Gópvốnbằng giá trịthươnghiệuThươnghiệu là gì ? Thươnghiệu được tạo ra như thế nào và được xác định giátrị như thế nào ? Chủ sở hữu thươnghiệu có thể sử dụng thươnghiệu để gópvốn trong thành lập DN hoặc liên doanh liên kết hay không ? Đó là những vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của khá nhiều doanh nhân và công dân VN. Thương hiệu, có thể hiểu đơn giản: đó là cái tên thương mại của một DN hoặc sản phẩm. Đó tất nhiên phải là một tên riêng, không thể có sự nhầm lẫn với những tên thương mại khác. Trên thị trường quốc tế, chúng ta đã quen với các tên thương mại như CocaCola, Pepsi, Samsung, Panasonic, LG, Siemeans, Ford, Daiewoo . Ở trong nước, một số thươnghiệu mạnh cũng đã được biết đến như Trung Nguyên, Nhật Linh, Kẹo dừa Bến Tre, Võng xếp Duy Lợi, Kinh Đô, Habeco, Sabeco, Halida . Vô hình mà hữu hình Thươnghiệu không thể hình thành trong "một sớm, một chiều". Bên cạnh các chi phí không ít cần phải có để quảng bá thương hiệu, việc đảm bảo chất lượng của hàng hoá, dịch vụ gắn với thươnghiệu được quảng bá có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều lần. Bởi lẽ, việc quảng bá sẽ trở thành phản tác dụng nếu thươnghiệu không gắn liền với hàng hoá, dịch vụ có chất lượng tốt. Để tạo ra thươnghiệu cần một lượng vốn nhất định. Đó là chi phí đầu tư. Thời gian đầu tư dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ và thị trường tiêu thụ. Vì vậy, thươnghiệu là một tài sản - tài sản vô hình - của DN. Là một tài sản nên thươnghiệu được định giá. Điều quan trọng là, giátrị của thươnghiệu khi được thị trường thừa nhận thường lớn hơn chi phí để tạo ra nó nhiều lần. Tất nhiên, cũng có không ít trường hợp thươnghiệu bị "mất giá" vì nó gắn với một DN kinh doanh kém hiệu quả, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ cung ứng không đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, đầu tư cho thươnghiệu là một dự án đầu tư lớn của DNvà cũng có độ rủi ro khá cao. Giátrịthươnghiệu ở VN Đã qua hơn 20 năm vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, song giátrị của tài sản vô hình nói chung, giátrị của thươnghiệu nói riêng, ở nước ta vấn chưa được đánh giá đúng mức. Các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta chưa tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ cho việc xác định giátrịthươnghiệu và sử dụng nó vào hoạt động kinh doanh. Chuẩn mực kế toán VN số 04 "TS cố định vô hình" ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã không coi thươnghiệu là một tài sản cố định vô hình của DN. Lợi thế thương mại của DN là chỉ tiêu gắn liền với thươnghiệu và Chuẩn mực kế toán VN số 04 quy định: "Lợi thế thương mại được tạo ra từ nội bộ DN không được ghi nhận là tài sản vì nó không phải là nguồn lực có thể xác định, không đánh giá được một cách đáng tin cậy và DN không kiểm soát được". Mặc dù vậy, để xác định giátrị DN khi cổ phần hoá các DN nhà nước, không thể bỏ qua giátrịthương hiệu. Vì vậy, Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành Cty cổ phần quy định: "Giá trị lợi thế kinh doanh của DNcổ phần hoá gồm giátrị lợi thế về vị trí địa lý, giátrịthương hiệu, tiềm năng phát triển". Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 06 /12/2007 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo NĐ109/2007/NĐ-CP" quy định "Lợi thế kinh doanh xác định trên cơ sở lợi thế về vị trí địa lý và giátrịthương hiệu" và "Giá trị lợi thế vị trí địa lý của lô đất được xác định bằng chênh lệch giữa giá đất được xác định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường so với giá do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và công bố vào ngày 01/01 của năm thực hiện xác định giátrị DN". Về giátrịthương hiệu, Thông tư 146 quy định: "Giá trịthươnghiệu (bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại) được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc sáng chế, xây dựng và bảo vệ nhãn mác, tên thương mại của DN trong 10 năm trước thời điểm xác định giátrị DN hoặc kể từ ngày thành lập đối với các DN có thời gian hoạt động của DN ít hơn 10 năm (bao gồm cả chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, Cty; xây dựng trang web .)". Quy định nêu trên của Thông tư 146 là quy định pháp lý duy nhất ở VN liên quan đến việc xác định giátrịthương hiệu. Song, rất đáng tiếc, Nghị định 109/2007/NĐ-CP và Thông tư số 146/2007/TT-BTC chỉ có ý nghĩa đối với việc cổ phần hoá các DN Nhà nước. Do đó, việc xác định giá trị, nhượng quyền sử dụng thương hiệu, gópvốn liên doanh, liên kết . bằnggiátrịthươnghiệu đối với các DN thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta đến nay vẫn còn là . một khoảng trống pháp lý. Việc cần làm ngay Ở các nước phát triển trên thế giới, thươnghiệu đã được coi là một tài sản có giátrị lớn của DN. Việc gópvốn liên doanh, liên kết, chuyển nhượng thươnghiệu . đã được thực hiện một cách phổ biến. Để khuyến khích các DN VN quan tâm tới việc tạo dựng thươnghiệu và hướng tới mục tiêu trong tương lai không xa, VN sẽ có những thươnghiệu mạnh trên thị trường quốc tế, có những việc cần làm ngay sau đây: Thứ nhất, ban hành ngay một văn bản quy phạm pháp luật thừa nhận thươnghiệu là một tài sản vô hình của DN và hướng dẫn cách xác định giátrịthươnghiệu để các DN ghi nhận giá trịthươnghiệu vào Bảng cân đối kế toán của mình. Đó là cơ sở pháp lý để gópvốn liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, nhượng quyền thương mại .bằng giá trịthương hiệu. Đây là vấn đề quan trọng nhất và phức tạp nhất ở nước ta hiện nay. Trong buổi toạ đàm về "quản lý và phát triển tài sản vô hình tại DN" do VCCI tổ chức ngày 31/3/2010, giáo sư Hanado Waseda đến từ Trường Đại học Kinh tế Nhật Bản cho rằng, việc xác định và ghi nhận giá trịthươnghiệu ở VN hiện nay gặp một khó khăn chưa thể giải quyết được. Nguyên nhân cơ bản là, các chuẩn mực kế toán VN hiện nay được thiết kế theo nguyên tắc ghi nhận giátrịtài sản từ chi phí phát sinh tạo ra nó. Trong khi đó, việc ghi nhận giá trịthươnghiệu chỉ có thể thực hiện nếu các chuẩn mực kế toán cho phép ghi nhận giátrịtài sản từ lợi ích sẽ thu được của tài sản đó trong tương lai. Thứ hai, cần tạo ra một hành lang pháp lý cho phép các DN được gópvốn đầu tư, liên doanh, liên kết bằnggiátrịthương hiệu. Trong thực tế hiện nay, có khá nhiều trường hợp đã thoả thuận gópvốn thành lập DN, liên doanh, liên kết . bằnggiátrịthương hiệu. Song, do chưa có hành lang pháp lý đầy đủ cho nên những trường hợp gópvốn đó chưa được pháp luật thừa nhận. Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ "hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật DN" đã được soạn thảo. Điều 5 của DT nghị định này quy định: "Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để gópvốn bao gồm đối tượng quyền tác giả, đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả, đối tượng quyền sở hữu công nghiệp và đối tượng quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật SHTT. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Việc định giá trong trường hợp này được thực hiện theo Điều 30 Luật DN". Quy định nêu trên còn chung chung, chưa tạo ra những điều kiện cần và đủ để các DN có thể gópvốnbằng quyền sở hữu trí tuệ. Song, đó cũng là một tín hiệu vui đối với các DN đã và đang tạo dựng được thươnghiệu mạnh. Thứ ba, cần có một Thông tư hướng dẫn về phương pháp xác định giátrịtài sản vô hình nói chung, thươnghiệu nói riêng và áp dụng cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Một thông tư như vậy hoàn toàn có thể ban hành mà không nhất thiết phải sửa lại hệ thống các chuẩn mực kế toán đã ban hành. Hơn nữa, trong trường hợp gópvốn thành lập DN bằnggiátrịthương hiệu, hoàn toàn có thể cho phép việc xác định giátrịthươnghiệu để gópvốn là do các thành viên gópvốn hoặc các cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí. Đó là cơ sở pháp lý đã được quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật DN 2005. Trong nền kinh tế trí thức, tài sản vô hình có vị trí rất quan trọng và do đó, chúng cũng có giátrị lớn. Tháo gỡ những khó khăn hiện nay để các DN quan tâm, phát triển tài sản vô hình - thươnghiệu là cấp thiết. Ông Lý Quý Trung : Phải được chứng minh bằng báo cáo tài chính Các Chuẩn mực kế toán VN hiện hành không hề ngăn cấm việc gópvốnbằng nhãn hiệu (hay "thương hiệu" như các DN thường gọi). Chuẩn mực kế toán cũng không hề bác bỏ sự tồn tại của tài sản cố định vô hình là nhãn hiệu. Trên thực tế đối chiếu với Chuẩn mực kế toán số 04 - TSCĐ vô hình và Chuẩn mực Kế toán số 01 - Chuẩn mực chung thì "nhãn hiệu" hoàn toàn thoả mãn định nghĩa của một tài sản (DN kiểm soát được - nếu đã đăng ký bảo hộ; có khả năng mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai; hình thành từ các giao dịch trong quá khứ). Tuy nhiên, một khoản mục thoả mãn định nghĩa tài sản cố định vô hình không có nghĩa là nó sẽ được ghi nhận trên báo cáo tài chính. Để một khoản mục thoả mãn định nghĩa tài sản được ghi nhận thì còn phải thoả mãn 4 tiêu chuẩn nữa (Đoạn 16 Chuẩn mực Kế toán số 04), trong đó có yêu cầu "Nguyên giátài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy" (vì sao lại có quy định này thì xin được bàn vào một dịp khác). Đây là lý do chính vì sao tài sản cố định vô hình tạo ra từ nội bộ DN không được ghi nhận là tài sản của DN. Giátrịthươnghiệu trong các DN cổ phần hoá này thường được xác định bởi Cty mẹ (là cổ đông chi phối), do đó không phải là giátrị hợp lý để được coi là đáng tin cậy. Như vậy, việc không cho phép ghi nhận giátrị nhãn hiệu là tài sản cố định vô hình trên báo cáo tài chính trong trường hợp này là có căn cứ. Có người cho rằng việc gópvốnbằnggiátrị quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành thông lệ rất phổ biến trên thế giới nên quy định của chuẩn mực kế toán VN không cho phép ghi nhận tài sản vô hình là không phù hợp. Tuy nhiên, những tài sản vô hình đem đi gópvốn đó đã được ghi nhận trên báo cáo tài chính của bên đi gópvốn hay chưa chưa được đề cập rõ. Vấn đề chỉ nảy sinh khi các DN sử dụng những tài sản vô hình chưa được ghi nhận trên báo cáo tài chính của mình để gópvốn (ví dụ: Trên báo cáo tài chính của TCty A không hề có khoản mục tài sản "Thương hiệu A" nhưng khi định giá một DNthành viên để cổ phần hoá thì lại xác định giátrị "Thương hiệu A" là 10 tỷ đồng, tính vào vốngóp của TCty A trong Cty cổ phần mới). Trong trường hợp này giátrị "Thương hiệu A" sẽ không được ghi nhận trên báo cáo tài chính của Cty cổ phần mới thành lập theo chuẩn mực kế toán hiện hành. Cũng xin nói thêm là Chuẩn mực Kế toán quốc tế đều không cho phép ghi nhận tài sản vô hình tạo ra từ nội bộ DN là tài sản. Vì vậy, việc không cho phép ghi nhận tài sản cố định vô hình (thương hiệu) tạo ra từ nội bộ DN như quy định hiện hành của Chuẩn mực kế toán VN là phù hợp với thông lệ quốc tế. . Góp vốn bằng giá trị thương hiệu Thương hiệu là gì ? Thương hiệu được tạo ra như thế nào và được xác định giá trị như thế nào ? Chủ sở hữu thương hiệu. hợp góp vốn thành lập DN bằng giá trị thương hiệu, hoàn toàn có thể cho phép việc xác định giá trị thương hiệu để góp vốn là do các thành viên góp vốn