1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

BAO CAO KIEM DINH CONG TRINH HO CHUA NUOC CHU PRONG

75 31 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiểm Định An Toàn Đập Hồ Chư Prông
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 7,01 MB

Nội dung

Diện tích lưu vực: 15km2 Công trình thủy lợi hồ chứa nước Chư Prông được Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt: Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 1170 QĐ/BNN/XDCB; điều chỉnh, bổ su[r]

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 TỔNG QUÁT 1

1.1 Mở đầu 2

1.1.1 Chủ đầu tư 2

1.1.2 Đơn vị tư vấn 2

1.1.3 Tên gói thầu, địa điểm: 2

1.1.4 Thời gian lập đánh giá, kiểm định 2

1.2 Những căn cứ để lập kiểm định an toàn đập hồ Chư Prông 2

1.2.1 Những căn cứ pháp lý 2

1.2.2 Các danh mục tiêu chuẩn, phần mềm sử dụng 3

1.2.3 Mục tiêu, nhiệm vụ kiểm định an toàn đập hồ Chư Prông 4

1.2.4 Cấp công trình, tần suất thiết kế, các hệ số an toàn: 4

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH … ……… 6

2.1 Đặc điểm địa hình 6

2.2 Tình hình sông suối lưu vực 6

2.3 Đặc điểm địa chất 6

2.3.1 Tình hình địa chất khu vực 6

2.3.2 Địa tầng tuyến đập, tràn, cống 6

2.4 Các đặc trưng khí hậu 7

2.5 Các tiêu chuẩn kiểm định 8

2.6 Đập đất 9

2.7 Tràn xả lũ 11

2.8 Cống lấy nước 13

2.9 Kênh dẫn nước sau đập 15

2.10 Khu quản lý 15

2.11 Đánh giá hiện trạng công trình 15

2.12 Đánh giá hiện trạng thiết bị cơ khí 17

2.12.1 Cửa van tràn 17

2.12.2 Xi lanh thủy lực và trạm đầu nguồn cửa van tràn 17

2.12.3 Cống lấy nước 20

2.13 Kết luận hiện trạng công trình 21

Trang 2

3.1 Công tác xây dựng đập 22

3.2 Đánh giá công tác vận hành hồ chứa 22

3.2.1 Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của quy trình vận hành hồ chứa 22

3.2.2 Sự phù hợp của quy trình vận hành hàng năm 22

3.2 3 Sự phù hợp của quy trình vận hành đã điều chỉnh của các năm so với quy trình vận hành khung 23

3.2.4 Sự tuân thủ các quy định về ghi chép, lưu giữ các số liệu trong quy trình vận hành 23

3.2.5 Phân tích, đánh giá những mặt được và tồn tại, sự phù hợp của quy trình vận hành khung 23

3.3 Đánh giá công tác vận hành các cửa van công trình……… 23

3.3.1 Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của các quy trình vận hành 23

3.3.2 Đánh giá sự tuân thủ các quy định trong quy trình vận hành các cửa van đã được phê duyệt 23

3.3.3 Đánh giá sự tuân thủ các quy định về ghi chép, lưu giữ các số liệu trong quá trình vận hành các cửa van 24

3.4 Đánh giá công tác quan trắc đập và các yếu tố khí tượng thủy văn 24

3.4.1 Đánh giá tính hợp lý của việc bố trí mạng lưới quan trắc đo đạc khí tượng thủy văn và quan trắc đập 24

3.4.2 Đánh giá năng lực, chất lượng hiện tại của các thiết bị quan trắc đo đạc và trình độ vận hành quản lý của các cán bộ vận hành hệ thống đo đạc 24

3.4.3 Đánh giá chất lượng đo đạc 24

3.5 Đánh giá công tác bảo vệ 25

3.5.1 Xem xét đánh giá phương án bảo vệ đập 25

3.5.2 Đánh giá việc thực hiện phương án bảo vệ đập 25

3.6 Đánh giá công tác kiểm tra đập 26

3.6.1 Xem xét đánh giá kế hoạch kiểm tra hành năm của Chủ đập 26

3.6.2 Đánh giá việc thực hiện kế hoạch kiểm tra 26

3.6.3 Đánh giá kết quả, chất lượng của công tác kiểm tra 26

3.7 Đánh giá công tác duy tu bảo dưỡng đập 26

Trang 3

3.7.3 Đánh giá kết quả, công tác bảo dưỡng 27

3.8 Đánh giá công tác báo cáo hiện trạng an toàn đập 27

3.8.1 Đánh giá việc tuân thủ các quy định tại Nghị định 72 27

3.8.2 Đánh giá sự đầy đủ, trung thực về nội dung 27

3.9 Đánh giá kết quả thực hiện công tác PCLB 27

3.9.1 Tổ chức PCLB 27

3.9.2 Nội dung, kế hoạch PCLB 30

3.9.3 Tình hình thực hiện các năm qua 32

3.9.4 Kết luận chung 34

3.10 Kết luận và kiến nghị 34

3.10.1 Kết luận 34

3.10.2 Kiến nghị 35

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THỦY VĂN VÀ DÒNG CHẢY LŨ ĐẾN HỒ 36

4.1 Đặc điểm khí tượng thủy văn 36

4.1.1 Nhiệt độ, không khí 39

4.1.2 Độ ẩm không khí 39

4.1.3 Số giờ nắng 39

4.1.4 Tốc độ gió trung bình 40

4.1.5 Lượng bốc hơi ống Pi che 40

4.1.6 Đặc trưng dòng chảy năm 40

4.2 Lượng mưa lưu vực: 40

4.2.1 Lượng mưa bình quân lưu vực 40

4.2.2 Lượng mưa 1 ngày max 41

CHƯƠNG 5:TÍNH TÓAN KIỂM TRA DÒNG CHẢY LŨ 42

5.1 Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế theo cường độ giới hạn: 42

5.2 Tổng lượng lũ thiết kế 42

5.3 Kết luận, kiến nghị: Error! Bookmark not defined.CHƯƠNG 6: TÍNH TÓAN KHẢ NĂNG XẢ LŨ CỦA HỒ 46

6.1 Nguyên lý cơ bản: 46

6.2 Phưong pháp thử dần 49

6.3 Phương pháp Pô ta pôp 49

Trang 4

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 PHỤ LỤC 64

Trang 5

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH

CHƯƠNG 1 TỔNG QUÁT

Công trình hồ chứa nước Chư Prông được xây dựng tại Thị trấn ChưPrông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nằm trên một nhánh suối nhỏ ở phía tả của suối

Ia Đrăng, cách UBND huyện Chư Prông khoảng 1km về phía Đông, nằm cạnh đường

563 nối liền với đường 14 và Thành phố Pleiku

Hình 1.1 Bản đồ vị trí công trình hồ chứa nước Chư Prông

Tuyến đập hồ Ayun Hạ có toạ độ địa lý:

Vĩ độ Bắc: 13042’ đến 13046’

Kinh độ Đông: 107050’đến 107055’

Phía Bắc và phía Tây giáp suối Ia Đrăng

Phía Đông và Nam giáp suối Ia Muer

Diện tích lưu vực: 15km2

Công trình thủy lợi hồ chứa nước Chư Prông được Bộ Nông nghiệp &PTNT phê duyệt: Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 1170 QĐ/BNN/XDCB;điều chỉnh, bổ sung báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 313 QĐ/BNN/XDCB;

Trang 6

phê duyệt TKKT-TDT tại Quyết định số 6242 QĐ/BNN/XDCB ngày 11/12/2001 vàQuyết định điều chỉnh bổ sung TKKT-TDT tại Quyết định số 378 QĐ/BNN/XDCB ngày23/02/2005, khởi công xây dựng vào tháng 10/2002, đến tháng 06/2006 hoàn thành vàđưa vào khai thác từ năm 2006

Khu tưới gồm thị trấn Chư Prông và một phần xã Ia Boong, phục vụ tưới cho diệntích: 700 ha đất canh tác

1.1 Mở đầu

1.1.1 Chủ đầu tư

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai

Địa chỉ: 97A Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

Điện thoại: 0593.821.816 Fax: 0593.824.227

1.1.2 Đơn vị tư vấn

Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Tây Nguyên - Công ty tư vấn và chuyển giao

công nghệ trường Đại học Thủy Lợi.

Địa chỉ: 24 Phan Đăng Lưu, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk

Điện thoại: 05003954146 - Fax : 05003.954.146Các nhân sự chính tham gia thực hiện gói thầu

Vũ Văn Huy Chủ nhiệm kiểm định

Trình Văn Sở Chủ trì kiểm định

Đỗ Văn Chiến Chủ trì chuyên đề thủy công

Lê Bá Hưng Chủ nhiệm địa hình

Võ Ngọc Hải Chủ nhiệm địa chất

Mai Trí Thọ Chủ trì chuyên đề thủy văn, thủy lực

Trương Đức Hạnh Chủ trì cơ điện

Ứng Hồng Phong Quản lý chất lượng

1.1.3 Tên gói thầu, địa điểm:

- Gói thầu: Kiểm định an toàn đập hồ chứa nước thị trấn Chư Prông.

- Vị trí công trình: Thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

1.1.4 Thời gian lập đánh giá, kiểm định

Bắt đầu: 26/04/2015

Kết thúc: 26/07/2015

1.2 Những căn cứ để lập kiểm định an toàn đập hồ Chư Prông

Trang 7

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH

- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

- Luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 16 tháng 11 năm 2003 qui định về quản lý

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP – Về quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ xây dựng vềhướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

- Nghị định 48/2010//NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hợpđồng trong hoạt động xây dựng

c Các căn cứ khác:

- Căn cứ Quyết định số 55b/QĐ-KTTL ngày 24/04/2015 của Công ty TNHHMTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai về việc phê duyệt chỉ định thầu tư vấn kiểmđịnh an toàn đập công trình hồ thị trấn Chư Prông

- Căn cứ hợp đồng số 01a/2015/HĐTV ngày 26 /04 /2015 giữa Công ty TNHH

MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai và Chi nhánh Tây Nguyên - Công tyTV&CGCN Đại học Thủy Lợi về việc Kiểm định an toàn đập hồ thị trấn Chư Prông”

- Hồ sơ thiết kế công trình hồ thị trấn Chư Prông phê duyệt năm 2001

1.2.2 Các danh mục tiêu chuẩn, phần mềm sử dụng:

Tiêu chuẩn, qui chuẩn thiết kế được áp dụng:

1 Công trình thuỷ lợi, các qui định chủ yếu về thiết kế QCVN 04-05:2012

2 Nền các công trình thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4253 – 2012

3 Công trình thủy lợi - Tải trọng và lực tác dụng lên công

4 Tiêu chuẩn tính toán lực gió tác dụng lên công trình TCVN 2737-1995

5 Kết cấu bê tông và BTCT thủy công TCVN 4116-1985

Trang 8

STT TÊN TIÊU CHUẨN SỐ HIỆU

6 Công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi TCVN 8304 : 2009

10 Quy trình tính toán thủy lực đập tràn TCVN 9147:2012

11 Quy trình tính toán thủy lực cống dưới sâu TCVN 9151:2012

12 Tính toán các đặc trưng của dòng chảy lũ TCVN9845-2013Các tiêu chuẩn quy định, quy phạm hiện hành khác

a Thu thập tài liệu cơ bản

- Thu thập các tài liệu kỹ thuật liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế, thi côngxây dựng và quản lý khai thác Hồ chứa nước Thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnhGia Lai

- Điều tra, thu thập và cập nhật đến năm 2014 các tài liệu khí tượng – thủy văncủa các trạm có liên quan đến công trình hồ chứa nước Thị trấn Chư Prông, huyện ChưPrông, tỉnh Gia Lai (các tài liệu về dòng chảy, khí tượng – thủy văn dùng trong tính toánthiết kế hồ chứa và từ khi xây dựng hồ chứa đến nay);

- Điều tra, thu thập các số liệu về sử dụng nước hàng năm trong khu tưới, hệ sốtưới của khu vực;

- Thu thập các hiện tượng thời tiết bất thường ảnh hưởng đến việc cấp nước và antoàn hồ chứa

- Thu thập các tài liệu đo đạc, quan trắc của Chủ đập, đánh giá sự an toàn của đập

b Tính toán thủy văn

Trên cơ sở thu thập, cập nhật các số liệu khí tượng thủy văn và tài liệu đo vẽ bình

đồ lòng hồ thực hiện các bước tính toán sau:

- Tính toán dòng chảy lũ đến hồ chứa

- Kiểm tra khả năng xả lũ của tràn xả lũ

1.2.4 Cấp công trình, tần suất thiết kế, các hệ số an toàn:

a Cấp công trình và tần suất thiết kế

Trang 9

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH

- Theo điều kiện: chiều cao lớn nhất đập đất là 25,5m, trên nền đất loại B (nềnđất), công trình thiết kế cấp II

- Theo điều kiện tưới lớn nhất 700ha: công trình cấp IV

- Theo điều kiện dung tích hồ: Ứng với MNDBT V = 4,134x106m³: công trình cấpIII

Vậy cấp công trình thiết kế, tính toán kiểm định là công trình cấp II

b Các chỉ tiêu thiết kế và các hệ số lệch tải:

b.1 Các chỉ tiêu thiết kế:

- Lũ thiết kế với P = 1,0%

- Lũ kiểm tra với P = 0,2%

- Cấp nước tưới với tần suất đảm bảo P = 85%

- Hệ số ổn định mái dốc cơ bản: K = 1,5; đặc biệt: K = 1,2

Trang 10

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG HỒ CHƯ PRÔNG

2.1 Đặc điểm địa hình.

Địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ chênh cao đồng mức từđầu đến cuối khu tưới lên đến 10m

2.2 Tình hình sông suối, lưu vực.

Suối chính bắt nguồn từ độ cao khoảng 600m với hai nhánh chảy theo hướng Đông– Tây Tính đến tuyến đập suối chính có chiều dài khoảng 12km, diện tích lưu vực15km2, độ dốc trung bình lòng sông là 11,43%

Lưu vực cố đặc điểm khí hậu của vùng Tây Nguyên với một nền nhiệt độ cao, ítthay đổi trong năm, có hai mùa phân hoá rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 vàmùa khô từ tháng 11 đến tháng 4

Địa hình lưu vực tương đối bằng phẳng và có xu hướng thấp dần từ Đông Bắcxuống Tây Nam với cao độ trung bình từ 410m đến 550m

2.3 Đặc điểm địa chất

Công trình nằm trong một miền nhỏ của cao nguyên Pleiku,

có nền địa chất tương đối đồng nhất và hầu như thống trị bởi đá Ba Zan có tuổi tạo thành

từ (BN2-Q1)

2.3.1 Tình hình địa chất khu vực.

Theo kết quả khảo sát giai đoạn thiết kê: Phía dưới cùng là tầng đá cứng nằm chìmsâu dưới lớp phủ khá dày của lớp Ba Zan phong hoá, chỉ một vài điểm lộ đơn độc rất nhởthuộc Ba Zan lỗ hổng xuất hiện, phía trên lớp đá Ba Zan được phủ một lớp Ba Zanphong hoá khá lớn với chiều dày từ vài chục đến vài trăm mét Đất Ba Zan là sản phẩmphong hoá của đá Ba Zan được thành tạo trong thời gian từ cuối Nêogn đầu đệ tứ Nhìnchung đất mùa đỏ ít bị phân dị, tơi xốp, trong đất chứa một hàm lường Limonít (bùn) vàcát mịn khá cao, độ ẩm thiên nhiên không lớn, tính nén, lún lớn, tính co nở kém, khảnăng giữ nước khá tốt

2.3.2 Địa tầng tuyến đập, tràn, cống.

Vùng tuyến có các loại đất đá sau:

- Lớp 1a: Sét Ba Zan màu nâu nhạt, ít sạn, rễ cây cỏ kết cấu bở rời (đất thổnhưỡng)

- Lớp 1b: Bùn sét hữu cơ màu nâu, trạng thái chảy dẻo

- Lớp 1c: Á sét nặng (bồi tích) màu vàng nhạt, xám xanh lẫn sạn sỏi tròn cạnh,sản phẩm của phong hoá tích tụ, chặt vừ, nửa cứng

Trang 11

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH

- Lớp 3: Sét màu xám tro, nâu tím, cuối lớp xám vàng, kết cấu chặt, trạng tháidẻo cứng đến nửa cứng

- Lớp 4: Á sét nặng màu xám vàng nâu đỏ, có chỗ chưa phong hoá hoàn toàn cònlại là đá cục, đá hòn, đá dăm, búa tay gõ nhẹ vỡ vụn

- Lớp 5: Đá Ba Zan màu xám đen, nứt nẻ ít

22203226

464014-

24232033

334918-

2245285

2.4.Các đặc trưng khí hậu.

- Số giờ nắng bình quân: 2.244h/năm

- Số ngày nắng bình quân: 98 ngày/năm

Trang 12

- Bốc hơi mặt nước: 1.512mm

- Lượng mưa trung bình năm: 2.490mm

- Độ ẩm tương đối bình quân: 82,36%

2.5.Các tiêu chuẩn kiểm định:

Hồ chứa nước Chư Prông được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2006, tronggiai đoạn thiết kế sử dụng tiêu chuẩn: TCVN 5060:1990 công trình thuỷ lợi – các quyđịnh chủ yếu về thiết kế, quy mô cho thiết kế công trình là cấp III có tần suất đảm bảotưới P=75%; tần suất lũ thiết kế P=1%, lũ kiểm tra P=0,5%

Hiện nay theo QCVN 04-05: 2012/BNNPTNT, hồ chứa nước Chư Prông có chiềucao đập Hmax = 25,5m là công trình cấp II có các chỉ tiêu thiết kế:

- Lũ thiết kế với P = 1,0%

- Lũ kiểm tra với P = 0,2%

- Cấp nước tưới với tần suất đảm bảo P = 85%

Bảng 2-2: Các thông số kỹ thuật công trình thủy lợi hồ chứa nước Chư Prông

IV Hồ chứa

Trang 13

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH

VI Tràn xả lũ: 2 cửa van cung, đóng mở bằng điện, chia

làm 2 khoang mỗi khoang 4m, vai phải đập

VII Cống lấy nước: cống tròn, có áp D70cm

Công trình bao gồm các hạng mục chính: Đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước, và nhàquản lý, cụ thể như sau:

2.6.Đập đất:

Mái hạ lưu đập

Đập đất có kết cấu đập đất đồng chất, mặt cắt hình thang, có vật thoát nước lăng trụ

Trang 14

mái thượng lưu gia cố bằng đá xây M100 kích thước 75x75x25cm, mái hạ lưu trồng cỏ,

có bố trí các rãnh thu và thoát nước, mắt đập làm bằng bê tông M200 dày 15cm, tườngchắn sóng bằng bê tông M200

Bảng 2-3: Các thông s k thu t ố kỹ thuật đập đất ỹ thuật đập đất ật đập đất đật đập đất đất p t

TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Ký hiệu Trị số Ghi chú

2 Cao trình đỉnh tường chắn sóng m ĐĐ 476,00

4 Cao trình cơ thượng lưu m ct 464,00

5 Chiều dài theo đỉnh đập m LĐĐ 421,00

6 Chiều cao đập lớn nhất m HĐmax 25,5

7 Hệ số mái thượng lưu h/s MTL 3,5 & 3,75

8 Hệ số mái hạ lưu MHL 3,5 & 3,25

Trang 15

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH

2.7.Tràn xả lũ.

Nhìn từ hạ lưu đập

Vị trí : Nằm tại vai bờ phải đập đất xả xuống nhánh suối Ia Đrăng

Hình thức tràn : Là đập tràn thực dụng bằng BTCT M200 có 2 cửa van cung đóng

mở bằng điện, tràn chia làm 2 khoang mỗi khoang 4m, nối tiếp sau ngưỡng tràn là dốcnước bằng BTCT M200 dày 30cm, có chiều dài 135m, bề rộng Bd = 8m, độ dốc Id = 6%

- 8%, tiêu năng sau dốc nước bằng bể tiêu năng Lb = 21m, d = 1m ; nối tiếp sau tiêunăng gồm 129m kênh xả bằng đá xây M100, tiêu năng hạ lưu và rọ đá gia cố lòng suối

Trang 16

Dốc nước + Tiêu năng sau tràn

5 Lưu lượng xả thiết kế (P=1,0%) m3/s QTK 66,7

6 Cột nước max trên ngưỡng tràn m HTR 3,03

Trang 17

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH

2.8 Cống lấy nước.

Nhà tháp cống

Hình thức cống: Là cống có áp dưới đập chính, bằng ống thép D=700mm, dày δ =8-10mm đặt trên bệ và bọc ngoài 1 lớp BTCT M200 dày 25cm, tường đầu thượng lưucống có đặt khe van và lưới chắn rác ; hạ lưu cống có lắp đặt 1 van côn điều tiết tưới và 1van đĩa sửa chữa, đóng mở bằng thủ công Các thông số cụ thể như trong bảng sau :

Bảng 2-5: Các thông s k thu t c ng l y n ố kỹ thuật đập đất ỹ thuật đập đất ật đập đất ố kỹ thuật đập đất ất ước c

TT Thông số kỹ thuật Đ.vị K.Hiệu Trị số Ghi chú

2 Cao trình ngưỡng tiêu năng m ngưỡng 460,25

Trang 18

3 Số cửa cửa 01

2.9 Kênh dẫn nước sau đập.

Hệ thống kênh chính hồ chứa nước Chư Prông có chiều dài 6,8235km đảm bảo tảinước với diện tích tưới 700ha Kênh được xây dựng kiên cố bằng BTCT

2.10.Khu quản lý.

2.10.1 Nhà quản lý hệ thống:

Là công trình nhà làm việc cấp II, 02 tầng, diện tích sử dụng 213m2 và trang thiết bị

Nhà chịu lực chính bằng hệ khung cột, dầm sàn BTCT M200, móng xây đá hộc, tườngxây ngạch rỗng d=150, VXM M50, nền sàn lát gạch hoa VM 200x200, toàn bộ cửa dùngkhung sắt, kính có hoa sắt bảo vệ, hoàn thiện trát và quét tường bằng vôi ve màu kem

2.10.2 Nhà quản lý đầu mối:

Là công trình nhà làm việc cấp 4, diện tích sử dụng 80m2

Nhà có kết cấu móng xây đá hộc vxm m75, giằng móng BTCT M200, tường xây gạchrỗng d=200, VXM M75, nền lát gạch ceramic 30x30, toàn bộ cửa dùng khung sắt, kính

có hoa sắt bảo vệ, hoàn thiện trát và quét tường bằng vôi ve màu kem

2.10.3 Nhà vận hành sau cống lấy nước:

Là công trình cấp 4, diện tích sử dụng 14,52m2

Nhà có kết cấu khung, sàn bằng BTCT M200, tường xây ngạch rỗng d=150, VXM M50,nền lát gạch ceramic 30x30, toàn bộ cửa dùng khung sắt, kính có hoa sắt bảo vệ, hoànthiện trát và quét tường bằng vôi ve màu kem

2.11 Đánh giá hiện trạng công trình:

Công trình hồ chứa nước thị trấn Chư Prông được xây dựng vào năm 2002, hoànthành vào 2006

Đập đất được thiết kế dạng đập đất đồng chất, cao trình đỉnh đập 475,00m; cao

trình đỉnh tường chắn sóng 476,00m; bề rộng đỉnh đập B=6,0m, chiều cao đập lớn nhất Hmax=25,5m Mái thượng lưu được gia cố bằng đá xây M100 kích thước

75x75x25cm, mái hạ lưu trồng cỏ Tại thời điểm kiểm tra đập hoạt động bìnhthường

Trang 19

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH

Đỉnh đập + Mái thượng, hạ lưu đập

Mái hạ lưu đập

 Tràn xả lũ là đập tràn thực dụng bằng BTCT M200 có 2 cửa van cung đóng mởbằng điện, tràn chia làm 2 khoang mỗi khoang 4m, nối tiếp sau ngưỡng tràn là dốcnước bằng BTCT M200 dày 30cm, có chiều dài 135m, bề rộng Bd = 8m, độ dốc Id

= 6% - 8%, tiêu năng sau dốc nước bằng bể tiêu năng Lb = 21m, d = 1m ; nối tiếpsau tiêu năng gồm 129m kênh xả bằng đá xây M100, tiêu năng hạ lưu và rọ đá gia

Trang 20

cố lòng suối.Tại thời điểm kiểm tra tràn còn tốt, không có biểu hiện hư hỏng, xuốngcấp.

 Cống lấy nước: Là cống có áp dưới đập chính, bằng ống thép D=700mm, dày δ =8-10mm đặt trên bệ và bọc ngoài 1 lớp BTCT M200 dày 25cm, tường đầu thượnglưu cống có đặt khe van và lưới chắn rác ; hạ lưu cống có lắp đặt 1 van côn điều tiếttưới và 1 van đĩa sửa chữa Hiện tại, cống hoạt động bình thường, không có biểuhiện hư hỏng, xuống cấp

2.12 Đánh giá hiện trạng thiết bị cơ khí

2.12.1 Cửa van tràn

Kết cấu cửa van tràn đã duy tu bào dưỡng định kỳ còn tốt

Bề mặt tole bưng cửa còn tốt

Dầm ngang, dầm chính còn tốt không bong tróc hoen gỉ

Các đường hàn không có các vết rạn nứt và kết cấu cối quay làm việc ổn định

Joint đáy không kín nước nên bị rò nước dưới đáy tràn khi đóng cửa van

2.12.2 Xilanh thủy lực và trạm nguồn cửa van tràn

Hiện trạng thiết bị đóng mở cửa van vận hành bình thường, ống dẫn dầu vào

xilanh thủy lực rò rỉ gây hoen gỉ

Hình 2.32 Xilanh thủy lực

Hệ thống tời vẫn còn hoạt động, cáp kéo phai sự cố bị gỉ sắt

Trang 21

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH

Hình 2.33 Hệ thống điều khiển của van tràn

Hình 2.34 Hệ thống tời kéo phai sự cố

Trang 22

Hình 2.34 Cánh phai sự cố

Trang 23

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH

Bê tông dốc nước

2.12.3 Cống lấy nước

Các thiết bị cơ khí vận hành cửa cống đang còn tốt, hoạt động bình thường

2.13 Kết luận hiện trạng công trình

Qua kết quả điều tra thực địa công trình hồ chứa nước Chư Prông có những kếtluận sau:

- Tuyến đập chính có chiều dài khoảng 421m là đập đất đồng chất hoạt động ổnđịnh, chưa phát hiện vùng thấm cục bộ, vùng sạt lở mái, thiết bị thoát nước còn hoạtđộng tốt Mái thượng lưu đập, tường chắn sóng còn tốt chưa phát hiện hư hỏng, bongtróc, sạt lở Mái đập phía hạ lưu và hệ thống rãnh thoát nước phía hạ lưu còn tốt Hệthống mốc quan trắc thấm hoạt động bình thường

- Tràn xả lũ còn tốt, không có hư hỏng

- Thiết bị cơ khí cửa van và thiết bị đóng mở cửa đều còn tốt chưa cần sửa chữahay thay thế Bộ phận joint đáy của cửa van không kín nước cần thay thế

- Cống lấy nước: Nhà tháp + mái nhà tháp vận hành còn tốt, không có hư hỏng

- Các thiết bị vận hành cống lấy nước vẫn còn sử dụng tốt, chưa cần sửa chữa thaythay thế

Trang 24

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẬP

Đơn vị quản lý là Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Laiđược UBND tỉnh, giao cho quản lý khai thác công trình thủy lợi hồ chứa Chư Prông từnăm 2006

Công ty hoạt động kinh doanh theo đúng các ngành nghề của giấy phép kinhdoanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, trong đó có ngành nghề quản lý khai thác côngtrình thủy lợi

3.1 Công tác xây dựng đập

Việc khảo sát, thiết kế và thi công đập đã tuân theo các quy chuẩn, tiêu chuẩnxây dựng, các quy định về quản lý chất lượng xây dựng trong giai đọan đầu tư xâydựng

Công trình có đường quản lý vận hành, có trang bị hệ thống thông tin liên lạcphục vụ công tác bảo đảm an toàn đập trong mùa mưa lũ và các thiết bị, vật tư, dụng

Quá trình thi công đập tuân thủ theo các qui định của luật xây dựng cơ bản,công tác giám sát và nghiệm thu cũng được thực hiện đúng qui định

Hồ sơ được lưu trữ đầy đủ và cẩn thận

3.2 Đánh giá công tác vận hành hồ chứa:

3.2.1 Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của quy trình vận hành hồ:

Hiện tại đơn vị quản lý đang vận hành hồ chứa nước Chư Prông theo quy trìnhvận hành điều tiết hồ chứa do đơn vị tư vấn Chi nhánh miền Nam – Công ty tư vấn &Chuyển giao công nghệ - Trường Đại học thủy lợi lập tháng 4/2004 Tuy nhiên để phùhợp theo quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07/05/2007 về quản lý an toànđập Chủ đập cần rà soát lại quy trình và trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩmquyền phê duyệt và tổ chức thực hiện

3.2.2 Sự phù hợp của quy trình vận hành hàng năm:

Hồ được vận hành và khai thác đúng theo quy trình vận hành hồ đã được duyệt

Trang 25

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH

3.2.3 Sự phù hợp của quy trình vận hành đã điều chỉnh của các năm so với quy trình vận hành khung:

Trong quá trình vận hành hồ chứa Chủ đập đã thực hiện báo cáo đầy đủ theođúng định kỳ, đo đạc và ghi chép đầy đủ các số liệu quan trắc: quan trắc mực nước hồ,quan trắc lượng mưa, quan trắc đường bảo hòa trong thân đập, quan trắc lún của đập

3.2.4 Sự tuân thủ các quy định về ghi chép, lưu giữ các số liệu trong quá trình vận hành hồ chứa:

Trong quá trình vận hành hồ chứa thực hiện báo cáo đầy đủ theo đúng định kỳ,

đo đạc và ghi chép đầy đủ các số liệu quan trắc: quan trắc mực nước hồ, quan trắclượng mưa, quan trắc đường bảo hòa trong thân đập

3.2.5 Phân tích, đánh giá những mặt được và tồn tại, sự phù hợp của quy trình vận hành khung:

* Mặt được:

Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa do đơn vị tư vấn Chi nhánh miền Nam –Công ty tư vấn & Chuyển giao công nghệ - Trường Đại học thủy lợi lập tháng 4/2004.Việc vân hành theo quy trình này từ năm 2004 đến nay vẫn phù hợp, đảm bảo an toàncho công trình về mùa mưa lũ, đảm bảo cấp nước theo nhiệm vụ thiết kế được phêduyệt

* Tồn tại:

Để phù hợp theo quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07/05/2007 vềquản lý an toàn đập Chủ đập cần rà soát lại quy trình và trình cơ quan quản lý Nhànước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện

3.3 Đánh giá công tác vận hành các cửa van công trình:

3.3.1 Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của các quy trình vận hành chi tiết các cửa van:

Chưa có quy trình vận hành chitiết các cửa van; xả lũ; cống lấy nước

3.3.2 Đánh giá sự tuân thủ các quy định trong quy trình vận hành các cửa van đã đượcphê duyệt:

Vận hành cửa van tràn xả lũ tích nước và xả lũ ưu tiên đảm bảo an toàn đập,thực hiện điều tiết cắt lũ và tích trữ nước hồ theo nhiệm vụ công trình Quá trình vậnhành có lập nhật ký vận hành tràn xả lũ và nhật ký vận hành cống lấy nước

Đầu mối công trình Công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi bố trícổng ra vào đầu mối công trình, luôn luôn bố trí 01 tiểu đội phụ trách dân quân tự vệbán chuyên trách gồm 6 đồng chí trực bảo vệ công trình

Trang 26

Xí nghiệp thủy nông Chư Prông là đơn vị trực thuộc công ty TNHH MTV khaithác công trình thuỷ lợi Gia lai với lực lượng gồm: 6 kỹ sư thuỷ lợi; 12 trung cấp thuỷlợi và 20 sơ cấp thuỷ lợi

3.3.3 Đánh giá sự tuân thủ các quy định về ghi chép, lưu giữ các số liệu trong quá trình vận hành các cửa van:

Quá trình vận hành các cửa van có lập đầy đủ nhật ký vận hành tràn xả lũ và nhật

ký vận hành cống lấy nước ghi chép và lưu trữ các quá trình vận hành này đầy đủ vànghiêm túc

Đối với cửa van tràn xả lũ cũng cần phải thường xuyên sử dụng vận hành thửtời đóng mở cửa van có thiết bị dự phòng vận hành cửa đồng thời còn phục vụ choviệc thả phai sự cố

3.3.4 Phân tích, đánh giá những mặt được và tồn tại, sự phù hợp của quy trình vận hành khung so với thực tế vận hành cửa van:

Quy trình vận hành do đơn vị tư vấn lập, chưa được cấp thẩm quyền phê duyệttheo quy định tại Nghị định 72/2007/NĐ-CP

Việc quy định thời gian tích nước hồ chứa vào thời điểm tháng 10hàng năm làchưa phù hợp, vì công trình thuộc khu vực phía Tây trường sơn thời điểm tháng 10 làchuẩn bị kết thúc mùa mưa lũ

Quá trình vận hành có lập nhật ký vận hành tràn xả lũ, nhật ký vận hành cống lấynước

3.4 Đánh giá công tác quan trắc đập và các yếu tố khí tượng thủy văn:

3.4.1 Đánh giá tính hợp lý của việc bố trí mạng lưới quan trắc đo đạc khí tượng thủy văn và quan trắc đập:

Chủ đập thường xuyên tổ chức đo đạc, quan trắc các diễn biến về thấm, rò rỉnước qua thân đập, nền đập, vai đập, chuyển vị của đập, diễn biến nứt nẻ, sạt trượt tạichân, nền và phạm vi lân cân công trình

Hiện nay tại khu vực công trình chỉ có trạm đo mưa, chưa có trạm quan trắc khítượng thủy văn theo quy định Số liệu phục vụ vận hành sử dụng thông tin do đài khítượng thủy văn cung cấp

3.4.2 Đánh giá năng lực, chất lượng hiện tại của các thiết bị quan trắc đo đạc và trình độ vận hành quản lý của các cán bộ vận hành hệ thống đo đạc.

Chất lượng các thiết bị quan trắc hiện đang sử dụng được

Lực lượng cán bộ quản lý có đầy đủ số lượng và năng lực theo quy định

3.4.3 Đánh giá chất lượng đo đạc:

Trang 27

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH

Số liệu quan trắc thẩm, đường bão hòa trong thân đập, hiện tượng lún; chuyển

vị, Chủ đập tuân thủ tốt quy trình đo đạc, số liệu đầy đủ liên tục phù hợp theo yêu cầucông trình, số liệu có độ chính xác cao đáp ứng tốt theo yêu cầu của Nghị định 72 củaChính phủ và Thông tư 33 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý an toàn đập

3.5 Đánh giá công tác Bảo vệ:

3.5.1 Xem xét đánh giá phương án bảo vệ đập:

Quy mô công trình hồ chứa có dung tích <5 triệu m3, theo Thông tư45/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp & PTNT Để đảm bảo an toàn trongquản lý vận hành Chủ đập đã lập và phê duyệt phương án bảo vệ đập để tổ chức thựchiện; bố trí đầy đủ các phương tiện bảo vệ đập như nội quy, quy định ra vào đập và hệthống các mốc chỉ giới, hàng rào, biển báo

3.5.2 Đánh giá việc thực hiện phương án bảo vệ đập:

* Bố trí tổ chức, nhân sự:

Đơn vị quản lý chính là Xí nghiệp thủy nông Chư Prông

+ Trạm thuỷ nông Hoàng Ân – Thị Trấn (tổ bảo vệ số 1) gồm có 12 CBCNtrong đó tổ bảo vệ có 6 người chuyên trách

+ Trạm thủy nông Ia Lâu – Ia Vê (tổ bảo vệ số 2): Gồm 8 CNV

+ Trạm thủy nông PleiPai

* Tuần tra canh gác: 24/24 giờ hàng ngày

* Kiểm tra kiểm soát: Thường xuyên, liên tục tất cả các ngày trong năm.

* Giải pháp đối phó trong các tình huống khẩn cấp:

Khi xả lũ hoặc công trình có sự cố thì huy động Trung đội tự vệ của Xí nghiệptham gia ứng cứu, khi thay ca trực bảo vệ phải ghi chép đầy đủ tình hình và ký nhậnvào sổ đầu mối

* Phối hợp với các lực lượng địa phương:

Ban chỉ đạo PCTT và TKCN huyện Chư Prông; Đài phát thanh truyền hình huyệnChư Prông; UBND thị trấn Chư Prông; Ban PCTT và TKCN thị trấn

* Kiến nghị:

Hiện nay hồ chứa nước Chư Prông chưa được cấp đất bảo vệ công trình; chưacắm mốc bảo vệ lòng hồ theo Nghị định 201/NĐ-CP về quản lý tài nguyên nước, Nghị

Trang 28

định 43/2015/NĐ-CP ngày 06/50/2015 Quy định lập và quản lý hành lang bảo vệnguồn nước Để thực hiện tốt phương án bảo vệ đập hạn chế tình trạng vi phạm hànhlang bảo vệ hồ chứa Đề nghị Chủ đập phối hợp với các ban ngành trình cơ quan quản

lý nhà nước để được cấp đất cho công trình và bố trí nguồn kinh phí cắm mốc bảo vệlòng hồ theo quy định

3.6 Đánh giá công tác Kiểm tra đập:

3.6.1 Xem xét, đánh giá kế hoạch kiểm tra hàng năm của chủ đập:

Chủ đập thực hiện đảm bảo theo quy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP củaChính phủ và Thông tư 33/2008/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp & PTNT vềquản lý an toàn đập

3.6.2 Đánh giá việc thực hiện kế hoạch kiểm tra:

- Kiểm tra thường xuyên: 1 tháng /1 lần thông qua phân tích, đánh giá tài liệu

đo đạc, quan trắc đập và bằng trực quan tại hiện trường

- Kiểm tra định kỳ: 3 tháng /1 lần hoặc hàng năm vào các thời điểm trước khibước vào mùa lũ, tiến hành kiểm tra, đánh giá chung về ổn định đập; phối hợp chặt chẽvới Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, huyện, xã, thị trấn để xây dựng hoặc cập nhật,

bổ sung phương án phòng, chống lụt, bão của đập Sau khi kết thúc lũ, tiến hành kiểmtra nhằm phát hiện các hư hỏng (nếu có), đề xuất biện pháp và kế hoạch sửa chữa,khắc phục các hư hỏng, tồn tại

- Kiểm tra đột xuất: Khi có thông tin gây mất an toàn cho công trình qua chế độquan trắc thường xuyên, đề ra giải pháp xử lý

- Các tài liệu ghi chép, tổng kết, báo cáo các đợt kiểm tra Đảm bảo theo đúngquy định của Nghị định 72/2007/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 33/2008/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý an toàn đập

3.6.3 Đánh giá kết quả, chất lượng của công tác kiểm tra:

Phát hiện kịp thời những sự cố của đập nhằm có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữacác hư hỏng, xuống cấp đảm bảo an toàn đập trước mùa mưa lũ hàng năm

3.7 Đánh giá công tác duy tu, bảo dưỡng đập:

3.7.1 Xem xét, đánh giá kế hoạch duy tu bảo dưỡng hàng năm của chủ đập, sự phù hợp của kế hoạch với quy trình bảo trì đã được phê duyệt:

Hàng năm Chủ đập lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng, mời đoàn kiểm tra gồm cácphòng ban của Công ty, xí nghiệp thuỷ nông trực thuộc và sở Nông nghiệp & PTNT,

sở Tài chính, sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, xác minh hiện trạng công trình trước khiduy tu bảo dưỡng Sau khi hoàn thành công tác duy tu, sửa chữa Chủ đập đã chủ độngmời các ban ngành trên đi nghiệm thu công tác sửa chữa công trình

Trang 29

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH

- Đối tượng được bảo dưỡng: Đập, cống, tràn

- Nội dung bảo dưỡng: Sơn sửa nhà tháp, cánh cửa cống; vệ sinh lau chùi thiết

bị đóng mở, bơm dầu, mỡ cho các thiết bị đóng mở, kiểm tra các đường ống thuỷ lực

- Phương pháp sử dụng và phương tiện thực hiện: Thủ công

- Các tài liệu, báo cáo của công tác bảo dưỡng theo quy định: Sổ ghi chép,phiếu thu, chi, phiếu nhập và xuất kho

3.7.3 Đánh giá kết quả, chất lượng của công tác bảo dưỡng:

Hiện tại quy trình bảo trì, kế hoạch bảo trì hàng năm của công trình chưa đượclập và phê duyệt theo quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng vàbảo dưỡng công trình xây dựng Nguồn kinh phí phục vụ công tác bảo trì công trìnhcòn hạn chế

Hàng năm Chủ đập sử dụng nhuồn kinh phí thủy lợi phí được cấp bù để sửachữa, khắc phục các hư hỏng nhỏ, ở các hạng mục đầu mối công trình và bảo dưỡngcác cửa van đóng mở cống lấy nước, tràn xả lũ đảm bảo cho công trình vận hành antoàn trong mùa mưa lũ

3.8 Đánh giá công tác báo cáo hiện trạng an toàn đập:

3.8.1 Đánh giá việc tuân thủ các quy định tại Điều 16 Nghị định 72/2007/NĐ-CP

về báo cáo hiện trạng an toàn đâp:

Hàng năm, Chủ đập đều gửi báo cáo về sở Nông nghiệp & PTNT và các cơquan liên quan theo quy định báo cáo hiện trạng an toàn đập theo quy định của Nghịđịnh 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập của Chính phủ

3.8.2 Đánh giá sự đầy đủ, trung thực về nội dung các báo cáo an toàn đập:

Đáp ứng theo yêu cầu của Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đậpcủa Chính phủ

3.9 Đánh giá kết quả thực hiện công tác PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông:

3.9.1 Tổ chức PCLB:

1 Giới thiệu cơ cấu tổ chức bộ máy PCLB hiện tại

* Đối với Công ty, đã ban hành Quyết định

+ Thành lập ban chỉ huy PCLB công ty, trong đó: Trưởng ban là giám đốc công

ty, các phó giám đốc làm phó ban, các trưởng phòng ban chuyên môn và giám đốc xínghiệp thủy nông trực thuộc làm thành viên

+ Ban chỉ huy PCLB có nhiệm vụ: Xây dựng phương án PCLB, tổ chức, chỉđạo triển khai thực hiện công tác PCLB, khắc phục hậu quả, giảm nhẹ thiên tai do lụt

Trang 30

bão gây ra đối với các công trình thủy lợi do Công ty quản lý Tham gia ứng cứu vớicác địa phương khi có lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền.

+ Cơ quan thường trực của ban PCLB được đặt tại văn phòng Công ty số 97APhạm Văn Đồng, TP PleiKu, Gia Lai Trưởng ban chỉ huy PCLB sử dụng con dấu củaCông ty để giao dịch

+ Ban hành quy chế hoạt động của ban của Ban chỉ huy PCLB công ty để có sựphân công nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên ban chỉ huy trong việc tổ chức vàphối hợp hoạt động

* Đối với xí nghiệp thủy nông Chư Prông

+ Thành lập tiểu ban chỉ huy phòng chống lụt bão công trình hồ chứa nước ChưPrông, đồng thời hàng năm có quyết định bổ sung kiện toàn tiểu ban chỉ huy PCLB.Nhằm phù hợp với tình hình thực tế, Trong đó trưởng tiểu ban là giám đốc xí nghiệp,các phó giám đốc làm phó tiểu ban, các trưởng phòng tổng hợp và các trạm trưởng trựcthuộc làm thành viên Đồng thời mời các Chủ tịch, hoặc phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

xã có công trình nằm trên địa bàn làm phó tiểu ban để đảm bảo phối hợp, điều độngnhân lực địa phương tham gia ứng cứu khi có tình huống sự cố xả ra trong mùa mưabão hàng năm

+ Ban chỉ huy PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông có nhiệm vụ: Xâydựng phương án PCLB, tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác PCLB, khắcphục hậu quả, giảm nhẹ thiên tai do lụt bão gây ra đối với công trình do xí nghiệp quản

lý Tham gia ứng cứu với địa phương khi có lệnh điều động của cơ quan có thẩmquyền

+ Cơ quan thường trực của Ban PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prôngđược đặt tại trụ sở làm việc của xí nghiệp (Thị trấn Chư Prông) Trưởng tiểu Ban chỉhuy PCLB công trình sử dụng con dấu của xí nghiệp để giao dịch

2 Tình hình công tác điều hành PCLB trong các năm qua

+ Công tác điều hành PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông: Từng thànhviên của ban chỉ huy PCLB công ty và tiều ban chỉ huy PCLB công trình hồ chứa nướcChư Prông đều là cán bộ nòng cốt, có kinh nghiệm trong công tác quản lý khai tháccông trình thủy lợi, nhận thức thấy rõ vai trò, tầm quan và phạm vi ảnh hưởng trongcủa công trình hồ chứa nước Chư Prông do đó công tác điều hành đã đi vào hoạt động

nề nếp, thường xuyên và có kế hoạch

+ Các thành viên ban chỉ huy PCLB thực hiện nghiêm túc theo nhiệm vụ đãđược phân công đồng thời chấp hành tuyệt đối khi có lệnh hoặc yêu cầu của trưởngban

+ Phối hợp tốt giữa các đơn vị trong công ty, từng thành viên của tiểu ban

Trang 31

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH

Ủy ban nhân dân thị trấn Chư Prông, thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bãohuyện Chư Prông và các phòng ban chuyên môn của Huyện

+ Thường xuyên tổ chức, phổ biến, hướng dẫn, tập dượt Phương án phòngchống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn nhằm tăng cường khả năng tác nghiệp củatừng thành viên ban chỉ huy phòng chống lụt bão hồ chứa nước Chư Prông

+ Thiết lập và thực hiện đều đặn cơ chế thông tin liên lạc thông suối giữa banchỉ huy PCLB từ tỉnh đến huyện, xã trên địa bàn có liên quan và từng thành viên củatiểu ban PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông

+ Tổ chức trực ban 24/24h trong suối mùa mưa bão hàng năm, tổ chức kiểm tra

về việc chấp hành nhiệm vụ từng tổ chức, các nhân chấp hành

+ Kết thúc mùa mưa bão hàng năm ban chỉ huy PCLB công ty, tiểu ban chỉ huyPCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông tiến hành tổng kết đánh giá công tác PCLBnăm qua rút kinh nghiệm và khắc phục hạn chế, bổ sung thực hiện cho kế hoạch nămsau

3 Đánh giá công tác điều hành:

+ Năng lực cán bộ: Nhân lực được tăng cường, kiện toàn đáp ứng yêu cầu côngtác như: cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành thủy lợi, điện kỹ thuật, côngnhân vận hành đã qua đào tạo v.v Đáp ứng yêu cầu năng lực kỹ thuật đối với tổ chứcquản lý vận hành hồ chứa, đập dâng (điều 8,9,10,11 thông tư 40/2011/TT-BNNPTNT)

+ Công tác điều hành chỉ đạo được thực hiện nghiêm túc, quy định nhiệm vụ vàtrách nhiệm rõ ràng đến từng thành viên, thông qua quy chế hoạt hoạt động có chế độkhen thưởng và xử phạt nghiêm minh

+ Đã xây dựng quy chế phối hợp trong công tác PCLB với địa phương và sẵnsàng hỗ trợ huy động nhân lực, phương tiện, vật tư tại chỗ gần nhất để ứng cứu khi có

sự cố mất an toàn công trình trong mùa mưa bão

* Hạn chế và nguyên nhân

+ Công tác phối hợp với địa phương có công trình đứng chân trên địa bàn đôilúc chưa nắm bắt thông tin kịp thời về diễn biến mưa bão và vận hành điều tiết an toàncông trình khi xã lũ

Trang 32

+ Năng lực, trình độ chuyên môn nhất ở địa phương còn hạn chế và thiếu độingũ chuyên trách, do kiêm nhiệm nhiều công việc.

+ Tuy đã ký kết quy chế phối hợp với công ty TNHH KTCT thủy lợi Gia Lai ,nhưng quá trình thực hiện đôi lúc còn chậm trong công tác truyền thông, thông tin đếntận thôn, làng, thiếu quy định rõ ràng về trách nhiệm nhất là trong khâu chỉ đạo của địaphương

+ Sự phối hợp giữa các ban ngành với địa phương chưa thật chặt chẽ, Công tác

tổ chức diễn tập ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, các phương án đã định ít được tổ chức dochưa có kinh phí (chỉ có đơn vị quản lý hồ đập thực hiện trong phạm vi quản lý)

+ Phương tiện, vật tư, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đã có trang bị nhưng chưađầy đủ do thiếu kinh phí, chưa đáp ứng yêu cầu trong trường hợp có thiên tai, sự cốxảy ra

3.9.2 Nội dung Kế hoạch phương án PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông:

Căn cứ dự báo về tình hình thời tiết của địa bàn khu vực công trình hồ chứanước Chư Prông - tỉnh Gia Lai trong mùa mưa bão sắp đến

Căn cứ vào hiện trạng các công trình trước mùa mưa bão do Công ty quản lý;

Nhằm chủ động và thực hiện tốt công tác phòng chống lụt, bão, thiên tai và tìmkiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn cho người, tài sản của nhân dân và các công trình thủylợi, nhà cửa, kho bãi các phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh đặc biệt là cáccông trình hồ chứa vừa và lớn trên địa bàn, góp phần ổn định sản xuất, thực hiện hoànthành nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội được UBND tỉnh giao

1.Nội dung xây dựng kế hoạch PCLB Công trình hồ chứa nước Chư Prông nhưsau:

a Các đơn vị sản xuất của Xí nghiệp, Trạm, Cụm khai thác thủy lợi hồ chứanước Chư Prông trực thuộc Công ty đứng chân trên trên địa bàn các huyện phối hợpvới các phòng ban Công ty, kiểm tra hiện trạng công trình trước mùa mưa bão, đồngthời tiến hành đánh giá và tổng kết rút kinh nghiệm về công tác phòng chống lụt bãotìm kiếm cứu nạn năm trước, làm rõ nguyên nhân những mặt còn tồn tại để có biệnpháp khắc phục, trên cơ sở đó rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống lụtbão, thiên tai của công trình, bảo đảm thống nhất, đồng bộ có hệ thống với phương ánphòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của toàn Công ty

b Trên cơ sở Quy chế hoạt động của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của công

ty đã ban hành Công ty tiến hành xây dựng phương án phòng chống lụt bão và tìmkiếm cứu nạn, đồng thời ra quyết định kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống lụt bão củacông trình, Xây dựng phương án PCLB (bổ sung nếu có)

Trang 33

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH

c Thường xuyên tổ chức, phổ biến, hướng dẫn, tập dượt phương án phòngchống, thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn nhằm tăng cường khả năng tác nghiệpcủa từng xí nghiệp thành viên

d Công tác chuẩn bị:

Để thực hiện tốt công tác PCLB và tìm kiếm cứu nạn, kịp thời xử lý sự cố hạnchế thấp nhất những thiệt hại do lụt bão gây ra, công ty đã xây dựng phương án 4 tạichổ (Chỉ huy, lực lượng, vật tư và hậu cần tại chỗ) làm cơ sở cho các đơn vị chủ độngtriển khai thực hiện trong mùa mưa bão hoặc khi có sự cố xảy ra

Phương án phòng chống lụt bảo được công ty triển khai và quán triệt sớm đếntận cơ sở (Xí nghiệp, Trạm, Cụm và từng các nhân tham gia lực lượng PCLB) với tinhthần và trách nhiệm cao nhất

+ Chỉ huy:

- Đối với công ty: Ban chỉ huy PCLB do Giám đốc công ty làm trưởng ban, cácphó giám đốc công ty làm phó ban trường trực phụ trách từng khu vực, các thành viên

là các trưởng phòng ban và các giám đốc xí nghiệp trực thuộc

- Đối với xí nghiệp: Tiểu ban chỉ huy PCLB do các giám đốc xí nghiệp làmtrưởng tiểu ban, phó giám đốc xí nghiệp làm phó tiểu ban thường trực các thành viên

là trưởng phòng tổng hợp, trạm trưởng Văn phòng thường trực tiểu ban PCLB tại vănphòng các xí nghiệp

+ Lực lượng:

- Lực lượng tại chổ bao gồm toàn bộ CBCNV xí nghiệp phụ trách khu vựcPCLB được phân công Ngoài lực lượng tại chỗ trong trường hợp khẩn cấp Giám đốccông ty huy động thêm lực lượng địa phương và các xí nghiệp khác để hỗ trợ và điềuhành trực tiếp (trường hợp xảy ra báo động cấp 3 trở lên)

+ Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị PCLB và tìm kiếm cứu nạn:

- Công ty đã tiến hành kiểm tra, thống kê vật tư, vật liệu, dụng cụ và trang thiết

bị PCLB tìm kiếm cứu nạn của từng đơn vị để sẳn sàng huy động và ứng cứu khi cầnthiết, đồng thời lập dự trù vật tư , cấp bổ sung cho một số công trình còn thiếu

- Hiện nay các công trình do công ty quản lý đã chuẩn bị đầy đủ vật tư , cáctrang thiết bị cho PCLB, tìm kiếm cứu nạn được tập kết tại công trình đầu mối và các

vị trí xung yếu có nguy cơ xảy ra sự cố

Về vật tư : Gồm đá hộc , rọ thép, bao tải, vải bạt

Về dụng cụ : Pa lăng xích (5 - 10 tấn), cuốc, xẻng, mỏ lết răng, xe rùa, xà peng

Về trang thiết bị bao gồm: Ca nô composit, thuyền máy, Phao cứu sinh, áo phaocác loại, ủng, đèn pin

+ Công tác hậu cần:

Trang 34

Xây dựng kiểm tra kế hoạch tài chính, dự trữ các nhu yếu phẩm cần thiết phục

vụ cho công tác hậu cần tại chổ, sẵn sàng cung cấp đầy đủ trong thời gian khi có lụtbão xảy ra

e Công tác triển khai hệ thống thông tin liên lạc:

Hệ thống thông tin liên lạc sử dụng điện thoại bàn và điện thoại di động củacông nhân, cán bộ quản lý công trình, đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt

g Công tác chỉ đạo quản lý kiểm tra bảo đảm an toàn hồ chứa nước:

Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trong quản lý vận hành hồ chứađúng theo quy trình quy phạm, phổ biến đến từng cán bộ công nhân quản lý các vănbản pháp luật quy định về an toàn đập, hồ chứa Pháp lệnh khai thác và bảo vệ côngtrình thủy lợi, thông tư số 33/2008/TT-BNN, Nghị định 72/2007/NĐ-CP, Quyết định3562/QĐ-BNN-TL v.v

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp trong việc bảo vệ vàngăn chặn kịp thời khi có sự cố xảy ra gây mất an toàn công trình

Triển khai rà soát lại quy trình vận hành cho phù hợp với quy chuẩn hiện hành,quy trình điều tiết tràn xả lũ trong mùa mưa bão hàng năm để bảo đảm an toàn côngtrình

2 Nhận xét đánh giá về tính hợp lý, tính khả thi của kế hoạch

Kế hoạch PCLB công trình hồ chứa nước Chư Prông có tính khả thi và tươngđối hợp lý khi thực hiện Với phương châm 4 tại chổ: Chỉ huy, lực lượng, vật tư, hậucần và sự phối hợp với cơ quan địa phương sẵn sàng ứng phó kịp thời trong mùa mưabão hoặc khi có sự cố xảy ra

3 Các kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoàn thiện

Là công trình đã được xây dưng từ năm 2002 đưa vào khai thác năm 2006 đếnnay đã qua 9 năm khai thác Tuy hàng năm đơn vị quản lý thực hiện tốt công tác đảmbảo an toàn công trình như thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình, côngtác vận hành tuân thủ đúng quy định Hệ thống kênh đã được kiên cố nhưng tuyếnkênh nằm trên sườn dốc, có địa hình chia cắt thường xuyên xảy ra sạt lở, bồi lấp kênhchính, Chủ đập cần bố trí kinh phí để sửa chữa khắc phục đảm bảo an toàn phục vụtưới

+ Phương án PCLB đảm bảo an toàn đập về mùa mưa lũ, phương án PCLLvùng hạ du đập chưa được lập và phê duyệt theo quy định tại Nghị định 72/2007/NĐ-

CP Đề nghị chủ đập tổ chức lập, bố trí kinh phí xây dựng các phương án này để đảmbảo vận hành an toàn công trình về mùa lũ và an toàn cho nhân dân, cơ sở hạ tầng phía

hạ du khi xả lũ khẩn cấp hoặc xảy ra tình trạng vỡ đập

Trang 35

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH

3.9.3 Tình hình thực hiện các năm qua:

1 Công tác chuẩn bị

+ Công tác chuẩn bị tại đầu mối và hạ du, trước mùa mưa bão thực hiện đầy đủ,chú trọng công tác đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt với nhiều hình thức như: Điệnthắp sáng, điện thoại bàn, di động, Fax, mạng vi tính, được tổ chức đến tận các trạm,trại của xí nghiệp

+ Vật tư, phương tiện và hậu cần được bố trí trong khu vực đầu mối, gần điểmtiếp cận công trình khi đưa vào sử dụng

+ Giữ mối liên lạc thường xuyên với địa phương, các đơn vị sản xuất trên địabàn để trao đổi thông tin, thông báo, cảnh báo khi có nguy cơ gây ảnh hưởng đến antoàn tính mạng và tài sản khi công trình vận hành điều tiết xả lũ v.v…

+ Kịp thời cập nhật bản tin về dự báo thời tiết, hình thế thời tiết gây mưa lũ trênsông, lưu vực công trình hồ chứa nước Chư Prông của Trung tâm dự báo Khí tượngthủy văn trung ương và đài khí tượng thủy văn Tây Nguyên để vận hành hồ chứa kịpthời

2 Công tác vận hành hồ chứa trong mùa lũ

+ Căn cứ thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước Chư Prông do đơn vị tưvấn Chi nhánh miền Nam – Công ty tư vấn & Chuyển giao công nghệ - Trường Đạihọc thủy lợi lập tháng 4/2004

+ Đơn vị quản lý thực hiện đúng quy định về quy định vận hành điều tiết hồtrong mùa lũ Công tác chế độ quan trắc, dự báo, báo cáo, cung cấp thông tin, số liệuphục vụ công tác vận hành hồ được cập nhật thường xuyên và cung cấp kịp thời đếncác cơ quan như quy định

+ Thực hiện tốt việc phối hợp với các cơ quan có liên quan như: Đài Khí tượngThủy văn khu vực Tây nguyên, thường trực Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Gia Lai,(Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai là cơ quan thường trực), Ủy Ban nhân dân HuyệnChư Prông

3 Công tác phòng chống lũ lụt hạ du:

+ Xây dựng và triển khai thực hiện công tác phối hợp ứng cứu vùng hạ du khi

có lũ lụt xảy ra để đảm bảo an toàn về người và cơ sở hạ tầng ở vùng hạ du đập

4 Nhận xét công tác vận hành PCLB

- Vận hành của bộ máy: công tác vận hành bộ máy từ chỉ đạo điều hành, thựchiện đồng bộ thống nhất từ ban chỉ huy PCLB công ty đến tiểu ban chỉ huy PCLBcông trình hồ chứa nước Chư Prông, bộ máy thường xuyên được điều chỉnh, kiện toànđáp ứng yêu cầu

Trang 36

- Phối hợp tốt giữa địa phương, Sở, Ban ngành các đơn vị trên địa bàn và Banchỉ huy PCTT và TKCN và Ủy Ban nhân dân tỉnh Gia Lai.

- Tuân thủ các kế hoạch chỉ thị của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, địaphương và kế hoạch PCLB công ty ban hành Thực hiện đúng quy trình, quy định đãban hành

3.9.4 Kết luận chung:

1 Đánh giá chung tình hình thực hiện công tác PCLB

Đơn vị quản lý công trình đã thực hiện cơ bản đầy đủ công tác PCLB hàng nămcủa công trình đã thành lập ban chỉ huy PCLB, chuẩn bị phương tiện, vật tư, trang thiết

bị cơ bản theo quy định, đảm bảo vận hành công trình an toàn trong mùa mưa lũ, có sựphối hợp với địa phương khu vực hạ du để thực hiện nhằm hạn chế thiệt hại gây ratrong quá trình vận hành xả lũ

2 Bài học và đề xuất kiến nghị khắc phục tồn tại

+ Công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nói chung và côngtác đảm bảo an toàn công trình trong PCLB nói riêng có tầm quan trọng nhằm duy trìkhai thác công trình bền vững, lâu dài và hiệu quả theo nhiệm vụ đã phê duyệt, là đơn

vị được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai giao nhiệm quản lý các công trình thủy lợi trênđịa bàn tỉnh theo quy định phân cấp, do đó ngoài nhiệm vụ chính cần làm tốt công tác

xã hội hóa và toàn dân, các cấp chính quyền cùng tham gia quản lý và bảo vệ côngtrình có hiệu quả theo Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001;Luật phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13, ngày 19/06/2013

+ Đề nghị Chủ đập bố trí kinh phí và tổ chức xây dựng các phương án PCLBđảm bảo an toàn đập về mùa lũ, phương án PCLL vùng hạ du đập theo quy định

+ Quán triệt và phối hợp tốt với địa phương các ban ngành trong việc thực hiệncông tác PCLB hàng năm

+ Nâng cao nhận thức và củng cố bộ máy (đào tạo, tổ chức, xây dựng kế hoạch,ứng dụng tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật) nhằm đáp ứng yêu cầu ngày cao trong sựnghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập, thích ứng với tình hìnhbiến đổi khí hậu như hiện nay

+ Kiến nghị: Đề nghị các cấp thẩm quyền cấp kinh phí sửa chữa lớn công trình,đầu tư trang thiết bị hiện đại hóa công tác quản lý, bố trí kinh phí để chủ đập xây dựngphương án phòng chống lũ vùng hạ du đập trình phê duyệt để thực hiện v.v

3.10 Kết luận:

3.10.1 Kết luận

Trang 37

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH

Công ty khai thác đến các đơn vị quản lý trực tiếp, đảm bảo an toàn công trình pháthuy năng lực thiết kế, phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tếkhác Công tác duy tu bảo dưỡng đập và kiểm tra đập thực hiện định kỳ, lập báo cáohiện trạng được quản lý chặt chẽ Đơn vị quản lý có nhật ký sổ sách chi tiết, có ngàygiờ kiểm tra định kỳ Việc lập các báo cáo kiểm tra định kỳ được đơn vị quản lý hồthực hiện hàng tháng

+ Hiện nay hồ chứa nước Chư Prông chưa được cấp đất bảo vệ công trình; chưacắm mốc bảo vệ lòng hồ theo Nghị định 201/NĐ-CP về quản lý tài nguyên nước; Nghịđịnh 43/2015/NĐ-CP quy định lập, quản lý hành lang về bảo vệ nguồn nước Để thựchiện tốt phương án bảo vệ đập hạn chế tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ hồ chứa

Đề nghị Chủ đập phối hợp với các ban ngành trình cơ quan quản lý Nhà nước cấp đấtcho công trình và bố trí nguồn kinh phí cắm mốc bảo vệ lòng hồ theo quy định

+ Quy trình vận hành chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tạiNghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập Mặt khác việc quy định thời giantích nước cuối mùa lũ không phù hợp với quy luật về mùa mưa lũ ở khu vực phía Tâytrường sơn (khu vực xây dựng công trình) Đề nghị Chủ đập rà soát và báo cáo cấpthẩm quyền bố trí kinh phí xây dựng

+ Đề nghị chủ đập xây dựng quy trình bảo trì công trình theo quy định Lập kếhoạch bảo trì hàng năm báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt và bố trí kinh phí để thựchiện bảo trì để đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ công trình

Ngày đăng: 24/09/2021, 13:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w