YTDHTHAK3Nguyen Hang Hai

7 6 0
YTDHTHAK3Nguyen Hang Hai

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN.. MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1.[r]

(1)TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI    BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT GVHD: Ths.Trần Dương Quốc Hòa SVTH: Nguyễn Hằng Hải Lớp: Đại học Tiểu học A – K3 Năm học: 2015 – 2016 (2) Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC I TRANG TRÍ LỚP HỌC: - Trong một tháng kiến tập ở trường tiểu học Bình Đa thuộc thành phố Biên Hòa, em được phân công thực tập chủ nhiệm lớp 3/4 Em nhận thấy ngoài bảng trang trí lớp thì chúng ta có thể sáng tạo thêm góc học tập dành riêng cho môn Tiếng Việt ở cuối lớp - Với ý tưởng này, góc học tập môn Tiếng Việt với các phân môn sẽ được sắp xếp ở cuối lớp hình:  Bảng phân môn tập đọc và kể chuyện: Trên bảng này có các mục như: nhiệm vụ, tranh ảnh, cảm nghĩ, bảng vàng (3) - Nhiệm vu: Trên phần này, giáo viên sẽ ghi nhiệm vụ và câu hỏi liên quan đến bài học, để học sinh chuẩn bị trước cho bài học tuần Ví du: Bài: Nắng phương Nam + Học thuộc và xem lại bài cũ: Vẽ quê hương + Tìm hiểu nội dung chủ điểm mới Bắc – Trung – Nam? + Tập đọc nhiều lần bài Nắng phương Nam (tìm hiểu phần ngắt giọng, từ khó, …) + Tìm hiểu nội dung bài? + Đọc bài, tìm hiểu bài và dựa vào các câu hỏi gợi ý tập kể lại câu chuyện Bài: Cảnh đẹp non sông + Ôn lại bài Nắng phương Nam + Tập đọc nhiều lần bài Cảnh đẹp non sông (tập ngắt giọng, tìm hiểu từ khó,…) + Tìm hiểu về một số cảnh đẹp của ba miền Bắc – Trung - Nam Chuẩn bi: Các câu hỏi tuần để học sinh có thể chuẩn bị bài tốt trước đến lớp Lưu y: Các câu hỏi sẽ được dán lên bảng vào gần cuối tuần trước đó để học sinh có thời gian chuẩn bị bài (học sinh có thể ghi các nhiệm vụ đó vào vở dặn dò để tránh tình trạng quên) - Tranh ảnh: Giáo viên sẽ sưu tầm một số tranh, ảnh về bài tập đọc và kể chuyện hoặc một số hình ảnh về các hoạt động học của học sinh lớp - Cảm nghi: Học sinh sẽ nêu cảm nhận của mình sau học xong mỗi bài học Các bài cảm nhận hay, đặc sắc, có ý nghĩa sẽ được gắn lên đó Ví du: Bài: Nắng phương Nam + HS1: Em rất xúc động vì tình bạn thân thiết giữa ba bạn nhỏ miền Nam với một bạn nhỏ miền Bắc + HS2: Em cảm thấy rất vui các bạn ở xa vẫn luôn thân thiết, gắn bó, yêu thương nhau, miền Bắc chịu thời tiết giá lạnh thì các bạn lại nghĩ và muốn gửi một chút nắng ở miền Nam … Bài: Cảnh đẹp non sông + HS1: Em đã được biết đến các cảnh đẹp ở nước ta qua bài tập đọc này, nó thật là đẹp Để có được những cảnh đẹp đó ông cha ta đã phải dày công bảo vệ, (4) gìn giữ, tôn tạo cho non sông ta Vì thế, em sẽ cố gắng học thật giỏi, là người có ích để giúp cho đất nước ta ngày càng tươi đẹp + HS2:…  Lưu y: Tất cả học sinh viết cảm nghĩ đều gắn lên bảng Cuối tuần, giáo viên sẽ chọn lọc đọc trước lớp và khen ngợi các em có những cảm nghĩ hay để học sinh học tập theo - Bảng vàng: Nêu tên, tuyên dương các thành viên tuần qua học tốt, có cố gắng với phân môn tập đọc và kể chuyện  Bảng phân môn tập làm văn; luyện từ và câu:  Tập làm văn: - Nhiệm vu: Hàng tuần, giáo viên sẽ ghi những công việc cần làm để học sinh chuẩn bị trước cho phân môn tập làm văn, giúp các em có thời gian tìm tòi để bài văn được hay hơn, hoàn chỉnh Ví du: Nói, viết về cảnh đẹp đất nước + Xem trước một số cảnh đẹp nổi tiếng ở nước ta và tập kể về một cảnh đẹp mà em thích + Sưu tầm một số hình ảnh về cảnh đẹp - Văn hay chữ đẹp: Phần này, mỗi đề bài tập làm văn, giáo viên lựa chọn một số bài văn của các em lớp làm hay nhất, đặc sắc nhất sẽ dán lên bảng nhằm giúp các bạn lớp có thể đọc được và tham khảo - Văn tham khảo: Giáo viên sưu tầm một số dàn ý chi tiết, bài văn mẫu hay dán lên cho học sinh đọc tham khảo  Luyện từ và câu: (5) - Nhiệm vu: Giáo viên sẽ ghi những công việc học sinh cần chuẩn bị trước cho bài học tuần Ví du: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái So sánh + Xem trước các bài tập + Ôn lại về các từ chỉ hoạt động, trạng thái + Tìm hiểu về so sánh (so sánh hoạt động với hoạt động) - Sưu tầm: Giáo viên và học sinh có thể sưu tầm về các câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ, truyện,…để học sinh đọc nhằm mở rộng một số hiểu biết về vốn từ - Bảng vàng: Giáo viên liệt kê tên các thành viên lớp theo tuần học tốt phân môn tập làm văn; luyện từ và câu ghi vào bảng vàng để cuối tháng tuyên dương, khen ngợi các em học sinh  Bảng phân môn chính tả: - Nhiệm vu: Giáo viên sẽ ghi tên tựa bài tuần học và những công việc cần làm để học sinh chuẩn bị trước cho phân môn chính tả, học sinh có thể nhìn vào đó để chuẩn bị bài tốt Ví du: Bài: Chiều trên sông Hương + Đọc trước bài (tìm hiểu nội dung, từ viết hoa, khó viết, có bao nhiêu câu, …) + Xem trước phần bài tập Bài: Cảnh đẹp non sông + Đọc trước bài (tìm hiểu cách trình bày bài, từ viết hoa,…) + Xem trước phần bài tập (6) - Chữ đẹp: Giáo viên sẽ lựa chọn các bài viết chữ đẹp của học sinh để dán lên bảng - Sưu tầm: Sưu tầm các mẫu chữ đẹp, mẫu chữ sáng tạo, bài viết chữ đẹp, mới lạ dán lên bảng - Bảng vàng: Giáo viên ghi tên các em học tốt, chữ đẹp, cố cố gắng theo tuần phân môn chính tả ghi vào bảng vàng để cuối tháng khen ngợi các em học sinh  Bảng hộp thư: Trên bảng này, học sinh sẽ gắn các câu hỏi thắc mắc chưa hiểu hoặc nêu lên một ý kiến nào đó về môn Tiếng Việt Cuối tuần, vào tiết sinh hoạt lớp, giáo viên sẽ thu thập các ý kiến và câu hỏi để giải đáp mọi thắc mắc cho học sinh, để tránh một số tình trạng học sinh chưa hiểu bài mà không dám hỏi trực tiếp giáo viên  Ngoài ra, Trên góc Tiếng Việt, có các bảng vàng của từng phân môn Mỗi tuần sẽ ghi tên các thành viên lớp học tốt, đáng khen ngợi Mỗi tháng, giáo viên sẽ tổng kết lại qua tuần qua những bạn nào học tốt, đều ở các tuần Giáo viên sẽ lựa chọn và tuyên dương, khen ngợi, khích lệ các em đó Áp dụng điều lệ trường tiểu học, mỗi lớp sẽ có ban học tập Để tạo điều kiện cho các em, mỗi tháng các em được giáo viên tuyên dương có thể chọn các em đó vào ban học tập, mỗi tháng thay đổi một lần Đồng thời, giúp cho các em khác có được hội làm ban học tập, các em nhìn vào đó mà sẽ cố gắng học tập II ĐIỀU CHỈNH SÁCH GIÁO KHOA : Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập Ở tuần 10, bài tập đọc thư gửi bà, cháu có khoe với bà: “Từ đầu năm đến giờ, cháu được tám điểm 10 rồi đấy, bà ạ!” (7) Nhưng theo em, hiện tại áp dụng theo thông tư 30, cô giáo không chấm điểm nữa mà sẽ thay vào đó bằng lời phê Vì vậy, sách giáo khoa cũng nên thay đổi bằng lời phê cho phù hợp với hiện tại bây giờ để tránh các em học sinh bơ ngơ đọc bài Em xin cảm ơn thầy đã đọc ý tưởng của em, ý tưởng của em còn nhiều thiếu sót, mong thầy góp ý, bổ sung để ý tưởng của em được hoàn thiện Em cảm ơn thầy!!! (8)

Ngày đăng: 19/09/2021, 03:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan