Tài liệu Càng giàu càng keo kiệt ppt

5 335 0
Tài liệu Càng giàu càng keo kiệt ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Càng giàu càng keo kiệt Không phải người giàu không có khả năng cảm thông, những phải “nhắc nhở” thì họ mới nhớ. Cuộc đời dưới đáy xã hội ngắn ngủi, bạo tàn mà dơ dáy, Vì lẽ đó, có những lời đồn đại bất nhân cho rằng người ở tầng lớp dưới vị kỷ và ít quan tâm đến người khác hơn so với người ở tầng lớp trên. Tuy vậy, một nghiên cứu gần đây thách thức ý niệm đó. Các thực nghiệm do TS.Paul Piff và các cộng sự của ông tại ĐH California, Berkeley tiến hành chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Chính người nghèo chứ không phải người giàu mới hay làm từ thiện. Trong thí nghiệm đầu tiên, TS.Piff chọn lấy 115 người và yêu cầu họ tham gia vào một chuỗi các hành động không có thật để họ không biết mục đích thật sự của cuộc nghiên cứu. Cuối cùng, mỗi người được nói rằng anh ta đã được xếp cặp với một người vô danh đang ngồi trong một phòng khác. Mỗi người tham gia được tặng 10 “tín dụng”, nhiệm vụ của họ là quyết định giữ lại cho mình bao nhiêu “tín dụng” và nhường lại cho bạn chơi của mình bao nhiêu “tín dụng”. Họ cũng được thông báo rằng đến cuối trò chơi, số “tín dụng” họ có sẽ được đổi ra tiền thật và bạn chơi của mình sẽ không thể tác động vào kết quả cuối cùng. Một tuần sau đó nhóm nghiên cứu mới hỏi về chủng tộc, giới tính, tuổi, số lần đi lễ nhà thờ và địa vị xã hội của người chơi. Đến lúc này người chơi được giới thiệu một cái thang có mười bậc. Mỗi bậc đại diện cho những người thuộc các mức độ khác nhau về giáo dục, thu nhập và địa vị nghề nghiệp. Họ được yêu cầu đánh dấu “X” vào bậc họ cho rằng phù hợp với địa vị của mình trong cộng đồng. Trung bình mỗi người cho đi 4,1 “tín dụng”. Tuy vậy, phân tích kết quả cho thấy sự hào phóng tăng khi đánh giá của chính người chơi về địa vị xã hội của chính họ giảm. Những ai cho rằng mình ở nấc thang xã hội cuối cho đi số “tín dụng” nhiều hơn 44%so với những người cho rằng mình xếp ở nấc trên cùng, kể cả đã tính tới tác động của tuổi tác, giới tính, chủng tộc và tôn giáo. Hoàng tử và kẻ nghèo Trong các thí nghiệm sau đó, các nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia tưởng tượng và viết về một sự tương tác tưởng tượng giữa những người cực giàu và cực nghèo. Kiểu kể chuyện này thường được các nhà tâm lý sử dụng để gây ra một sự thay đổi tạm thời trong quan điểm của ai đó. Trong trường hợp này, mục đích của các nhà nghiên cứu là khiến người tham gia nghĩ mình thuộc vào tầng lớp cao hơn hoặc thấp hơn so với suy nghĩ bình thường của họ. Các nhà nghiên cứu yêu cầu người tham gia nói nên chi bao nhiêu % thu nhập vào hoạt động từ thiện. Họ thấy rằng cả những người thực sự thuộc tầng lớp dưới và những người tạm thời bị thuyết phục rằng mình thuộc tầng lớp dưới nghĩ mình nên dành phần lương lớn hơn để làm từ thiện. Những người tham gia thuộc tầng lớp trên nói nên làm từ thiện 2,1% thu nhập. Các cá nhân thuộc lớp dưới cho rằng 5,6% là mức hợp lý. Những người thuộc tầng lớp trên nhưng bị thuyết phục và tin rằng mình thuộc tầng lớp dưới đưa ra con số 3,1%. Các cá nhân thuộc tầng lớp dưới bị thuyết phục và tin rằng mình thuộc tầng lớp trên nghĩ 3,3% là ổn. Mục đích của thí nghiệm cuối cùng là thử xem những người thuộc các tầng lớp khác nhau có sẵn sàng giúp đỡ không khi thực sự gặp người cần mình. Lần này người tham gia được “chuẩn bị” bằng các video clip về các tình huống dễ động lòng. Sau đó các nhà nghiên cứu đo lường phản ứng của họ đối với một người đến muộn và cần trợ giúp về quá trình thực nghiệm (thực ra người đó là một trợ lý nghiên cứu). Trong trường hợp này, việc chuẩn bị không làm thay đổi phản ứng của những người thuộc tầng lớp dưới. Họ luôn thông cảm với người đến muộn. Tuy vậy, những người thuộc tầng lớp trên có thể bị tác động. Những người được xem video về lòng trắc ẩn cư xử cảm thông hơn với những người được xem phim trung lập về cảm xúc. Điều đó cho thấy người giàu có khả năng thông cảm nếu như có ai nhắc nhở họ chứ không phải là điều tự nhiên. Một lời giải thích cho kết quả trên là người keo kiệt dễ giàu hơn. Tuy vậy, một số thực nghiệm do TS.Piff tiến hành phân loại người tham gia theo thu nhập của gia đình mà họ được nuôi lớn. Kết quả cho thấy dù địa vị cao là do thừa kế hay tự làm giàu không có gì khác nhau. Vì thế ý kiến cho rằng ai tự làm giàu thì rất keo kiệt là không hợp lý. Chính TS.Piff cho rằng người nghèo dường như giàu lòng cảm thông hơn nên họ cũng hào phóng và sẵn sàng giúp đỡ mọi người hơn. Lòng cảm thông cũng khiến họ tin tưởng và hợp tác với nhau hơn, và đó là hai điều thiết yếu để sống sót được trong những giai đoạn khó khăn. Theo CafeF . Càng giàu càng keo kiệt Không phải người giàu không có khả năng cảm thông, những phải “nhắc nhở”. làm giàu không có gì khác nhau. Vì thế ý kiến cho rằng ai tự làm giàu thì rất keo kiệt là không hợp lý. Chính TS.Piff cho rằng người nghèo dường như giàu

Ngày đăng: 24/12/2013, 11:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan