TrămthứgiunGiun đũa chó có tên khoa học là Toxocara canis, đó là một loại ký sinh trùng hình ống dài giống như giun đũa ở người. Giun đũa chó sống ký sinh và phát triển trong ruột chó, trứng theo phân chó ra ngoài, người ta nuốt phải trứng giun đũa chó do chó được nuôi trong nhà phóng uế bừa bãi làm phát tán trứng giun trong môi trường. Trong cơ thể người, trứng giun đũa chó nở thành ấu trùng nhưng không phát triển được thành giun trưởng thành do con người không phải là ký chủ của nó. Ấu trùng có thể chu du khắp nơi trong cơ thể và có thể đến các cơ quan như não, mắt, gan, phổi . và gây ra các triệu chứng bệnh ở các cơ quan này. Người bị nhiễm giun đũa chó phần lớn không có triệu chứng gì. Một số có thể có triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, ăn không ngon, đau bụng ngầm, sốt nhẹ, mẩn ngứa ngoài da, sụt cân. Nếu bị nhiễm giun ở mắt có thể gây giảm thị lực, mù. Nhiễm giun ở phổi gây viêm phổi chữa bằng kháng sinh hoài nhưng không hết. Nhiễm giun ở não gây viêm não, nhức đầu, co giật. Chẩn đoán nhiễm giun đũa chó chủ yếu bằng thử máu dùng xét nghiệm gọi là test Elisa để tìm kháng thể chống lại kháng nguyên của giun đũa chó. Test Elisa có thể (+) hằng năm sau khi điều trị do kháng thể kháng ký sinh trùng giun đũa có thể tồn tại trong máu hằng năm sau đó. Để điều trị nhiễm giun đũa chó, người ta dùng Albendazole 400mg chia hai lần trong ngày và uống trong 2-3 tuần. Giun lươn (tên khoa học là STRONGYLOIDES STERCORALIS). Có khoảng 140 loài giun lươn, trong đó có 52 loài thường gặp, hầu hết các loại này đều có thể gây bệnh cho người. Nơi nào có giun móc là nơi đó có giun lươn. - Giun lươn có ở nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu là những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm. Ngoài ra giun lươn còn xuất hiện ở những cộng đồng di dân và các cựu chiến binh từ các nước có bệnh lưu hành. Tại châu Á giun lươn có mặt ở hầu hết các quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Malaysia… Ở Việt Nam tỉ lệ nhiễm giun lươn khoảng 1-2%, được xếp vào vùng nội dịch của giun lươn, tập trung nhiều ở: Củ Chi, Thủ Đức, Hóc Môn, Long An, Bình Dương, Sông Bé. Giun lươn tồn tại trong cơ thể người hoặc ngoài môi trường tự do với ba dạng: giun trưởng thành, trứng và ấu trùng, giun sinh sản, phát triển và lây nhiễm theo các chu trình sau: Giun lươn lây nhiễm cho người là do: Tiếp xúc với đất có ấu trùng giun lươn, ấu trùng này đi xuyên qua da gây bệnh, vì vậy giun lươn hay gặp ở những người thường hay tiếp xúc với đất: làm rẫy, làm vườn, trồng cây kiểng, có thói quen hay đi chân đất… Nguy hiểm hơn là hiện tượng tự nhiễm giun lươn làm cơ thể nhiễm lúc nào cũng có giun lươn mặc dù họ đã nhiễm từ rất lâu, đôi khi từ mấy chục năm về trước, nhưng không hề bị tái nhiễm từ bên ngoài. Người nhiễm giun lươn có thể chia thành ba nhóm: + Nhóm mang mầm bệnh nhưng không có biểu hiện lâm sàng: nhóm này thường chiếm đa số, bệnh nhân bị nhiễm giun lươn không có một biểu hiện nào cả, tuy nhiên đây là một trong những nguồn lây nhiễm lớn trong cộng đồng. Bạn cũng cần lưu ý rằng khi những người mang mầm bệnh này bị một bệnh lý nào đó làm miễn dịch cơ thể họ suy yếu thì giun lươn sẽ bùng lên với nhiều triệu chứng nặng nề thậm chí có thể đe dọa tính mạng. + Nhóm có biểu hiện tổn thương ở đường tiêu hóa và da: Các biểu hiện ở đường tiêu hóa thường gặp là: - Đau bụng: có thể đau ở bất cứ vị trí nào của bụng nhưng thường hay đau ở vùng trên rốn và vùng bên phải vì vậy dễ bị chẩn đoán nhầm là đau bao tử, đau do bệnh lý của gan mật. - Đầy hơi, trướng bụng - Tiêu chảy, tiêu phân mỡ, phân rất hôi tanh - Ăn không ngon, sụt cân - Ngứa hậu môn Các biểu hiện ở da thường là: - Đường ngoằn ngoèo ở da, thường ngang thắt lưng và quanh hậu môn - Mề đay dị ứng kéo dài Tam chứng nhiễm giun lươn là tiêu chảy, đau bụng và nổi mề đay + Nhóm nhiễm đa cơ quan: thường hay gặp ở những người có tình trạng miễn dịch cơ thể suy yếu như: tiểu đường, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, thuốc điều trị ung thư, bệnh nhân bị ung thư, nhiễm HIV, suy gan, suy thận… Ở nhóm này tình trạng nhiễm giun diễn tiến nặng, gây bệnh cảnh phức tạp, nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Các triệu chứng nhiễm giun lươn nặng bao gồm: - Tiêu hóa: gây viêm ruột, liệt ruột, tắc ruột, xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột. - Hô hấp: gây viêm phổi, xuất huyết phổi, suy hô hấp. - Thần kinh: đây là một trong những tổn thương nặng nề, nguy hiểm nhất và gây tử vong nhiều nhất của bệnh nhiễm giun lươn. Các bệnh cảnh có thể gặp là viêm màng não, viêm não, abces não, động kinh, rối loạn tri giác… - Da: gây hội chứng ấu trùng di chuyển ngoài da tạo ra những đường đỏ, chạy ngoằn ngoèo dưới da, ban xuất huyết, chấm xuất huyết dưới da. - Cơ quan khác: phì đại hạch, viêm nội tim mạc, viêm tụy, suy gan, suy thận, đau khớp, viêm khớp, đau cơ, phù toàn thân. Giun không chỉ xuất hiện trong dịch não tủy mà có thể có ở trong tiền phòng hay thủy tinh thể của mắt và có thể ở trong động mạch phổi. Đặc biệt, bạch cầu ái toan tăng cao trong máu ngoại vi và trong dịch não tủy. Để chẩn đoán nhiễm giun lươn hiện nay có nhiều phương pháp như tìm giun lươn trong phân và dịch cơ thể, test trong da, xét nghiệm máu, đặc biệt là phương pháp huyết thanh miễn dịch men được ứng dụng rộng rãi hiện nay và dễ thực hiện, và độ chính xác rất cao. Điều trị giun lươn giống như điều trị giun đũa chó. Giun đầu gai:tên khoa học là Gnathostomiasis. Có thể ký sinh cả ở động vật trên cạn lẫn động vật dưới nước. Giun Gnathostoma ký sinh chủ yếu ở chó, mèo, lợn, chồn, rái cá, vật chủ trung gian thứ hai là các loài cá, lưỡng cư, bò sát. Người nhiễm giun đầu gai do ăn các động vật mang ấu trùng như cá, tôm, ếch, lươn, rắn… mà không được nấu chín, khi vào trong dạ dày con người ấu trùng giun đầu gai sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp nơi trong cơ thể. - Ấu trùng di chuyển, đi đến đâu sẽ tiết dịch gây viêm, hoại tử vùng đó, bệnh nhân sẽ có những cơn đau nhói, đau như xé thịt ở các cơ quan tương ứng. - Ấu trùng di chuyển đến da tạo thành những cục u sờ thấy nhúc nhích dưới da, thay đổi vị trí nhanh chóng, biến mất nhanh, đôi khi sưng phù và đỏ ngứa ở nhiều vùng dễ bị chẩn đoán nhầm là dị ứng da. - Nó có thể chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng… gây sưng mắt, đỏ mắt, xuất huyết trong mắt, mù mắt, đau vùng gan, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, viêm tụy cấp… - Nguy hiểm hơn giun đầu gai có thể chui vào tủy sống, não, gây ói mửa, nhức đầu, rối loạn tâm thần, co giật, động kinh, liệt tứ chi và hơn nữa có thể dẫn đến tử vong. Bạn có tới ba loại giun tốt nhất nên tuân thủ cách điều trị. Muốn tránh tái phát cần thực hiện ăn chín, rửa sạch tay trước khi ăn. . Trăm thứ giun Giun đũa chó có tên khoa học là Toxocara canis, đó là một loại ký sinh trùng hình ống dài giống như giun đũa ở người. Giun đũa chó. Nơi nào có giun móc là nơi đó có giun lươn. - Giun lươn có ở nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu là những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm. Ngoài ra giun lươn