Tài liệu Quá trình tìm chỗ đứng cho sản phẩm doc

5 258 0
Tài liệu Quá trình tìm chỗ đứng cho sản phẩm doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quá trình tìm chỗ đứng cho sản phẩm Thị trường, thoạt nhìn thì như là một mớ hỗn độn những tập hợp sản phẩm đủ chủng loại, đủ dạng người mua. Nhưng xét lại thì đó là một tổ chức có cơ cấu và thứ hạng. Để sắp xếp, nhìn nhận được trật tự đó, có nhiều cách trog đó phương pháp phổ biến nhất trong quá trình xây dựng thương hiệu chính là phân khúc nhu cầu. Tức là phân chia khách hàng ra từng nhóm nhỏ với các nhu cầu, đặc điểm, tính chất tương đồng nhau. Lý do để chúng ta thực hiện quá trình này không gì hơn ngoài việc hiểu được khách hàng, khám phá các nhu cầu tiềm năng của họ cũng như tiềm năng của các phân khúc khác nhau. Để từ đó, tìm được một chỗ trống thích hợp trong đám đông (mà đa phần toàn là các đối thủ cạnh tranh) nhằm đặt sản phẩm của mình vào với một vị trí thích hợp nhất Có nhiều cách để phần khúc nhu cầu, mà thông dụng nhất là phân phúc theo phương pháp truyền thống bằng các yếu tố như: - Nhân khẩu học: tuổi, giới tính, thu nhập, giáo dục… - Địa lý: thành phố, tỉnh thành, khu vực. trong nước, quốc tế VD: phân khúc những người uống bia: TP.HCM: 30% Hà Nội: 20% Cần THơ: 10% Các tỉnh thành khác: 35% - Phân khúc theo mức độ sử dụng: nhiều, ít, vừa - Phân khúc theo lợi ích: tức là những tính năng mà sản phẩm mang lại VD: phân khúc dầu gội đầu Đẹp tóc: SunSilk, Rejoy, Trị gàu: Head&Shoulder, Clear Tuy nhiên, nhuợc điểm của các phương pháp này là chỉ cho ta cái nhìn tổng quan của thị trường nhưng lại không thể nắm bắt được các dạng tâm lý, động cơ thúc đẩy sâu xa trong tâm trí người tiêu dung: một trong những yếu tố qiuan trọng dẫn đến hành vi mua. Vì vậy, ngày ngoài việc phân khúc nhu cầu theo truyền thống. Để nắm bắt được thị trường, chúng ta còn cần phải dùng đến việc phân khúc theo tâm lý, tức là thực hiện tiến trình nhận diện và phân loại các nhóm người tiêu dung có cùng hành vi và tâm lý thành các phân khúc tiềm năng. Ở đó, chân dung người tiêu dùng không chỉ được khắc họa bằng độ tuổi, giới tính, địa chỉ hay mức thu nhập, trình độ học vấn… mà còn là một con người bằng xương, bằng thịt với các cặp nhu cầu tâm lý như: hướng ngoại/ hướng nội, năng động/ thụ động; mạnh mẽ/ thận trọng,… mà người xây dựng thương hiệu phải biết lựa chọn, nhấn mạnh tới loại nhu cầu nào để đề ra chiến lược thích hợp. Ví dụ: Nước tăng lực Number One là loại nước nhắm vào phân khúc nước giải khát tăng lực với phân khúc tâm lý như: hướng ngoại, mạnh mẻ, năng động và cá tính. Sữa đậu nành Soya nhắm vào phân khúc nước giải khát không gas, có xuất xứ từ thiên nhiên với phân khúc tâm lý: truyền thống, quen thuộc, thận trọng. Tóm lại, dù là sản phẩm hay dịch vụ thì quá trình phân khúc luôn cần thiết và thực sự quan trọng để đưa ra các chiến lược xây dựng sản phẩm, thương hiệu thích hợp, tập trung đối với người tiêu dung. Khi bạn nói đúng điều, đúng nơi, đúng đối tượng, đó là kết quả do bạn đã làm tốt việc phân khúc. Và đương nhiên, cơ hội và sác xuất thành công của thương hiệu bạn xây dựng sẽ rất lớn. . Quá trình tìm chỗ đứng cho sản phẩm Thị trường, thoạt nhìn thì như là một mớ hỗn độn những tập hợp sản phẩm đủ chủng loại, đủ dạng. Tóm lại, dù là sản phẩm hay dịch vụ thì quá trình phân khúc luôn cần thiết và thực sự quan trọng để đưa ra các chiến lược xây dựng sản phẩm, thương hiệu

Ngày đăng: 24/12/2013, 19:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan