1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu Ai làm gì trong một đoàn phim? - Phần III: Tổ quay phim và âm thanh hiện trường ppt

7 1,4K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 283,68 KB

Nội dung

Ai làm trong một đoàn phim? Phần III: Tổ quay phim âm thanh hiện trường TỔ QUAY PHIM Giám đốc hình ảnh (DP – director of photography) DP là người đứng đầu tổ quay phim ánh sáng của một bộ phim. DP đưa ra những quyết định về ánh sáng khung hình của mỗi cảnh phim trong sự thống nhất với đạo diễn. Thông thường, đạo diễn sẽ nói với DP họ muốn cú máy trông ra sao, người DP sẽ chọn bộ lọc (filter), độ mở khẩu cách đặt ánh sáng để đạt được yêu cầu hiệu quả nhất. Mối quan hệ giữa đạo diễn quay phim rất tuỳ thuộc vào thói quen làm việc của mỗi đạo diễn: có đạo diễn để DP toàn quyền quyết định, nhưng có đạo diễn đòi hỏi phải có được quyền quyết định cuối cùng thuộc về họ. Sự xung đột giữa đạo diễn quay phim thường dẫn đến… sự ra đi của người quay phim, bởi nó ảnh hưởng đến toàn bộ đoàn phim bản thân bộ phim! Steven Spielberg trên trường quay Thông thường, đạo diễn luôn muốn thuê những người quay phim hiểu ý họ nhất dễ hợp tác nhất. Nhiều đạo diễn chỉ thích làm việc với một số DP thân thiết của mình. Chẳng hạn hễ nói đến phim của đạo diễn Steven Spielberg, người ta nghĩ ngay đến DP Janusz Kamiński, người đã quay tất cả các phim của Spielberg kể từ Bản danh sách của Schindler cho đến Indiana Jones Vương quốc đầu lâu pha lê, Munich, Đại chiến thế giới, Nhà ga hàng không, Bắt tôi nếu có thể, Trí thông minh nhân tạo, Giải cứu binh nhì Ryan, . Hay nói đến thành công của đạo diễn Vương Gia Vệ không thể không nói đến sự góp phần của tài năng quay phim Christopher Doyle, khi họ cùng hợp tác làm một loạt phim đẹp bay bổng mơ màng kể từ A Phi chính truyện, Chuyến tàu Trùng Khánh, Đông tà Tây độc, cho đến Hạnh phúc bên nhau, Tâm trạng khi yêu, 2046. Ngay cả ở Việt Nam, chúng ta cũng có cặp bài trùng đạo diễn Lê Hoàng – quay phim Phạm Hoàng Nam. Vương Gia Vệ - Christopher Doyle Nhà quay phim (Cinematographer) thường dùng để chỉ DP, nhưng nhiều người trong nghề ở Hollywood cho rằng họ chỉ dùng từ này để chỉ những DP kiêm luôn vai trò điều khiển máy quay phim (camera operator). Quay phim (Camera Operator) Một bộ phim chỉ có một DP nhưng có thể có nhiều quay phim khác nhau. Quay phim là người trực tiếp điều khiển máy quay phim theo chỉ dẫn của DP hoặc đạo diễn. Thông thường, ở Hollywood, DP không trực tiếp điều khiển máy quay phim. Thế nhưng ở những phim kinh phí thấp, họ vẫn thường kết hợp cả hai nhiệm vụ cho một người. Trong khi đó, trong một số trường hợp đặc biệt, một phim không chỉ có nhiều hơn một quay phim, mà còn có người quay phim steadicam (tức người điều khiển một loại máy quay chuyên dùng đòi hỏi kỹ năng điều khiển đặc biệt) kỹ thuật viên điều khiển thiết bị điều khiển máy quay (còn gọi là camera robot, cho phép người điều khiển có thể lặp lại một động tác máy hàng trăm lần như một). Phụ giúp cho người quay phim là Phụ quay thứ nhất (gọi tắt là 1st AC – First Assistant Camera), hay còn gọi là người chỉnh focus, có nhiệm vụ đảm bảo mọi cảnh quay đều nét; phụ quay thứ hai (2nd AC), đảm nhận công việc điều khiển tấm clap (trên đó có ghi đầy đủ các thông số về cuộn phim, cảnh quay, đạo diễn, quay phim, ngày quay v.v… để người dựng phim có thể biết được nội dung của cảnh quay) vào đầu mỗi cú máy, cũng như lắp ráp phim (cho phim nhựa băng) hoặc tải phim (đối với phim kỹ thuật số) sau mỗi cảnh quay trong trường hợp không có người chuyên làm công việc này. 2nd AC cũng chịu trách nhiệm ghi chú việc giao nhận phim, giám sát việc tổ chức thiết bị máy quay di chuyển thiết bị từ bối cảnh này sang bối cảnh khác. Làm việc chặt chẽ với DP là hai tổ Grip Electrical (gọi tắt là G&E) Tổ Grip Đứng đầu tổ Grip là Key Grip, người làm việc cùng với DP trong việc sắp đặt phim trường để đạt hiệu quả cao nhất trong việc tổ chức bố trí đèn thiết bị ánh sáng. Với nhiều DP, người key grip là cánh tay trái của họ – có một key grip giỏi, DP hầu như không phải lo lắng nhiều cho công việc của họ. Trợ giúp cho Key Grip là best boy, cũng là người chịu trách nhiệm tổ chức xe tải chở thiết bị quay. Nhiệm vụ chính của tổ grip là làm việc cùng với tổ điện để đặt đèn một cách hiệu quả an toàn nhất cho mỗi cảnh quay. Họ sẽ phụ trách tất cả những công việc di dời thiết bị trên trường quay, từ việc di dời điều chỉnh bối cảnh để có thể đưa máy quay vào vị trí cho đến việc lắp ráp dolly (bao gồm đặt dolly vào vị trí, cân bằng, di chuyển các thanh dolly, kể cả việc đẩy dolly). Tổ Điện (Electrical) Đứng đầu là gaffer, người chịu trách nhiệm cho việc thiết kế tiến hành phương án đặt đèn đã được định ra. Nếu key grip là cánh tay trái thì gaffer chính là cánh tay phải của DP. Một gaffer có kinh nghiệm có thể điều phối toàn bộ việc đánh sáng, đặt đèn, biết nên sử dụng loại đèn nào, cường độ bao nhiêu, sử dụng gel màu v.v… để có thể đạt được ánh sáng cần thiết mà đạo diễn DP mong muốn đạt được. Người trợ lý chính cho gaffer cũng được gọi là best boy. Tổ Điện còn có các kỹ thuật viên ánh sáng, chịu trách nhiệm đặt điều khiển các thiết bị đèn. Hình này đã được thu nhỏ. Click vào thanh này để xem hình gốc. Kích thước hình là 842x600. TỔ ÂM THANH HIỆN TRƯỜNG Tổ âm thanh hiện trường đảm nhận việc thu âm đồng bộ ngay tại hiện trường quay phim. Thông thường ở các đoàn phim nhỏ sẽ có hai người trong tổ này, bao gồm hoà âm hiện trường (production sound mixer) điều khiển boom (boom operator). Người hoà âm hiện trường là người đứng đầu tổ âm thanh hiện trường, chịu trách nhiệm ghi âm lại toàn bộ mọi âm thanh trong suốt quá trình quay phim. Công việc này bao gồm việc lựa chọn sử dụng loại microphone nào, thiết bị ghi âm nào, cả việc hoà âm ngay tại hiện trường để đảm bảo âm thanh thu được có thể sử dụng cho phần hậu kỳ. Trong khi đó, người điều khiển boom có nhiệm vụ cài đặt di chuyển microphone trong quá trình quay phim – bao gồm việc đặt các radio microphone vào các vị trí quan trọng, gắn giấu các thiết bị ghi âm lên người diễn viên, điều khiển cần boom để thu được tiếng của diễn viên những không được để micro lọt vào khung hình. Ngoài ra, tổ âm thanh hiện trường còn có thể có một kỹ thuật viên hỗ trợ có vai trò khá linh hoạt, thường là giúp quấn dây cáp cho người cầm boom trong quá trình quay. Tuỳ vào mức độ phức tạp của cảnh quay mà nhà sản xuất sẽ quyết định có nên thuê thêm một người hỗ trợ cho tổ âm thanh hiện trường hay không. . Ai làm gì trong một đoàn phim? Phần III: Tổ quay phim và âm thanh hiện trường TỔ QUAY PHIM Giám đốc hình ảnh (DP – director. Click vào thanh này để xem hình gốc. Kích thước hình là 842x600. TỔ ÂM THANH HIỆN TRƯỜNG Tổ âm thanh hiện trường đảm nhận việc thu âm đồng bộ ngay tại hiện

Ngày đăng: 24/12/2013, 18:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w