CÂU hỏi và đáp án phụ nữ XD nông thôn mới

23 1.4K 1
CÂU hỏi và đáp án phụ nữ XD nông thôn mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

phụ nữ xây dựng nông thôn mới

CÂU HỎI ĐÁP ÁN Hội thi “ Cán bộ nữ công ngành Nông nghiệp & PTNN Thái Nguyên với phong trào xây dựng nông thôn mới” năm 2013 PHẦN I. CẦU HỎI VỀ LAO ĐỘNG Câu 1: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 155 BLLĐ sửa đổi năm 2012. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đi công tác xa trong những trường hợp sau đây: a. Mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. b. Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. c. Mang thai từ tháng thứ 5 trở lên hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Đáp án: a b. Câu 2: Theo quy định tại khoản 2 Điều 155 BLLĐ sửa đổi 2012. Lao động nữ làm việc nặng nhọc khi mang thai được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương trong trường hợp nào sau đây: a. Mang thai từ tháng thứ 5. b. Mang thai từ tháng thứ 6. c. Mang thai từ tháng thứ 7. d. Mang thai thừ tháng thứ 8. Đáp án: c. Câu 3: Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ trong trường hợp nào sau đây? (Trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hợp đồng lao động). a. Lao động nữ kết hôn, mang thai; b. Lao động nữ đang nghỉ thai sản; c. Lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; d. Cả a,b,c đều đúng. Đáp án d. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 155 BLLĐ sửa đổi 2012 Câu 4: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 155 BLLĐ sửa đổi 2012 Lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động trong những trường hợp nào sau đây: a. Trong thời gian mang thai. b. Nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 1 c. Nuôi con dưới 36 tháng tuổi. d.Trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Đáp án: Trưởng hợp a,b,d. Câu 5: Theo quy định tại khoản 5 Điều 155 BLLĐ sửa đổi 2012. Lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc thời gian nghỉ này vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động trong những trường hợp nào sau đây? a. Thời gian nuôi con dưới 36 tháng tuổi. b. Trong thời gian nuôi con dưới 24 tháng tuổi. c. Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Đáp án Trường hợp c. Câu 6: Theo Khoản 1 Điều 157 BLLĐ sửa đổi 2012 Thời gian lao động nữ được nghỉ trước sau khi sinh con là: a. 4 tháng. b. 6 tháng. c. 8 tháng. Đáp án b. Câu 7: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 157 BLLĐ sửa đổi 2012. Thời gian lao động nữ sinh đôi trở lên thi từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm là: a. 01 tháng b. 01 tháng c. 03 tháng. Đáp án b. Câu 8: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 157 BLLĐ sửa đổi 2012 Thời gian lao động nữ được nghỉ trước khi sinh tối đa không quá a. 01 tháng b. 02 tháng c. 03 tháng. Đáp án b Câu 9: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 157 BLLĐ sửa đổi 2012 Trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 157 BLLĐ sửa đổi 2012, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ quan khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao 2 động được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất thời gian là bao nhiêu? a. 02 tháng. b. 03 tháng. c. 04 tháng. Đáp án c (04 tháng). Câu 10: Đồng chí cho biết Bộ luật lao động sửa đổi năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào? Được quy định trong Điều Khoản nào của Bộ luật này? Đáp án: Bộ luật lao động được sửa đổi năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2013, được quy định tại Khoản 1 Điều 240 Bộ luật này. Câu 11: Lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày Bộ luật Lao động sửa đổi 2012 có hiệu lực, mà đến ngày 01 tháng 5 năm 2013 vẫn trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH 11 thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi 2012. Hỏi: Nội dung trên được quy định tại điều khoản nào trong BLLĐ sửa đổi 2012? Đáp án: Quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 240 BLLĐ sửa đổi 2012. Cấu 12: Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động. Đồng chí hãy cho biết nội dung trên được quy định tại điều khoản nào của BLLĐ sủa đổi 2012? Đáp án: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 155 BLLĐ sửa đổi 2012. Câu 13: Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Đồng chí hãy cho biết nội dung trên được quy định tại điều khoản nào của BLLĐ sủa đổi 2012? Đáp án: Theo quy định tại Khoản 5 Điều 155 BLLĐ sửa đổi 2012. Câu 14: Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ quan khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng 3 lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tùy thuộc vào thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định. Đồng chí hãy cho biết nội dung trên được quy định tại điều khoản nào của BLLĐ sủa đổi 2012? Đáp án: Theo quy định tại Điều 156 BLLĐ sửa đổi 2012. Câu 15 - Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương các chế độ khác. - Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vẫn đề liên quan đến quyền lợi lợi ích của phụ nữ. Đồng chí hãy cho biết nội dung trên được quy định tại điều khoản nào của BLLĐ sủa đổi 2012? Đáp án: Theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 154 BLLĐ sửa đổi 2012. Câu 16: - Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ. - Khuyến khích người sử sụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà. Đồng chí hãy cho biết nội dung trên được quy định tại điều khoản nào của BLLĐ sủa đổi 2012? Đáp án: Theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 153 BLLĐ sửa đổi 2012 Câu 17: Nhà nước có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động cuộc sống gia đình. Đồng chí hãy cho biết nội dung trên được quy định tại điều khoản nào của BLLĐ sủa đổi 2012? Đáp án: Theo quy định tại khoản 3 Điều 153 BLLĐ sửa đổi 2012. Câu 18: Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo đúng quy định được hưởng tiền lương, tiền công của những ngày làm việc đó như thế nào? a. Chỉ hưởng lương thai sản do BHXH chi trả. 4 b, Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng chế độ thai sản theo đúng quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội. c, Chỉ được hưởng tiền lương của những ngày làm việc. Đáp án b. Tại khoản 4 Điều 157 BLLĐ sửa đổi 2012. PHẦN II. CÂU HỎI VỀ BHXH Câu 20: Căn cứ Khoản 1 Điều 24 Luật BHXH 2006, thời gian nghỉ khi con ốm đâu trong 01 năm (là số ngày chăm con) tối đa được tính theo phương án nào?. a, 20 ngày làm nếu con dưới 5 tháng tuổi; 15 ngày nếu con đủ 3 tháng tuổi đến dưới 7 tháng tuổi. b, 20 ngày làm nếu con dưới 3 tháng tuổi; 15 ngày nếu con đủ 3 tháng tuổi dưới 7 tháng tuổi. c, 20 ngày làm nếu con dưới 3 tháng tuổi; 15 ngày nếu con từ đủ 3 tháng tuổi đến dưới 6 tháng tuổi. Đáp án: phương án b Câu 21: Trương hợp cả cha mẹ cùng tham gia BHXH, nếu 1 người đã hết thời gian hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo khoản 1 Điều 24 Luật BHXH 2006 Đồng chí hãy cho biết nội dung trên được quy định tại điều khoản nào của BLLĐ sủa đổi 2012? Đáp án: khoản 2 Điều 24 Luật BHXH 2006. Câu 22: Điều 29 Luật BHXH quy định thời gian hưởng chế độ khi khám thai: Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai định kỳ bao nhiêu lần? Mỗi lần bao nhiêu ngày? a, 05 lần, mỗi lần 01 ngày b, 05 lần, mỗi lần 02 ngày c, 06 lần, mỗi lần 01 ngày d, 6 lần, mỗi lần 02 ngày Đáp án a (Thời gian nghỉ việc hưởng lương chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần). Câu 23: Theo Điều 34 Luật BHXH quy đinh Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần bằng mấy tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con? 5 a, Trợ cấp một lần bằng 01 tháng lương tối thiểu chung; b, Trợ cấp một lần bằng 02 tháng lương tối thiểu chung; c, Trợ cấp một lần bằng 03 tháng lương tối thiểu chung; d, Không có trợ cấp Đáp án b. Câu 24: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, người lao động người sử dụng lao động có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Căn cứ Khoản 2, Điều 35 Luật BHXH, đồng chí hãy lựa chọn đáp án đúng trong những trường hợp sau: a, Lao động nữ vẫn phải tham gia đóng BHXH trong thời gian nghỉ việc hưởng lương chế độ thai sản b, Thời gian nghỉ việc hưởng lương chế độ thai sản vẫn được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian này người lao động người sử dụng lao động không phải đóng BHXH; c, Người sử dụng lao động vẫn phải tham gia BHXH trong thời gian Lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản Đáp án b. PHẦN III. CÂU HỎI VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Câu 25: 1.Vợ, chồng bình đẳng giới với nhau trong quan hệ dân sự các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân gia đình. 2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng quyết định các nguồn lực trong gia đình. 3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. Đồng chí cho biết nội dung trên được quy định tại Điều, Khoản nào trong Luật Bình Đẳng giới 2006? Đáp án: Khoản 1,2,3 Điều 18 Luật Bình Đẳng giới 2006 “Bình đẳng giới trong gia đình”. Câu 26: 4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục tạo điều kiện cùng nhau để cùng học tập, lao động, vui chơi, giải trí phát triển. 6 5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình. Đồng chí cho biết nội dung trên được quy định tại Điều, Khoản nào trong Luật Bình Đẳng giới 2006? Đáp án: Khoản 4,5 Điều 18 Luật Bình Đẳng giới 2006 “Bình đẳng giới trong gia đình” Câu 27: 1.Tạo điều kiện cho các điều kiện cho gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết tham gia các hoạt động về bình đẳng giới. 2. Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ phân công hợp lý công việc của gia đình cho các thành viên. 3. Chăm sóc sức khỏe sinh sản tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn. 4. Đối sử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động tham gia các hoạt động khác. Đồng chí cho biết nội dung trên được quy định tại Điều nào trong Luật Bình Đẳng giới 2006? Đáp án: Điều 33 Luật Bình Đẳng giới 2006. “Trách nhiệm của gia đình” Câu 28: - Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động các điều kiện làm việc khác. - Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được để bat, bổ nhiễm giữ chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh. Đồng chí cho biết nội dung trên được quy định tại Điều nào trong Luật Bình Đẳng giới 2006? Đáp án: Khoản 1, 2 Điều 13 “về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động”, Luật bình đẳng giới 2006. Câu 29: Công dân nam, nữ có trách nhiệm sau đây: 1. Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới bình đẳng giới; 2.Thực hiện hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới; 3. Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử giới; 7 4. Giám sát việc thực hiện bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của các cơ quan. Tổ chức công dân. Đồng chí cho biết nội dung trên được quy định tại Điều nào trong Luật Bình Đẳng giới 2006? Đáp án: Điều 34 “Trách nhiệm công dân”, Luật bình đẳng giới 2006. Câu 30: 1. Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm: a) Ngân sách nhà nước; b) Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; c) Các nguồn thu hợp pháp khác. 2. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới phải đúng mục đích, có hiệu quả theo quy định của pháp luật. Đồng chí cho biết nội dung trên được quy định tại Điều nào trong Luật Bình Đẳng giới 2006? Đáp án: Điều 24 Luật bình đẳng giới 2006 “Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới”. Câu 31: Trong nghị định số 55/2009 NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Chính Phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về Bình Đẳng giới có quy định Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hình phạt sau đây: a) Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam nữ; b) Tổ chức giáo dục hướng nghiệp, biên soạn, phổ biến sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới. Đồng chí cho biết nội dung trên được quy định tại Điều nào trong Luật Bình Đẳng giới 2006? Đáp án: Khoản 3 Điều 9 “Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục đào tạo” PHẦN IV. CÂU HỎI VỀ PHÁP LỆNH DÂN SỐ Câu 32: Quy định tại pháp lệnh Số 08/2008/UBTVQH12 ngày 27 tháng 12 năm 2008 của UBTVQH Sửa đổi điều 10 của pháp lệnh Dân số về Quyền nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản: 1, Quyết định thời gian khoàng cách sinh con; 2, Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định; 8 3, Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản Đồng chí cho biết Quy định trên có hiệu lực từ ngày tháng năm nào? Đáp án: Quy định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2009. Câu 34 Nghị định Số: 20/2010/NĐ-CP ngày Câu 33: Tại Điều 1, Nghị định Số 18/2001/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ “Sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân Số” có quy định: Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con 6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); b) Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có con chung trở lên các con đang còn sống. Đồng chí cho biết Quy định trên có hiệu lực từ ngày tháng năm nào? Đáp án: Quy định trên có hiệu lực từ ngày 12 tháng 05 năm 2011 Câu 34 Nghị định Số: 20/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số” về “ Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con” trong đó quy định: - Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. - Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên cùng một lần sinh Đồng chí cho biết nội dung trên được quy định tại Điều, Khoản nào trong Nghị định? Đáp án: Được quy định tại Khoản 4, 7 Điều 2 của Nghị định. Câu 35 : Nghị định Số: 20/2010/ND-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính Phủ “Quy định chi tiết thi hành pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số”về “ 9 Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con” trong đó quy định: Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. Đồng chí cho biết nội dung trên được quy định tại Điều, Khoản nào trong Nghị định? Đáp án: Được quy định tại Khoản 5 Điều 2 của Nghị định. PHẦN V. LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Câu 36: Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: a, Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe tính mạng; b, Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c, Cô lập, xua đổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; d, Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà cháu; giữa cha, mẹ con; giữa vợ chồng; giữa anh, chị, em với nhau; đ, Cưỡng ép quan hệ tình dục; Đồng chí cho biết những hành vi bạo lực gia đình nêu trên được quy định tại Điều, Khoản nào trong Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007? Đáp án: Điểm a,b,c,d,đ khoản 1, Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007. Câu 37: Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: e, Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; g, Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có các hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng, của các thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; h, Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của các thành viên nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; i, Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. 10

Ngày đăng: 24/12/2013, 10:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan