Nhữngcấmkịtrongngàytết,ngàylễởTrungQuốc Dân gian cho ngày lập xuân là ngày đầu của một năm canh nông, vì vậy mà có tập tục bói ngày này xem được mùa hay mất mùa. Tục cho rằng, ngày lập xuân thì nên nắng chứ không nên mưa. Trời nắng thì có điềm là được mùa, còn trời âm u thì báo điềm thiên tai. Ở vùng Sơn Đông, tục cho rằng, nếu ngày lập xuân mà trời âm u thì sâu mọt sẽ làm hại lúa đậu. Ở khu vực Thái Dương, người ta còn kỵ không được khấy nước và không được đào bới tro, vì cho rằng, khuấy nước thì sẽ khiến cho tinh thần trong năm đó sẽ không được phấn chấn, lúc nào cũng ngủ gà ngủ gật; không đào bới tro, vì như thế tức là đào bỏ đi tất cả sự may mắn trong cả một năm. Dân gian cho rằng, ngày kinh trập (tức là mùng năm hoặc mùng sáu tháng ba) là thời khắc bắt đầu có sấm. Nếu ngày kinh trập và nhữngngày sau ngày kinh trập mà nghe thấy tiếng sấm thì đó là điều bình thường, năm đó tốt, gió thuận mưa hòa, ngũ cốc đầy bồ. Tục ngữ nói: “Sấm đánh kinh trập thóc lúa rẻ”. Vì vậy, trước ngày kinh trập thì người ta kỵ nghe thấy tiếng sấm. Ở vùng Sơn Đông, vào tiết xuân phân thì kỵ trời nắng. Dân gian thường trồng cây vào ngày xuân phân, nếu ngày ấy trời sáng tỏ thì mọi việc không thành. Vào tiết xuân phân, người Dư cấm không được khều phân, cấm mang quần áo đến bên sông giặt giũ, và cũng cấm không được phơi đồ. Trong dân gian, người Hán có tập tục trồngliễu vào ngày thanh minh. Vào tiết thanh minh, người đi quét mộ cần phải cúng bái tổ tiên, và cũng phải phòng sự quấy nhiễu của quỷ sùng. Vì trong dân gian, người ta tin rằng cây liễu có pháp lực dùng để khu tà đuổi ma một cách có hiệu quả, vì vậy mà người ta mới cắmliễu trên đất hay mang liễu bên mình nhằm để đề phòng bất trắc. Do thanh minh là vào ngày tết hàn thực, nên trước đây, dân gian không động đến bếp lò, kỵ ăn đồ nóng. Nếu không, sẽ bị thần phạt tội. Ngạn ngữ có câu: “Thanh minh không ăn đồ nguội, mưa đá rơi đầy trên đất”. Người vùng Sơn Đông còn có tập tục những người phụ nữ trẻ tuổi đi tránh thanh minh, vì nghe rằng, vào ngày này thì hung thần sẽ hạ phàm và bắt các cô gái xinh đẹp. Vào ngày này, phụ nữ kỵ không được thêu thùa, may vá, tất cả đều phải đi ra ngoài đạp thanh, chơi đùa trong tiết xuân. Ngoài ra, trên mối quan hệ với việc canh nông, trong tiết thanh minh thì người ta còn kỵ trời âm u, mưa rơi hoặc mạnh. Tục cho rằng, nếu thanh minh mà trời không trong sáng thì đó là điềm triệu của một năm mất mùa. Nếu trong tiết thanh minh mà có gió lùa, thì đó là điềm trời hạn; nếu thanh minh mà trời đổ mưa, thì lúa mạch sẽ không được tốt. Vào ngày lập hạ thì kỵ không có mưa. Ở các vùng Hà Nam, Quý Châu, Vân Nam, người ta đều cho rằng, vào ngày lập hạ mà không có mưa thì đó là điềm hạn hán. Ngạn ngữ có câu: “Lập hạ không mưa, thật không có gạo”. Ngày lập hạ là ngày bắt đầu của mùa hạ, mà dân gian lại sợ cái nóng nực của mùa hạ nên mới có tập tục cân trọng lượng cơ thể. Nghe nói rằng, sau khi cân trọng lượng cơ thể vào ngày hôm ấy, thì sẽ không sợ cái nóng nực của mà hạ nữa, và cũng sẽ không gầy ốm nữa. Nếu không, họ sẽ rất sợ cái nóng ấy, khiến ăn cơm không ngon, và sẽ ốm o đến nỗi thành bệnh. Ở vùng Giang Tây, người ta còn có tập tục uống trà vào ngày lập hạ, nếu như không uống thì sẽ phải khổ cả mùa hè. Ở vùng Đông Đài Giang Tô, vào ngày lập hạ thì cấm không được để trẻ em ngồi ở ngạch cửa, vì người ta bảo rằng “ngày lập hạ ngồi trên ngạch cửa thì dễ ngủ gật”. Tiết hạ chí là tiết khí quan trọng nhất đối với việc canh nông. Người ta cho rằng, sự thay đổi xấu của ngày hạ chí sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với việc làm nông. Vì vậy mà vào ngày hạ chí, nhà nông có rất nhiều kiêng kỵ. Trong “Thanh Gia Linh” có viết: “Hạ chí là thời khắc chuyển giao,…” cư dân có rất nhiều kiêng kỵ như cấm nguyền rủa, kiêng hớt tóc…”, vào kỵ nhất là có mưa có sấm vào ngày hạ chí. Ngạn ngữ nói: “Hạ chí có sấm thì tháng sáu hạn, hạ chí có mưa thì ba tháng nóng”. Trước đây, nhà nông còn phân mười lăm ngày từ hạ chí đến tiểu thử ra thành ba thời đoạn là thời đầu (thượng thời), thời hai (trung thời) và thời cuối (hạ thời), gọi là tam thời, với cách chia là ba ngày vào thời đầu, năm ngày vào thời hai và bảy ngày vào thời cuối. Tục kỵ mưa vào thời hai và kỵ sấm vào thời cuối, vì sẽ ảnh hưởng đến lượng thu hoạch. Vì vậy, tốt nhất là không nên mưa và không nên sấm vào suốt khoảng thời gian từ của tiết hạ chí. Lập thu cũng là một tiết khí lớn đối với nhà nông, dân gian rất xem trọng nó. Thời xưa, người vùng Vân Nam cấm kỵ đi đứng giữa đồng vào ngày lập thu, nếu không, người ta cho rằng sẽ gây bất lợi cho vụ thu hoạch mùa thu. Những người có học thức thì thường dùng giấy đỏ viết lên câu cầu sự tốt lành “hôm nay lập thu, trăm bệnh đều khỏi” để dán lên trên vách. Phụ nữ cũng dùng vải đỏ để cắt thành hình quả hồ lô (bầu), đính lên phía sau quần của trẻ để khu trừ bệnh tật. Ở vùng Thái Dương tỉnh Sơn Đông, cấm kỵ tắm rửa vào ngày lập thu, nếu không, người ta cho rằng trên người sẽ mọc rôm sảy. Ở Hoàng Huyện, người ta cho rằng nếu tắm vào ngày lập thu thì sau khi qua ngày lập thu sẽ bị tiêu chảy. Ở vùng Hà Nam, Giang Tô, Hồ Bắc, vào ngày lập xuân còn kỵ sấm, mưa, gió. Tục có câu: “Trước thu gió bắc sau thu mưa, sau thu gió bắc khô tận đáy” . Tiết lập đông báo hiệu một mùa đông đã đến. Trong dân gian, người ta kỵ không được ăn đồ nguội lạnh, như củ cải, trái cây. Nếu không, sẽ gây tổn thường đến sức khỏe. Ngày lập đông cũng kỵ không có mưa, ngạn ngữ có câu: “Tiết Trùng Dương mà không mưa thì lập đông nắng, tiết lập đông không mưa thì nắng cả năm”. Mùng một tháng giêng, tục gọi là “mùng một của năm”, “đầu năm”, “nguyên đán” v.v, ở đây có nghĩa là ngày thứ nhất trong năm, vì vậy mà dân gian rất xem trọngngày này. Nhữngcấm kỵ phát sinh trongngày này là rất nhiều. Ví dụ như tộc người Choang, vào mùng một tháng giêng thì phải thức dậy lúc trời vừa sớm, nam thì đọc sách ngâm thơ, nữ thì tưới nước thêu hoa, sau khi thức dậy rồi thì không được ngủ lại, cho rằng, nếu ngủ lại thì sẽ khiến cho căn cơ ruộng đất, tường nhà bị sụp đổ; vào mùng một không được sát sinh, cũng không được ăn thịt lợn. Vào ngày này, chủ yếu là ăn đồ ngọt, như bánh trôi, bánh tét, cháo gạo…, hoặc là vào buổi chiều thì có thể ăn một ít đồ mặn. Không được nói tục, vì cho rằng nếu ăn nói tục tĩu vào ngày này thì cả năm sẽ rất hay nói tục, và cũng không được đánh mắng người khác, người bị đánh mắng cho rằng mình sẽ bị suy, sau này sẽ thường bị người khác đánh mắng; khi đốt lửa, không được gạt lửa than đang cháy đỏ trên củi, mà để tự nó rơi xuống, nếu gạt than củi thì sẽ khiến cho lưỡi cày đất ruộng sẽ bị gãy, bừa đất thì cuốc bị gãy, phụ nữ cầm kim thì kim bị gãy; suốt ngày ấy không được quét nhà, vì cho rằng quét nhà thì cũng chính là quét tiền tài ra khỏi cửa; không được sử dụng trâu cày, mà còn phải cho nó ăn thức ăn tốt. Mọi người đều cho rằng, vào ngày này thì chỉ được nói những điều tốt lành, làm những chuyện chính đáng, nếu như ngày hôm đó mà thất bại thì cho rằng, suốt cả năm ấy cũng sẽ thường gặp thất bại; nếu ngày hôm ấy bị xui xẻo thì cho rằng suốt cả năm ấy đều bị xui xẻo. Ở vùng Hồ Nam thì người ta kỵ khi ăn tết mà không có cá. Vào tháng giêng, khi mời khách dùng cơm thì trong hai đĩa cá chỉ được ăn một đĩa, còn đĩa kia là đĩa chỉ để nhìn. Đó là do lấy ý nghĩa của câu “có dư (ngư) thì có lợi”. Khi ăn cá thì kỵ không bẻ gãy xương sống nối liền đầu với đuôi, nhằm để lấy cái ý nghĩa là “có dư (ngư) mà không thiếu”. Trong dân gian, “Tết Đoan ngọ” còn gọi là “tết Đoan dương”. Họ cho rằng, đó là một ngày bất cát bất lợi, nên có lưu hành tập tục “tránh ngọ”. Những đứa trẻ chưa đầy tuổi thì phải dẫn về nhà ngoại để tránh né. Ở một dãy đất miền Bắc, mọi nhà đều cắm nhánh cây ngải lên bên cửa, phía trên thì treo hồ lô giấy…, để nhờ đó mà tránh tà trừ tai nạn. Còn trẻ em thì đeo những hình con chó nhỏ, hình người nhỏ làm bằng bông vải, tránh làm mất, nếu không, trong năm ấy tất sẽ có tai nạn lớn. Sau khi tránh qua ngày Đoan ngọ, thì cần phải đem những thứ đã đeo trong người ấy vứt xuống nước để tiêu trừ tại họa. Người tộc Thủy thì cấm ăn đồ mặn trongngày Đoan ngọ, mà chỉ được ăn chay. Ở vùng Sơn Đông, vào ngày Đoan ngọ thì kỵ mưa hoặc sương mù, gọi là “mưa chủ nạn sâu, mù chủ nạn lụt”. (Nguồn: Văn hóa dân tộc Trung Quốc, Trần Duy Khương dịch) . Những cấm kị trong ngày tết, ngày lễ ở Trung Quốc Dân gian cho ngày lập xuân là ngày đầu của một năm canh nông, vì vậy mà có tập tục bói ngày này. “nguyên đán” v.v, ở đây có nghĩa là ngày thứ nhất trong năm, vì vậy mà dân gian rất xem trọng ngày này. Những cấm kỵ phát sinh trong ngày này là rất nhiều.