Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 68 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
68
Dung lượng
1,44 MB
Nội dung
LỜI CAM ĐOAN Trong kỳ làm đề tài tốt nghiệp, em đã tìm hiểu đề tài đồ án trong các sách tham khảo, các trang tạp chí và các trang web được ghi ở mục "tài liệu tham khảo" phía trang cuối của đề tài tốt nghiệp, và em đã hoàn thành đề tài “Mạng diđộng1G –2G-3G-4G”. Em xin cam đoan đề tài này không sao chép các đồ án,đề tài đã có từ trước. Thái nguyên, ngày 21 tháng 11 năm 2010 Người cam đoan: Trần Xô Viết SVTH : Trần Xô Viết 1 LỜI NÓI ĐẦU Nhu cầu trao đổi thông tin là nhu cầu thiết yếu trong xã hội hiện đại. Các hệ thống thông tin diđộng với khản năng giúp con người trao đổi thông tin mọi lúc, mọi nơi đã phát triển rất nhanh và đang trở thành không thể thiếu được trong xã hội thông tin ngày nay. Bắt đầu từ các hệ thống thông tin diđộng thế hệ đầu tiên ra đời vào năm 1946, các hệ thống thông tin diđộng số thế hệ 2 (2G) ra đời với mục tiêu chủ yếu là hỗ trợ dịch vụ thoại và truyền số lệu tốc độ thấp. Hệ thống thông tin diđộng2G đánh dấu sự thành công của công nghệ GSM với hơn 70% thị phần thông tin diđộng trên toàn cầu hiện nay. Trong tương lai, nhu cầu các dịch vụ số liệu sẽ ngày càng tăng và có khản năng vượt quá thông tin thoại. Hệ thống thông tin diđộng thế hệ 3 (3G) ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người về các dịch vụ số liệu tốc độ cao như: điện thoại thấy hình, video streaming, hội nghị truyền hình, nhắn tin đa phương tiện (MMS)…Đến nay các hệ thống thông tin diđộng thế hệ thứ 3 (3G) đã được đưa vào khai thác thương mại ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, các hệ thống thông tin diđộng thế hệ thứ ba cũng sẽ được triển khai trong cuối năm 2009 này. Đối với các nhà khai thác mạngdiđộng GSM thì cái đích 3G là các hệ thống thông tin diđộng CDMA băng rộng (W-CDMA) theo chuẩn IMT-2000. Xuất phát từ định hướng này mà em chọn đề tài nghiên cứu về 3G. Đề tài “Mạng diđộngtếbào1G -2G -3G -4G” gồm có 2 chương: Chương 1: Mạngdiđộngtếbào Chương 2: Cấu trúc hệ thống W-CDMA và kỹ thuật trải phổ . . SVTH : Trần Xô Viết 2 CHƯƠNG 1 MẠNGDIĐỘNGTẾBÀO1G -2G -3G –4G 1G : Sự khởi đầu giản đơn 1G là chữ viết tắt của công nghệ điện thoại không dây thế hệ đầu tiên (1st Generation). Các điện thoại diđộngchuẩn analog, sử dụng công nghệ 1G với tín hiệu sóng analog, được giới thiệu trên thị trường vào những năm 1980. Một trong những công nghệ 1G phổ biến là NMT (Nordic Mobile Telephone) được sử dụng ở các nước Bắc Âu, Tây Âu và Nga. Cũng có một số công nghệ khác như AMPS (Advanced Mobile Phone Sytem – hệ thống điện thoại diđộng tiên tiến) được sử dụng ở Mỹ và Úc; TACS (Total Access Communication Sytem – hệ thống giao tiếp truy cập tổng hợp) được sử dụng ở Anh, C-45 ở Tây Đức, Bồ Đào Nha và Nam Phi, Radiocom 2000 ở Pháp; và RTMI ở Italia. 2G : Công nghệ GSM Sau đó, xuất hiện các điện thoại kỹ thuật số, dùng công nghệ 2G, với sóng Digital. Thế hệ thứ hai 2G của mạngdiđộng chính thức ra mắt trên chuẩn GSM của Hà Lan, do công ty Radiolinja (Nay là một bộ phận của Elisa) triển khai vào năm 1991. So với 1G, ba lợi ích chủ yếu của mạng2G chính là : - Những cuộc gọi diđộng được mã hóa kĩ thuật số - Cho phép tăng hiệu quả kết nối các thiết bị - Bắt đầu có khả năng thực hiện các dịch vụ số liệu trên điện thoại diđộng – khởi đầu là tin nhắn SMS. Những công nghệ 2G được chia làm hai dòngchuẩn : TDMA (Time – Divison Mutiple Access : Đa truy cập phân chia theo thời gian), và CDMA ( Code Divison Multple Access : Đa truy cập phân chia theo mã), tùy thuộc vào hình thức ghép kênh được sử dụng. Các chuẩn công nghệ chủ yếu của 2Gbao gồm: - GSM (thuộc TDMA) có nguồn gốc từ châu Âu, nhưng đã được sử dụng trên tất cả các quốc gia ở 6 lục địa. Ngày nay, công nghệ GSM vẫn còn được sử dụng với 80% điện thoại diđộng trên thế giới. - IS-95 còn được gọi là aka cdmaOne (thuộc CDMA, thường được gọi ngắn gọn là CDMA tại Mỹ) được sử dụng chủ yếu là châu Mỹ và một số vùng ở châu Á. Ngày nay, những thuê bao sử dụng chuẩn này chiếm khoảng 17% trên toàn thế giới. Hiện tại, ở các nước Mexico, Ấn Độ, Úc và Hàn Quốc có rất nhiều nhà cung cấp mạng CDMA chuyển sang cung cấp mạng GSM. - PDC (thuộc TDMA) là mạng tư nhân, được Nextel sử dụng tại Mỹ, và Telus Mobility triển khai ở Canada. - IS-136 aka D-AMPS (thuộc TDMA thường được gọi tắt là TDMA tại Mỹ) đã từng là mạng lớn nhất trên thị trường Mỹ nay đã chuyển sang GSM. Thuận lợi và khó khăn của 2G : Ở công nghệ 2G tín hiệu kĩ thuật số được sử dụng để trao đổi giữa điện thoại và các tháp phát sóng, làm tăng hiệu quả trên 2 phương diện chính : Thứ nhất, dữ liệu số của giọng nói có thể được nén và ghép kênh hiệu quả hơn so với mã hóa Analog nhờ sử dụng nhiều hình thức mã hóa, cho phép nhiều cuộc gọi cùng được mã hóa trên một dải băng tần. SVTH : Trần Xô Viết 3 Thứ hai, hệ thống kĩ thuật số được thiết kế giảm bớt năng lượng sóng radio phát từ điện thoại. Nhờ vậy, có thể thiết kế điện thoại 2G nhỏ gọn hơn; đồng thời giảm chi phí đầu tư những tháp phát sóng. Hơn nữa, mạng2G trở nên phổ biến cũng do công nghệ này có thể triển khai một số dịch vụ dữ liệu như Email và SMS. Đồng thời, mức độ bảo mật cá nhân cũng cao hơn so với 1G. Tuy nhiên, hệ thống mạng2G cũng có những nhược điểm, ví dụ, ở những nơi dân cư thưa thớt, sóng kĩ thuật số yếu có thể không tới được các tháp phát sóng. Tại những địa điểm như vậy, chất lượng truyền sóng cũng như chất lượng cuộc gọi sẽ bị giảm đáng kể. 2,5G : Bước đệm 2,5G chính là bước đệm giữa 2G với 3G trong công nghệ điện thoại không dây. Khái niệm 2,5G được dùng để miêu tả hệ thống diđộng2G có trang bị hệ thống chuyển mạch gói, bên cạnh hệ thống chuyển mạch kênh truyền thống. Trong khi các khái niệm 2G và 3G được chính thức định nghĩa thì khái niệm 2,5G lại không được như vậy. Khái niệm này chỉ dùng cho mục đích tiếp thị. 2,5G cung cấp một số lợi ích của mạng3G (ví dụ chuyển mạch gói), và có thể dùng cơ sở hạ tầng đang tồn tại của 2G trong các mạng GSM và CDMA. GPAS là công nghệ được các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông GSM sử dụng. Và giao thức, như EDGE cho GSM, và CDMA 2000 1x-RTT cho CDMA, có thể đạt chất lượng như các dịch vụ 3G (vì dùng tốc độ truyền dữ liệu 144Kb/s), nhưng vẫn được xem như dịch vụ 2,5G bởi vẫn chậm hơn vài lần so với dịch vụ 3G thật sự. 3G : Công nghệ đương đại 3G là công nghệ truyền thông thế hệ thứ 3, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh SMS, hình ảnh,…). Hệ thống 3G yêu cầu một mạng truy cập radio hoàn toàn khác so với hệ thống 2G hiện nay. Trong các dịch vụ của 3G, cuộc gọi video thường được mô tả như một dịch vụ trọng tâm của sự phát triển. Giá tần số cho công nghệ 3G rất đắt tại nhiều nước, nơi các cuộc bán đầu giá tần số mang lại hàng tỉ euro cho các chính phủ. Do chi phí cho bản quyền các tần số phải trang trải trong nhiều năm trước khi đạt tới các thu nhập do 3G đem lại, nên việc xây dựng mạng3G đòi hỏi một khối lượng đầu tư khổng lồ. Cũng vì vậy nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã rơi vào khó khăn về tài chính, càng khiến cho việc triển khai 3G tại nhiều nước bị chậm trễ, ngoại trừ ở Nhật Bản và Hàn Quốc – những nước tạm bỏ qua các yêu cầu về bản quyền tần số, mà đặt ưu tiên cao việc phát triển hạ tầng công nghệ thông tin – viễn thông quốc gia. Nhật Bản là nước đầu tiên đưa 3G vào khai thác thương mại 1 cách rộng rãi. Năm 2005, khoảng 40% các thuê bao tại Nhật Bản là thuê bao 3G, khiến cho mạng2G dần biến mất tại nước này. Cũng vì vậy mà từng có dự báo rằng vào năm 2006, việc chuyển đổi từ 2G sang 3G sẽ hoàn tất tại Nhật, còn việc tiến lên thế hệ 3,5G tiếp theo (với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 3MB/s) đang được thực hiện. Sự thành công của 3G tại Nhật Bản chỉ ra rằng điện thoại video không phải là ứng dụng hủy diệt. trong thực tế, việc sử dụng điện thoại video thời gian thực chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong các dịch vụ của 3G. Mặt khác, việc tải về tệp âm nhạc lại được nhiều người sử dụng nhiều nhất, nhất là giới trẻ. Thực trạng 3G : SVTH : Trần Xô Viết 4 Tính đến thời điểm hiện tại, thế giới đã có xấp xỉ 3,7 tỉ người sử dụng điện thoại di động, trong đó số lượng thuê bao hạ tầng GSM là 3,06 tỉ thuê bao, số còn lại chia đều trên các mạng thuộc CDMA và 3G. Theo hãng nghiên cứu thị trường Wireless Intelligence, kết nối băng thông rộng diđộng toàn cầu đã tăng trên 850% từ quý I/2007 đến quý I/2008, chủ yếu là nhờ sự phát triển của công nghệ 3G (EV-DO và HSPA). HSPA đã giúp thúc đẩy tăng trưởng doanh thu dữ liệu diđộng đến 46,1% và tăng trưởng doanh thu băng thông rộng diđộng 205% trong nửa đầu của “năm tài chính 2007-2008”, ông Hugh Bradlow, giám đốc công nghệ của hãng viễn thông Teltra (Australia) nhận xét. Ngày nay, thế giới có hơn 760 triệu thuê bao trên các mạng 3G. Tăng trưởng của các thuê bao băng thông rộng 3G đang bùng nổ. Theo hãng phân tích Strategy Analyt- ics dự báo, năm 2012, 3G sẽ chiếm 92% thị trường băng thông rộng di động, trong khi thị phần dành cho WiMAX chỉ 5%. Cũng theo dự báo của hãng phân tích này cùng các hãng Gartner, và Forward Concepts, năm 2009, doanh thu từ thiết bị 3G trên toàn thế giới sẽ đạt 114 tỉ USD, và dịch vụ 3G sẽ đạt 394 tỉ USD. Trong khi đó, thoe dự đoán, năm 2009, nhà cung cấp thiết bị WiMAX trên thế giới sẽ chỉ đạt 3 tỉ USD, khai thác dịch vụ đạt 7,4 tỉ USD. 3,5G công nghệ HSDPA Cũng như 2,5G, công nghệ 3,5G là những ứng dụng được nâng cấp dựa trên công nghệ hiện có của 3G. Một trong những đại diện tiêu biểu của 3,5G chính là HSDPA (High Speed Downlink Package Access) – công nghệ truy nhập gói đường truyền xuống tốc độ cao). Đây là giải pháp mang tính đột phá về mặt công nghệ, được phát triển trên cơ sở của hệ thống 3G W-CDMA. HSDPA cho phép download dữ liệu về máy điện thoại có tốc độ tương đương tốc độ đường truyền ADSL, vượt qua những cản trở cố hữu về tốc độ kết nối của một điện thoại thông thường. HSDPA là một bước tiến nhằm nâng cao tốc độ và khả năng của mạngdiđộngtếbào thế hệ thứ 3 UMTS. HSDPA được thiết kế cho những ứng dụng dịch vụ dữ liệu như: dịch vụ cơ bản (tải file, phân phối email), dịch vụ tương tác (duyệt web, truy cập server, tìm và phục hồi cơ sở dữ liệu), và dịch vụ Streaming. 4G: công nghệ đa phương tiện diđộng của tương lai 4G là công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ 4, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng tới 1-1,5 GB/s. Những công nghệ đình đám nổi lên gần đây như WiMAX 802.16m, Wibro, UMB, 3G LTE, DVB – H… dù đáp ứng tốc độ truyền lớn, song chỉ được xem là những công nghệ tiền 4G (pre-4G). Tên gọi 4G do IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineer) đặt ra để diễn đạt ý nghĩa “3G và hơn thế nữa”. Ở Nhật, nhà cung cấp mạng NTT Docomo định nghĩa 4G bằng khái niệm đa phương tiện diđộng (mobile multimedia) với khả năng kết nối mọi lúc mọi nơi, khả năng diđộng toàn cầu và dịch vụ đặc thù cho từng khách hàng. NTT Docomo xem 4G như sự mở rộng của mạng thông tin diđộngtếbào 3G. Quan điểm này được xem như là một “quan điểm tuyến tính”, trong đó mạng4G sẽ có cấu trúc tếbào được cải tiến để cung ứng tốc độ lên trên 100 MB/s. Với cách nhìn nhận này, 4G sẽ chính là mạng3G LTE, UMB hay WiMAX 802.16m. SVTH : Trần Xô Viết 5 Nhìn chung đây cũng là khuynh hướng chủ đạo được chấp nhận ở Trung Quốc, Hàn Quốc. Bên cạnh đó, mặc dù 4G là thế hệ tiếp theo của 3G nhưng tương lai không hẳn chỉ giới hạn như mở rộng của mạngtế bào. Ví dụ ở Châu Âu, 4G được xem như khả năng đảm bảo cung cấp dịch vụ liên tục, với khả năng kết nối nhiều loại hình mạng truy nhập vô tuyến khác nhau, và khả năng lựa chọn mạng vô tuyến thích hợp nhất để truyền tải dịch vụ đến người dùng một cách tối ưu. Do đó, khái niệm “ABC – Always Best Connect” ( luôn được kết nối tốt nhất) luôn được xem là một đặc tính hàng đầu của mạng thông tin diđộng 4G. Định nghĩa này được nhiều công ty viễn thông lớn và nhiều nhà nghiên cứu, nhà tư vấn viễn thông chấp nhận nhất hiện nay. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì mạng2G (Second-Generation wireless telephone technology) là mạng điện thoại diđộng thế hệ thứ 2. Đặc điểm khác biệt nổi bật giữa mạng điện thoại thế hệ đầu tiên (1G) và mạng2G là sự chuyển đổi từ điện thoại dùng tín hiệu tương tự sang tín hiệu số. Tùy theo kỹ thuật đa truy cập, mạng2G có thể phân ra 2 loại: mạng2G dựa trên nền TDMA (Time Division Multiple Access) và mạng2G dựa trên nền CDMA (Code Division Multiple Access). Trong đó, TDMA là phương thức đa truy cập phân chia theo thời gian còn CDMA là phương thức đa truy cập phân chia theo mã. Trong kỹ thuật CDMA, tín hiệu của mỗi người dùng (user) sẽ được dàn trải (spreading) bằng một mã xác định trực giao (hoặc giả trực giao) với nhau. Tín hiệu truyền sẽ là tín hiệu chồng chập của nhiều người dùng khác nhau theo thời gian và trên cùng một băng tần số. Còn mạng3G (third-generation technology) là công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh .). Và điểm nổi bật nhất của mạng3G so với mạng2G nằm ở khả năng cung ứng truyền thông gói tốc độ cao nhằm triển khai các dịch vụ truyền thông đa phương tiện trên mạngdi động. Tốc độ truyền dữ liệu mạng3G sẽ cao hơn rất nhiều so với mạng 2G. Hiện nay, phát triển công nghệ 3G ở Việt Nam là một trong vấnđề “nóng” được nhiều chuyên gia cũng như các nhà đầu tư quan tâm.Theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, việc chuyển từ 2G sang 3G là điều không thể tránh được trong xu thế hiện nay vì người sử dụng muốn hưởng các dịch vụ đa phương tiện phong phú và dịch vụ dữ liệu tốc độ cao. Những chiếc điện thoại diđộng thế hệ 2G sẽ hoạt động được trên mạng3G nếu người sử dụng đăng ký dịch vụ. Theo nhiều chuyên gia, có thể sẽ có những chiếc điện thoại chuyện dụng trên mạng3G và chúng không khác mấy so với các loại điện thoại hiện thời. SVTH : Trần Xô Viết 6 Trong hơn một thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến sự thành công to lớn của mạng thông tin diđộng thế hệ thứ hai 2G. Mạng2G có thể phân ra 2 loại: mạng2G dựa trên nền TDMA và mạng2G dựa trên nền CDMA. Đánh dấu điểm mốc bắt đầu của mạng2G là sự ra đời của mạng D-AMPS (hay IS-136) dùng TDMA phổ biến ở Mỹ. Tiếp theo là mạng CdmaOne (hay IS-95) dùng CDMA phổ biến ở châu Mỹ và một phần của châu Á, rồi mạng GSM dùng TDMA, ra đời đầu tiên ở Châu Âu và hiện được triển khai rộng khắp thế giới. Sự thành công của mạng2G là do dịch vụ và tiện ích mà nó mạng lại cho người dùng, tiêu biểu là chất lượng thoại và khả năng di động. Hình 1: Sơ đồ tóm lược quá trình phát triển của mạng thông tin diđộngtếbào Tiếp nối thế hệ thứ 2, mạng thông tin diđộng thế hệ thứ ba 3G đã và đang được triển khai nhiều nơi trên thế giới. Cải tiến nổi bật nhất của mạng3G so với mạng2G là khả năng cung ứng truyền thông gói tốc độ cao nhằm triển khai các dịch vụ truyền thông đa phương tiện. Mạng3Gbao gồm mạng UMTS sử dụng kỹ thuật WCDMA, mạng CDMA2000 sử dụng kỹ thuật CDMA và mạng TD-SCDMA được phát triển bởi Trung Quốc. Gần đây công nghệ WiMAX cũng được thu nhận vào họ hàng 3G bên cạnh các công nghệ nói trên. Tuy nhiên, câu chuyện thành công của mạng2G rất khó SVTH : Trần Xô Viết 7 lặp lại với mạng 3G. Một trong những lý do chính là dịch vụ mà 3Gmang lại không có một bước nhảy rõ rệt so với mạng 2G. Mãi gần đây người ta mới quan tâm tới việc tích hợp MBMS (Multimedia broadcast and multicast service) và IMS (IP multimedia subsystem) để cung ứng các dịch vụ đa phương tiện. Khái niệm 4G bắt nguồn từ đâu? Có nhiều định nghĩa khác nhau về 4G, có định nghĩa theo hướng công nghệ, có định nghĩa theo hướng dịch vụ. Đơn giản nhất, 4G là thế hệ tiếp theo của mạng thông tin diđộng không dây. 4G là một giải pháp để vượt lên những giới hạn và những điểm yếu của mạng 3G. Thực tế, vào giữa năm 2002, 4G là một khung nhận thức để thảo luận những yêu cầu của một mạng băng rộng tốc độ siêu cao trong tương lai mà cho phép hội tụ với mạng hữu tuyến cố định. 4G còn là hiện thể của ý tưởng, hy vọng của những nhà nghiên cứu ở các trường đại học, các viện, các công ty như Motorola, Qualcomm, Nokia, Ericsson, Sun, HP, NTT DoCoMo và nhiều công ty viễn thông khác với mong muốn đáp ứng các dịch vụ đa phương tiện mà mạng3G không thể đáp ứng được. Theo dòng phát triển… Ở Nhật, nhà cung cấp mạng NTT DoCoMo định nghĩa 4G bằng khái niệm đa phương tiện diđộng (mobile multimedia) với khả năng kết nối mọi lúc, mọi nơi, khả năng diđộng toàn cầu và dịch vụ đặc thù cho từng khách hàng. NTT DoCoMo xem 4G như là một mở rộng của mạng thông tin diđộngtếbào 3G. Quan điểm này được xem như là một “quan điểm tuyến tính” trong đó mạng4G sẽ có cấu trúc tếbào được cải tiến để cung ứng tốc độ lên trên 100Mb/s. Với cách nhìn nhận này thì 4G sẽ chính là mạng3G LTE , UMB hay WiMAX 802.16m. Nhìn chung đây cũng là khuynh hướng chủ đạo được chấp nhận ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Gần đây trên nhiều blog công nghệ đưa thông tin: “In-Stat nói rằng ITU sẽ công bố trong 2008/2009, 4G chính là LTE, UMB và IEEE 802.16m WiMAX”. Bên cạnh đó, mặc dù 4G là thế hệ tiếp theo của 3G, nhưng tương lai không hẳn chỉ giới hạn như là một mở rộng của mạngtế bào. Ví dụ ở châu Âu, 4G được xem như là khả năng đảm bảo cung cấp dịch vụ liên tục, không bị ngắt khoãng với khả năng kết nối với nhiều loại hình mạng truy nhập vô tuyến khác nhau và khả năng chọn lựa mạng vô tuyến thích hợp nhất để truyền tải dịch vụ đến người dùng một cách tối ưu nhất. Quan điểm này được xem như là “quan điểm liên đới”. Do đó, khái niệm “ABC- SVTH : Trần Xô Viết 8 Always Best Connected” (luôn được kết nối tốt nhất) luôn được xem là một đặc tính hàng đầu của mạng thông tin diđộng 4G. Định nghĩa này được nhiều công ty viễn thông lớn và nhiều nhà nghiên cứu, nhà tư vấn viễn thông chấp nhận nhất hiện nay. Dù theo quan điểm nào, tất cả đều kỳ vọng là mạng thông tin diđộng thế hệ thứ tư 4G sẽ nổi lên vào khoảng 2010-2015 như là một mạng vô tuyến băng rộng tốc độ siêu cao. Thiên về hướng “liên đới” Mạng4G sẽ không phải là một công nghệ tiên tiến vượt bậc, đủ khả năng đáp ứng tất cả các loại hình dịch vụ cho tất cả các đối tượng người dùng. Những công nghệ “đình đám” nổi lên gần đây như WiMAX 802.16m, Wibro, UMB, 3G LTE, DVB-H… mặc dù chúng đáp ứng tốc độ truyền lớn, tuy nhiên chúng chỉ được xem là những công nghệ pre-4G (tiền 4G). Mạng4G sẽ là một sự hội tụ của nhiều công nghệ mạng hiện có và đang phát triển như 2G, 3G, WiMAX, Wi-Fi, IEEE 802.20, IEEE 802.22, pre-4G, RFID, UWB, satellite…để cung cấp một kết nối vô tuyến đúng nghĩa rộng khắp (ubiquitous), mọi lúc, mọi nơi, không kể mạng thuộc nhà cung cấp nào, không kể người dùng đang dùng thiết bị diđộng gì. Người dùng trong tương lai sẽ thực sự sống trong một môi trường “tự do”, có thể kết nối mạng bất cứ nơi đâu với tốc độ cao, giá thành thấp, dịch vụ chất lượng cao và mang tính đặc thù cho từng cá nhân. Hình 2: Mô hình mạng hỗn tạp 4G “Khách hàng là thượng đế” Hiện tại khi chúng ta mua một kết nối di động, kết nối ấy gắn với một hợp đồng, với các ràng buộc của nhà cung cấp mạng. Người dùng hầu như không có bất cứ sự lựa chọn nào khác ngoài dịch vụ mà nhà cung cấp cung ứng. Mỗi người ít nhất cũng có vài SVTH : Trần Xô Viết 9 loại hợp đồng khác nhau để sử dụng các loại hình dịch vụ khác nhau: hợp đồng dùng điện thoại di động, hợp đồng dùng điện thoại cố định, hợp đồng dùng Internet, hợp đồng dùng GPS, hợp đồng dùng dịch vụ TV di động,….Mọi liên lạc, kết nối của người dùng điều chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà cung cấp dịch vụ (nên còn gọi là "network- centric”). Thực tế, người dùng chính là mục đích cuối cùng mà một sản phẩm hay một công nghệ muốn hướng tới. Do vậy, liệu chỉ cần cung cấp tốc độ dữ liệu cao là đủ đề đáp ứng nhu cầu của người dùng chưa hay 4G cần phải đáp ứng các yêu cầu khác nữa? Sau đây chúng ta thử cùng nhau xem xét những gì người dùng cần mà công nghệ mạng hiện tại chưa đáp ứng được. Đấy chính là chìa khóa cho sự thành công của 4G! Tình huống 1: Trước khi bạn đi ra khỏi nhà để đến nơi làm việc, bạn cần biết những thông tin như giờ tàu/buýt, tình trạng kẹt xe trên đường, cũng như dự báo thời gian cần thiết đểđi đến chỗ làm việc. Một khi người dùng chọn một phương tiện đi lại, thì thông tin về thời gian, thời điểm chuyển đổi phương tiện tiếp theo, sẽ được cập nhật liên tục với thời gian thực. Trong lúc ngồi trên phương tiện công cộng, bạn muốn đọc e- mail, nghe rađio, xem TV, kết nối với intranet của công ty đểchuẩn bị tài liệu cho buối họp,…. Tình huống 2: Bạn có thể sẽ rất thích nhận được những thông tin shopping, hàng giảm giá, thông tin vui chơi giải trí hấp dẫn khi bạn ngồi relax ở nhà hay đang trong xe buýt. Tuy nhiên sẽ có nhiều bạn lại rất ghét những thông tin kiểu thế này. Do đó, dịch vụ này phải tùy theo sở thích, thói quen của từng người dùng. Cũng tương tự ví dụ khi bạn đi du lịch sang một thành phố hay nước nào đó, bạn sẽ rất hài lòng khi nhận được những thông tin hướng dẫn như bản đồ, những địa danh cần tham quan, các món ngon nên thưởng thức… Mỗi khi đến trước một địa điểm tham quan bạn sẽ nhận được thông tin cụ thể về lịch sử, đặc điểm nơi bạn đang tham quan. Đặc biệt hơn nữa nếu các thông tin cung cấp đến bạn theo đúng tiếng mẹ đẻ của bạn. Trên đây chỉ là hai tình huống tiêu biểu mà người dùng trong tương lai chờ đợi. Để làm được điều đó, hệ thống mạng4G phải đặt người dùng vào vị trí trung tâm (user- centric), và các dịch vụ trong tương lai sẽ phải tính đến sở thích, yêu cầu, địa điểm, tình huống, thuộc tính của từng người dùng như nghề nghiệp, tuổi tác, quốc tịch…. Tóm lược SVTH : Trần Xô Viết 10