Bác hồ về thăm thái nguyên
CÂU HỎI VIẾT THU HOẠCH (Gửi kèm theo Hướng dẫn số 238- HD/ĐU, ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên) 1- Đồng chí hãy nêu nội dung lời căn dặn của Bác đối với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên khi Người về thăm Thái Nguyên ngày 01/01/1964 (nội dung được lựa chọn để cán bộ, đảng viên triển khai học tập và làm theo trong quý I/2013)? 2- Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh được thành lập vào thời gian nào, tại đâu? Đội Cứu quốc quân II được ra đời vào ngày tháng năm nào, tại đâu? 3- Đồng chí hãy nêu vắn tắt một số thế mạnh (về khoáng sản, cây chè, hệ thống giáo dục và đào tạo, các điều kiện về cơ sở hạ tầng) để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh? 4- Trong thời kỳ Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến ở và làm việc tại Thái Nguyên vào ngày, tháng, năm nào? Người chia tay đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên để trở về Thủ đô Hà Nội vào ngày, tháng, năm nào? 5- Đồng chí hãy kể tên một số sự kiện quan trọng mà Bác Hồ cùng Trung ương Đảng đã quyết định tại Thái Nguyên trong thời kỳ Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược? 6- Kể từ sau khi chia tay với đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên và đồng bào vùng Việt Bắc để trở về Hà Nội cho đến khi cuối đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có mấy lần trở lại thăm Thái Nguyên? Đó là vào thời gian nào, Người đến thăm những đơn vị nào? 7- Đồng chí hãy nêu kế hoạch của bản thân phải làm gì để góp phần “làm cho Thái Nguyên trở nên một trong những tỉnh giàu có, phồn thịnh nhất ở miền Bắc nước ta” như Bác Hồ từng căn dặn? (Bài viết tay, ngắn gọn không quá 4 trang A4.). 1 Đảng bộ……………………… Chi bộ ………………….………. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013 BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Quý I năm 2013) - Họ và tên: …………………… …….………………………….………………….… - Chức vụ ( Đảng, chính quyền, đoàn thể): ………………………………………. Câu 1:… Câu 2:… Câu 3:… Câu 4:… Câu 5:… Câu 6:… Câu 7:… T/M CẤP UỶ CHI BỘ Người viết thu hoạch 2 ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN Học tập lời căn dặn của Bác Hồ đối với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên khi Người đến thăm Thái Nguyên lần cuối cùng (ngày 01/01/1964) (Kèm theo Hướng dẫn số 15-HD/ĐUKDN,ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên) Nội dung lời căn dặn của Bác được lựa chọn để cán bộ, đảng viên triển khai học tập và làm theo trong quý I/2013: “Tỉnh ta sẵn có truyền thống cách mạng vẻ vang, có tài nguyên phong phú, có nông nghiệp hợp tác hoá, có thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng. Đồng bào các dân tộc sẵn có đức tính cần cù. Nói tóm lại, tỉnh ta có nhiều điều kiện rất thuận lợi, toàn thể đồng bào và cán bộ phải ra sức làm cho Thái Nguyên trở nên một trong những tỉnh giàu có, phồn thịnh nhất ở miền Bắc nước ta”. (Trích: Bài nói với đồng bào tỉnh Thái Nguyên và công nhân Khu gang thép ngày 1-1-1964; Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 11, tr. 193-194) *** I- THÁI NGUYÊN, QUÊ HƯƠNG CÁCH MẠNG GIÀU ĐẸP Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tỉnh Thái Nguyên nằm ở phía Bắc tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, phía Tây tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang. Tỉnh có diện tích tự nhiên 3.541 km2, dân số hơn 1,2 triệu người, với 8 dân tộc anh em cùng chung sống đó là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá, 3 Phú Lương). Đảng bộ tỉnh hiện có 18 đảng bộ trực thuộc với trên 7 vạn đảng viên, sinh hoạt tại 775 tổ chức cơ sở đảng. Nhân dân các dân tộc Thái Nguyên có truyền thống yêu nước và cách mạng từ lâu đời. Trong lịch sử của dân tộc, Thái Nguyên được coi là phên dậu phía bắc của kinh thành Thăng Long; là địa đầu của phòng tuyến sông Cầu, nơi diễn ra các trận đánh ác liệt giữa quân và dân Đại Việt do Lý Thường Kiệt chỉ huy với quân xâm lược nhà Tống; là quê hương của các danh nhân lịch sử: Dương Tự Minh, Lưu Nhân Chú - những người có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, chống quân xâm lược phương Bắc; là địa danh gắn liền với tên tuổi và chiến công của nhiều nhà yêu nước, nhà cách mạng như Trịnh Văn Cấn; Lương Ngọc Quyến và Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 . Tỉnh Thái Nguyên là nơi sớm có tổ chức của Đảng. Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh được thành lập vào mùa thu năm 1936 tại xã La Bằng, huyện Đại Từ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã cùng với nhân dân cả nước đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, xây dựng Căn cứ địa và lực lượng vũ trang cách mạng, bảo vệ cơ quan Trung ương Đảng, chuẩn bị lực lượng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 15/9/1941, Đội Cứu quốc quân II - một trong những tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời tại rừng Khuôn Mánh, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai. Ngày 15/5/1945, tại xã Định Biên (huyện Định Hoá), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Đội Cứu quốc quân, đại diện cho các lực lượng vũ trang cả nước được hợp nhất thành Việt Nam Giải phóng quân. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dâp Pháp xâm lược (1946 - 1954), Thái Nguyên được Trung ương Đảng, Bác Hồ chọn làm căn cứ địa kháng chiến, xây dựng An toàn khu. Tại ATK Định Hoá, Bác Hồ và Bộ Chính trị đã quyết định mở Chiến dịch Biên giới năm 1950, bàn kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954 và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Nhiều quyết định của Trung ương liên quan đến các vấn đề quốc kế dân sinh trong 4 thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cũng được quyết định tại ATK Định Hoá, Thái Nguyên. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã động viên trên 48.000 người con của quê hương gia nhập các lực lượng vũ trang nhân dân, trong số đó có gần 7.800 người đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, quân và dân Thái Nguyên đã chiến đấu hơn 400 trận, bắn rơi 61 máy bay các loại, trong đó có 2 chiếc B52. Và tự hào hơn nữa, quân và dân Thái Nguyên đã bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 1.000 trên bầu trời miền Bắc… Thái Nguyên là vùng đất có nguồn tài nguyên khoáng sản với trữ lượng lớn và phong phú về chủng loại như: Than, sắt, titan, thiếc, chì, kẽm, vàng, đá vôi,… Riêng nguồn than ở Thái Nguyên được đánh giá có trữ lượng lớn thứ 2 cả nước sau Quảng Ninh. Than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn và than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; titan có trữ lượng thăm dò khoảng 18 triệu tấn. Đặc biệt là mỏ Vonfram tại huyện Đại Từ qua khảo sát thăm dò, đã được đánh giá là mỏ có trữ lượng lớn tầm cỡ thế giới. Hiện nay Chính phủ đã cấp phép để các công ty có đủ năng lực vào khai thác và chế biến nguồn khoáng sản quý hiếm này. Thái Nguyên cũng có nguồn khoáng sản vật liệu xây dựng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông lâm nghiệp. Hiện nay, tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt 17.500 ha. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương đã từ lâu là sản phẩm nổi tiếng trong nước và thế giới. Sản phẩm chè Thái Nguyên đang được nhiều dự án đầu tư để tạo vùng chè đặc sản năng suất và chất lượng cao. Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sản phẩm chè cao cấp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Đặc biệt, năm 2011 đã diễn ra Liên hoan Trà quốc tế Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ nhất thành công tốt đẹp, góp phần giới thiệu, quảng 5 bá sản phẩm Chè Thái, hình ảnh đất và người Thái Nguyên với cả nước và bạn bè quốc tế. Thái Nguyên có diện tích rừng tự nhiên là 73.383 ha và rừng trồng hơn 40.000 ha. Đây là nguồn nguyên liệu có thể đáp ứng cho sản xuất ván dăm và còn là tiềm năng rất lớn cho việc chế biến lâm sản tạo hàng hoá có giá trị cao. Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sản phẩm từ hoa quả, giải quyết tiêu thụ sản phẩm của các hộ nông dân. Diện tích đất đồi còn rất lớn, đó là tiềm năng để phát triển hàng hoá về cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển đàn gia súc. Thái Nguyên đã có Nhà máy chế biến sữa tại huyện Phổ Yên tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi bò sữa phát triển, nhằm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy. Tỉnh đặc biệt khuyến khích các dự án đầu tư lớn về chăn nuôi bò, lợn hướng nạc, . Là một trong những trung tâm công nghiệp của miền Bắc, Thái Nguyên đã thu hút được lực lượng lao động và dân cư từ nhiều miền đất nước về sinh sống và làm việc. Nguồn lao động của Thái Nguyên có kinh nghiệm, năng lực và trình độ cao. Thái Nguyên là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 trong cả nước với 8 trường Đại học, trên 20 trường Cao đẳng, Trung học và dạy nghề, đã đào tạo được nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề không chỉ riêng cho tỉnh mà còn cung cấp cho cả nước. Thái Nguyên là nơi có di tích lịch sử cách mạng An toàn khu Định Hoá - nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng đã ở và làm việc trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp; có di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai; có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh. Tỉnh Thái Nguyên có nhiều khu thiên nhiên phong cảnh sơn thuỷ hữu tình như khu du lịch Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Thác Mưa Rơi… Khu du lịch Hồ Núi Cốc vừa được Chính phủ quyết định quy hoạch xây dựng thành vùng du lịch trọng điểm Quốc gia. Các cơ sở hạ tầng của tỉnh Thái Nguyên đã được hoàn thiện dần, hệ thống đường giao thông đã được nâng cấp tốt hơn. Hiện nay dự án đường tránh qua thành phố Thái Nguyên đã đi vào sử dụng; cùng với việc cải tạo nâng cấp Quốc 6 lộ 3, dự án đường cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội đang trong quá trình thi công sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội khu vực phía Bắc trong thời gian tới. Thành phố Thái Nguyên đã được Chính phủ quyết định công nhận là thành phố loại I trực thuộc tỉnh theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Hệ thống cấp nước của trung tâm thành phố Thái Nguyên đã được đầu tư hoàn chỉnh. Nhà máy nước đang được nâng cấp tại thị xã Sông Công và các thị trấn, thị tứ. Hệ thống bưu chính viễn thông đã được phủ kín toàn tỉnh. Với những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; với tinh thần năng động, đoàn kết, quyết tâm vượt khó của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nhất định Thái Nguyên sẽ xây dựng tỉnh “trở nên một trong những tỉnh giàu có, phồn thịnh nhất ở miền Bắc nước ta” như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn. II- BÁC HỒ VỚI THÁI NGUYÊN Thái Nguyên là một tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ, sớm được sự quan tâm chú ý của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kỳ và các tỉnh đồng bằng ở Bắc Kỳ, từ tháng 3-1884, chúng bắt đầu cho quân đánh chiếm Thái Nguyên. Đứng đầu bộ máy cai trị nhân dân Thái Nguyên là viên Công sứ Đáclơ (Darles), một tên gian ác nổi tiếng nhất trong bọn thực dân Pháp. Bằng ngòi bút sắc sảo, Nguyễn Ái Quốc tố cáo tội ác của tên Công sứ Đáclơ ở tỉnh Thái Nguyên, vạch trần hành động ngược đãi hết sức vô nhân đạo của Đáclơ đối với những người lính bản xứ và những người yêu nước bị giam giữ tại nhà tù thị xã Thái Nguyên. Sau một thời gian dài hoạt động ở nhiều nước, đầu năm 1940, Nguyễn Ái Quốc đến Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) và đến tháng 8 năm ấy, trở lại Quế Lâm cùng với một số cán bộ, chuẩn bị điều kiện và chờ cơ hội trở về Tổ quốc. Tại đây, với tầm nhìn chiến lược, Người đã nhận định: “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta . Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể 7 tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối được phong trào với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ”. Như vậy, ngay từ khi còn ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã có sự quan tâm đặc biệt đến phong trào cách mạng ở Thái Nguyên, thấy rõ vị trí chiến lược của vùng đất Thái Nguyên. Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Thời kỳ tiền khởi nghĩa khi Bác về Pác Bó đã có ý định phát triển cơ sở xuống Thái Nguyên, vì Thái Nguyên là một địa bàn quan trọng “tiến có thể đánh, lui có thể giữ” và nhân dân ở đây có truyền thống cách mạng .”. Sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã phái hai cán bộ (Nông Văn Quang và Trương Văn Thiết) về Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) tìm bắt liên lạc nhưng vào lúc này, thực dân Pháp đang ráo riết lùng bắt cán bộ nên việc chắp nối liên lạc không thành. Sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, thực hiện sự chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc về việc khai thông liên lạc giữa Cao Bằng với vùng xuôi, các đồng chí Võ Nguyên Giáp và Lê Thiết Hùng phụ trách Ban xung phong Nam tiến có nhiệm vụ mở con đường từ Nguyên Bình qua Ngân Sơn, Chợ Rã để nối liền với Chợ Chu, Đại Từ (Thái Nguyên). Ngược lại, từ Thái Nguyên Cứu quốc quân mở các con đường “Bắc tiến” từ Võ Nhai lên Na Rì, từ Định Hóa Lên Chợ Đồn… Đến tháng 10-1943, hai đội quân “Nam tiến” và “Bắc tiến” đã gặp nhau tại xã Nghĩa Tá - nơi giáp giới ba tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Hai trung tâm căn cứ địa Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai đã được đánh thông với nhau, tạo thành một dải liên hoàn vững chắc. Cách mạng Tháng Tám thành công. Chiều ngày 20-8-1945, tại cuộc mít tinh lớn được tổ chức ở sân vận động thị xã Thái Nguyên, đồng chí Võ Nguyên Giáp thay mặt Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc tuyên bố xóa bỏ chính quyền của Nhật và tay sai, thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Thái Nguyên do đồng chí Lê Trung Đình làm Chủ tịch. 8 Khoảng 21 giờ ngày 22-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào về đến thị xã Thái Nguyên. Dù rất mệt vì mới trải qua trận ốm nặng, lại vượt một quãng đường dài, nhưng ngay tối hôm đó, Người vẫn gặp gỡ các đồng chí cán bộ lãnh đạo tỉnh để nắm tình hình địa phương và căn dặn những việc cần làm đối với một chính quyền cách mạng còn non trẻ. Đúng như Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dự đoán, sau khi ký Hiệp định sơ bộ (6-3) và Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946), thực dân Pháp đã ngang nhiên bội ước, liên tiếp gây ra các hoạt động khiêu khích, xâm lược ngày càng trắng trợn. Trong hoàn cảnh ấy, nhân dân ta phải cầm vũ khí tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ những thành quả của cách mạng. Điều kiện cơ bản để kháng chiến lâu dài là phải bảo tồn và phát triển lực lượng kháng chiến, đồng thời phải xây dựng được những khu căn cứ vững chắc, an toàn, không chỉ có địa hình thuận lợi, mà phải có cơ sở và phong trào quần chúng vững mạnh. Với tầm nhìn xa trông rộng, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân công đồng chí Phạm Văn Đồng cùng một số cán bộ ở lại Việt Bắc một thời gian để củng cố căn cứ địa. Cuối tháng 10-1946, đồng chí Nguyễn Lương Bằng được giao nhiệm vụ trở lại Việt Bắc để chuẩn bị địa điểm xây dựng căn cứ địa kháng chiến. Một số địa điểm thuộc huyện Định Hóa (Thái Nguyên), Nam Chợ Đồn (Bắc Kạn) được chọn làm nơi ở và làm việc của các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ trong trường hợp phải rời khỏi Thủ đô. Sau ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Chính phủ . rời Thủ đô chuyển lên căn cứ địa Việt Bắc. Trên đường di chuyển lên ATK, mờ sáng ngày 4-3-1947, Người rời Sơn Tây, qua bến đò Trung Hà sang đất Phú Thọ. Từ ngày 2-4-1947, Bác Hồ ở tại làng Sảo (xã Bình Phú, còn có tên gọi là xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, tỉnh 9 Tuyên Quang). Khoảng 22 giờ ngày 11-5-1947, Pôn Muýt - đặc phái viên của Cao ủy Bôlae được Hồ Chủ tịch tiếp tại một địa điểm trong thị xã Thái Nguyên. Đây là một cuộc gặp lịch sử, vì thực chất thông điệp mà Cao ủy Bôlae muốn chuyển tới Hồ Chủ tịch là những điều kiện đòi chúng ta phải đầu hàng. Hồ Chủ tịch đã khẳng khái trả lời: Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình, muốn có quan hệ tốt với nhân dân Pháp, nhưng kiên quyết kháng chiến để bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc mình. Ngày 20-5-1947, Người đến ở và làm việc tại đồi Khau Tý, thôn Điềm Mặc (nay là xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá), ghi dấu thời điểm Bác sang Thái Nguyên (thuộc An toàn khu Việt Bắc) để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tại đây, trong muôn vàn gian khó, trong bộn bề công việc, Bác vẫn gửi gắm tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm cách mạng chan chứa trong bài thơ Cảnh khuya nổi tiếng: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà…” Tháng 6-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chọn một ngày trong năm làm Ngày thương binh để nhân dân ta có dịp tỏ lòng biết ơn, yêu mến thương binh. Ngày 17-7-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Ban Thường trực của Ban Tổ chức “Ngày thương binh liệt sĩ”. Thực hiện chỉ thị của Bác, một hội nghị trù bị đã được tổ chức tại xã Phú Minh, huyện Đại Từ. Tại Hội nghị, đại biểu của các cơ quan, các ngành ở Trung ương, khu và tỉnh đã nhất trí lấy ngày 27-7-1947 làm “Ngày toàn dân giúp đỡ thương binh và gia đình liệt sĩ” (gọi tắt là “Ngày thương binh liệt sĩ”) đầu tiên trong cả nước. Ngày 27-7-1947, bên gốc đa cổ thụ xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ đã diễn ra cuộc mít tinh trọng thể gồm khoảng 2.000 người tham dự, Ban Tổ chức đã đọc lá thư 10