiến hoá và phát triển của các hệ sinh thái trên mặt đất, trong nước ngọt, nước biển và ven biển và các cộng đồng động thực vật; 10. Chứa đựng các môi trường sinh sống thiên nhiên quan trọng và có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn tại chỗ đa sạng sinh học, kể cả những nơi chứa đựng các giống loài bị đe doạ có giá trị nổi bật toàn cầu xét dưới góc độ khoa học hoặc bảo tồn. Trong 10 tiêu chí này, thì 6 tiêu chí đầu được dành để xác định các loại hình Di sản văn hóa và 4 tiêu chí cuối là dành để xác định các loại hình Di sản thiên nhiên. C. Các giá trị của di sản thế giới Việt Nam 1. Di sản văn hóa vật thể 1.1. Quần thể di tích cố đô Huế Năm 1993, UNESCO đã công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá thế giới, là biểu trưng cho sự nổi bật về uy quyền của một đế chế phong kiến đã mất của Việt Nam vào thời kỳ hưng thịnh nhất của nó đầu thế kỷ XIX. Theo đánh giá của UNESCO, quần thể di tích Cố đô Huế đã hội đủ các yếu tố: Tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng. Có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc trong một kế hoạch phát triển đô thị hay một chương trình làm đẹp cảnh quan tại một khu vực văn hoá của thế giới. Một quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng. Kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng hay tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn, hay với các danh nhân lịch sử. 1.2. Đô thị Hội An Là Di sản văn hóa thế giới của UNESCO năm 1999 theo 2 tiêu chí: Tiêu chí II: Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế. Tiêu chí V: Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo. Nằm bên bồ hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng 30km. Phố cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, là trung tâm buôn bán nối liền ba miền Bắc, Trung, Nam. Vì vậy những công trình kiến trúc và giá trị văn hóa của phổ cổ Hội An được hội tụ từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Chính điều này đã tạo nên cho chúng ta một miền đất hội tụ và giao thoa văn hóa đa dạng. Với sự pha trộn, giao thoa của nhiều nét đẹp khác nhau. Bước chân vào khu phố cổ xinh đẹp này, ta có thể cảm nhận sâu sắc sự pha trộn đa dạng, đầy nghệ thuật và cổ kính bởi những dãy nhà san sát mang những nét đặc trưng kiến trúc của các nền văn hóa khác nhau. Không chỉ là bảo tàng sống của các công trình kiến trúc. Giá trị văn hóa của phố cổ Hội An còn nằm ở nền văn hóa phi vật thể phong phú và đa dạng. Trải qua nhiều sự biến động của thời cuộc, nhưng cuộc sống thường nhất của người dân đất Hội vẫn giữ nguyên nét đẹp ban đầu và tránh xa mọi sự xô bồ. Với những phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được lưu giữ, bảo tồn và phát triển. 1.3. Khu đền tháp Mỹ Sơn Trở thành Di sản văn hóa thế giới năm 1999 với những lý do sau: Tiêu chí II: Thánh địa Mỹ Sơn là một ví dụ đặc biệt về trao đổi văn hóa, với một xã hội bản địa thích nghi với các ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đáng chú ý là nghệ thuật và kiến trúc Ấn Độ giáo của tiểu lục địa Ấn Độ. Tiêu chí III: Vương quốc Champa là một hiện tượng quan trọng trong lịch sử chính trị và văn hóa của Đông Nam Á, được minh họa sống động bởi những tàn tích của Mỹ Sơn. Với hơn 1000 năm tồn tại, những công trình kiến trúc điêu khắc, đèn tháp Chăm pa ở Mỹ Sơn đã tạp thành một chỉnh thể nghệ thuật. Các tác phẩm không chỉ thể hiện tính thẩm mỹ cao mà còn phản ánh tính lịch sử, tính hiện thực trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống Chăm pa. Cho đến nay, chúng vẫn lưu giữ được những giá trị văn hóa lịch sử, thẩm mỹ, kiến trúc, nghệ thuật, kinh tế và xã hội rất quan trọng. 1.4. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long Chính thức ghi tên vào danh sách Di sản văn hóa thế giới của UNESCO vào năm 2010, đúng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, được công nhận theo các tiêu chí: Tiêu chí II: Khu vực trung tâm của Hoàng thành Thăng Long Hà Nội minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài chủ yếu đến từ Trung Quốc ở phía bắc và Vương quốc Champa ở phía nam. Tiêu chí III: Khu vực trung tâm của Hoàng thành Thăng minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở vùng châu thổ sông Hồng qua các thời kỳ lịch sử. Tiêu chí VI: Hoàng thành Thăng Long tại Hà Nội, với chức năng chính trị và vai trò biểu tượng, liên quan trực tiếp đến nhiều sự kiện văn hóa và lịch sử quan trọng, và các biểu hiện nghệ thuật hàng đầu và các ý tưởng đạo đức, triết học và tôn giáo. Sự thành công của những sự kiện này đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của một quốc gia độc lập hơn một nghìn năm, bao gồm cả thời kỳ thuộc địa và hai cuộc Chiến tranh Độc lập và thống nhất Việt Nam đương đại. Điểm nhấn của khu di tích này chính là 4 con rồng đá chầu ở thềm điện, được điêu khắc từ thế kỷ XV dưới triều đại vua Lê Thánh Tông tiêu biểu cho phong cách kiến trúc của thời Lê Sơ.Thềm Rồng gồm 9 bậc đá, với 3 lối lên xuống, lối chính dành cho Vua đi, hai bên dành cho quần thần. Đôi rồng ở giữa uốn 7 khúc, chân có 5 móng. Đây là những hiện vật vô cùng quý giá, biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, trường tồn của văn hóa dân tộc. 1.5. Thành nhà Hồ Trở thành Di sản văn hóa của UNESCO vào năm 2011 với những giá trị sau: Tiêu chí II: Tài sản thể hiện ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc đối với một biểu tượng quyền lực tập trung vương giả vào cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15. Nó đại diện cho những phát triển mới trong phong cách kiến trúc liên quan đến công nghệ và trong việc điều chỉnh các nguyên tắc quy hoạch thành phố địa chất đã có từ trước trong bối cảnh Đông Á và Đông Nam Á, tận dụng tối đa môi trường tự nhiên và kết hợp các yếu tố Việt Nam và Đông Nam Á khác biệt trong các di tích và cảnh quan của nó. Tiêu chí IV: Thành cổ là một ví dụ nổi bật về một quần thể kiến trúc trong bối cảnh nở rộ của chủ nghĩa tân Nho giáo thực dụng vào cuối thế kỷ 14 của Việt Nam, vào thời điểm nó lan rộng khắp Đông Á để trở thành một triết học chính ảnh hưởng đến chính phủ trong khu vực. Việc sử dụng các khối đá lớn chứng tỏ sức mạnh tổ chức của nhà nước Nho giáo và sự dịch chuyển trong trục chính phân biệt bố cục Thành cổ với quy tắc của Trung Quốc. Thành Nhà Hồ là một kiến trúc kinh thành quy mô lớn, đặc biệt Hoàng thành và đàn Nam Giao. Giá trị độc đáo bậc nhất của Thành Nhà Hồ là tòa kinh thành xây bằng đá rất bền vững và kiến cố. Biết bao vấn đề đặt ra cần lời giải đáp như nguồn đá, cách thức đẽo gọt theo kích thước được tính toán phù hợp với cấu trúc và thiết kế tòa thành, phương tiện vận chuyển, phương pháp lắp ghép và xây dựng... Tất cả nói lên một kỳ tích của con người, tài năng tổ chức, điều hành của công trình sư và lao động sáng tạo của các lớp dân phu, thợ thủ công các nghề làm đá, nung gạch ngói, xây dựng và trang trí... Trên lãnh thổ Việt Nam và phương Đông có nhiều kiến trúc bằng đá, nhất là các pháo đài, đến miếu, tượng đài, lăng mộ..., nhưng Thành Nhà Hồ là kinh đô duy nhất xây dựng chủ yếu bằng đá lớn rất hiếm trên thế giới. 2. Di sản văn hóa phi vật thể 2.1. Nghi lễ và trò chơi kéo co Ngày 2122015, tại phiên họp của Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 10 của UNESCO diễn ra tại thành phố Windhoek, Cộng hòa Namibia, nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại Ở Việt Nam, nghi lễ và trò chơi kéo co tập trung hầu hết ở vùng trung du, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, nơi được xem là vùng đất tụ cư lâu đời của người Việt, là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Ý nghĩa của trò diễn nghi lễ kéo co mang tính tâm linh, thể hiện mong muốn của cộng đồng là đội nào thắng sẽ mang lại điều may mắn cho làng xóm, tức là thông điệp của họ đã đến với đức Thánh và đức Thánh đã nhận được và ban cho họ những điều tốt lành. 2.2. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ Ngày 6122012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Về Đền Hùng là về nơi trung tâm của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, mỗi người dân Việt Nam được về nơi cội nguồn dân tộc, về với hồn đất nước, là một hành động thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và thể hiện lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng. Đến với Đền Hùng, mỗi người dân Việt Nam còn hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của hai chữ “đồng bào”, được cùng sinh ra trong một bọc của mẹ Âu Cơ. Từ đó mà có sức mạnh của ý chí cộng đồng, của tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Suy rộng ra, sự gắn kết cộng đồng xuất phát từ nguồn cội, do đó, là người Việt Nam dù ở đâu, trong Nam, ngoài Bắc, miền ngược hay miền xuôi, người kinh hay người dân tộc thiểu số đều là con một nhà trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Như vậy, có thể thấy giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính là sức mạnh của tinh thần cố kết cộng đồng, truyền thống đoàn kết dân tộc. 2.3. Nhã nhạc – âm nhạc cung đình Việt Nam Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội trong năm của các triều đại nhà Nguyễn – Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Theo đánh giá của UNESCO: “Trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia.” Giá trị nội dung: Hồ sơ Nhã nhạc bao gồm: trên 100 trang (hồ sơ viết), gần 100 trang phụ lục, trên 50 ảnh tư liệu và hiện trạng, phim slide, băng hình thuyết minh (10 phút), băng hình minh họa (70 phút), cùng nhiều tài liệu liên quan khác. Hồ sơ đã khẳng định Nhã nhạc là loại hình âm nhạc cung đình đạt đỉnh cao vào thế kỷ 19 ở Việt Nam, Huế là trung tâm hội tụ và lan tỏa các giá trị này. Với các giá trị của không gian, bối cảnh, các kỹ năng kỹ thuật, cách thức diễn xướng, trình tấu, vị thế mang tính chất khẳng định bản sắc văn hóa thực trạng của công cuộc bảo tồn và chương trình hành động... Giá trị nghệ thuật: Theo nhà nghiên cứu âm nhạc Trần Văn Khê thì “Trong dàn Nhã nhạc ta có thể nghe tiếng chững chạc trang nghiêm của đàn nguyệt, tiếng chuyền tiếng rơi vào nhịp nhịp ngoại, tiếng chầy, tiếng phi bay bướm của tỳ bà, tiếng trong nhờ nhạc công đàn nhị dùng tay mặt kéo cung, tay trái vuốt ve “nên lời dịu ngọt”, tiếng đục của đàn tam đem tiếng thổ chen vào tiếng kim của tam âm la, với tiếng nỉ non vi vút “như tiếng hạc bay qua” của hai ống sáo, tất cả nhạc khí ấy cùng theo nhịp do tiếng trống bảng dìu dắt, tiếng trống khi khoan khi nhặt, khi đánh nhịp chánh diện khi vào nội phách khi ra ngoại phách, toàn bộ dàn Nhã nhạc, liên tục trong 10 bài Ngự, từ nhịp điệu khoan thai của mấy bản Phấm Tuyết, Nguyên Tiêu lúc mở đầu, lần lần dồn dập qua các bài Hồ Quảng, Liên Hoàn, Bình Bán, Tây Mai, Kim Tiền, rộn rã từ Xuân Phong, Long Hổ đi đến náo nhiệt qua cấp điệu như tiếng vó ngựa trong bài Tẩu Mã”. 2.4. Ca trù Ngày 1102009, tại kỳ họp của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), ca trù đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Trải qua một quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay. Ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những giáo phường này đã duy trì các cộng đồng có quan hệ mật thiết, tạo nên nét đặc trưng cho Ca trù. Ca trù độc đáo ở không gian nghệ thuật riêng, nhạc cụ và thể thơ riêng biệt. Ca trù có rất nhiều thể thức hoặc giai điệu khác nhau, mỗi loại này được gọi là thể cách và kỹ thuật hát rất tinh tế, công phu 2.5. Dân ca quan họ Bắc Ninh Tại kỳ họp lần thứ tư của Ủy ban Liên Chính Phủ của Công ước UNESCO năm 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra ở Abhu Dhabi, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Dân ca quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (ngày 30 tháng 9 năm 2009) Dân ca quan họ là sự kết hợp giữa nhiều hình thức nghệ thuật khác như hát đúm, hát chèo, hát hội, hát ví, hát chèo, thơ, kể chuyện,… Chính vì vậy ở quan họ thể hiện tính đồng hóa các loại hình văn hóa khác vô cùng đặc biệt. Tuy vậy, quan họ cũng có những nét riêng, dù trải qua bao nhiêu thăng trầm trong lịch sử, tính dân tộc đó cũng không thể bị đồng hóa. Quan họ không chỉ là một môn nghệ thuật dân gian giải trí, mà nó còn thể hiện cách ứng xử khéo léo, tế nhị, kín đáo, lịch sự được truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nét văn hóa đặc trưng của người dân Kinh Bắc. Từ bao đời, những làn điệu quan họ vẫn luôn được truyền giữ, làm say lòng người nghe bởi vẻ mặn nồng, đong đầy nghĩa tình qua giọng ca ngọt ngào, đằm thắm của các liền anh, liền chị. Đến hẹn lại lên, mỗi dịp lễ hội làng quan họ, các liền anh lại đóng khăn xếp áo the, liền chị lượt là áo mớ ba mớ bảy, nón thúng quai thao gặp gỡ, đón tiếp nhau theo lề lối của người quan họ. Làn điệu dân ca đạt tới trình độ cao về nghệ thuật, kết hợp mượt mà của thơ ca nhạc họa đã thể hiện được tình cảm thân tình, nồng hậu, tinh tế và lịch lãm của người quan họ nói riêng và của người dân Kinh Bắc nói chung. 2.6. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc Là một hội trận được trình diễn bằng một hệ thống biểu tượng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, được cộng đồng bảo tồn nguyên giá trị cho tới ngày nay, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11 năm 2010. Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ... 2.7. Hát xoan ở Phú Thọ Với những giá trị nổi bật toàn cầu, ngày 24112011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên Chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Hát Xoan Phú Thọ có nguồn gốc từ thời đại Hùng Vương, là thứ tài sản tinh thần của quần chúng nhân dân lao động, bắt nguồn từ cuộc sống của nông dân và gắn liền với các phong tục, tập quán của nền nông nghiệp lúa nước. Hát Xoan không chỉ thể hiện cho ước nguyện thỉnh cầu của người dân đến với các bậc Thánh, Thần mà còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Không những vậy, câu hát Xoan còn thể hiện những tâm tư tình cảm, nguyện vọng lứa đôi, là cầu nối cho sự đoàn kết dân tộc. 2.8. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ Đờn ca tài tử là dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam vào ngày 5122013. Đờn ca tài tử có lịch sử khá lâu đời và được bắt nguồn từ truyền thống văn hóa đa dạng của miền Trung và miền Nam Việt Nam, Đờn ca tài tử luôn khẳng định rõ vai trò không thể thiếu của mình trong đời sống xã hội người Việt, được cộng đồng cư dân ở vùng miệt vườn, sông nước Nam bộ tự nguyện chấp nhận, tự do tham gia thực hành, sáng tạo, góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa Việt Nam. Đờn ca tài tử là loại hình sinh hoạt văn hóa gắn kết cộng đồng, phản ánh tâm tư, tình cảm và phù hợp với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở và can trường của người dân Nam bộ. Thông qua việc thực hành Đờn ca tài tử, các tập quán xã hội khác như: lễ hội, văn hóa truyền khẩu, nghề thủ công,… cũng được bảo tồn và phát huy. 2.9. Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đã được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại tại kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ngày 27112014 tại Paris (Pháp) Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ là sự kết tinh khả năng sáng tạo lời ca và giai điệu của các cộng đồng người Nghệ Tĩnh, đặc biệt là sự đóng góp của các nho sĩ, các nhà khoa bảng, các danh sĩ, sĩ phu yêu nước. Với nội dung, ngôn từ, bài hát do họ sáng tác, thấy được chặng đường lịch sử dân tộc đã đi qua. Sự hấp dẫn của Dân ca Ví, Giặm nằm ở sự tôn trọng việc tự do thể hiện tư tưởng, tình cảm bằng lời ca tiếng hát, bằng ngôn ngữ địa phương. Mỗi người có thể hát Ví với âm điệu tự do, hoặc hát Giặm có phách mạnh, phách nhẹ, hoặc hát cả hai. Bằng lối hát này, họ cũng dễ dàng ứng tác, đặt lời mới, góp phần làm cho kho tàng dân ca Nghệ Tĩnh thêm đa dạng, phong phú. 2.10. Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt Tín ngưỡng thờ mẫu được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại vào ngày 1.12.2016. Các nghi lễ trong tín ngưỡng bao gồm lễ cúng, lên đồng, hát văn, lễ hội. Giá trị văn hóa của thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc trình diễn với thể hiện quy tắc ứng xử trong văn hóa tâm linh. Các thực hành nghi thức tín ngưỡng thờ Mẫu như một vở kịch có lớp lang, được trình diễn theo thứ tự bởi ý niệm, bởi thực hành với sự thay đổi âm nhạc, ca từ, nghi lễ, khăn áo, đạo cụ và cách thức trình diễn. 2.11. Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam Với những giá trị vượt trội về nhiều mặt, tại Kỳ họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 diễn ra ngày 12122017 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO tại Jeju (Hàn Quốc), nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Không chỉ mang lại những giá trị lớn về nghệ thuật âm nhạc (nghệ thuật Hô thai, nghệ thuật độc diễn, cấu trúc âm nhạc đăng đối, hài hòa), nghệ thuật Bài chòi còn chứa đựng những giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, phản ánh sinh động điệu hồn dân tộc, có tác dụng giáo dục, hướng con người về nguồn cội, gắn bó với quê hương. Đồng thời, nghệ thuật Bài chòi đem đến những giá trị thẩm mỹ đặc sắc khi người diễn, người chơi, người xem được sống, trải nghiệm trong không gian diễn xướng đậm chất nguyên sơ, gắn với sắc thái văn hóa vùng miền, giúp mỗi người có thêm sức “đề kháng” để chống chọi, đối diện trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống thường ngày. 2.12. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ thuật đã từ lâu được khẳng định trong đời sống xã hội mà còn là kết tinh của hồn thiêng sông núi qua bao thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là tiếng nói của con người và của thần linh theo quan niệm vạn vật hữu linh. 2.13. Hát then Tày, Nùng Thái Ngày 1312 2019 tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Bogota, Cộng hòa Colombia, UNESCO ghi danh Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Về mặt nghi lễ, với tư cách là một hình thái sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, Then chứa đựng trong mình những tín ngưỡng, tôn giáo nguyên thủy. Thông qua các nghi thức thực hiện then văn, then tướng và nhiều hình thức khác, ông Then, bà Then sẽ là chiếc cầu nối giữa thế giới thần tiên và nhân gian, nhằm bày tỏ lòng thành kinh, biết ơn tới các vị thần đã phù hộ, che chở cho mình và gia đình, cộng đồng tránh khỏi những thiên tai, dịch bệnh, đem lại một cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Về mặt nghệ thuật dân gian, Then là một loại hình nghệ thuật tổng hợp chứa nhiều thành tố ngữ văn, âm nhạc, mỹ thuật, múa, diễn xướng dân gian và có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội. Then được thể hiện sinh động bằng lời ca, tiếng nhạc, điệu múa dân gian hết sức phong phú và hấp dẫn. 3. Di sản thiên nhiên 3.1. Vịnh Hạ Long Được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần đầu năm 1994 và lần 2 năm 2000 theo các tiêu chí sau: Tiêu chí VII: Bao gồm vô số các đảo và đảo đá vôi nhô lên từ biển, với nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau và thể hiện thiên nhiên đẹp như tranh vẽ, Vịnh Hạ Long là một cảnh biển tuyệt đẹp được điêu khắc bởi thiên nhiên. Tiêu chí VIII: Là ví dụ rộng rãi nhất và được biết đến nhiều nhất về cácxtơ tháp xâm chiếm biển trên thế giới. Giá trị cảnh quan: Vịnh Hạ Long là 1 trong 10 Vịnh biển đẹp nhất thế giới. Nơi đây là một tạo hình kỳ lạ của tạo hoá, một sự kết hợp giữa điêu khắc và hội hoạ, là sự hài hoà, uyển chuyển giữa bố cục và màu sắc, giữa hình khối và không gian... được biểu hiện bởi hàng ngàn hòn đảo trên mặt biển xanh với những hình thù khác nhau như có bàn tay sắp đặt cố tình của tạo hoá khơi gợi trí tưởng tượng vô hạn của con người. Giá trị Địa chất Địa mạo: Với số lượng đảo lớn nhất nước, chiếm gần 23 tổng số lượng đảo toàn Việt Nam, lịch sử địa chất lâu dài của Vịnh Hạ Long được biết đến ít nhất trên 500 triệu năm bao gồm nhiều hệ tầng trầm tích có nguồn gốc lục địa và cacbonat. Đó là những trang sử đá ghi lại những biến cố vĩ đại của các quá trình địa chất khu vực, được thể hiện qua các đặc điểm màu sắc, thành phần vật chất, sự sắp xếp, cấu tạo các lớp đá, các di tích hoá thạch còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Giá trị đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học là một ưu thế, một đặc điểm hấp dẫn của Vịnh Hạ Long với những hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới, đa dạng thành phần loài, nguồn gen đặc hữu quý hiếm. Trong số 2.949 loài động, thực vật được bảo tồn, đã xác định được 102 loài quý hiếm có giá trị toàn cầu hoặc khu vực, trong đó có 13 loài thực vật đặc hữu và nhiều loài thực vật đặc hữu, vô cùng quý hiếm chỉ có ở nơi đây. Giá trị văn hoá lịch sử: Vịnh Hạ Long là một trong những cái nôi của người Việt cổ với ba nền văn hoá nối tiếp nhau: Soi Nhụ, Cái Bèo, Hạ Long cách ngày nay từ 18.000 đến 3.000 năm; là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể nổi bật như: Các di chỉ Tiên Ông, Mê Cung, Thiên Long... Di sản thế giới sở hữu nhiều giá trị nhất: Bên cạnh những giá trị thẩm mỹ, cảnh quan và địa chất, địa mạo đã được tổ chức UNESCO hai lần công nhận. Vịnh Hạ Long còn chứa trong mình hai giá trị nổi bật: Đa dạng sinh học và văn hoá lịch sử mà trong tổng số 6 di sản thế giới tại Việt Nam và hơn 900 di sản trên thế giới hiện nay chưa nơi nào có được. Giá trị du lịch nghỉ dưỡng: Là khu vực có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, hệ thống hang động phong phú, bãi biển đẹp, lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống, Vịnh Hạ Long hội đủ những yếu tố về đất nước, con người, cảnh quan, văn hoá, lịch sử hấp dẫn du khách để quảng bá du lịch Việt Nam. Hiện nay, loại hình du lịch nghỉ đêm trên Vịnh được xem là độc đáo, đặc sắc, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước. Đa dạng thuỷ hải sản: Với điều kiện lý tưởng, nguồn nước giàu chất dinh dưỡng, biển lặng sóng, những bãi triều rộng, Vịnh Hạ Long có nguồn lợi hải sản vô cùng phong phú. Nơi đây có đến 315 loài cá và 450 động vật thân mềm; là nơi quần tụ, sinh sống và phát triển của nhiều loại hải sản có giá trị cao như: Cá Song, cá Thu, cá Nhụ, Mực, Tôm, Cua, Bào ngư, Hải sâm... và thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản, đặc biệt là những loài vừa có giá trị kinh tế cao vừa có khả năng làm sạch môi trường như: Tu hài, Ngọc trai, Sò, Ngán… Lượng khách quốc tế tham quan lớn nhất Việt Nam: Với những điều kiện tự nhiên ưu đãi và những danh hiệu của mình, Vịnh Hạ Long là nơi thu hút du khách quốc tế lớn nhất trong tổng số 6 di sản thế giới tại Việt Nam thời gian qua (năm 2011 với trên 6 triệu lượt khách trong và ngoài nước). Hành trình đến Hạ Long luôn là một trong những ưu tiên số 1 của tất cả các du khách quốc tế khi đến với Việt Nam. 3.2. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng Vườn quốc gia Phong NhaKẻ Bàng, được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới năm 2003 và mở rộng vào năm 2015 theo: Tiêu chí VIII: Vườn quốc gia Phong NhaKẻ Bàng là một phần của một cao nguyên lớn bị chia cắt, bao gồm các dãy núi đá của Phong Nha, Kẻ Bàng và Hin Namno. Tiêu chí IX: Vườn quốc gia Phong NhaKẻ Bàng bao gồm một cảnh quan đá vôi phức tạp, với các hang động rất lớn và sông ngầm. Tiêu chí X: Một mức độ đa dạng sinh học cao được tìm thấy trong khu vực di sản, với hơn 2.700 loài thực vật có mạch và hơn 800 loài động vật có xương sống Một trong những giá trị văn hóa của vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng có thể kể tới đó là giá trị địa chất của Phong Nha Kẻ Bàng mang lại. Vườn quốc gia đa dạng về mặt địa chất, địa đạo, sinh học, khí hậu và hệ sinh thái, cảnh quan. Nơi này còn có các di tích từ kỷ Devon về sự kiện hình thành vỏ Trái đất. Sự đa dạng của Vườn quốc gia có thể kể tới nữa đó chính là hệ thống động Phong Nha Kẻ Bàng. Nơi đây có hệ thống gồm hơn 300 hang động lớn nhỏ, hiện nay nó cũng được thuộc một trong những vùng đá vôi nhiệt cổ đại lớn nhất. Đây là một vùng địa chất khá độc đáo được nhiều nhà nghiên cứu địa chất trong và ngoài nước đặc biệt chú ý. 4. Di sản tư liệu 4.1. Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc Các bia đá ghi tên những người đỗ Tiến sĩ các khoa thi thời Lê sơ, thời Mạc và thời Lê trung hưng (14421779) tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội, Việt Nam. Ngày 742010 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, UBND thành phố Hà Nội long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê Mạc (14421779) là Di sản tư liệu thế giới. Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã tới dự buổi lễ . Bia tiến sĩ Văn Miếu gồm 82 tấm bia đá khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (14421779) tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội. Bia được đặt trên lưng rùa đá để biểu thị sự trường tồn của tinh hoa dân tộc, phản ánh được giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước trong suốt 300 năm 4.2. Mộc bản triều Nguyễn Di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam do UNESCO công nhận ngày 31 tháng 7 năm 2009. Số mộc bản này hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV Đà Lạt, Lâm Đồng (xưa và nay vẫn là Biệt điện Trần Lệ Xuân Khu Di tích của TP. Đà Lạt) Gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ HánNôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Tài liệu mộc bản triều Nguyễn được tạo ra trong quá trình hoạt động của Quốc sử quán triều Nguyễn, phản ánh mọi mặt về xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn 4.3. Mộc bản kinh Phật thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm Các mộc bản đang lưu trữ tại chùa Vĩnh Nghiêm, làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ngôi chùa cổ xây dựng vào đầu triều Lý (1010 1225), mang những giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam. Ngày 1652012, bộ 3.050 mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm đã vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á Thái Bình Dương. Bộ mộc bản đang được lưu giữ trang trọng tại chùa Vĩnh Nghiêm. để truyền bá tư tưởng cốt lõi của đạo Phật cho hàng triệu tăng ni, Phật tử Dựa trên ba tiêu chí là: tính xác thực, tính độc đáo không thể thay thế và vị trí, vai trò trong khu vực. Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm hàm chứa những giá trị tư tưởng, giáo lý sâu sắc của Phật phái Trúc Lâm, đồng thời đánh dấu quá trình phát triển của hệ thống văn tự Nôm qua các thời đại. Đây còn là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ, mang tính độc bản, nguyên gốc, chưa bị sửa chữa hay tác động làm biến dạng. Qua kho mộc bản này, người xem có thể khai thác thông tin phong phú ở nhiều lĩnh vực như: tôn giáo, ngôn ngữ, văn học, y học, mỹ thuật… 4.4. Châu bản triều Nguyễn Châu bản vẫn đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, tuy nhiên theo thông tin từ Trung tâm này thì số lượng Châu bản được lưu trữ lại là 773 tập gốc. Đầu năm 2014, Việt Nam đã trình hồ sơ lên UNESCO đề cử Châu bản triều Nguyễn trở thành di sản tư liệu thế giới. Ngày 1452014, Châu bản triều Nguyễn của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu Chương trình Ký ức thế giới Khu vực châu Á Thái Bình Dương. Giá trị đặc sắc về nội dung và hình thức như tính độc đáo, tính xác thực, tính quý hiếm và tầm hưởng quốc tế Là tập hợp toàn bộ các văn bản hành chính của triều Nguyễn từ khi vua Gia Long lên ngôi cho đến khi vua Bảo Đại thoái vị. 4.5. Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế Ngày 1952016, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Di sản phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chí như: độc đáo, duy nhất, mang ý nghĩa quốc tế, tính toàn vẹn, có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị bền vững và khoa học. Đây là một di sản tư liệu thể hiện tư tưởng của các vị vua triều Nguyễn về lịch sử, độc lập dân tộc, văn hóa, quan niệm trị quốc, dân sinh; một loại hình nghệ thuật trang trí đặc biệt và tư liệu độc đáo và riêng có tại cố đô Huế. 5. Di sản hỗn hợp Quần thể danh thắng Tràng An Được UNESCO công nhận là di sản hỗn hợp (văn hóa và thiên nhiên) thế giới năm 2014, mở rộng năm 2016 theo các tiêu chí sau: Tiêu chí VII: “Di sản chứa đựng các hiện tượng thiên nhiên siêu việt hay khu vực có vẻ đẹp thiên nhiên khác thường và tầm quan trọng thẩm mỹ”. Tiêu chí VIII: “Di sản là những ví dụ nổi bật đại diện cho những giai đoạn quan trọng của lịch sử trái đất, bao gồm cả việc ghi chép lại cuộc sống, các quá trình địa chất lớn đang tiếp diễn trong sự phát triển của các địa mạo, hay những đặc điểm địa chấn và địa hình lớn”. Tiêu chí V: “Di sản là một ví dụ nổi bật về một kiểu định cư truyền thống của con người hoặc một phương pháp sử dụng đất truyền thống, đại diện cho một nền văn hoá (hoặc các nền văn hoá), nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược được”. Giá trị nổi bật Toàn cầu của Tràng An được công nhận dựa trên 3 trụ cột chính quy định tại hướng dẫn thực hiện Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, đó là: Tràng An chứa đựng các bằng chứng về sự tương tác giữa con người và môi trường, thể hiện sự thích ứng của con người với các điều kiện biến đổi về địa lý và sự khắc nghiệt nhất của môi trường trong lịch sử Trái đất, đặc biệt là những biến đổi khí hậu diễn ra vào cuối và ngay sau thời kỳ băng hà cuối cùng. 6. Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn Cao nguyên đá Đồng Văn là khởi nguồn cho những giá trị đặc sắc nhất cả về cảnh quan và văn hóa nơi đây. Ngày 03102010, Cao nguyên đá Đồng Văn của Hà Giang được UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Kiến tạo địa chất độc đáo và các di sản nhân văn với mong muốn về tạo sinh kế cho nhân dân Là vùng đất địa đầu Tổ Quốc với cột cờ Lũng Cú đánh dấu điểm cực Bắc của đất nước, cùng nhau vượt qua đèo Mã Pí Lèng, cung đường đèo hiểm trở dài 20km, cao 1.200m, nằm trên con đường mang tên Hạnh Phúc, nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc, ngắm nhìn những cô gái Mông ngồi dệt bên khung cửi, những nếp nhà trình tường đơn sơ, giản dị, những bờ rào đá bền bỉ, vững vàng… II. Phân tích điểm mạnh – điểm yếu của văn hóa Việt Nam A. Điểm mạnh Về tôn giáo: + Không say mê cuồng tín, không cực đoan mà dung hòa giữa các tôn giáo + Coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia Về nghệ thuật: tuy có quy mô không lớn, tráng lệ, phi thường nhưng sáng tạo được những tác phẩm tinh tế, chủ yếu là lĩnh vực thơ ca Về ứng xử: + Thích sự yên ổn: mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp; yên phận thủ thường, không kỳ thị, cực đoan; quý sự hòa đồng hơn rạch ròi trắng đen + Trọng tình nghĩa: chuộng người hiền lành, tình nghĩa, khôn khéo; chuộng sự hợp tình, hợp lý Về sinh hoạt: ưa sự chừng mực, vừa phải + Cái đẹp: thích cái xinh, cái khéo, cái thanh nhã; ghét cái sặc sỡ + Ăn mặc: Thích cái giản dị, thanh đạm, kín đáo, hòa hợp với thiên nhiên; không chuộng sự cầu kì; hướng vào cái dịu dàng thanh lịch, quý sự kín đáo hơn sự phô trương  Tính ổn định, nét riêng của văn hóa truyền thống Việt Nam: cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, con người sống có tình nghĩa, có văn hóa trên một cái nền nhân bản B. Điểm yếu Không có một ngành khoa học, kỹ thuật nào phát triển đến thành truyền thống, âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ, chưa có một ngành văn hóa nào trở thành danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hóa Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hòa hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận những gì vừa phải, phù hợp nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình Không có khát vọng để hướng đến những sáng tạo lớn, không đề cao trí tuệ  Tạo sức ì, sự cản trở những bước phát triển mạnh mẽ làm nên tầm vóc lớn lao của các giá trị văn hóa lớn của dân tộc

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA: DU LỊCH - - VĂN HÓA VIỆT NAM Bài tập cá nhân GIÁ TRỊ CỦA CÁC DI SẢN THẾ GIỚI PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH – ĐIỂM YẾU CỦA VĂN HĨA VIỆT NAM Lớp: 45K03.4 – Nhóm Galaxy Sinh viên: Lê Thị Phượng Đà Nẵng, T9/2021 Nội dung I Giá trị di sản giới A Phân loại di sản giới B Tiêu chí cơng nhận di sản giới C Các giá trị di sản giới Việt Nam Di sản văn hóa vật thể Di sản văn hóa phi vật thể Di sản thiên nhiên 12 Di sản tư liệu .14 Di sản hỗn hợp 15 Công viên địa chất toàn cầu .16 II Phân tích điểm mạnh – điểm yếu văn hóa Việt Nam 16 A Điểm mạnh 16 B Điểm yếu .17 I Giá trị di sản giới A Phân loại di sản giới - Di sản văn hóa: + Di sản văn hóa vật thể + Di sản văn hóa phi vật thể - Di sản thiên nhiên - Di sản hỗn hợp - Di sản tư liệu - Công viên địa chất tồn cầu B Tiêu chí cơng nhận di sản giới Theo quy định UNESCO Hướng dẫn thực Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa thiên nhiên giới, để trở thành di sản văn hóa thiên nhiên giới, di sản cần đạt 10 tiêu chí đây: Là tuyệt tác thiên tài sáng tạo; Thể giao thoa quan trọng giá trị nhân văn, qua thời kỳ hay bên khu vực văn hoá giới, phát triển kiến trúc, (kỹ thuật) công nghệ, nghệ thuật điêu khắc, quy hoạch đô thị hay thiết kế phong cảnh; Chứa đựng minh chứng nhất khác biệt truyền thống văn hoá hay văn minh tồn tuyệt vong; Là ví dụ bật loại cơng trình xây dựng, quần thể kiến trúc công nghệ, cảnh quan minh họa (hoặc nhiều) giai đoạn lịch sử nhân loại; Là ví dụ bật loại hình cư trú truyền thống người, việc sử dụng đất đai, hay sử dụng biển, đại diện cho (hay nhiều) văn hoá, tương tác người mơi trường, đặc biệt trở nên dễ bị phá vỡ tác động biến động khơng thể đảo ngược được; Có liên hệ trực tiếp nhận thấy với kiện hay truyền thống sinh hoạt, với ý tưởng hay tín ngưỡng, với cơng trình nghệ thuật hay văn học có ý nghĩa bật tồn cầu (Uỷ ban cho tiêu chí nên sử dụng kết hợp với tiêu chí khác); Chứa đựng tượng thiên nhiên siêu việt hay khu vực đẹp thiên nhiên khác thường tầm quan trọng thẩm mỹ; Là ví dụ bật đại diện cho giai đoạn quan trọng lịch sử trái đất, bao gồm việc phản ánh đời sống, trình địa chất lớn tiếp diễn phát triển địa mạo, hay đặc điểm địa chấn địa hình lớn; Là ví dụ bật đại diện cho trình sinh thái sinh vật tiến hoá phát triển hệ sinh thái mặt đất, nước ngọt, nước biển ven biển cộng đồng động - thực vật; 10 Chứa đựng môi trường sinh sống thiên nhiên quan trọng có ý nghĩa việc bảo tồn chỗ đa sạng sinh học, kể nơi chứa đựng giống loài bị đe doạ có giá trị bật tồn cầu xét góc độ khoa học bảo tồn Trong 10 tiêu chí này, tiêu chí đầu dành để xác định loại hình Di sản văn hóa tiêu chí cuối dành để xác định loại hình Di sản thiên nhiên C Các giá trị di sản giới Việt Nam Di sản văn hóa vật thể 1.1 Quần thể di tích cố Huế Năm 1993, UNESCO cơng nhận quần thể di tích Cố Huế di sản văn hoá giới, biểu trưng cho bật uy quyền đế chế phong kiến Việt Nam vào thời kỳ hưng thịnh đầu kỷ XIX Theo đánh giá UNESCO, quần thể di tích Cố Huế hội đủ yếu tố: - Tiêu biểu cho thành tựu nghệ thuật độc đáo, kiệt tác bàn tay người tạo dựng - Có giá trị to lớn mặt kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc kế hoạch phát triển đô thị hay chương trình làm đẹp cảnh quan khu vực văn hoá giới - Một quần thể kiến trúc tiêu biểu thời kỳ lịch sử quan trọng - Kết hợp chặt chẽ với kiện trọng đại, tư tưởng hay tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn, hay với danh nhân lịch sử 1.2 Đô thị Hội An - Là Di sản văn hóa giới UNESCO năm 1999 theo tiêu chí: Tiêu chí II: Hội An biểu vật thể bật kết hợp văn hóa qua thời kỳ thương cảng quốc tế Tiêu chí V: Hội An điển hình tiêu biểu cảng thị châu Á truyền thống bảo tồn cách hoàn hảo - Nằm bên bồ hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng 30km Phố cổ Hội An thương cảng quốc tế sầm uất, trung tâm buôn bán nối liền ba miền Bắc, Trung, Nam Vì cơng trình kiến trúc giá trị văn hóa phổ cổ Hội An hội tụ từ nhiều văn hóa khác Chính điều tạo nên cho miền đất hội tụ giao thoa văn hóa đa dạng - Với pha trộn, giao thoa nhiều nét đẹp khác Bước chân vào khu phố cổ xinh đẹp này, ta cảm nhận sâu sắc pha trộn đa dạng, đầy nghệ thuật cổ kính dãy nhà san sát mang nét đặc trưng kiến trúc văn hóa khác - Khơng bảo tàng sống cơng trình kiến trúc Giá trị văn hóa phố cổ Hội An cịn nằm văn hóa phi vật thể phong phú đa dạng Trải qua nhiều biến động thời cuộc, sống thường người dân đất Hội giữ nguyên nét đẹp ban đầu tránh xa xô bồ Với phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa lưu giữ, bảo tồn phát triển 1.3 Khu đền tháp Mỹ Sơn Trở thành Di sản văn hóa giới năm 1999 với lý sau: Tiêu chí II: Thánh địa Mỹ Sơn ví dụ đặc biệt trao đổi văn hóa, với xã hội địa thích nghi với ảnh hưởng văn hóa bên ngồi, đáng ý nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo tiểu lục địa Ấn Độ Tiêu chí III: Vương quốc Champa tượng quan trọng lịch sử trị văn hóa Đơng Nam Á, minh họa sống động tàn tích Mỹ Sơn Với 1000 năm tồn tại, cơng trình kiến trúc điêu khắc, đèn tháp Chăm pa Mỹ Sơn tạp thành chỉnh thể nghệ thuật Các tác phẩm khơng thể tính thẩm mỹ cao mà cịn phản ánh tính lịch sử, tính thực nhiều lĩnh vực sống Chăm pa Cho đến nay, chúng lưu giữ giá trị văn hóa lịch sử, thẩm mỹ, kiến trúc, nghệ thuật, kinh tế xã hội quan trọng 1.4 Khu di tích trung tâm Hồng thành Thăng Long Chính thức ghi tên vào danh sách Di sản văn hóa giới UNESCO vào năm 2010, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, công nhận theo tiêu chí: Tiêu chí II: Khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội minh chứng đặc sắc trình giao lưu văn hóa lâu dài, nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngồi chủ yếu đến từ Trung Quốc phía bắc Vương quốc Champa phía nam Tiêu chí III: Khu vực trung tâm Hồng thành Thăng minh chứng truyền thống văn hóa lâu đời người Việt vùng châu thổ sơng Hồng qua thời kỳ lịch sử Tiêu chí VI: Hoàng thành Thăng Long Hà Nội, với chức trị vai trị biểu tượng, liên quan trực tiếp đến nhiều kiện văn hóa lịch sử quan trọng, biểu nghệ thuật hàng đầu ý tưởng đạo đức, triết học tôn giáo Sự thành công kiện đánh dấu trình hình thành phát triển quốc gia độc lập nghìn năm, bao gồm thời kỳ thuộc địa hai Chiến tranh Độc lập thống Việt Nam đương đại Điểm nhấn khu di tích rồng đá chầu thềm điện, điêu khắc từ kỷ XV triều đại vua Lê Thánh Tông tiêu biểu cho phong cách kiến trúc thời Lê Sơ.Thềm Rồng gồm bậc đá, với lối lên xuống, lối dành cho Vua đi, hai bên dành cho quần thần Đôi rồng uốn khúc, chân có móng Đây vật vô quý giá, biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, trường tồn văn hóa dân tộc 1.5 Thành nhà Hồ Trở thành Di sản văn hóa UNESCO vào năm 2011 với giá trị sau: Tiêu chí II: Tài sản thể ảnh hưởng Nho giáo Trung Quốc biểu tượng quyền lực tập trung vương giả vào cuối kỷ 14 - đầu kỷ 15 Nó đại diện cho phát triển phong cách kiến trúc liên quan đến công nghệ việc điều chỉnh nguyên tắc quy hoạch thành phố địa chất có từ trước bối cảnh Đông Á Đông Nam Á, tận dụng tối đa môi trường tự nhiên kết hợp yếu tố Việt Nam Đông Nam Á khác biệt di tích cảnh quan Tiêu chí IV: Thành cổ ví dụ bật quần thể kiến trúc bối cảnh nở rộ chủ nghĩa tân Nho giáo thực dụng vào cuối kỷ 14 Việt Nam, vào thời điểm lan rộng khắp Đơng Á để trở thành triết học ảnh hưởng đến phủ khu vực Việc sử dụng khối đá lớn chứng tỏ sức mạnh tổ chức nhà nước Nho giáo dịch chuyển trục phân biệt bố cục Thành cổ với quy tắc Trung Quốc Thành Nhà Hồ kiến trúc kinh thành quy mô lớn, đặc biệt Hoàng thành đàn Nam Giao Giá trị độc đáo bậc Thành Nhà Hồ tòa kinh thành xây đá bền vững kiến cố Biết bao vấn đề đặt cần lời giải đáp nguồn đá, cách thức đẽo gọt theo kích thước tính tốn phù hợp với cấu trúc thiết kế tòa thành, phương tiện vận chuyển, phương pháp lắp ghép xây dựng Tất nói lên kỳ tích người, tài tổ chức, điều hành cơng trình sư lao động sáng tạo lớp dân phu, thợ thủ công nghề làm đá, nung gạch ngói, xây dựng trang trí Trên lãnh thổ Việt Nam phương Đơng có nhiều kiến trúc đá, pháo đài, đến miếu, tượng đài, lăng mộ , Thành Nhà Hồ kinh đô xây dựng chủ yếu đá lớn giới Di sản văn hóa phi vật thể 2.1 Nghi lễ trò chơi kéo co Ngày 2/12/2015, phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 10 UNESCO diễn thành phố Windhoek, Cộng hòa Namibia, nghi lễ trò chơi kéo co Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines thức UNESCO cơng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể nhân loại Ở Việt Nam, nghi lễ trò chơi kéo co tập trung hầu hết vùng trung du, đồng sông Hồng Bắc Trung Bộ, nơi xem vùng đất tụ cư lâu đời người Việt, nôi văn minh lúa nước Ý nghĩa trị diễn nghi lễ kéo co mang tính tâm linh, thể mong muốn cộng đồng đội thắng mang lại điều may mắn cho làng xóm, tức thơng điệp họ đến với đức Thánh đức Thánh nhận ban cho họ điều tốt lành 2.2 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Phú Thọ Ngày 6/12/2012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Phú Thọ UNESCO thức cơng nhận di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại Về Đền Hùng nơi trung tâm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, người dân Việt Nam nơi cội nguồn dân tộc, với hồn đất nước, hành động thể đạo lý “uống nước nhớ nguồn” thể lịng biết ơn cơng lao dựng nước vua Hùng Đến với Đền Hùng, người dân Việt Nam hiểu sâu sắc ý nghĩa hai chữ “đồng bào”, sinh bọc mẹ Âu Cơ Từ mà có sức mạnh ý chí cộng đồng, tinh thần đại đoàn kết dân tộc Suy rộng ra, gắn kết cộng đồng xuất phát từ nguồn cội, đó, người Việt Nam dù đâu, Nam, ngồi Bắc, miền ngược hay miền xi, người kinh hay người dân tộc thiểu số nhà đại gia đình dân tộc Việt Nam Như vậy, thấy giá trị Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương sức mạnh tinh thần cố kết cộng đồng, truyền thống đoàn kết dân tộc 2.3 Nhã nhạc – âm nhạc cung đình Việt Nam Nhã nhạc cung đình Huế thể loại nhạc cung đình thời phong kiến, biểu diễn vào dịp lễ hội năm triều đại nhà Nguyễn – Việt Nam Nhã nhạc cung đình Huế UNESCO cơng nhận kiệt tác truyền phi vật thể nhân loại vào năm 2003 Theo đánh giá UNESCO: “Trong thể loại nhạc cổ truyền Việt Nam, có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia.” - Giá trị nội dung: Hồ sơ Nhã nhạc bao gồm: 100 trang (hồ sơ viết), gần 100 trang phụ lục, 50 ảnh tư liệu trạng, phim slide, băng hình thuyết minh (10 phút), băng hình minh họa (70 phút), nhiều tài liệu liên quan khác Hồ sơ khẳng định Nhã nhạc loại hình âm nhạc cung đình đạt đỉnh cao vào kỷ 19 Việt Nam, Huế trung tâm hội tụ lan tỏa giá trị Với giá trị không gian, bối cảnh, kỹ kỹ thuật, cách thức diễn xướng, trình tấu, vị mang tính chất khẳng định sắc văn hóa thực trạng cơng bảo tồn chương trình hành động - Giá trị nghệ thuật: Theo nhà nghiên cứu âm nhạc Trần Văn Khê “Trong dàn Nhã nhạc ta nghe tiếng chững chạc trang nghiêm đàn nguyệt, tiếng chuyền tiếng rơi vào nhịp nhịp ngoại, tiếng chầy, tiếng phi bay bướm tỳ bà, tiếng nhờ nhạc công đàn nhị dùng tay mặt kéo cung, tay trái vuốt ve “nên lời dịu ngọt”, tiếng đục đàn tam đem tiếng thổ chen vào tiếng kim tam âm la, với tiếng nỉ non vi vút “như tiếng hạc bay qua” hai ống sáo, tất nhạc khí theo nhịp tiếng trống bảng dìu dắt, tiếng trống khoan nhặt, đánh nhịp chánh diện vào nội phách ngoại phách, toàn dàn Nhã nhạc, liên tục 10 Ngự, từ nhịp điệu khoan thai Phấm Tuyết, Nguyên Tiêu lúc mở đầu, lần lần dồn dập qua Hồ Quảng, Liên Hồn, Bình Bán, Tây Mai, Kim Tiền, rộn rã từ Xuân Phong, Long Hổ đến náo nhiệt qua cấp điệu tiếng vó ngựa Tẩu Mã” 2.4 Ca trù Ngày 1/10/2009, kỳ họp Tổ chức Giáo dục, Khoa học Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), ca trù công nhận di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp - Trải qua q trình phát triển từ kỷ 15 đến Ca trù thể ý thức sắc kế tục nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, chuyển giao từ hệ sang hệ khác Những giáo phường trì cộng đồng có quan hệ mật thiết, tạo nên nét đặc trưng cho Ca trù - Ca trù độc đáo không gian nghệ thuật riêng, nhạc cụ thể thơ riêng biệt Ca trù có nhiều thể thức giai điệu khác nhau, loại gọi thể cách kỹ thuật hát tinh tế, công phu 2.5 Dân ca quan họ Bắc Ninh Tại kỳ họp lần thứ tư Ủy ban Liên Chính Phủ Công ước UNESCO năm 2003 bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn Abhu Dhabi, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Dân ca quan họ Bắc Ninh UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (ngày 30 tháng năm 2009) Dân ca quan họ kết hợp nhiều hình thức nghệ thuật khác hát đúm, hát chèo, hát hội, hát ví, hát chèo, thơ, kể chuyện,… Chính quan họ thể tính đồng hóa loại hình văn hóa khác vơ đặc biệt Tuy vậy, quan họ có nét riêng, dù trải qua thăng trầm lịch sử, tính dân tộc khơng thể bị đồng hóa Quan họ không môn nghệ thuật dân gian giải trí, mà cịn thể cách ứng xử khéo léo, tế nhị, kín đáo, lịch truyền từ đời sang đời khác, trở thành nét văn hóa đặc trưng người dân Kinh Bắc Từ bao đời, điệu quan họ truyền giữ, làm say lòng người nghe vẻ mặn nồng, đong đầy nghĩa tình qua giọng ca ngào, đằm thắm liền anh, liền chị Đến hẹn lại lên, dịp lễ hội làng quan họ, liền anh lại đóng khăn xếp áo the, liền chị lượt áo "mớ ba mớ bảy", nón thúng quai thao gặp gỡ, đón lề lối người quan họ Làn điệu dân ca đạt tới trình độ cao nghệ thuật, kết hợp mượt mà thơ ca nhạc họa thể tình cảm thân tình, nồng hậu, tinh tế lịch lãm người quan họ nói riêng người dân Kinh Bắc nói chung 2.6 Hội Gióng đền Phù Đổng đền Sóc Là hội trận trình diễn hệ thống biểu tượng độc đáo, mang đậm sắc văn hóa Việt, cộng đồng bảo tồn nguyên giá trị ngày nay, Hội Gióng đền Phù Đổng đền Sóc UNESCO cơng nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại vào tháng 11 năm 2010 Giá trị bật tồn cầu Hội Gióng thể chỗ tượng văn hóa bảo tồn, lưu truyền liên tục toàn vẹn qua nhiều hệ Lễ hội cịn có vai trò liên kết cộng đồng chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể khát vọng đất nước thái bình, nhân dân có sống ấm no, hạnh phúc Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp giá trị lễ hội đám rước, hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ 2.7 Hát xoan Phú Thọ Với giá trị bật toàn cầu, ngày 24/11/2011, Hội nghị lần thứ Ủy ban liên Chính phủ Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể UNESCO tổ chức Bali Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ Việt Nam công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp nhân loại Hát Xoan Phú Thọ có nguồn gốc từ thời đại Hùng Vương, thứ tài sản tinh thần quần chúng nhân dân lao động, bắt nguồn từ sống nông dân gắn liền với phong tục, tập quán nông nghiệp lúa nước Hát Xoan cho ước nguyện thỉnh cầu người dân đến với bậc Thánh, Thần mà thể đạo lý uống nước nhớ nguồn dân tộc ta Không vậy, câu hát Xoan cịn thể tâm tư tình cảm, nguyện vọng lứa đơi, cầu nối cho đồn kết dân tộc 2.8 Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ Đờn ca tài tử dòng nhạc dân tộc Việt Nam UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể danh hiệu UNESCO Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam vào ngày 5/12/2013 Đờn ca tài tử có lịch sử lâu đời bắt nguồn từ truyền thống văn hóa đa dạng miền Trung miền Nam Việt Nam, Đờn ca tài tử khẳng định rõ vai trị khơng thể thiếu đời sống xã hội người Việt, cộng đồng cư dân vùng miệt vườn, sông nước Nam tự nguyện chấp nhận, tự tham gia thực hành, sáng tạo, góp phần tạo nên đa dạng văn hóa Việt Nam Đờn ca tài tử loại hình sinh hoạt văn hóa gắn kết cộng đồng, phản ánh tâm tư, tình cảm phù hợp với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở can trường người dân Nam Thông qua việc thực hành Đờn ca tài tử, tập quán xã hội khác như: lễ hội, văn hóa truyền khẩu, nghề thủ cơng,… bảo tồn phát huy 2.9 Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia ghi danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại kỳ họp thứ Ủy ban Liên Chính phủ Cơng ước UNESCO bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ngày 27/11/2014 Paris (Pháp) Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ kết tinh khả sáng tạo lời ca giai điệu cộng đồng người Nghệ Tĩnh, đặc biệt đóng góp nho sĩ, nhà khoa bảng, danh sĩ, sĩ phu yêu nước Với nội dung, ngôn từ, hát họ sáng tác, thấy chặng đường lịch sử dân tộc qua Sự hấp dẫn Dân ca Ví, Giặm nằm tôn trọng việc tự thể tư tưởng, tình cảm lời ca tiếng hát, ngơn ngữ địa phương Mỗi người hát Ví với âm điệu tự do, hát Giặm có phách mạnh, phách nhẹ, hát hai Bằng lối hát này, họ dễ dàng ứng tác, đặt lời mới, góp phần làm cho kho tàng dân ca Nghệ Tĩnh thêm đa dạng, phong phú 2.10 Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ người Việt Tín ngưỡng thờ mẫu UNESCO cơng nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại vào ngày 1.12.2016 Các nghi lễ tín ngưỡng bao gồm lễ cúng, lên đồng, hát văn, lễ hội Giá trị văn hóa thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu kết hợp nhuần nhuyễn việc trình diễn với thể quy tắc ứng xử văn hóa tâm linh Các thực hành nghi thức tín ngưỡng thờ Mẫu kịch có lớp lang, trình diễn theo thứ tự ý niệm, thực hành với thay đổi âm nhạc, ca từ, nghi lễ, khăn áo, đạo cụ cách thức trình diễn 2.11 Nghệ thuật chịi Trung Bộ Việt Nam Với giá trị vượt trội nhiều mặt, Kỳ họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 diễn ngày 12/12/2017 bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 UNESCO Jeju (Hàn Quốc), nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại Không mang lại giá trị lớn nghệ thuật âm nhạc (nghệ thuật Hô thai, nghệ thuật độc diễn, cấu trúc âm nhạc đăng đối, hài hòa), nghệ thuật Bài chòi chứa đựng giá trị lớn lịch sử, văn hóa, phản ánh sinh động điệu hồn dân tộc, có tác dụng giáo dục, hướng người nguồn cội, gắn bó với quê hương Đồng thời, nghệ thuật Bài chòi đem đến giá trị thẩm mỹ đặc sắc người diễn, người chơi, người xem sống, trải nghiệm không gian diễn xướng đậm chất nguyên sơ, gắn với sắc thái văn hóa vùng miền, giúp người có thêm sức “đề kháng” để chống chọi, đối diện trước khó khăn, thử thách sống thường ngày 2.12 Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên UNESCO công nhận Kiệt tác truyền phi vật thể nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005 Sau Nhã nhạc cung đình Huế, di sản thứ hai Việt Nam nhận danh hiệu Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên giá trị nghệ thuật từ lâu khẳng định đời sống xã hội mà cịn kết tinh hồn thiêng sơng núi qua bao hệ Cồng chiêng Tây Ngun khơng có ý nghĩa mặt vật chất giá trị nghệ thuật đơn mà cịn "tiếng nói" người thần linh theo quan niệm "vạn vật hữu linh" 2.13 Hát then Tày, Nùng & Thái Ngày 13/12/ 2019 Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 Tổ chức Giáo dục, Khoa học Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn thủ Bogota, Cộng hịa Colombia, UNESCO ghi danh Thực hành Then người Tày, Nùng, Thái vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại Về mặt nghi lễ, với tư cách hình thái sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, Then chứa đựng tín ngưỡng, tơn giáo ngun thủy Thơng qua nghi thức thực then văn, then tướng nhiều hình thức khác, ông Then, bà Then cầu nối giới thần tiên nhân gian, nhằm bày tỏ lòng thành kinh, biết ơn tới vị thần phù hộ, che chở cho gia đình, cộng đồng tránh khỏi thiên tai, dịch bệnh, đem lại sống no đủ, hạnh phúc Về mặt nghệ thuật dân gian, Then loại hình nghệ thuật tổng hợp chứa nhiều thành tố ngữ văn, âm nhạc, mỹ thuật, múa, diễn xướng dân gian có giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội Then thể sinh động lời ca, tiếng nhạc, điệu múa dân gian phong phú hấp dẫn Di sản thiên nhiên 3.1 Vịnh Hạ Long Được công nhận Di sản thiên nhiên giới lần đầu năm 1994 lần năm 2000 theo tiêu chí sau: Tiêu chí VII: Bao gồm vô số đảo đảo đá vôi nhô lên từ biển, với nhiều kích cỡ hình dạng khác thể thiên nhiên đẹp tranh vẽ, Vịnh Hạ Long cảnh biển tuyệt đẹp điêu khắc thiên nhiên Tiêu chí VIII: Là ví dụ rộng rãi biết đến nhiều các-xtơ tháp xâm chiếm biển giới - Giá trị cảnh quan: Vịnh Hạ Long 10 Vịnh biển đẹp giới Nơi tạo hình kỳ lạ tạo hố, kết hợp điêu khắc hội hoạ, hài hoà, uyển chuyển bố cục màu sắc, hình khối khơng gian biểu hàng ngàn đảo mặt biển xanh với hình thù khác có bàn tay đặt cố tình tạo hố khơi gợi trí tưởng tượng vô hạn người - Giá trị Địa chất - Địa mạo: Với số lượng đảo lớn nước, chiếm gần 2/3 tổng số lượng đảo toàn Việt Nam, lịch sử địa chất lâu dài Vịnh Hạ Long biết đến 500 triệu năm bao gồm nhiều hệ tầng trầm tích có nguồn gốc lục địa cacbonat Đó trang sử đá ghi lại biến cố vĩ đại trình địa chất khu vực, thể qua đặc điểm màu sắc, thành phần vật chất, xếp, cấu tạo lớp đá, di tích hố thạch bảo tồn ngày - Giá trị đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học ưu thế, đặc điểm hấp dẫn Vịnh Hạ Long với hệ sinh thái điển hình vùng biển nhiệt đới, đa dạng thành phần loài, nguồn gen đặc hữu quý Trong số 2.949 loài động, thực vật bảo tồn, xác định 102 lồi q có giá trị tồn cầu khu vực, có 13 lồi thực vật đặc hữu nhiều lồi thực vật đặc hữu, vơ quý có nơi - Giá trị văn hoá - lịch sử: Vịnh Hạ Long nôi người Việt cổ với ba văn hoá nối tiếp nhau: Soi Nhụ, Cái Bèo, Hạ Long cách ngày từ 18.000 đến 3.000 năm; nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá vật thể phi vật thể bật như: Các di Tiên Ông, Mê Cung, Thiên Long - Di sản giới sở hữu nhiều giá trị nhất: Bên cạnh giá trị thẩm mỹ, cảnh quan địa chất, địa mạo tổ chức UNESCO hai lần cơng nhận Vịnh Hạ Long cịn chứa hai giá trị bật: Đa dạng sinh học văn hoá lịch sử mà tổng số di sản giới Việt Nam 900 di sản giới chưa nơi có - Giá trị du lịch - nghỉ dưỡng: Là khu vực có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, hệ thống hang động phong phú, bãi biển đẹp, lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống, Vịnh Hạ Long hội đủ yếu tố đất nước, người, cảnh quan, văn hoá, lịch sử hấp dẫn du khách để quảng bá du lịch Việt Nam Hiện nay, loại hình du lịch nghỉ đêm Vịnh xem độc đáo, đặc sắc, thu hút nhiều du khách nước - Đa dạng thuỷ hải sản: Với điều kiện lý tưởng, nguồn nước giàu chất dinh dưỡng, biển lặng sóng, bãi triều rộng, Vịnh Hạ Long có nguồn lợi hải sản vơ phong phú Nơi có đến 315 lồi cá 450 động vật thân mềm; nơi quần tụ, sinh sống phát triển nhiều loại hải sản có giá trị cao như: Cá Song, cá Thu, cá Nhụ, Mực, Tôm, Cua, Bào ngư, Hải sâm thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản, đặc biệt lồi vừa có giá trị kinh tế cao vừa có khả làm mơi trường như: Tu hài, Ngọc trai, Sò, Ngán… - Lượng khách quốc tế tham quan lớn Việt Nam: Với điều kiện tự nhiên ưu đãi danh hiệu mình, Vịnh Hạ Long nơi thu hút du khách quốc tế lớn tổng số di sản giới Việt Nam thời gian qua (năm 2011 với triệu lượt khách ngồi nước) Hành trình đến Hạ Long ưu tiên số tất du khách quốc tế đến với Việt Nam 3.2 Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, ghi vào Danh sách Di sản Thế giới năm 2003 mở rộng vào năm 2015 theo: Tiêu chí VIII: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng phần cao nguyên lớn bị chia cắt, bao gồm dãy núi đá Phong Nha, Kẻ Bàng Hin Namno Tiêu chí IX: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng bao gồm cảnh quan đá vôi phức tạp, với hang động lớn sông ngầm Tiêu chí X: Một mức độ đa dạng sinh học cao tìm thấy khu vực di sản, với 2.700 lồi thực vật có mạch 800 lồi động vật có xương sống Một giá trị văn hóa vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng kể tới giá trị địa chất Phong Nha Kẻ Bàng mang lại Vườn quốc gia đa dạng mặt địa chất, địa đạo, sinh học, khí hậu hệ sinh thái, cảnh quan Nơi cịn có di tích từ kỷ Devon kiện hình thành vỏ Trái đất Sự đa dạng Vườn quốc gia kể tới hệ thống động Phong Nha Kẻ Bàng Nơi có hệ thống gồm 300 hang động lớn nhỏ, thuộc vùng đá vôi nhiệt cổ đại lớn Đây vùng địa chất độc đáo nhiều nhà nghiên cứu địa chất nước đặc biệt ý 4 Di sản tư liệu 4.1 Bia đá khoa thi tiến sĩ triều Lê Mạc Các bia đá ghi tên người đỗ Tiến sĩ khoa thi thời Lê sơ, thời Mạc thời Lê trung hưng (1442-1779) Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Việt Nam Ngày 7/4/2010 Văn Miếu Quốc Tử Giám, UBND thành phố Hà Nội long trọng tổ chức lễ đón Bằng cơng nhận bia đá khoa thi Tiến sĩ triều Lê- Mạc (1442-1779) Di sản tư liệu giới Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tới dự buổi lễ Bia tiến sĩ Văn Miếu gồm 82 bia đá khắc văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê nhà Mạc (1442-1779) Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội Bia đặt lưng rùa đá để biểu thị trường tồn tinh hoa dân tộc, phản ánh giá trị văn hóa, lịch sử đất nước suốt 300 năm 4.2 Mộc triều Nguyễn Di sản tư liệu giới Việt Nam UNESCO công nhận ngày 31 tháng năm 2009 Số mộc bảo quản Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV- Đà Lạt, Lâm Đồng (xưa Biệt điện Trần Lệ Xuân - Khu Di tích TP Đà Lạt) Gồm 34.618 tấm, văn chữ Hán-Nôm khắc ngược gỗ để in sách Việt Nam vào kỷ 19 đầu kỷ 20 Tài liệu mộc triều Nguyễn tạo trình hoạt động Quốc sử quán triều Nguyễn, phản ánh mặt xã hội Việt Nam triều Nguyễn 4.3 Mộc kinh Phật thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm Các mộc lưu trữ chùa Vĩnh Nghiêm, làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang - chùa cổ xây dựng vào đầu triều Lý (1010 - 1225), mang giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt nhiều lĩnh vực Việt Nam Ngày 16/5/2012, 3.050 mộc chùa Vĩnh Nghiêm vinh dự UNESCO công nhận Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương Bộ mộc lưu giữ trang trọng chùa Vĩnh Nghiêm để truyền bá tư tưởng cốt lõi đạo Phật cho hàng triệu tăng ni, Phật tử - Dựa ba tiêu chí là: tính xác thực, tính độc đáo khơng thể thay vị trí, vai trị khu vực - Mộc chùa Vĩnh Nghiêm hàm chứa giá trị tư tưởng, giáo lý sâu sắc Phật phái Trúc Lâm, đồng thời đánh dấu trình phát triển hệ thống văn tự Nơm qua thời đại Đây cịn tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ, mang tính độc bản, nguyên gốc, chưa bị sửa chữa hay tác động làm biến dạng Qua kho mộc này, người xem khai thác thơng tin phong phú nhiều lĩnh vực như: tôn giáo, ngôn ngữ, văn học, y học, mỹ thuật… 4.4 Châu triều Nguyễn Châu lưu trữ Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, nhiên theo thông tin từ Trung tâm số lượng Châu lưu trữ lại 773 tập gốc Đầu năm 2014, Việt Nam trình hồ sơ lên UNESCO đề cử Châu triều Nguyễn trở thành di sản tư liệu giới Ngày 14/5/2014, Châu triều Nguyễn Việt Nam UNESCO công nhận Di sản tư liệu Chương trình Ký ức giới Khu vực châu Á Thái Bình Dương - Giá trị đặc sắc nội dung hình thức tính độc đáo, tính xác thực, tính quý tầm hưởng quốc tế - Là tập hợp tồn văn hành triều Nguyễn từ vua Gia Long lên vua Bảo Đại thoái vị 4.5 Thơ văn kiến trúc cung đình Huế Ngày 19/5/2016, Thơ văn kiến trúc cung đình Huế UNESCO cơng nhận Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương - Di sản phải đáp ứng đầy đủ tiêu chí như: độc đáo, nhất, mang ý nghĩa quốc tế, tính tồn vẹn, có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị bền vững khoa học - Đây di sản tư liệu thể tư tưởng vị vua triều Nguyễn lịch sử, độc lập dân tộc, văn hóa, quan niệm trị quốc, dân sinh; loại hình nghệ thuật trang trí đặc biệt tư liệu độc đáo riêng có cố đô Huế Di sản hỗn hợp Quần thể danh thắng Tràng An Được UNESCO công nhận di sản hỗn hợp (văn hóa thiên nhiên) giới năm 2014, mở rộng năm 2016 theo tiêu chí sau: Tiêu chí VII: “Di sản chứa đựng tượng thiên nhiên siêu việt hay khu vực đẹp thiên nhiên khác thường tầm quan trọng thẩm mỹ” Tiêu chí VIII: “Di sản ví dụ bật đại diện cho giai đoạn quan trọng lịch sử trái đất, bao gồm việc ghi chép lại sống, trình địa chất lớn tiếp diễn phát triển địa mạo, hay đặc điểm địa chấn địa hình lớn” Tiêu chí V: “Di sản ví dụ bật kiểu định cư truyền thống người phương pháp sử dụng đất truyền thống, đại diện cho văn hoá (hoặc văn hố), trở nên dễ bị tổn thương tác động biến động khơng thể đảo ngược được” Giá trị bật Tồn cầu Tràng An công nhận dựa trụ cột quy định hướng dẫn thực Cơng ước Bảo vệ Di sản Văn hóa Thiên nhiên Thế giới, là: Tràng An chứa đựng chứng tương tác người mơi trường, thể thích ứng người với điều kiện biến đổi địa lý khắc nghiệt môi trường lịch sử Trái đất, đặc biệt biến đổi khí hậu diễn vào cuối sau thời kỳ băng hà cuối Cơng viên địa chất tồn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn Cao nguyên đá Đồng Văn khởi nguồn cho giá trị đặc sắc cảnh quan văn hóa nơi Ngày 03/10/2010, Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang UNESCO thức cơng nhận Cơng viên địa chất toàn cầu - Kiến tạo địa chất độc đáo di sản nhân văn với mong muốn tạo sinh kế cho nhân dân - Là vùng đất địa đầu Tổ Quốc với cột cờ Lũng Cú đánh dấu điểm cực Bắc đất nước, vượt qua đèo Mã Pí Lèng, cung đường đèo hiểm trở dài 20km, cao 1.200m, nằm đường mang tên Hạnh Phúc, nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn thị trấn Mèo Vạc, ngắm nhìn gái Mơng ngồi dệt bên khung cửi, nếp nhà trình tường đơn sơ, giản dị, bờ rào đá bền bỉ, vững vàng… II Phân tích điểm mạnh – điểm yếu văn hóa Việt Nam A Điểm mạnh - Về tơn giáo: + Khơng say mê cuồng tín, khơng cực đoan mà dung hịa tơn giáo + Coi trọng trần tục giới bên - Về nghệ thuật: có quy mơ khơng lớn, tráng lệ, phi thường sáng tạo tác phẩm tinh tế, chủ yếu lĩnh vực thơ ca - Về ứng xử: + Thích yên ổn: mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp; yên phận thủ thường, khơng kỳ thị, cực đoan; q hịa đồng rạch rịi trắng đen + Trọng tình nghĩa: chuộng người hiền lành, tình nghĩa, khơn khéo; chuộng hợp tình, hợp lý - Về sinh hoạt: ưa chừng mực, vừa phải + Cái đẹp: thích xinh, khéo, nhã; ghét sặc sỡ + Ăn mặc: Thích giản dị, đạm, kín đáo, hịa hợp với thiên nhiên; khơng chuộng cầu kì; hướng vào dịu dàng lịch, quý kín đáo phơ trương  Tính ổn định, nét riêng văn hóa truyền thống Việt Nam: sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với vẻ đẹp dịu dàng, lịch, người sống có tình nghĩa, có văn hóa nhân B Điểm yếu - Khơng có ngành khoa học, kỹ thuật phát triển đến thành truyền thống, âm nhạc, hội họa, kiến trúc không phát triển đến tuyệt kĩ, chưa có ngành văn hóa trở thành danh dự, thu hút, quy tụ văn hóa - Đối với dị kỉ, mới, không dễ hịa hợp khơng cự tuyệt đến cùng, chấp nhận vừa phải, phù hợp chần chừ, dè dặt, giữ - Khơng có khát vọng để hướng đến sáng tạo lớn, không đề cao trí tuệ  Tạo sức ì, cản trở bước phát triển mạnh mẽ làm nên tầm vóc lớn lao giá trị văn hóa lớn dân tộc ... tích điểm mạnh – điểm yếu văn hóa Việt Nam 16 A Điểm mạnh 16 B Điểm yếu .17 I Giá trị di sản giới A Phân loại di sản giới - Di sản văn hóa: + Di sản văn hóa. ..Nội dung I Giá trị di sản giới A Phân loại di sản giới B Tiêu chí cơng nhận di sản giới C Các giá trị di sản giới Việt Nam Di sản văn hóa vật thể... sản thiên nhiên C Các giá trị di sản giới Việt Nam Di sản văn hóa vật thể 1.1 Quần thể di tích cố Huế Năm 1993, UNESCO cơng nhận quần thể di tích Cố Huế di sản văn hoá giới, biểu trưng cho bật

Ngày đăng: 27/09/2021, 10:10

Mục lục

  • I. Giá trị của các di sản thế giới

    • A. Phân loại di sản thế giới

    • B. Tiêu chí công nhận di sản thế giới

    • C. Các giá trị của di sản thế giới Việt Nam

      • 1. Di sản văn hóa vật thể

      • 2. Di sản văn hóa phi vật thể

      • 3. Di sản thiên nhiên

      • 4. Di sản tư liệu

      • 5. Di sản hỗn hợp

      • 6. Công viên địa chất toàn cầu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan